: Tiết 30:
SỰ BAY HƠI VÀ NGƯNG TỤ.
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: -Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi
vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng.
-Biết cách tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố
cùng tác động một lúc.
-Tìm được ví dụ thực tế về hiện tượng bay hơi và sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi
vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng.
2. Kĩ năng: Vạch được kế hoạch và thực hiện được thí nghiệm kiểm chứng tác
động của nhiệt độ, gió và mặt thoáng lên tốc độ bay hơi.
Rèn kĩ năng quan sát, so sánh tổng hợp.
3.Thái độ: Trung thực, cẩn thận, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
B.CHUẨN BỊ: Mỗi nhóm:
-Một giá đỡ TN. -Một kẹp vạn năng. -Hai đĩa nhôm giống nhau.
-Một bình chia độ. -Một đèn cồn.
C. PHƯƠNG PHÁP: Thực nghiệm.
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
*H. Đ.1: KIỂM TRA BÀI CŨ-TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (2 phút)
-Nêu đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy
và sự đông đặc?
-GV ĐVĐ cho bài học.
*H. Đ.2: NGHIÊN CỨU SỰ BAY HƠI (8 phút).
-Hãy tìm và ghi vào vở một thí dụ về sự
bay hơi của một chất không phải nước.
-Gọi HS đọc ví dụ của mình.
→Kết luận.
Chuyển ý: Sự bay hơi nhanh hay chậm
(tốc độ bay hơi)phụ thuộc vào yếu tố
nào?
-Yêu cầu HS quan sát hình 26.1a, mô tả
lại cách phơi quần áo ở hai hình sau đó
I.Sự bay hơi.
1. Nhớ lại những điều đã học từ lớp 4
về sự bay hơi.
-Hiện tượng nước biến thành hơi (nước
bay hơi).
-Ví dụ:
-Mọi chất lỏng đều có thể bay hơi.
2.Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc
vào yếu tố nào?
a)Quan sát hiện tượng.
C1: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt
độ.
đọc và trả lời câu hỏi C1.
-GV chốt lại
-Gọi HS mô tả lại hình B1, B2, C1, C2
so sánh để rút ra nhận xét tốc độ bay hơi
phụ thuộc vào gió và mặt thoáng chất
lỏng.
-Yêu cầu HS hoàn thành C4.
-GV chuyển ý: Từ việc phân tích rút ra
nhận xét: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào
nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng
của chất lỏng.
Nhận xét đó chỉ là dự đoán. Muốn kiểm
tra dự đoán có đúng hay không phải làm
TN.
C2: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gió.
C3: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào mặt
thoáng của chất lỏng.
b) Rút ra nhận xét.
C4: (1)-cao hoặc (1)-thấp,
(2)-lớn hoặc (2)-nhỏ,
(3)-mạnh hoặc (3)-yếu,
(4)-lớn hoặc (4)-nhỏ,
(5)-lớn hoặc (5)-nhỏ,
(6)-lớn hoặc (6)-nhỏ.
*H. Đ.3: THÍ NGHIỆM KIỂM TRA (20 phút).
-Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố,
ta kiểm tra tác động của từng yếu tố
một.
-Muốn kiểm tra sự tác động của nhiệt
dộ vào tốc độ bay hơi ta làm thí nghiệm
thế nào?
-Để kiểm tra sự tác động của nhiệt độ
vào tốc độ bay hơi thì phương án TN:
các dụng cụ cần chuẩn bị, cách tiến
hành ra sao?
-Hướng dẫn và theo dõi HS làm TN
theo nhóm và rút ra kết luận.
c)Thí nghiệm kiểm tra.
-Nghiên cứu tốc độ bay hơi phụ thuộc
vào yếu tố nào thì các yếu tố khác phải
giữ không đổi.
-Dụng cụ và cách tiến hành (SGK tr 82)
-Kết quả:
+Nước ở hai đĩa đều bay hơi.
+Nước ở đĩa được hơ nóng bay hơi
nhanh hơn nước ở đĩa đối chứng.
*H. Đ.4: VẠCH KẾ HOẠCH THÍ NGHIỆM KIỂM TRA TÁC ĐỘNG CỦA GIÓ
VÀ MẶT THOÁNG (5 phút).
-Yêu cầu HS vạch kế hoạch kiểm tra tác
động của gió vào tốc độ bay hơi.
-Tương tự kiểm tra tốc độ bay hơi phụ
thuộc vào diện tích mặt thoáng. Nêu rõ
các bước tiến hành TN.
-GV cho biết kế hoạch đúng để HS thực
hiện ở nhà để kiểm tra dự đoán.
-HS:
*H. Đ.5: VẬN DỤNG-CỦNG CỐ-HDVN (10 phút).
-GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi
C9, C10.
-Nêu sự bay hơi và đặc điểm của sự bay
hơi.
d) Vận dụng.
C9: Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít
bị mất nước hơn.
C10: Nắng nóng và có gió.
Ghi nhớ:
-Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi
là sự bay hơi.
-Mọi chất lỏng đều có thể bay hơi.
-Sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào
của chất lỏng.
-Sự bay hơi xảy ra trên mặt thoáng của
chất lỏng.
-Sự bay hơi xảy ra không nhìn thấy
được.
Về nhà: Làm TN kiểm tra tác động của gió và mặt thoáng vào tốc độ bay hơi,
ghi lại kết quả tác động vào vở.
-Làm bài tập 26-27 SBT.
RÚT KINH NGHIỆM: