Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

''''''''Cuộc chiến'''''''' thương hiệu potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.56 KB, 5 trang )


''Cuộc chiến'' thương hiệu

"Đà Lạt không phải là tên gọi có thể được dùng chung cho các cơ sở
sản xuất rượu vang ở Đà Lạt”. Đó là khẳng định mới nhất của Cục Sở
hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và công nghệ thông qua vụ tranh chấp
thương hiệu “Vang Đà Lạt” giữa Công ty Thực phẩm Lâm Đồng
(Ladofoods, nay là Công ty cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng) với một
số cơ sở sản xuất rượu vang ở Đà Lạt.
Trong vài năm gần đây, thị trường ẩm thực trong nước và cả thế giới đã
khá quen thuộc với tên gọi “Vang Đà Lạt” của Ladofoods với những sản
phẩm chính là vang đỏ, vang trắng, vang dâu và vang Pongour. Nhằm làm
nên “tên tuổi” vang Đà Lạt (ĐL), Ladofoods đã trải qua không ít thăng
trầm để sản phẩm của mình – vang ĐL – được thăng hoa như ngày nay.
Ấy thế nhưng, đến lúc “Vang Đà Lạt” trở thành một thương hiệu nổi trội
thì Ladofoods lại phải đối mặt với một thực tế: một số cơ sở kinh doanh
trên địa bàn ĐL tung ra thị trường những sản phẩm tương tự có tính chất
“ăn theo” thương hiệu “Vang Đà Lạt” bằng cách “lập lờ đánh lận con
đen”.
Khẳng định một thương hiệu


Sản phẩm rượu đã gắn bó với Ladofoods ngay từ những ngày đầu khi mới
thành lập đơn vị vào cuối năm 1990. Tuy nhiên, sản phẩm chính (rượu)
của đơn vị quốc doanh này dần mất chỗ đứng trên thương trường kể từ
năm 1997 (và kéo dài hơn một năm sau) khi các nhà sản xuất rượu trong
nước và cả Lâm Đồng (LĐ) tung ra quá nhiều sản phẩm rượu bia các loại
với chất lượng cao và mẫu mã đẹp hơn nhiều so với sản phẩm rượu của
Ladofoods.
“Trước tình hình đó, Ban GĐ và đội ngũ cán bộ kỹ thuật chúng tôi trăn
trở rất nhiều để đưa ra một số phương án khả dĩ nhằm vực dậy… nghề


rượu” – GĐ Laodofoods Nguyễn Văn Việt tâm sự - Ngày đó, chúng tôi
xác định là muốn phát triển gì gì đi chăng nữa thì vẫn phải dựa vào nền
tảng những lợi thế sẵn có của địa phương về nguồn nguyên liệu, đặc biệt
là nguồn nông sản, cây trái, thì mới có tính bền vững được”. Cuối cùng,
một phương án được nhiều người chấp nhận: nghiên cứu sản xuất rượu
vang dựa trên nguồn nguyên liệu cây trái sẵn có của địa phương Đà Lạt.
Công việc được bắt đầu tiến hành từ cuối năm 1998. Thất bại không ít.
Nhưng cuối cùng, một buổi tối mùa đông năm 1999…”Đó là một buổi tối
mùa đông đáng nhớ: Mọi người trong Ban GĐ và cán bộ kỹ thuật của
Công ty đã đứng bật dậy khi nếm thử sản phẩm rượu dày công nghiên
cứu, thử nghiệm trong vòng một năm qua – hương vị Bordeaux đã kết tinh
trong sản phẩm vang ĐL, hay nói như nhiều người đó là “hồn Bordeaux
trong dáng Việt”.


