Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

báo cáo kiểm định chất lượng 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.86 KB, 64 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LỘC BÌNH
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
TRƯỜNG THCS XÃ NAM QUAN
LẠNG SƠN – 2010
DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ
TRƯỜNG THCS XÃ NAM QUAN
TT Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ Chữ ký
1. Bà Vũ Thị Kim Tuyến Hiệu trưởng Chủ tịch HĐ
2. Ông Trần Trung Dũng Phó hiệu trưởng Phó CT HĐ
3 Bà Lý Thị Kim Dung Thư ký tổng hợp Thư ký HĐ
4 Bà Tăng Thị Thu Thuý Tổ trưởng tổ KHXH Uỷ viên HĐ
5 Ông Nguyễn Văn Ngũ Chủ tịch Công đoàn Uỷ viên HĐ
6 Ông Vi Thụy Tự Thanh tra nhân dân Uỷ viên HĐ
7 Ông Phạm Văn Thiện TPT Đội - BT Đoàn Uỷ viên HĐ
i
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Danh sách thành viên Hội đồng tự đánh giá i
Mục lục ii
Danh mục các chữ viết tắt iii
Phần I: CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA NHÀ TRƯỜNG 1
I. Thông tin chung về nhà trường:
1
II. Cơ sở vật chất, thư viện tài chính
6
Phần II: TỰ ĐÁNH GIÁ 8
I. Đặt vấn đề: 8
II. Tự đánh giá: 9
1. Tiêu chuẩn 1: 9
1.1- Tiêu chí 1: 9
1.2- Tiêu chí 2: 10


2. Tiêu chuẩn 2: 11
2.1- Tiêu chí 1: 11
2.2- Tiêu chí 2: 12
2.3- Tiêu chí 3: 13
2.4- Tiêu chí 4: 14
2.5- Tiêu chí 5: 15
2.6- Tiêu chí 6: 16
2.7- Tiêu chí 7: 16
2.8- Tiêu chí 8: 18
2.9- Tiêu chí 9: 18
2.10- Tiêu chí 10: 19
2.11- Tiêu chí 11: 20
2.12- Tiêu chí 12: 21
2.13- Tiêu chí 13: 22
2.14- Tiêu chí 14: 23
2.15- Tiêu chí 15: 24
3. Tiêu chuẩn 3: 25
3.1- Tiêu chí 1: 25
3.2- Tiêu chí 2: 25
3.3- Tiêu chí 3: 26
3.4- Tiêu chí 4: 27
3.5- Tiêu chí 5: 28
3.6- Tiêu chí 6: 28
4. Tiêu chuẩn 4: 29
4.1- Tiêu chí 1: 29
4.2- Tiêu chí 2: 30
4.3- Tiêu chí 3: 31
4.4- Tiêu chí 4: 32
4.5- Tiêu chí 5: 32
4.6- Tiêu chí 6: 33

Nội dung Trang
4.7- Tiêu chí 7: 34
4.8- Tiêu chí 8: 35
4.9- Tiêu chí 9: 35
4.10- Tiêu chí 10: 36
4.11- Tiêu chí 11: 37
4.12- Tiêu chí 12: 38
5. Tiêu chuẩn 5: 39
5.1- Tiêu chí 1: 39
5.2- Tiêu chí 2: 40
5.3- Tiêu chí 3: 41
5.4- Tiêu chí 4: 42
5.5- Tiêu chí 5: 43
5.6- Tiêu chí 6: 44
6. Tiêu chuẩn 6: 45
6.1- Tiêu chí 1: 45
6.2- Tiêu chí 2: 46
7. Tiêu chuẩn 7: 47
7.1- Tiêu chí 1: 47
7.2- Tiêu chí 2: 48
7.3- Tiêu chí 3: 49
7.4- Tiêu chí 4: 49
III. Kết luận 50
Phần III: PHỤ LỤC
51
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng giáo dục theo từng tiêu chí
51
Danh mục mã hoá các minh chứng
56
ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Nội dung
GD&ĐT Giáo dục & Đào tạo
TĐXS Thi đua xuất sắc
UBND Uỷ ban nhân dân
CBGV Cán bộ giáo viên
HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
TDTT Thể dục thể thao
ĐHSP, CĐSP Đại học sư phạm, Cao đẳng sư phạm
CNTT Công nghệ thông tin
CSVC Cơ sở vật chất
BGH Ban giám hiệu
CNVC Công nhân viên chức
BCHTW Ban chấp hành Trung ương

