Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cổ phiếu giảm giá - cái bẫy nguy hiểm nhất trên thị trường chứng khoán doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.81 KB, 6 trang )


Cổ phiếu giảm giá - cái bẫy nguy hiểm nhất
trên thị trường chứng khoán

Vân Anh (Dịch từ Motley Fool và tham khảo một số thông tin trên
mạng)
Công việc khó khăn nhất khi quyết định
mua cổ phiếu là xác định thời điểm nào giá
của cổ phiếu được xem là rẻ nhất. Nhiều nhà
đầu tư cho rằng, vào lúc mà giá của một cổ
phiếu xuống tới mức thất nhất mà nó đã từng
đạt tới trước đây, hoặc thấp hơn giá cổ phiếu
của các đối thủ cạnh tranh, thì đó chính là thời điểm nên mua với số lượng
lớn. Nhưng thông thường, giá cả chỉ phản ánh một cách tương đối giá trị
thật của cổ phiếu. Nếu bạn chỉ đánh giá dựa vào yếu tố này mà không đi sâu
phân tích giá trị thực của chúng, thì bạn rất dễ bị rơi vào bẫy.
Tại sao lại như vậy? Điều này đã được lịch sử thị trường chứng khoán
minh chứng bằng những ví dụ như sau:
Câu chuyện về bong bóng dot-com


Hẳn nhiều người còn nhớ bong bóng dot-com ở Mỹ 7-8 năm về trước.
Vào thời điểm đó, Internet phát triển như vũ bão đã khiến nhiều doanh
nghiệp nhanh chân ra sức tận dụng thế mạnh của nó cho ra đời hàng loạt các
công ty dựa vào Internet để tiến hành công việc kinh doanh của mình. Đó
chính là các công ty dotcom. Các doanh nghiệp này cho rằng, Internet sẽ
giúp họ xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng,
không còn phải lo đến các khâu trung gian như phân phối hoặc chi phí bán
lẻ. Sự ra đời hàng loạt các công ty dotcom đã khiến cho thị trường chứng
khoán Mỹ chao đảo. Tuy thị trường chứng khoán Mỹ đã rất phát triển với hệ
thống các quy chế chặt chẽ còn dân Mỹ thì đã quen với thị trường này mấy


trăm năm, thế mà hàng chục triệu người vẫn đổ xô vào mua cổ phiếu của các
công ty dot-com khiến cho chỉ số Nasdag trong ba năm đã tăng gấp năm lần.
Nhiều công ty chưa hề tạo ra một xu lợi nhuận mà cổ phiếu vẫn được
mọi người lùng mua (tức là hệ số giá cổ phiếu trên lợi tức P/E bằng vô cùng
chứ không phải 70 hay 100 như một số công ty được đánh giá là có tiềm
năng phát triển trong tương lai như hiện nay). Thế rồi bong bóng dot-com vỡ
vào tháng 03/2000. Hàng loạt công ty dot-com phá sản, nhiều nhà đầu tư trở
nên trắng tay.
Những công ty kinh doanh viễn thông và Internet có uy tín trên thị
trường cũng bị vạ lây, mà điển hình là trường hợp của Hãng Nortel Networks
Corp. – hãng khổng lồ viễn thông của Canada, nhà cung cấp các thiết bị viễn
thông lớn thứ ba trên thế giới. Khi diễn ra cuộc khủng hoảng này, giá cổ


phiếu của Nortel Network đã giảm từ 800 đô-la xuống chỉ còn 200 đô-la.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng một cổ phiếu có giá bằng 25% giá ở thời điểm cao
nhất của nó, sẽ là một vụ làm ăn lớn, chắc sẽ đem lại nhiều lợi nhuận. Nhưng
sự thật, họ đã lầm. Cái giá 800 đô-la/cổ phiếu của Nortel Networks thời điểm
trước khủng hoảng là một cái giá vượt quá giá trị thực của nó rất nhiều lần.
Và khi nó xuống còn 200 đô-la/cổ phiếu, đấy cũng chưa phải là giá trị thực
của nó.
Vì vậy, khi bạn nhìn thấy giá cổ phiếu xuống thấp hơn với đỉnh điểm
của nó nhiều lần, cũng đừng vội vàng đầu tư, vì rất có thể đó là sự đầu tư
thiếu khôn ngoan.
Thậm chí, khi một cổ phiếu có giá trị tương đối trên thị trường bỗng
nhiên sụt giá nhanh chóng, cũng chưa chắc là sự đầu tư tốt nếu như viễn cảnh
của nó ảm đạm. Hãy lấy Hãng Novastar Financial - một hãng tài trợ nợ địa
ốc lớn tại Mỹ làm ví dụ. Giá cổ phiếu của hãng này hiện nay dường như
không đắt như cuối năm 2006. Nhưng nếu bạn phân tích thị trường thì sẽ
thấy, từ đó đến nay, thị trường địa ốc ở Mỹ đang tiếp tục chịu tổn thất và sụt

giảm nghiêm trọng, vì vậy vay tiền bằng cách thế chấp nhà sẽ ngày càng khó
khăn khăn. Do đó, đương nhiên việc kinh doanh các món nợ thế chấp đang
trong chiều hướng đi xuống, nên mặc dù giá cổ phiếu của Novastas Financial
có giảm đi nhiều lần, nó rõ ràng không phải là một giá hời để bạn đầu tư.