Sự thành công ban đầu vào cuối năm 1999 ấy đã mở ra cho Ladofoods
một thời kỳ phát triển mới, nhưng đồng thời cũng đặt đơn vị vào thế cạnh
tranh khá khốc liệt bởi đây là giai đoạn của sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế VN theo quy luật thị trường. Thận trọng trong từng bước đi, dần
dần vang ĐL của Ladofoods đã chiếm được cảm tình của khách hàng
không những ở LĐ mà cả Đà Nẵng, Nha Trang, Hà Nội, TP HCM… và
tiếng vang của nó còn lan tận ra thị trường ngoài nước, đặc biệt là thị
trường Pháp – cái nôi của rượu vang. Và đây là một vài dấu mốc đáng
nhớ: Năm 2000, vang ĐL được xuất khẩu ra nước ngoài (Campuchia,
Malaysia, Nhật Bản…). Năm 2001, cùng với cà phê Trung Nguyên (Đắc
Lắc), vang ĐL của Ladofoods được bình chọn là hàng VN chất lượng cao.
Năm 2002, Ladofoods triển khai xây dựng và đưa vào áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 và đã được cấp giấy chứng nhận
vào cuối năm 2003. Ngoài giải khuyến khích tại cuộc thi rượu vang quốc
tế năm 2001, vang ĐL còn được nhận giải thưởng “Sao Vàng đất Việt”

vào cuối năm 2003 của Hội Các nhà doanh nghiệp trẻ và Trung ương Hội
Liên hiệp thanh niên VN.
Đặc biệt, Ladofoods đã được Cục Sở hữu công nghiệp cấp giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa vào đầu năm 2003. Có thể nói thêm, sản
phẩm vang ĐL của Ladofoods được tiêu thụ từ chưa đến 100.000 lít năm
1999 đã nâng lên 300.000 lít năm 2002, 500.000 lít năm 2003 và dự kiến


1,2 triệu lít năm 2004 này là một minh chứng khá thuyết phục về sự khẳng
định thương hiệu sản phẩm đặc trưng này của Ladofoods.
“Cuộc chiến" chưa có hồi kết
Bắt đầu từ năm 2002, trên thị trường ĐL nói riêng và trong nước nói
chung đã xuất hiện thêm một số sản phẩm rượu vang có chữ "Đà Lạt"
nhưng không phải “Vang Đà Lạt” của Ladofoods. Đặc biệt, vào tháng
11.2003, sản phẩm “Vang đỏ Đà Lạt” của Công ty TNHH Vĩnh Tiến (41
Phạm Ngọc Thạch, ĐL) được tung ra thị trường và nhanh chóng gây nên
một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các bên, và đỉnh điểm của sự cạnh
tranh này là “cuộc chiến” giữa Ladofoods và Vĩnh Tiến nổ ra vào cuối
năm 2003, và cũng nhanh chóng kéo các cơ quan hữu trách vào cuộc.
Trong khi đó, trên thị trường, người tiêu dùng thì luôn bị nhầm lẫn và nghĩ
rằng 2 thương hiệu này là một. Chính vì thế, công sức bao nhiêu năm của
cả một tập thể doanh nghiệp để cho ra đời một sản phẩm đã trở thành lợi
thế kinh doanh béo bở cho một doanh nghiệp khác, sinh sau đẻ muộn (
Vang đỏ Đà Lạt của Vĩnh Tiến chỉ mới xuất hiện trên thị trường vào
thời điểm tháng 11/2003, trong khi Vang Đà Lạt có từ 1999) và không
tốn bao nhiêu công sức.
Ngày 29.3.2004, Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ KH-CN đã có văn bản nêu rõ :
dấu hiệu “Đà Lạt” trong thành phần “Vang đỏ Đà Lạt” và “DALAT”
trong thành phần “DALAT RED WIN” của Công ty TNHH Vĩnh Tiến là



xâm phạm quyền của chủ nhãn hiệu theo quy định tại Điều 805.3 Bộ luật
Dân sự được cụ thể hóa tại Điều 53.1.b Nghị định số 63/CP.
Mặc dầu đã có sự can thiệp cần thiết của cơ quan hữu trách nhưng “cuộc
chiến” giữa các bên vẫn chưa có hồi kết thúc bởi nhiều lý do. Và người
tiêu dùng vẫn tiếp tục bị nhầm lẫn
(Nguồn: VNnet)


×