iii
Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA NHÀ TRƯỜNG
(Thời điểm báo cáo: Tính đến ngày 30/6/2010)
I. Thông tin chung về nhà trường
1. Tên trường : Trường THCS xã Nam Quan
2. Tên trước đây: Trường PTCS Nam Quan
Trường TH&THCS Nam Quan
3. Cơ quan chủ quản: Phòng Giáo dục và Đào tạo Lộc Bình
Tỉnh Lạng Sơn Tên Hiệu trưởng Vũ Thị Kim Tuyến
Huyện Lộc Bình Điện thoại 025.3742.135
Xã Nam Quan Fax
Đạt chuẩn Quốc gia Chưa Web - Email
Năm thành lập
trường (theo quyết
định thành lập số:

19796/QĐ -
UBND)
2009 Số điểm trường Không
Công lập Thuộc vùng đặc biệt khó khăn
Dân lập Trường liên kết với nước ngoài
Tư thục Có học sinh khuyết tật
Loại hình khác (ghi rõ) Có học sinh bán trú
Có học sinh nội trú

2. Thông tin chung về lớp học và học sinh
Loại học sinh
Tổng
số
Chia ra
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Tổng số học sinh: 177 40 56 49 32
- Học sinh nữ: 82 17 19 23 23
- Học sinh người dân tộc thiểu số: 177 40 56 49 32
- Học sinh nữ người dân tộc thiểu số: 82 17 19 23 23
Số học sinh tuyển mới vào lớp 6 37
- Học sinh nữ: 15
- Học sinh người dân tộc thiểu số: 37
- Học sinh nữ người dân tộc thiểu số: 15
Số học sinh lưu ban năm học trước: 8 3 3 2
- Học sinh nữ: 2 2
- Học sinh người dân tộc thiểu số: 8 3 3 2
- Học sinh nữ người dân tộc thiểu số: 2 2
Số học sinh chuyển đến trong hè:
Số học sinh chuyển đi trong hè:
Số học sinh bỏ học trong hè: 2 2

- Học sinh nữ:
- Học sinh người dân tộc thiểu số: 2 2
- Học sinh nữ người dân tộc thiểu số:
1
Loại học sinh
Tổng
số
Chia ra
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Nguyên nhân bỏ học:
- Hoàn cảnh khó khăn: 3 1 2
- Học lực yếu, kém:
- Xa trường, đi lại khó khăn:
- Nguyên nhân khác: 8 1 4 3
Số học sinh là đội viên: 174 40 56 49 29
Số học sinh là đoàn viên 3 3
Số học sinh thuộc diện chính sách (*)
- Con liệt sĩ:
- Con thương binh, bệnh binh:
- Hộ nghèo: 35 9 18 5 3
- Vùng đặc biệt khó khăn:
- Học sinh mồ côi cha hoặc mẹ:
- Học sinh mồ côi cả cha, mẹ:
- Diện chính sách khác:
Số học sinh học tin học:
Số học sinh học tiếng dân tộc thiểu
số:
Số học sinh học ngoại ngữ:
- Tiếng Anh: 177 40 56 49 32
- Tiếng Pháp:

- Tiếng Trung:
- Tiếng Nga:
- Ngoại ngữ khác
Số học sinh theo học lớp đặc biệt:
- Số học sinh lớp ghép:
- Số học sinh lớp bán trú:
- Số học sinh bán trú dân nuôi:
- Số học sinh khuyết tật học hoà nhập:
Số buổi của lớp học/tuần: 6 6 6 6 6
- Số lớp học 5 buổi/tuần.
- Số lớp học 6 buổi đến 9 buổi /tuần. 6 6 6 6 6
- Số lớp học 2 buổi/ngày
(*) Con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh; học sinh nhiễm chất độc da cam, hộ nghèo.
Các chỉ số
Năm học
2006 -
2007
Năm học
2007 -
2008
Năm học
2008 -
2009
Năm học
2009 - 2010
Sĩ số bình quân học sinh trên lớp 30 29 29 29,5
Tỷ lệ học sinh trên giáo viên 12 13 15 13,6
Tỷ lệ bỏ học, nghỉ học 2,2 5,7 7,9 6,2
2
Các chỉ số

