Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Làm Sao Chuyên Chở Trẻ Em Trên Xe Hơi Cho An Toàn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.76 KB, 5 trang )

Làm Sao Chuyên Chở Trẻ Em Trên
Xe Hơi Cho An Toàn

Ở những nước chậm tiến, bệnh truyền nhiễm có lẽ là nguyên nhân gây
ra tử vong nhiều nhất nơi trẻ em. Ngược lại, ở những nước văn minh như
Mỹ, tai nạn là nguyên nhân chính gây ra tử vong cho các em. Trong những
loại tai nạn, xe hơi đứng hàng đầu. Vì các em thường được cha mẹ chở đi
gửi từ lúc còn rất nhỏ, cũng như phải đi học, đi chơi, số giờ các em di
chuyển trên xe hơi mỗi ngày cũng nhiều gần bằng người lớn. Để giảm thiểu
thương vong, các em phải được ràng chắc và đúng cách trong xe hơi. Nhiều
người đã nghe nói về luật mới áp dụng từ đầu năm 2002, trong đó các em
dưới 60 lbs. “vẫn phải ngồi trong ghế an toàn” (thực ra là các em nặng từ 40
tới 60 lbs. phải ngồi trên “booster seats” tức là ghế độn cho em cao hơn để
dây choàng qua vai và choàng qua bụng vừa cỡ với em hơn, có thể giữ các
em chặt và tốt hơn). Những luật này gây ra nhiều hiểu lầm và bị cho là quá
cẩn thận. Tuy nhiên, theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, luật cũng chưa
đủ để giữ an toàn tối đa cho các em. Cha mẹ có thể theo đúng luật nhưng các
em vẫn bị thương vong đáng kể. Nguyên do là vì cha mẹ thường ràng các
em không đúng cách, cho ngồi chỗ không an toàn, dùng sai loại ghế an toàn.
Xin mời quí vị phụ huynh đọc bài sau đây để hiểu rõ thêm về những gì phải
làm để bảo vệ con em của mình.
1. Chọn ghế an toàn
• Trẻ em phải ngồi trong ghế an toàn quay mặt về phía sau cho đến
khi được 1 tuổi và nặng ít nhất là 20 lbs. để tránh bị tổn thương xương sống
cổ trong trường hợp tai nạn. Các em dưới 1 tuổi nhưng đã nặng trên 20 lbs.
cần được ngồi trong loại ghế có thể thay đổi được (convertible) để thích ứng
cho trẻ nặng cân, nhưng vẫn phải ngồi quay mặt ra sau. Nếu dùng loại ghế
đặc biệt cho trẻ nặng cân, nên theo đúng lời chỉ dẫn của hãng chế tạo và cho
ngồi quay mặt ra sau cho đến mức cân của nhà chế tạo đưa ra, đầu của đứa
bé phải thấp hơn mức cao của chiếc ghế. Cha mẹ có con em nên mua ghế an
toàn convertible nếu em nặng hơn 12 lbs. khi mới 4 tháng.


