Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tại sao nhà ở không nên thấp hơn nhà người khác potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.23 KB, 5 trang )

Tại sao nhà ở không nên thấp hơn nhà người
khác?, phải cách xa chùa, miếu? va không nên
đối diện với con đường hình cong?
Tại sao nhà ở không nên thấp hơn nhà người khác?
Một số người thích sống ở những khu vực có tòa nhà cao như khu thương
nghiệp phồn hoa hoặc các khu vực náo nhiệt, thích sự tiện lợi khi mua sắm ở đó
& thuận tiện để đi đến những nơi công cộng xung quanh. Thật ra những nơi như
vậy không phải thích hợp cho cư trú.

Phong Thủy học chú trọng sự hài hòa của trường khí. Thế thì sự hài hòa đó có liên
quan đến những yếu tố nào? Phong Thủy học kinh điển “Thanh nang kinh” viết “Lý ngụ
vu khí, khí hựu vu hình” nghĩa là có hình như thế nào thì có khí như thế ấy.
Những nơi phồn hoa cao cấp, thường là những tòa nhà cao tầng, đều có cảm giác hiện
đại với những cốt thép, bê tông. Có người cho rằng khí ở đây thịnh vượng nhất & là
môi trường nhà ở tốt. Nào ngờ trường khí ở đây không thích hợp cho người cư ngụ vì
các lý do sau đây:
a) Nhà ở kỵ đối diện có kiến trúc cao lớn. Phong Thủy học truyền thống cho rằng sinh
khí của kiến trúc cao lớn mạnh hơn sinh khí của kiến trúc thấp bé. Sống trong ngôi nhà
nhỏ bé, về mặt sinh khí là đang ở thế yếu.
b) Sống ở khu vực nhỏ là tốt. Kiến trúc hiện đại như các tòa nhà chung cư ở các khu
vực nhỏ trên cơ bản là tòa nhà to nhỏ như nhau, điểm có lợi của việc này là sinh khí
mạnh yếu như nhau sẽ không tạo nên cảm giác áp bức của sinh khí mạnh đối với sinh
khí yếu.
c) Kiến trúc cao to phía trước nhà đã đoạt hết sinh khí, nơi sinh khí yếu bị che lấp bởi
bóng của tòa kiến trúc cao to, cả năm không nhìn thấy được mặt trời, âm khí quá nặng,
không có lợi cho sức khỏe con người.
d) Nếu xung quanh nhà ở đều là các tòa kiến trúc cao to, nhà ở của mình trông sẽ rất
nhỏ bé, thấp hơn người ta một bậc, tầm nhìn xung quanh bị che khuất, khiến con người
có cảm giác tù túng, thế khí không kéo dài ra bao nhiêu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sự phát triển.
e) Gần các tòa tháp có đỉnh nhọn càng không thích hợp cư ngụ. Thời xưa, con người


xây các tòa tháp trấn yêu ma đều có đỉnh nhọn, hơn nữa gần xung quanh tòa tháp này
đều không có người ở.
Nói theo góc độ an toàn, kiến trúc cao & nhọn cũng tồn tại những yếu tố không an toàn.
Kiến trúc như vậy là nơi dễ bị sét đánh khi mưa giông, cho nên thường đều lắp đặt thiết
bị chống sét. Đã mang trên mình sự sấm chớp thì tự nhiên sẽ phóng ra sóng điện từ
như thế sẽ phá hoại sự hài hòa của môi trường khí khu lân cận, từ đó phát sinh trường
khí nguy hiểm. Đồng thời những cột sắt có đường dây điện cao thế cũng có những mối
nguy hiểm tiềm ẩn như vậy. Cho nên gần các tòa tháp có đỉnh nhọn như vậy không
thích hợp để ở.
Đương nhiên, mọi sự vật đều có tính hai mặt, cái gọi là “trong cái họa có cái phúc, trong
cái phúc có cái họa”. Nếu tòa tháp có đỉnh nhọn như thế cách nhà ở một khoảng cách
nhất định, lại ở vị trí thích hợp cũng sẽ sinh ra phản ứng trường khí tốt. Người xưa gọi
điều này là “văn bút đỉnh” hoặc “văn xương tháp”, truyền thuyết nói là sẽ phát sinh hiệu
ứng có lợi cho sự nghiệp (học hành đỗ đạt cao, có khoa bảng) & sự nghiên cứu khoa
học.
Tuy giữa tốt & xấu nắm giữ một vấn đề ở mức độ thích hợp, nhưng vị trí nhà ở tốt nhất
không nên chọn ở gần các kiến trúc cao lớn và có hình nhọn.
Nhà ở tại sao phải cách xa chùa, miếu?
Những người quan niệm có thần linh trên thế gian đều cho rằng những nơi như
chùa, miếu, đền thờ, đạo quán, nhà thờ là nơi gần thần linh nhất, là nơi trấn quỷ
diệt tà, vì thế ở đó sẽ có cảm giác an toàn.

