Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Địa lý 10 (cơ bản) - Chương II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.84 KB, 5 trang )

Chương II
VŨ TRỤ, HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
Tiết: 5.
Bài 5: VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ
CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
Ngày soạn: 10/7/2010
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Nhận thức được Vũ Trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất chỉ là
một bộ phận nhỏ bé trong Vũ Trụ.
- Hiểu khái quát về hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Giải thích được các hiện tượng: Sự luân phiên ngày - đêm, giờ trên Trái Đất, sự lệch
hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
2. Kĩ năng
- Xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, vị trí của Trái Đất
trong hệ Mặt Trời.
- Xác định các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt đất.
3. Thái độ, hành vi
- Có ý thức tìm hiểu tự nhiên.
- Nhận thức đúng đắn quy luật hình thànhvà phát triển của các thiên thể.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Quả Địa Cầu.
- Tranh ảnh về Trái Đất và các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
(Kiểm tra kết quả làm bài thực hành của học sinh)
3. Nội dung bài giảng
Mở bài: Các em chắc chắn đã nghe nói nhiều đến "Vụ trụ" Hệ Mặt Trời Vậy các em
đã biết được những gì về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời, về Trái Đất? Hôm nay chúng ta bắt đầu


chuyển sang một chương mới, tìm hiểu về Trái Đất và Mặt Trời, những hệ quả các
chuyển động của Trái Đất. Bài đầu tiên của chương hôm nay chúng ta đề cập tới là : Vũ
trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Phát triển bài
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 1: Cả lớp
- Bước 1: HS quan sát hình 5.1, đọc SGK và
vốn hiểu biết, hãy:
+ Nêu khái niệm Vũ Trụ? Thiên hà?
Dải Ngân Hà?
- Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức.
GV: Thiên Hà chứa Mặt Trời được gọi là dải
Ngân Hà
I. Khái quát về Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời.
Trái Đất trong hệ Mặt Trời
1. Vũ Trụ
Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên
hà.
Hoạt động 2: Cá nhân/ Cặp
- Bước 1: HS quan sát hình 5.2, hãy cho
biết:
+ Hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh?
+ Hướng quay quanh Mặt Trời của các
hành tinh.
- Bước 2: HS phát biểu - GV chuẩn kiến
thức.
Hoạt động 3: Cá nhân/ Cặp
Dựa vào hình 5.2 kết hợp kiến thức đã
học, hãy cho biết:
- Trái Đất, ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa

dần Mặt Trời? Ý nghĩa vị trí của Trái Đất?
Tại sao Trái Đất là hành tinh duy nhất có
sự sống?
- Trái Đất có những chuyển động chính
nào? Đặc điểm của mỗi chuyển động?
+ CĐ quanh Mặt Trời:
Hướng quay? Thời gian?
+ CĐ tịnh tiến quanh Mặt Trời:
Quỹ đạo chuyển động?
Hướng chuyển động?
Thời gian quay một vòng?
Đặc điểm của trục?
Tốc độ?
Hoạt động 4: Cả lớp
Dựa vào SGKvà kiến thức đã học, cho
biết:
- Tại sao có hiện tượng ngày, đêm luân
phiên nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?
- Giờ trên trái đất được phân chia như thế
nào?
- Vì sao ranh giới các múi giờ không
thẳng theo các kinh tuyến?
2. Hệ Mặt Trời
- Mặt Trời cùng với các thiên thể chuyển
động xung quanh nó và các đám bụi khí
được gọi là Hệ Mặt Trời.
- Hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh : Thủy, Kim,
Trái Ðất, Hỏa, Mộc , Thổ , Thiên vương tinh,
Hải vương tinh.
- Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt

Trời lại vừa tự quay quanh trục theo hướng
ngược chiều kim đồng hồ.
3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
a.Vị trí của Trái đất trong Hệ Mặt Trời
- Trái Đất là hành tinh thứ 3 theo thứ tự xa
dần Mặt Trời, khoảng cách từ Trái Đất đến
Mặt Trời khoảng 149,6 triệu km.
- Khoảng cách này cùng với sự tự quay giúp
TÐ nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù
hợp để tồn tại sự sống.
b. Các chuyển động chính của Trái Đất
- Chuyển động tự quay quanh trục:
+ Hướng quay: từ Tây- Đông.
+ Thời gian chuyển động một vòng quay
quanh trục là 24 giờ (23h56' 04'').
- Chuyển động xung quanh Mặt Trời.
+ Quỹ đạo chuyển động hình elip
+ Hướng chuyển động: Tây sang Đông.
+ Thời gian để đi một vòng quanh Mặt Trời
là 365 ngày 6 giờ.
+ Trục Trái Đất không thay đổi độ nghiêng
và hướng nghiêng.
II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh
trục của Trái Đất
1. Sự luân phiên ngày, đêm
2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển
ngày quốc tế
- Giờ địa phương (giờ Mặt Trời).
+ Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 múi
giờ

+ Một múi giờ rộng 15
0
kinh tuyến
- Giờ quốc tế (giờ GMT): Giờ ở múi giờ số
0 (KT 0
0
)
- Đường chuyển ngày quốc tế là KT 180
0
(ở
múi giờ 12)
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật
- Chuyển động của Trái Đất tác động đến
chuyển động của những vật thể nào?
- Hướng chuyển động của các vật thể ở
hai bán cầu bị lệch ra sao?
- Nguyên nhân của sự lệch hướng đó là do
đâu?
thể
- Các vật thể chịu tác động: khối khí, dòng
sông, đường đạn bay
- Biểu hiện: Các vật thể chuyển động trên bề
mặt Trái Đất
+ Ở nửa cầu Bắc: bị lệch sang bên phải so
với hướng chuyển động ban đầu
+ Ở nửa cầu Nam: bị lệch sang bên trái so
với hướng chuyển động ban đầu
Nguyên nhân:
Do tác động của lực Côriôlit
IV. CỦNG CỐ BÀI

Học sinh làm các bài tập sau:
- Hãy cho biết khi ở Hà Nội (múi giờ thứ 7) đang là 12 giờ, Thì ở Pari (múi giờ số 1),
Niu Đêli (múi giờ số 5), TôKiô (múi giờ 9) là mấy giờ ?
- Một dòng sông ở bán cầu Bắc, chảy theo hướng Nam - Bắc, thì bờ sông bên nào lở, bờ
sông nào bồi?
- Hãy kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời
- Độ nghiêng của Trái Đất so với mặt phẳng quĩ đạo là bao nhiêu độ?

