Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phượng Hoàng ( Chim Phụng ) - loài chim của ngũ hành doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.74 KB, 5 trang )

Phượng Hoàng ( Chim Phụng ) - loài chim của
ngũ hành
Chim phượng hoàng thường được mô tả có đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa,
đuôi cá với năm màu và cao sáu thước. Nó tượng trưng cho sáu vật chất mà
ngày nay có thể hiểu nôm na như sau: đầu là bầu trời, mắt là Mặt trời, lưng là Mặt
trăng, cánh là gió, chân là đất và đuôi là các hành tinh. Lông của nó đại diện cho
màu sắc của ngũ hành (đen, trắng, đỏ, xanh và vàng).

Hình ảnh về phượng hoàng đã xuất hiện tại Trung Quốc cách đây trên bảy nghìn năm,
thông thường trong các miếng ngọc và trên các tôtem (vật tổ) may mắn. Nó là tôtem
của các bộ lạc miền Đông thời cổ đại ở Trung Quốc. Trong thời kỳ nhà Hán, phượng
hoàng được sử dụng như là biểu tượng của hướng Nam, được thể hiện dưới dạng con
trống và con mái quay mặt vào nhau. Nó cũng được sử dụng để biểu thị cho hoàng hậu
(hay các phi tần) ở trong cặp đôi với rồng là biểu thị của vua hay hoàng đế, đại diện cho
quyền lực mà Thượng đế ban cho hoàng hậu. Nếu hình ảnh phượng hoàng được sử
dụng để trang trí nhà cửa thì nó biểu tượng cho lòng trung thành và sự trung thực của
những người sống trong ngôi nhà đó.

Phượng hoàng còn là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã, cũng
biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Theo truyền thuyết, nó xuất hiện trong thời kỳ hòa
bình và thịnh vượng. Tại Trung Hoa thời cổ đại, có thể tìm thấy hình ảnh của phượng
hoàng trong các trang trí của đám cưới hay của hoàng tộc cùng với con rồng. Điều này
là do người Trung Quốc coi rồng và phượng (hoàng) là biểu tượng cho quan hệ hạnh
phúc giữa chồng và vợ, một kiểu ẩn dụ khác của âm và dương.
Là một trong bốn tứ linh (long, lân, quy, phụng) và là vua của các loài chim, phượng
hoàng còn biểu hiện cho khả năng hồi phục kiên cường sau thất bại, đổ nát lại vươn
lên từ đống tro tàn. Trong Phong Thủy, thân hình của phượng hoàng gợi lên năm đức
tính của con người: đầu tượng trưng cho đức hạnh, đôi cánh tượng trưng cho tinh thần
trách nhiệm và nghĩa vụ, chiếc lưng tượng trưng cho cách đối nhân xử thế khéo léo, bộ
ngực là lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn và phần bụng biểu thị sự đáng tin cậy. Phượng
hoàng chiếm giữ cả cung hướng Nam của bầu trời, và phù hợp với ánh lửa của


phương Nam, có liên hệ với Mặt trời, với hơi ấm của mùa hè và niềm vui có được một
vụ mùa bội thu.

Nếu muốn đặt hình ảnh của một con phượng hoàng trong nhà, hãy đặt chúng ở một
chỗ cao, trên một chiếc kệ hoặc trên tủ đựng tách để nó tỏa sáng. Cũng có thể đặt hình
phượng hoàng dọc theo bức tường phía Nam ngôi nhà hoặc treo trong góc phòng sinh
hoạt gia đình. Nếu không tìm được tranh vẽ phượng hoàng, có thể treo một bức tranh
của một con công hoặc một con gà trống để thay thế.

Tượng Rồng-Phụng chế tác rất tinh xảo từ Thanh Ngọc, một loại ngọc quý có nguồn
gốc ở Tây Á
Khi phượng hoàng đi chung với một rồng, thì đó là biểu tượng của một cuộc sống vợ
chồng hạnh phúc (phượng hoàng bên phải, rồng bên trái). Không nên trưng hai con
phượng hoàng bên nhau, điều đó hàm ý về mối quan hệ đồng giới. Trong khi đó, một
chú chim phượng hoàng bên bông hoa mẫu đơn lại tượng trưng cho những người trẻ
tuổi đang yêu. Đôi lúc, hình tượng phượng hoàng cũng được thể hiện với một đứa trẻ
ngồi trên lưng và ôm một bình hoa.

×