Trên thực tế, những nơi gần chùa miếu, đền thờ v.v… nếu dựa trên nguyên tắc Phong
Thủy là nơi vô cùng không thích hợp cho cư ngụ vì đây là những nơi “âm khí” nặng
nhất vì một số “âm linh” đều tập trung ở nơi này tạo nên “âm sát”.
Phong Thủy học truyền thống chủ yếu nghiên cứu trạng thái của trường khí, mà âm
dương hai khí có cân bằng hay không đều có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cơ thể và
tâm lý con người. Lý luận Phong Thủy cho rằng nơi gần chùa, miếu… vì có quá nhiều u
oán, cũng có thể nói là “âm khí” tập trung nhiều gây nên sự mất cân bằng âm dương,
cho nên ở gần chùa miếu không có lợi cho người cư ngụ.

Nhà ở tại sao không nên đối diện với con đường hình cong?
Phản cung giống như khi chúng ta đang giương một cây cung, lắp tên lên cung,
vị trí phần cong của cây cung hướng về được gọi là “vị trí phản cung”. Phong
Thủy học cho rằng hình phản cung giống như hình hai vai của một người thò ra
ngoài, hình phát tán quyết định khí sẽ phát tán, nhà ở như thế không có lợi cho
sức khỏe con người.

Truyền thống cho rằng con đường hình cong trước nhà có hướng cong đối diện với nhà
ở, giống như một con dao cong, nhà ở như thế sẽ bị quấy nhiễu có hại đến tâm lý con
người, dẫn đến những bệnh về tâm lý, sự nghiệp không trôi chảy, thậm chí có lúc phá
tài, kiện tụng không ngừng.
Trước nhà ở cũng không thể có vòng cung hướng độ cong ra ngoài, lại thêm một con
đường thẳng hướng ra ngoài, điều này vừa vặn hình thành hình cung tên đã lắp mũi
tên, Phong Thủy học cho rằng đây là điều không cát lợi. Nếu trước nhà có một con
đường cong & độ cong hướng vào, tuy không phải đối diện với cửa chính, nhưng mặt
bên nhà có một con đường thẳng và con đường cong đan với nhau cũng là điềm không
cát.
Đối với con đường bên ngoài nhà ở, dù không phải là hình cung hướng phần cong ra
ngoài, nếu là ở giữa phần cong có cột điện, ống khói, tòa tháp cao… ắt cũng là điều
không cát lợi. Dựa vào nguyên lý quang học, kính lồi sẽ tản quang. Phong Thủy học
xem các đường phản cung là đường tản khí. Cho nên khi mọi người chọn mua nhà ,
trước tiên nhất định phải xem xét kỹ bên ngoài, xem thử có con đường phản cung nào
hay không; nếu có, nhất định phải suy nghĩ cẩn thận.
“Thuận cung” chính là khi chúng ta giương cung, tên lắp vào cung, phần bên trong mũi
tên chính là thuận cung. Đường có hình thuận cung tựa như người mẹ ôm ấp con
mình, khiến con người cảm thấy ấm áp, an toàn vì đường có hình bao bọc sẽ tụ khí.
* Nước phản cung là chỉ dòng sông phía trước nhà có hình phản cung.
* Đường phản cung là con đường hình uốn cong, mà phần cong đối diện với nhà mình.
* Kiến trúc phản cung là chỉ kiến trúc hình tròn, như nhà ở gần các siêu thị lớn, các tòa
nhà có hình dáng cong cong, đều bị phần cong phản chiếu.

Nếu nhà ở trong một môi trường chỉnh thể có bố cục tương đối tốt, nhưng chính con
đường phía trước nhà có hình phản cong sẽ làm tản mất trường khí tốt.
Đối với các kiến trúc hình phản cung nên dùng biện pháp nào thì tốt đây?
Dựa vào nguyên lý Phong Thủy học: bạn phản tôi cũng phản. Bên cạnh các kiến trúc
hình tròn, cũng thiết kế một phản cung thuận theo chiều cong kiến trúc, đây là các tiêu
trừ “phản cung sát” rất hiệu quả. Nhưng yêu cầu vật kiến trúc là thiết kế hình cung cần
phải có độ cong giống với độ phản cung của nó.
Bên cạnh kiến trúc hình cong, đối với độ cong của phản cung, thiết kế vật kiến trúc có
độ cong dạng lồi giống như vậy, phản cung ngược lại phần phản cung tiêu trừ lẫn nhau.
Nguyên lý khoa học của cách nói này đã được chứng thực từ bấy lâu nay.

×