Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tâm lý cuộc sống : GIÁO DỤC TẠI GIA ĐÌNH Một chương trình giáo dục, dù tiến doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.91 KB, 6 trang )


Tâm lý cuộc sống : GIÁO DỤC TẠI GIA ĐÌNH




Một chương trình giáo dục, dù tiến bộ hay phong phú đến đâu,
cũng dần dần sẽ trở nên lạc hậu trước sự tiến bộ về khoa học kỹ
thuật và cả quan niệm sống của những người đương thời. Vì thế,
ở các quốc gia tiên tiến, ngoài việc cố gắng điều hành và chỉnh
sửa những nội dung trong chương trình giáo dục của mình, các
tổ chức chính quyền thường chấp nhận việc người dân, hay đúng
hơn là các bậc cha mẹ có thể tự chọn cho con mình một phương
pháp giáo dục, mà đối với họ là hợp lý nhất. Điều đó có nghĩa
là, cha mẹ có quyền cho con đến bất cứ một loại hình trường học
nào, không phải chỉ là trường Công hay trường Tư, mà còn là
các trường theo phương pháp giáo dục truyền thống hay phương
pháp của Montessori … hoặc cũng có thể tự soạn ra một chương
trình để dạy con mình ở nhà, nếu đủ thời gian, trình độ và
phương tiện.

Điều quan trọng là dù theo bất cứ chương trình nào, theo bất cứ
một chế độ học tập nào, 8h/ngày hay 2h/ngày thì con em của họ
vẫn phải đủ khả năng để tham dự cuộc thi cuối cấp như một học
sinh theo học ỏ các trường học bình thường, và đủ khả năng để
thi vào hay được xét tuyển vào một trường Đại học nào đó trong
hệ thống giáo dục quốc gia.

Tuy nhiên, trong đa số quốc gia, thì học sinh vẫn phải chấp nhận
việc hằng ngày cắp sách đến trường, chấp nhận những áp lực
trong việc học tập không phải chỉ vì sự bó buộc của nhà cầm


quyền, mà còn do chính quan điểm và áp lực của phụ huynh.

Nếu bỏ qua những yếu tố khách quan như không đủ trình độ,
không có các kỹ năng sư phạm, không biết chọn lọc hay xây
dựng một kế hoạch giáo dục cho con mình, thì các bậc cha mẹ
còn bị lệ thuộc vào chính cái quan điểm sống của mình, đó là
xây dựng tiêu chí chọn trường cho con thường dựa trên danh
tiếng của ngôi trường. Nếu như ở một số quốc gia, đặc biệt là
với bậc đại học thì tiêu chí đó là một điều khả tín, vì trường có
danh thường là các trường lâu đời, có nhiều giáo sư, giảng viên
giỏi, có những phân khoa đã cung cấp cho xã hội những con
người ưu tú. Thì cũng có những quốc gia, tiếng tăm của một
ngôi trường lại dựa vào năng lực tự quảng bá của hội đồng quản
trị ngôi trường đó hay do cái cơ chế của nhà cầm quyền tạo ra,
và điều đó có thể đánh lừa sự chọn lựa của cha mẹ học sinh.

Nhưng điều tệ hại cho các phụ huynh, cho các học sinh không
phải là ở chỗ họ không có quyền chọn cho mình một ngôi
trường tốt, để có thể đặt trọn niềm tin mà là họ không còn sự
chọn lựa nào khác ngoài những ngôi trường có sẵn, với một
chương trình giáo dục lạc hậu và sai lầm ngay từ nền tảng, hay
họ bị phỉnh phờ bởi những hoa ngôn, xảo ngữ để đẩy con vào
một ngôi trường của sự lừa bịp, quảng cáo một đằng, thực tế
một nẻo!

Điều tệ hại tiếp theo là cũng có phụ huynh bị hoa mắt trước
những hào quang của các ngôi trường điểm, trường chuyên,
trường chất lượng cao…để bằng mọi cách, từ việc vận động dựa
trên các mối quan hệ cho đến sử dụng sức mạnh vạn năng của
đồng tiền tìm kiếm cho con mình một chỗ đứng trong cái hào

quang giả tạo của những danh xưng. Sau đó, họ hãnh diện khoe
khoang về con mình mà quên rằng, đó chính là một mầm mống
nguy hiểm của sự huỷ hoại nhân cách. Đứa bé cũng trở nên hãnh
tiến, kiêu ngạo về vị trí của mình, về sức mạnh của địa vị và tiền
bạc mà bố mẹ cháu có được, để từ đó trở nên một con người
thực dụng. Hoặc những người không còn sự tự tin vào bản thân,
chỉ biết dựa vào những người đi trước, không còn óc sáng tạo,
không còn khả năng phản biện, tự chủ mà chỉ biết làm theo một
cách rập khuôn những gì có sẵn.

Ngược lại, có nhiều phụ huynh khác, quá mệt mỏi trước những
áp lực xã hội, đành buông xuôi và chỉ biết kêu cứu trong thất
vọng khi con em mình trở nên tồi tệ, buông thả ăn chơi hay bỏ
học nửa chừng, và rơi vào các tệ nạn xã hội. Cũng có nhiều
người còn đau khổ hơn, khi chứng kiến sự trầm uất, mệt mỏi,
căng thẳng của con mình mà đành bất lực, không biết làm sao để
giúp con trong khi chính họ cũng bị trói chặt vào những quy chế
vô lý của tình trạng chạy theo thành tích, chạy theo bằng cấp và
điểm số, trong khi những người có trách nhiệm và thẩm quyền
hầu như bưng mắt bịt tai, giả điếc giả mù trước sự đau khổ của
hàng vạn đứa trẻ, đang ngày ngày còng lưng chịu đựng những
áp lực của bệnh thành tích.

Nếu chúng ta có thể vượt lên trên những điều đó, một mặt chấp
nhận những điều tồi tệ trong lĩnh vực giáo dục mà xã hội buộc
chúng ta phải chấp nhận, thì chúng ta vẫn có thể giúp cho con
em mình, vẩn phải đi học ở những ngôi trường bình thường,
nhưng vẫn có được khả năng tự chủ, biết quý trọng bản thân ,
biết tỉnh táo trước những phong trào ngoài xã hội.


Chúng ta hãy biết chấp nhận những yếu kém của trẻ, tìm ra
những điểm tốt dù còn rất nhỏ nhoi của các em, từng bước khơi
dậy qua sự tôn trọng các em, và hãy dùng chính bản thân mình
là như một bài học để các em nhận ra những chân giá trị trong
cuộc sống. Đó chính là một biện pháp giúp con em đứng vững
trước ngưỡng cửa cuộc đời.

( Một suy nghĩ về hình thức Home Schooling )

×