Giá cổ phiếu hai đối thủ cạnh tranh, một cao một thấp, bạn quyết
định đầu tư vào đâu?
Một trong số những sai lầm hay mắc phải là bạn cho rằng giá của một
cổ phiếu là rẻ khi nó thấp hơn nhiều lần so giá cổ phiếu của các với đối thủ
cạnh tranh. Trở lại thời kỳ đầu năm 2000, Nokia và Motorola là hai đối thủ
kình địch trên thị trường điện thoại di động và giá cổ phiếu không chênh
nhau mấy. Khi giá của một cổ phiếu của Nokia xuống thấp hơn giá một cổ
phiếu của Motorola, nhiều nhà đầu tư đã quyết định đầu tư vào Nokia. Rất
tiếc, ở thời điểm đó, giá của cả hai cổ phiếu này đều được nâng cao lên so
với giá trị thực rất nhiều lần. Và các nhà đầu tư đã có một cái nhìn thiển cận
khi mua cổ phiếu của Nokia.
Hoặc bạn có thể xem xét ví dụ xảy ra gần đây nhất của hãng truyền
thông và Internet Yahoo Inc. và đối thủ cạnh tranh lớn nhất của nó là Google.
Vào tháng 1/2006, Yahoo! có chỉ số P/E (hệ số giữa thị giá một cổ phiếu trên
thu nhập của nó) vào khoảng trên dưới 30, trong khi chỉ số P/E của Google
lớn gấp gần ba lần. Mà như chúng ta đã biết, ý nghĩa đầu tiên của chỉ số này
là biểu hiện số tiền mà nhà đầu tư bỏ ra để thu được một đồng lợi nhuận từ
cổ phiếu đó. P/E = 30 có nghĩa nếu nhà đầu tư bỏ ra 30 đồng thì sẽ nhận
được một đồng lợi nhuận.
Như vậy, thông thường nhiều người sẽ cho rằng hiển nhiên Yahoo có
giá cổ phiếu hời hơn? Nhưng thực tế, không phải như vậy. P/E thường phản


ánh kỳ vọng của thị trường về sự tăng trưởng của cổ phiếu hơn là kết quả

làm ăn thực của công ty. Người ta so sánh P/E của các công ty cùng ngành;
nếu chỉ số P/E của một công ty cao hơn mức bình quân, có nghĩa thị trường
kỳ vọng công ty này sẽ ăn nên làm ra trong thời gian tới nhiều hơn so với
mức kỳ vọng vào các công ty khác.
Quay trở lại với ví dụ của Yahoo và Google, Google đã chứng minh sự
tăng trưởng lớn mạnh của nó, khi giá cổ phiếu của nó hiện tăng hơn 10% so
với giá tháng 1/2006, trong khi đó, giá cổ phiếu của Yahoo lại giảm 20%.
Như vậy, có thể thấy, khi bạn muốn trở thành một nhà đầu tư giá trị
thành công, bạn phải có cái nhìn tổng thể và đầu óc phân tích thị trường sắc
bén. Bạn không chỉ nhìn vào giá tương đối của cổ phiếu trên thị trường, mà
cần phải đánh giá các cơ hội tăng trưởng lợi nhuận, cũng như vị trí cạnh
tranh của công ty trên thị trường. Bởi vì, suy cho cùng, mục tiêu mà bạn
muốn đạt được chính là sự đầu tư an toàn, không những bảo toàn được vốn,
mà vốn đó phải được sinh sôi, nảy nở. Một cổ phiếu có giá quá cao so với giá
trị thực của nó, mặc dù trên thực tế, nó đang giảm giá, là một sự đầu tư
không mang lại lợi nhuận.
Bên cạnh đó, một vấn đề nữa mà bạn cần lưu ý là khi đánh giá chỉ số
P/E để quyết định mua cổ phiếu. Tại các thị trường đã phát triển, theo số liệu
thống kê về chỉ số P/E, hệ số này từ 8-15 là bình thường, nếu hệ số này lớn
hơn 20, thì công ty đang được đánh giá rất tốt và người đầu tư trông đợi


trong tương lai, mức thu nhập trên một cổ phiếu của công ty sẽ tăng nhanh.
Trường hợp công ty có hệ số P/E thấp có thể là do thị trường không đánh giá
cao hoặc chưa hiểu biết nhiều về công ty đó.
Khi tất cả các cổ phiếu trên thị trường đều có giá quá cao so với giá trị
thực của của nó, thì phần bong bóng sẽ vượt quá phần thực và nhất định có
ngày nổ tung, gây ra sự khủng hoảng thị trường như đã từng xảy ra ở các
nước phát triển









×