Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỌC THÊM: VỊNH KHOA THI HƯƠNG Trần Tế Xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.23 KB, 2 trang )

ĐỌC THÊM: VỊNH KHOA THI HƯƠNG
Trần Tế Xương
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trong SGK.
Câu 1: Hai câu thơ đầu cho thấy kì thì có gì khác thường? (chú ý phân tích kỹ từ “lẫn”).
Trả lời: Hai câu đầu có tính tự sự, kể lại cuộc thi Hương năm Đinh Dậu. Kì thi mở đúng
thông lệ, ba năm mở một khoa. Nhưng đến câu thơ thứ 2 thì bộc lộ rõ sự bất bình thường trong
cách tổ chức: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Từ “lẫn” đã bộc lộ rõ sự ô hợp, nhộn nhạo
trong thi cử.
Câu 2: Anh (chị) có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? (SGK/Tr.34. ).
Trả lời: Hai câu thực đã thể hiện rõ sự ô hợp của kì thi. Tác giả chú ý miêu tả được hai đối
tượng chủ yếu nhất trong các kì thi: sĩ tử và quan trường. Biện pháp đảo ngữ “lôi thôi sĩ tử” vừa
nhấn mạnh sự luộm thuộm không gọn gàng, vừa khái quát được những hình ảnh sĩ tử trong kì
thi ấy. Đó là hình ảnh khái quát dược sự sa sút về “nho phong sĩ khí” do sự ô hợp, nhốn nháo
của xã hội đưa lại.
Hình ảnh quan trường “ậm oẹ miệng thét loa” gợi lên sự oai phong nhưng là cái oai cố tạo
ra. Tù “ậm oẹ” diễn tả âm thanh ngọng nghịu của quan trường. Biện pháp đảo ngữ “ậm oẹ quan
trường” cũng nhấn mạnh tính chất lộn xộn của kì thi.
Câu 3. Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm. . . . (SGK Tr.34).
Trả Lời: Đối lập với hình ảnh sĩ tuyệt quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm. Hai nhân
vật này được đón tiếp rất linh đình, “cờ cắm rợp trời". Biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuật
đối đã được vận dụng một cách triệt để, tạo nên sức mạnh đả kích, châm biếm dữ dội, sâu cay:
cờ trước, người sau, váy trước, người sau. Tú Xương đã đem “cờ” che đầu quan sứ đối với
“váy” bà đầm tạo nên tiếng cười nhưng ẩn sau tiếng cười là sự xót xa.
Câu 4: Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh quan trường (SGK. Tr.34).
Trả lời: Hai câu kết chuyển từ giọng diệu mỉa mai, châm biếm sang trữ tình. Đó là lời kêu
gọi, đánh thức lương tri. Câu hỏi phiếm chỉ “nhân tài đất Bắc nào ai đó” không chỉ hướng đến
các sĩ tử thi năm đó mà còn là những người được xem là “nhân tài đất Bắc”, hãy “ngoảnh cổ mà
trông cảnh nước nhà”. Từ một khoa thi, những bức tranh hiện thực của xã hội năm Đinh Dậu
được hiện lên. Bên cạnh đó còn là nỗi nhục mất nước, là sự tác động đến tâm linh người đọc.

×