Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Luận văn tốt nghiệp-khả năng cạnh tranh của công ty dệt may hà nội part7 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.24 KB, 10 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A

61
Ngoài ra hàng dệt may của Việt Nam còn chưa cạnh tranh được với hàng
dệt may của Trung Quốc, Hàn Quốc Hông Kông, Thái Lan còn do hoạt động
Marketing của ta còn chưa hiệu quả, chẳng hạn như ở Trung Quốc do truyền
thống của một dân tộc giỏi buôn bán nên đã đưa hàng dệt may của Trung Quốc
đi khắp thế giới. Ta còn chưa hình thành được các trung tâm thiết và sản xuất
hàng thời trang nổi tiếng, trong khi đó Trung Quốc có rất nhi
ều trung tâm nổi
tiếng (Quảng Châu, Thượng Hải, Hàng Châu, ) có sức thu hút khách hanngf
trên toàn thế giới.
Bên cạnh những khó khăn còn có những thuận lợi nhất định trên thị trường
thế giới :
- Là một công ty xuất khẩu hàng dệt may có uy tín với thời gian tham gia vào
xuất khẩu 20 năm nay .
- Công ty đã được nhận chứng chỉ ISO 9002. Đây là một bước tiến của công
ty, nó nâng cao uy tín, khả năng xuất khẩu củ
a công ty trên thị trường quốc tế.
- Thuế nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam là 50% nên khi giảm thuế
nhập khẩu thì áp lực cạnh tranh tuy tăng song có thể nâng cao khả năng cạnh
tranh của công ty.
Trên phương diện xem xét về cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may trong
thương mại quốc tế, thì ATC (Hiệp định về hàng dệt may) cũng đang bộc lộ
những ảnh hưởng của nó đến c
ục diện cạnh tranh giữa các nước và các khối
nước. Trong đó lợi thế cạnh tranh thương mại hàng dệt may thế giới không hoàn
toàn thuộc về một nước hay nhóm nước nào.
Cơ hội xuất khẩu sẽ gia tăng cho tất cả các nước. Trong khi Bắc Mỹ và


EU vẫn là thị trường nhập khẩu lớn của thế giới thì chính các nước xuất khẩu
khác cũng sẽ là một thị nh
ập khẩu rộng lớn. Đồng nghĩa với điều đó cạnh tranh
xuất khẩu giữa các nước ngày càng mở rộng, quyết liệt hơn và sẽ đi đến khai
thác triệt để hơn các lợi thế tạo thành sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.
Nói cách khác, sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu sẽ có xu hướng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A

62
trở lại gần hơn với sức cạnh tranh thực của nó.
Các nước phát triển sẽ bị giảm sức cạnh tranh đối với các sản phẩm sử
dụng nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp do giá lao động trong nước ngày càng
tăng. Tuy nhiên các nước này sẽ khai thác khả năng cạnh tranh dựa trên cơ sở
tăng năng suất lao động tạo ra sản phẩm chất lượng cao nhờ l
ợi thế phát triển đi
trước của công nghệ sản xuất, trình độ am hiểu, khám phá thị trường và thiết kế
mẫu.
Các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước xuất khẩu mới (ở Nam Á,
ASEAN và Trung Quốc) sẽ tiếp tục khai thác khả năng cạnh tranh dựa trên lợi
thế về nguồn nhân công rẻ, dồi dào. Các sản phẩm dệt may xuất khẩu có sức
cạnh tranh cao củ
a các nước này là: sản phẩm dệt chất lượng thấp và trung bình,
sợi tự nhiên đặc biệt là sợi bông; trang phục thông thường, đặc biệt là bảo hộ lao
động; các sản phẩm sử dụng chất liệu tự nhiên
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển để có thể cạnh tranh được
với các nước đang phát triển thì bên cạnh lợi thế về nguồn nhân công rẻ dồi dào
các công ty dệt may Vi
ệt Nam nói chung và công ty dệt may Hà Nội nói riêng