• Không nên cho trẻ sanh thiếu tháng hay quá nhỏ cân ngồi trong ghế
có vành chắn, có miếng che bụng hay chỗ gác tay. Những thứ này có thể
đụng thẳng vào mặt em gây ra thương tích khi có tai nạn
• Ghế an toàn convertible được đặt hơi ngửa ra và quay về phía sau
cho các em dưới 1 tuổi và nặng dưới 20 lbs. Ghế này được đặt thẳng đứng
và quay ra trước khi em lớn hơn và nặng hơn 20 lbs. cho đến 40 lbs.
• Nên dùng ghế an toàn quay ra trước (front facing), ghế gồm cả 2 thứ
(combination seats) hoặc ghế độn (booster seat) cho các em đã quá khổ cho
ghế convertible nhưng lại quá nhỏ để chỉ dùng giây an toàn của xe. Chỉ nên
dùng giây an toàn của xe nếu giây vừa vặn, giây vai (shoulder belt) phải
choàng qua ngang ngực và giây bụng (lap belt) vừa khít ngang 2 đùi. Em
nhỏ phải ngồi vừa vặn trên ghế, chân thõng xuống khi gối gập lại (thay vì
nguyên 2 chân trên ghế xe).
• Nhiều xe mới hiện nay có gắn sẵn ghế an toàn . Tuy nhiên ghế này
chỉ dùng cho trẻ lớn hơn 1 tuổi và nặng hơn 20 lbs. Em bé dưới 1 tuổi và
nặng dưới 20 lbs. phải dùng ghế riêng thích hợp (quay mặt ra sau).
• Những ghế độn có miếng cản đằng trước không được dùng cho trẻ
trên 40 lbs Nếu có kiểu hiện tại, có thể tháo miếng cản ra cho em ngồi và
dùng giây an toàn của xe. Trẻ nặng dưới 40 lbs tốt nhất nên ngồi ghế an toàn
có dây đai trước ngực (full harness). Trẻ từ 30 tới 40 lbs. không nên dùng
ghế độn có miếng cản mặc dù những ghế này có thể được liên bang
“approved”.
• Một số đồ “phụ tùng” được quảng cáo là có thể giúp giây an toàn
vừa vặn hơn cho trẻ. Thực ra những đồ dùng này có thể còn làm cho hại
hơn. Không nên mua những thứ này.
2. Đặt ghế an toàn trong xe
• Không nên đặt ghế an toàn quay mặt ra sau trên băng trước nếu xe
có trang bị túi hơi. Khi gặp tai nạn, túi hơi bung ra có thể đập vào lưng ghế
làm em bé bị tử vong.
• Chỗ ngồi ở băng sau bao giờ cũng an toàn nhất cho các em. Nếu

phải đặt ghế trên băng trước (ghế quay mặt ra trước), hoặc cho em ngồi băng
trước, nên điều chỉnh cho băng ghế nằm càng xa mặt xe và túi hơi càng tốt.
• Cha mẹ nên đọc kỹ lời chỉ dẫn kèm theo ghế an toàn. Khi đặt ghế
vào xe, cần thử nhiều lần cho chắc là ghế dính cứng đúng cách.
• LATCH (Lower Anchors and Tethers for Children) là hệ thống có
sẵn trong xe giúp việc gắn các ghế an toàn dễ dàng cũng như giúp các em
được an toàn hơn. Từ tháng 9, 2002, hầu hết các xe mới chế tạo và các ghế
an toàn sẽ có gắn hệ thống này.
• Trẻ em dưới 1 tuổi nên được nằm ngửa khoảng 45 độ để khỏi chùn
người xuống có thể làm nghẹt ống thở. Nếu ghế thẳng đứng làm cho đầu em
gục xuống trước, nên điều chỉnh cho ngửa 45 độ theo chỉ dẫn của nhà chế
tạo. Có thể dùng một cuộn vải hay cuộn giấy chèn dưới chân ghế an toàn để
có được góc độ này.
• Hiện chưa biết rõ tác dụng của túi hơi gắn bên hông cửa lên ghế an
toàn. Tuy nhiên thử nghiệm trong phòng lab cho thấy trẻ em không được
ràng chắc hay ràng không đúng vị trí có thể bị thương nặng khi túi hơi bên
hông nở phình. Nên đặt ghế an toàn càng xa các túi hơi càng tốt.
3. Đặt em vào ghế như thế nào cho an toàn?
• Khi đặt em bé dưới 1 tuổi vào ghế an toàn quay ra sau, dây đai trước
ngực (harness) phải được điều chỉnh cho vừa khít, miếng sắt cài phải đặt ở vị
trí ngang với nách của em, không quá cao lên tới cổ và không quá thấp
xuống tới bụng (xem kỹ chỉ dẫn của nhà chế tạo)
• Khi dùng ghế an toàn quay ra trước cho các em lớn hơn, dây đai
trước ngực cũng phải vừa khít và miếng sắt cài cũng phải ở vị trí ngang nách
của em. Ghế này dùng cho đến hết mức cân nặng của nhà chế tạo đưa ra
hoặc đến khi vành tai trên của em ngang với đầu ghế.
• Không bao giờ để em bé một mình trong ghế an toàn dù trong hay
ngoài xe cũng vậy.
Bs Nguyễn Thị Nhuận


×