Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Phương pháp nhận biết loài pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.3 KB, 5 trang )



Phương pháp
nhận biết loài


Việc nhận biết loài đồng hình bằng biện
pháp di truyền tế bào mà cơ sở là thể
nhiễm sắc đã được thể hiện rất rõ trong
nhiều công trình 10 năm nghiên cứu về
phức hợp An. dirusở Thái Lan. Phân
tích đa hình thể nhiễm sắc mà cơ sở
là đa hình các dị nhiễm sắc
(heterochromatic polymorphism), tác
giả đã phát hiện được nhiều dạng
thể nhiễm sắc giới tính khác nhau.
Dựa vào dạng kết hợp của các giao tử
(các hợp tử) được tìm thấy trong quần thể
tự nhiên, tác giả đã chỉ ra các biến dị bên
trong loài hay là sự khác biệt loài.

Quan điểm loài sinh học và định nghĩa
loài của Mayr mà cơ chế cách ly sinh sản
được xem như một tiêu chuẩn để xác
định các cá thể thuộc cùng một loài hay
thuộc về hai loài đã được các tác giả
quán triệt trong suốt qúa trình phân loại.
Tuy nhiên, tác giả đã chỉ ra rằng việc áp
dụng tiểu chuẩn đó một cách độc lập hay
ở dạng kết hợp (với các chỉ tiêu sinh học
khác) phải phụ thuộc vào từng trường


hợp cụ thể. Trường hợp phổ biến có thể
tóm tắt và được trình bày dưới đây.

Các cá thể muỗi (cùng vùng phân bố) có
các dạng thể nhiễm sắc khác nhau X1 và
X2 luôn luôn chỉ tồn tại ở dạng đồng hợp
tử (X1X1) (X2X2) mà không bắt gặp các
cá thể ở dạng dị hợp tử (X1X2) (qúa
trình giao phối không xảy ra) vì vậy
chúng thuộc về hai loài khác nhau. Về
phương diện di truyền học, hai loài này
cùng tồn tại trong tự nhiên rất giống nhau
về hình thái nhưng cách ly sinh sản với
nhau bởi cơ chế tiền giao phối.

Nhưng, cũng các dạng đồng hợp tử trên
(X1X1) (X2X2) được tìm thấy ở khác
vùng phân bố (qúa trình giao phối không
thể thực hiện được) nhưng như vậy
không có nghĩa là chúng thuộc về hai
loài. Trong trường hợp này phải kết hợp
với các chỉ tiêu khác để kiểm tra kết quả.
Mức độ hòa hợp di truyền thể hiện ở kết
quả của phép lai ở phòng thí nghiệm sẽ
cho ra kết quả về sự tồn tại về cơ chế
cách ly hậu giao phối đem lại độ chính
xác cao hơn trong phân loại.

Còn trong trường hợp ngoài các dạng
đồng hợp tử (X1X1) (X2X2) còn tìm

thấy cả dạng dị hợp tử (X1X2) trong
cùng vùng phân bố thì chúng thuộc cùng
một loài. Sự có mặt của dị hợp tử chứng
tỏ qúa trình giao phối giữa hai loài đã
xảy ra. Cơ chế giao phối ngẫu nhiên
quyết định sự kết hợp ngẫu nhiên của các
giao tử. Vì vậy, tần số các hợp tử các
đồng hợp tử (X1X1) (X2X2) và dị hợp tử
(X1X2) phải phù hợp với định luật Castle
- Hardy - Weinberg (1908) C - H - W:

p2X1X1 + 2pq X1X2 + q2X2X2

Ngoài các trường hợp đã được tác giả
khái quát và nêu rõ ở trên, trong thực tế
các trường hợp ngoại lệ cũng cần lưu
ý như việc tìm thấy dạng dị hợp với
tỷ lệ không đáng kể hoặc những khó
khăn về kỹ thuật trong việc thực hiện
phép lai ở phòng thí nghiệm đã không
phản ánh được mức độ chính xác của kết
quả phân loại. Trong những trường hợp
như vậy, phải kết hợp với nhiều các chỉ
tiêu khác.

×