cần áp dụng những công nghệ tiên tiến trong sản xuất học hỏi kinh nghiệm các
doanh nghiệp thành công trên thế giới , nâng cao công tác tiếp thị nhằm tạo ra
các sản phẩm chất lượng cao và đưa chúng thâm nhập vào thị trường các nước
phát triển. Như vậy cục diện cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may trong xu thế
tự do hoá thương mại phát triển theo cả chiều rộng (cạnh tranh giữa các qu
ốc
gia) và theo chiều sâu (cạnh tranh theo mặt hàng, nhóm hàng ) . Cạnh tranh
xuất khẩu hàng dệt may không chỉ cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu với nhau
trên thị trường nhập khẩu, mà nước xuất khẩu này phải đối mặt với sự cạnh
tranh của các nước xuất khẩu khác ở ngay chính thị trường nội địa.
3. Sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ở công ty dệt may Hà Nội.
 Chất lượng sản phẩm.
Công ty dệt may Hà Nội xác định: đảm bảo chất lưọng sản phẩm và
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A

63
những điều đã cam kết với khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài cho
công ty. Nhận thức được điều này, công ty dệt may Hà Nội đã thực hiện qua hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 mà công ty đã được cấp
chứng chỉ vào năm 2000. Việc được cấp chứng chỉ ISO 9002 và cố gắng phấn
đấu để có thể đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩ
n kỹ thuật của mỗi thị
truờng nơi doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá vào sẽ là vũ khí cạnh tranh hữu
hiệu của công ty để có thể chiến thắng đối thủ cạnh tranh.
*Những biện pháp thực hiện chính sách chất lượng.
- Đầu tư nguồn lực cần thiết để xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống đảm bảo
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002.
- Khách hàng là nhân tố

quan trọng của công ty. Đáp ứng yêu cầu và những
đòi hỏi của khách hàng là nhiệm vụ của mọi thành viên để đem lại lợi nhuận cho
công ty.
- Thường xuyên nghiên cứu thị trường, thị hiếu thời trang của khách hàng để
đưa ra những sản phẩm độc đáo có chất lượng đáp ứng yêu câù đa dạng phong
phú của thị trường .
- Có kế hoạch đầu tư thi
ết bị, đổi mới công nghệ để đảm bảo yêu cầu chất
lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường
- Công tác đào tạo huấn luyện là công việc thường xuyên lâu dài nhằm duy trì
được đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực và trình độ. Có chính sách đãi
ngộ hợp lý để họ gắn bó lâu dài với công ty
- Từng kỳ đề ra và thực hiện những mục tiêu cụ thể thích hợ
p với chính sách
chất lượng sản phẩm của công ty
- Có kế hoạch đánh giá xem xét nội bộ, kịp thời rút ra những điểm tồn tại trong
hệ thống quản lý chất lượng để có biện pháp khắc phục, phòng ngừa nhằm bảo
đảm công tác quản lý chất lượng luôn được cải tiến và có hiệu quả.
*Đối với sản phẩm sợi:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A