V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
- Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Tìm hiểu bài 6

Tiết: 6.
BÀI 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH
MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
Ngày soạn: 13/7/2010
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời: Chuyển
động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời, các mùa, ngày đêm dài, ngắn tùy theo mùa.
2. Kĩ năng
Dựa vào các hình vẽ trong SGK :
- Xác định được đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm.
- Xác định được góc chiếu của tia Mặt Trời trong các ngày 21-3, 22-6, 23-9, và 22-12
lúc 12h trưa và rút ra được các kết luận: Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương
trong khi chuyển động xung quanh Mặt Trời, dẫn đến sự thay đổi góc chiếu sáng tại mọi
địa điểm ở bề mặt Trái Đất, dẫn đến hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa.
3. Thái độ, hành vi
Tôn trọng quy luật tự nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mô hình Trái Đất - Mặt Trời.
- Phóng to các hình vẽ trong SGK.
- Quả Địa Cầu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Trình bày khái quát về vũ trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời?
Câu 2: Nêu hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
3. Nội dung bài giảng
Mở bài: GV nêu vấn đề: Tại sao ở Việt Namchúng ta "Đêm tháng năm chưa nằm đã
sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối" và tại sao lại có 4 mùa trong năm?
Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải thích các hiện tượng tự nhiên đó.
Phát triển bài
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 1: Cá nhân/lớp
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho cả lớp:
Quan sát hình 6.1, hãy xác định:
+ Khu vực nào trên Trái Đất có Mặt Trời
lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần?
+ Khu vực nào chỉ một lần ?
+ Khu vực nào không có?
Tại sao?
(Vì Trái Đất hình cầu; khi chuyển động
quanh Mặt Trời trục Trái đất luôn
nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 66
0
33')
I. Chuyển động biểu kiến hằng năm của
Mặt Trời

- Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời: Là
chuyển động không có thực của Mặt Trời
giữa hai chí tuyến Bắc và Nam.
- Hiện tượng Mặt trời lên Thiên đỉnh: Là hiện
tượng tia sáng Mặt trời chiếu thắng góc với
tiếp tuyến của địa điểm đó tại mặt đất lúc 12
giời trưa.
- Chỉ khu vực từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến
Nam mới có hiện trượng Mặt Trời lên thiên
đỉnh
Hoạt động 2: Nhóm, GV chia lớp thành
2 nhóm (2 dãy bàn)
Nhiệm vụ của nhóm 1: Quan sát hình
6.2 kết hợp đọc mục II trang 22 SGK,
cho biết:
- Vì sao có hiện tượng mùa trên Trái
Đất?
- Vì sao mùa của hai nửa cầu lại trái
ngược nhau?
II. Các mùa trong năm
- Khái niệm: Mùa là khoảng thời gian trong
một năm có những đặc điểm riêng về thời tiết
và khí hậu .
- Các mùa trong năm: Có 4 mùa:Xuân, hạ,
thu, đông, ở bán cầu Nam 4 mùa diễn ra
ngược lại với bán cầu Bắc.
- Nguyên nhân: Do trục Trái Ðất nghiêng và
không đổi phương khi chuyển động
Nhiệm vụ của nhóm 2: Quan sát hình
6.3, kết hợp đọc mục III trang 23 SGK,

hãy so sánh, nhận xét và giải thích độ dài
ngày đêm ở các khu vực trên Trái Đât
theo mùa và theo vĩ độ
III. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo
mùa và theo vĩ độ
1. Theo mùa
- Mùa xuân và mùa hạ có ngày dài hơn đêm.
- Mùa thu và mùa đông có ngày ngắn hơn
đêm.
- Ngày 21-3 và 23-9 có ngày dài bằng đêm ở
khắp nơi trên Trái Đất
2. Theo vĩ độ
- Ở Xích đạo ngày và đêm quanh năm dài
bằng nhau và bằng 12giờ
- Càng xa xích đạo, thời gian ngày và đêm
càng chênh lệch.
- Khu vực từ hai vòng cực về cực có ngày
hoặc đêm dài 24 giờ.
IV. CỦNG CỐ BÀI
- Tại sao ở Việt Nam nước ta, đêm tháng năm thì ngắn còn ngày tháng mười lại dài ?
- Ở nước ta có hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh không? nếu có thì một năm có mấy lần? Vì sao?
- Dựa vào kiến thức đã học, nối ý cột A với cột B sao cho phù hợp
A B
Chuyển động của Trái Đất
quanh trục
Thời gian là 365 ngày 6 giờ
Quỹ đạo chuyển động có hình elip
Chuyển động tịnh tiến
Chuyển động của Trái Đất
quanh Mặt Trời

Thời gian là 24 giờ
Hướng từ Tây sang Đông
Trục nghiêng 66
0
33'
Chuyển động tự quay
V- HƯỚNG DẪN HỌC
Trả lời các câu hỏi trong SGK

×