64
Sản phẩm sợi được xem là có chất lượng cao so với toàn ngành với hầu
hết là sản phẩm cấp I tức là sản phẩm đạt loại chất lượng tốt. Chất lượng sản
phẩm sợi thể hiện qua khả năng tiêu thụ mặt hàng này của công ty trong mấy
năm qua. Sản phẩm đã chứng tỏ được thế mạnh bởi sự đa dạng về chủ
ng loại,
phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Sản phẩm loại I chiếm hơn 98% cho thấy việc đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng về mặt hàng sợi để sản xuất hàng dệt kim là hoàn toàn có thể điều đó chứng
tổ công ty luôn giữ mức chất lượng ổn định tạo được niềm tin cho khách hàng.
*Sản phẩm dệt kim.
Hầu hết các sản phẩm dệt kim là xu
ất khẩu theo đơn đặt hàng, do đó chất
lượng vải, mẫu mã, kiểu dáng, mầu sắc đã được ghi rõ trong đơn đặt hàng và
nhiệm vụ của công ty là phải sản xuát theo đúng tiêu chuẩn của đơn đặt hàng.
Tại các nhà máy may, công nhân trực tiếp sản xuất may thêu và kiểm tra chất
lượng sản phẩm để làm lại những sản phẩm không đạt yêu cầu, sau đó những
sản phẩm này lại
được kiểm tra trước khi bao gói theo phương pháp lấy mẫu.
Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty đặc biệt được coi trọng
vì đây là vũ khí cạnh tranh của công ty từ đó tạo được niềm tin đối với khách
hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng.
Nhờ làm tốt các khâu này mà chất lượng sản phẩm dệt may của công ty
ngày càng được nâng cao và được chấp nhận tại các thị trường khó tính như thị
trường EU, thị trường Nhật Bản, thị trường Mỹ.Tuy nhiên công ty mới sản xuất
những chủng loại mặt hàng đơn giản có giá trị thấp mà chưa sản xuất được các
mặt hàng cao cấp nên mặc dù xuất được khối lượng lớn nhưng kim ngạch thu
được không cao
 Giá thành và giá cả.

Do đặc điểm là ở Việt Nam việc sản xuất ra các nguyên phụ liệu cho
ngành dệt may vẫn còn rất hạn chế. Đa số nguyên phụ liệu là do các công ty tiến
hành nhập khẩu từ nước ngoài căn cứ vào hợp đồng mà công ty đã ký với khách
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A


65
hàng. Công ty dệt may Hà Nội cũng làm trong tình trạng này. Trên thực tế công
ty luôn cố gắng tận dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu mà trong nước có thể sản
xuất được với chi phí thấp hơn, kết hợp với các nguyên vật liệu nhập khác mà
trong nước không sản xuất ra được để tiến hành sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu
nhằm giảm tối đa chi phí tăng sức cạnh tranh c
ủa doanh nghiệp.
Bảng 9: Thực trạng cung ứng nguyên liệu
(Đơn vị: %)
STT Nguyên liệu Nhập khẩu Trong nước
1 Xơ 95 5
2 Sợi 95 5
3 Hoá chất, thuốc nhuộm 99 1
4 Vải 95 5
(Nguồn : Báo cáo chuẩn đoán công ty dệt Hà nội)
Các nguyên liệu sản xuất các mặt hàng chính của công ty xơ sản xuất sợi,
sợi cho dệt, vải sản phẩm may chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài chiếm 95%,
mua ở trong nước là không đáng kể chỉ chiếm khoảng 5%. Những con số này
cho thấy công ty dệt may Hà Nội chưa chủ động về mặt nguyên liệu, bị phụ
thuộc vào nướ
c ngoài; cho nên tính chủ động trong sản xuất chưa cao và hiệu
quả sản xuất sẽ bị hạn chế. Đặc biệt sản phẩm sợi hiện vẫn là mặt hàng chủ đạo
của công ty, là nguồn thu nhập chính của công ty thế nhưng nguyên liệu chính
của nó là xơ PE chiếm phần lớn là mua từ thị trường nước ngoài.
Nguyên liệu bông xơ được sử dụng chủ yếu từ các nguồn sau:
 Nguyên vật liệu bông:
- Bông Viêt Nam chiếm 13,5% lượng bông sử dụng.
- Bông Nga chiếm khoảng 69,5%
- Ngoài ra bông còn được nhập từ các nước như : Mỹ, úc, Tây Phi.
Toàn bộ nguyên liệu bông của công ty đều được đặt mua tại tổng công ty dệt

may Việt Nam.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A

66
 Nguyên vật liệu xơ: được nhập khẩu từ Hàn Quốc và Đài loan
Ngoài ra công ty còn nhập nhiều loại hoá chất thuốc nhuộm dùng cho các
công đoạn tẩy nhuộm in làm bóng vải và các nguyên liệu khác phục vụ cho
quá trình sản xuất kinh doanh.
Bảng10: Giá cả sản phẩm xuất khẩu của công ty trên thị trường Nhật Bản.
(Đơn vị: USD/SP)
STT Tên sản phẩm Hanosimex Trung quốc Giá TB ở Nhật
Bản
1 Dệt kim 2,64 2,58 2,67
2 Khăn 0,427 0,402 0,432
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)
Như vậy, giá cả xuất khẩu của công ty ở hai mặt hàng trên là khá cao, khi
so sánh với đối thủ Trung Quốc thì công ty không có khả năng cạnh tranh bằng
giá so với Trung quốc, mặc dù giá sản phẩm của công ty xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản thấp hơn mức giá trung bình của sản phẩm trên thị trường đó
nhưng mức chênh lệch không cao,ở sản phẩ
m dệt kim mức chênh lệch là 0,03
USD/1SP còn ở sản phẩm khăn là 0,005 USD/1SP trong khi đối thủ Trung Quốc
thì mức chênh lệch này lần lượt là 0,09 và 0,03 USD/1SP. Một phần nguyên
nhân ở đây chính là về nguyên liệu. Việc công ty phải nhập phần lớn nguyên
liệu để sản xuất sẽ kéo theo hàng loạt các chi phi về việc nhập khẩu này và là
nguên nhân tăng giá thành sản phẩm. Đây là nguyên nhân làm giảm khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp bởi trong kinh doanh vấn
đề giá cả là một trong

những vấn đề được đám phán chủ yếu và lâu nhất của cuộc đàm phán. Nó liên
quan đến lợi ích kinh tế của các bên.
 Năng lực của công ty được hình thành từ những kỹ năng trong việc khai thác,
phối hợp các nguồn lực và hướng các nguồn lực vào mục tiêu sản xuất. Hay nói
các khác năng lực của công ty phụ thuộc phần lớn vào cách thức hoạt động c
ủa
bộ máy quản lý của công ty.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A

67
Dựa theo thực trạng điều hành công tác quản lý của ban lãnh đạo, có thể
thấy năng lực của công ty thể hiện khá rõ những điểm mạnh. Trước hết, ban lãnh
đạo đã có những cải tiến mang tính hiệu quả trong việc tinh giản bộ máy quản
lý, phối hợp công việc nội bộ, nhất quán, các quyết định đưa ra hợp lý và được
thực hiện dứt khoát, triệt để. Các phòng ban củ
a công ty thực hiện đúng chức
năng, đảm bảo tốt tiến độ công việc cũng nhu nghĩa vụ đối với nhà nước và
quyền lợi cho người lao động. Công tác giao dịch buôn bán, thanh toán với bạn
hàng được thực hiện đầy đủ và hiệu quả, đảm bảo đủ nguyên phụ liệu cho sản
xuất. Các quản đốc phân xưởng luôn thục hiện đầy đủ nhiệm vụ, đảm b
ảo tiến
độ sản xuất và giao hàng.
Tuy nhiên, những mặt hạn chế trong công tác điều hành, quản lý quá trình
sản xuất kinh doanh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tiêu thụ sản phẩm.
Công ty tiến hành kinh doanh quốc tế theo hình thức tiếp cận thụ động, sản xuất
theo đơn đặt hàng, nên những phản ứng với yêu cầu của thị trường không theo
một kế hoạch hệ th
ống và rõ ràng. Chính vì thế hoạt động marketing ít nhiều

mang tính rời rạc. Trong khi đó các công ty dệt may khác đã điều hành linh hoạt
hơn công tác nghiên cứu thị trương và các hoạt động marketing nhằm khuyếch
trương sản phẩm của mình. Như vậy công ty đã mất đi lợi thế cạnh tranh trong
khả năng tìm kiếm và tiếp cận với thị trường cũng nhu bạn hàng mới.
4 Các biện pháp công ty đã áp dụng để nâng cao s
ức cạnh tranh 4.1>
Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty Trong điều kiện môi trường
cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt như hiện nay, làm thế nào để đẩy mạnh
lượng hàng dệt may ra thị trường thế giới đang là vấn đề được ban lãnh đạo
công ty đặc biệt quan tâm. Cụ thể là trong thời gian gần đây công ty thành lập
một tổ chuyên nghiên cứu thị trường. Bên cạnh những khách hàng truyền thống
công ty luôn nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới thông qua các ấn bản, tạ
p chí về
thương mại, giá cả. Công ty tổ chức quảng cáo giới thiệu sản phẩm trên phương
tiện thông tin đại chúng đặc biệt là các Catalo về thương mại. Ngoài ra công ty
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A

68
còn tham gia vào các hội chợ triển lãm, tổ chức các hội nghị bán hàng để giới
thiệu cho các khách hàng biết đến thế mạnh của mình nhằm kí kết hợp đồng.
Trong đợt triển lãm hàng chất lượng cao tại Việt Nam năm 1999, sản phẩm của
công ty được Bộ Công Nghiệp trao bằng khen là 1 trong 10 sản phẩm của ngành
dệt may Việt Nam có chất lượng cao. Và liên tiếp 2 năm liền năm 2000 và năm
2001 sản phẩm củ
a công ty đã nằm trong số những sản phẩm nội địa được ưa
chuộng nhất của năm. Thêm vào đó công ty gửi thư chào tới các khách hàng giới
thiệu về công ty, về năng lực sản xuất và các mẫu mã sản phẩm. Tuy nhiên
công ty mới có quảng cáo trên báo, trên mạng mà chưa biện pháp quảng cáo

mạnh như quảng cáo trên truyền hình, pano, áp phích tại các nơi công cộng.
Tình hình này chắc chắn sẽ thay đổi trong tương lai vì nế
u không thực hiện tốt
công tác tiếp thị thì công ty sẽ khó mở rộng thị trường cuả mình và sản phẩm
của công ty sẽ bị đối thủ cạnh tranh bỏ lại phía sau trong lĩnh vực này . Nhưng
quan trọng vẫn là việc nắm bắt thông tin và nhu cầu từ phía khách
hàng. Nó đòi
hỏi không những phải có thông tin kịp thời, chính xác mà còn cần sự chi tiết và
đầy đủ bởi thông tin là yếu tố mang tính chất quyết định trong hoạt động nghiên
cứu thị trường của bất cứ một công ty nào tham gia vào việc kinh doanh trên thị
trường, nhất là đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế. Hoạt dộng
nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng mới của công ty được thực hiện
thông qua việc thu thập các thông tin sơ cấp và thứ cấp. Các nguồn thông tin sơ
cấp công ty có được chủ yếu qua các bản báo cáo, thông báo của các đối tác phía
nước ngoài. Sau khi đã có được những thông tin tương đối đầy đủ về các khách
hàng sẽ đặt hàng sắp tới và lượng hàng dệt may mà họ có nhu cầu tiêu dùng,
những đối tác này sẽ có những bản báo cáo chi tiết về cho công ty để từ đó công
ty sẽ có những chuyến chào hàng thử nghiệm. Phươ
ng pháp này tuy không tốn
nhiều chi phí song chỉ có thể áp dụng trong trường tìm kiếm thị trường mới.
Các nguồn thông tin thứ cấp được công ty thu thập qua các tạp chí kinh tế và các
tài liệu có liên quan khác. Đặc biệt mạng Internet là một trong những nguồn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A

69
cung cáp thông tin quan trọng nhất Ngoài ra một nguồn cung cấp thông tin khá
phong phú khác là có được từ chính những cuộc tiếp xúc trực tiếp với khách
hàng, đối thủ cạnh tranh và các quan chức nhà nước . Để tăng cường công tác

tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm của mình, công ty đang gấp rút chuẩn bị thành lập
một phòng Marketing với chức năng và nhiệm vụ đúng với tên gọi của nó. Với
chính sách này sẽ giúp công ty xây dựng được chiến lượ
c marketing phù hợp,
giới thiệu hình ảnh của công ty và sản phẩm của công ty sẽ được nhiều khách
hàng ở trong và ngoài nước biết đến , nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của
công ty.
4.2> Hoạt động phân phối

Để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, công ty đã cố gắng phát triển mạng
lưới phân phối hàng hoá. Hiện nay công ty vẫn đang sử dụng cả bốn kênh phân
phối cho qua trình phân phối sản phẩm.
Đối với kênh 1 là kênh phân phối trực tiếp, công ty đưa sản phẩm đến tận tay
người tiêu dùng không thông qua hệ thống trung gian. Những sản phẩm này
thường là những sản phẩm may mặc d
ệt kim nội địa, phế phẩm không đủ tiêu
chuẩn.
Đối với kênh 3 kênh phân phối gián tiếp còn lại, công ty thường bán cho các
doanh nghiệp (các doanh nghiệp thương mại trong nước và nước ngoài) đại lý,
người bán buôn, người bán lẻ. Các sản phẩm phù hợp với kênh phân phối này là
sợi, vải như vải mộc hay vải thành phẩm, khăn và sản phẩm may .
Mục tiêu của công ty đối với thị trường nội địa là mỗi tỉ
nh, thành phố phải
có ít nhất một điểm bán hàng. Công ty thường chọn các công ty thương mại Nhà
Nước đang đứng vững trong cơ chế thị trường làm đối tác của mình điển hình là
trung tâm thương mại Minh Khai ở Hải Phòng Công ty cũng đang có kế hoạch
thêm 1 cửa hàng lớn tại trung tâm Hà Nội để tăng cường việc giới thiệu sản
phẩm tới người tiêu dùng cũng như thu hút sự chú ý củ
a khách hàng. Với chính
sách phân phối này công ty đã tạo ra một mạng lưới phân phối khá rộng khắp và

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A

70
đưa ra một kết quả khả quan đối với công ty. Việc sử dụng kênh phân phối trực
tiếp tại thị trường nội địa sẽ giúp công ty có thể tiếp súc trực tiếp với khách hàng
từ đó có thể tìm hiểu và nắm được những nhu cầu và mong muốn từ phía khách
hàng từ đó có thể đưa ra những cải tiến về mẫu mã sản phẩm. Cùng với kênh
phân phối này công ty công ty có thể sử
dụng nó như một công cụ để xây dựng
hình ảnh của công ty trên thị trường nội địa, việc phát triển trên thị trường nội
địa sẽ giúp công ty giảm thiểu những rủi ro, biến động khách quan từ bên ngoài.
Còn đối với 3 kênh phân phối còn lại sẽ đem lại cho công ty lợi ích nhiều hơn
họ tự làm lấy, khai thác đuợc kinh nghiệm trong việc bảo quản vận chuyển và
cất d
ữ hàng hoá. Đồng thời thông qua các kênh phân phối này sẽ giúp công ty
trong việc tạo dựng và duy trì mối liên hệ với những người mua tiềm năng. Việc
sử dụng cả 4 kênh phân phối sẽ giúp công ty đạt được mức bao phủ thị trường
nhanh chóng. Với sự linh hoạt trong việc sử dụng các kênh phân phối, nắm bắt
và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường là một công cụ cạnh tranh hữu hiệ
u
đối với công ty.

Sơ đồ 4:Quá trình phân phối sản phẩm của công ty(2002)















Đại lý
Đại lý
Người bán lẻ
Người bán buôn
Đại lý
Công ty

Người bán lẻ

Người tiêu dùng

×