Năm học
2006 -
2007
Năm học
2007 -
2008
Năm học
2008 -
2009
Năm học
2009 - 2010
Tỷ lệ học sinh có kết quả học tập
trung bình và dưới trung bình.
53,3 54,8 73,2 77,1
Tỷ lệ học sinh có kết quả học tập
dưới trung bình.
35,5 38,9 5,8 9,6
Tỷ lệ học sinh có kết quả học tập khá 10,6 5,7 19,8 22,3
Tỷ lệ học sinh có kết quả học tập giỏi
và xuất sắc.
0,6 0,6 1,2 0,6
Số lượng học sinh đạt giải trong các
kỳ thi học sinh giỏi
0 0 0 0
3. Thông tin về nhân sự
Nhân sự
Tổng
số
Trong
đó

nữ
Chia theo chế độ lao động
Trong
tổng số
Biên chế Hợp đồng
Thỉnh
giảng
Dân
tộc
thiểu
Nữ
dân
tộc
Tổng
số
Nữ
Tổng
số
Nữ
Tổng
số
Nữ
Tổng số cán
bộ, giáo viên,
nhân viên.
16 7 14 6 2 1 11 6
Số đảng viên 3 2 3 2 1 1
- Đảng viên là
giáo viên
1 1 1 1 1 1

- Đảng viên là
cán bộ quản lý:
2 1 2 1
- Đảng viên là
nhân viên
Số giáo viên
chia theo
chuẩn đào tạo
13 6 11 5 2 1 10 6
- Trên chuẩn: 2 2 1
- Đạt chuẩn: 8 4 8 5 1 7 4
- Chưa đạt
chuẩn:
1 1 1 1 1 1 2 2
Số giáo viên
dạy theo môn
học:
- Thể dục: 1 1 1
- Âm nhạc: 2 2 1 1 1 1 2 2
Mĩ thuật 1 1 1 1 1 1
- Tin học:
3
Nhân sự
Tổng
số
Trong
đó
nữ
Chia theo chế độ lao động
Trong

tổng số
Biên chế Hợp đồng
Thỉnh
giảng
Dân
tộc
thiểu
Nữ
dân
tộc
Tổng
số
Nữ
Tổng
số
Nữ
Tổng
số
Nữ
- Tiếng DT
thiểu số:
- Tiếng Anh 1 1
- Tiếng Pháp:
- Tiếng Trung:
- Tiếng Nga:
- Ngoại ngữ
khác:
Ngữ Văn 1 1
Lịch sử 1 1
Địa lý

Toán 2 2 2
Vật lý 1 1 1
Hoá 1 1 1 1 1 1
Sinh học 1 1 1 1 1 1
GDCD 1 1 1 1 1 1
Công nghệ
Số giáo viên
chuyên trách
đội:
Cán bộ quản
lý:
2 1 2 1
- Hiệu trưởng: 1 1 1 1
- Phó hiệu
trưởng:
1 1
Nhân viên 1 1 1 1 1 1
- Văn phòng
(văn thư, kế
toán, thủ quỹ, y
tế)
- Thư viện: 1 1 1 1 1 1
- Thiết bị dạy
học:
- Bảo vệ:
- Nhân viên
khác:
Tuổi trung
bình của giáo
4

Nhân sự
Tổng
số
Trong
đó
nữ
Chia theo chế độ lao động
Trong
tổng số
Biên chế Hợp đồng
Thỉnh
giảng
Dân
tộc
thiểu
Nữ
dân
tộc
Tổng
số
Nữ
Tổng
số
Nữ
Tổng
số
Nữ
viên cơ hữu
Các chỉ số
Năm học

2006 -
2007
Năm học
2007 -
2008
Năm học
2008 - 2009
Năm học
2009 - 2010
Số giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo 4 3 3 1
Số giáo viên đạt chuẩn đào tạo 10 10 10 8
Số giáo viên trên chuẩn đào tạo 0 0 0 2
Số giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp
huyện, quận, thị xã, thành phố.
0 0 1 2
Số giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương
0 0 0 0
Số giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp
Quốc gia
0 0 0 0
Số lượng bài báo của giáo viên đăng
trong các tạp chí trong và ngoài
nước.
0 0 0 0
Số lượng sáng kiến, kinh nghiệm
của cán bộ, giáo viên được cấp có
thẩm quyền nghiệm thu.
0 0 1 2

Số lượng sách tham khảo mà cán
bộ, giáo viên viết được các nhà xuất
bản ấn hành.
0 0 0 0
Số bằng phát minh, sáng chế được
cấp (ghi rõ nơi cấp, thời gian cấp,
người được cấp)
0 0 0 0
4. Danh sách cán bộ quản lý
Các bộ phận Họ và tên
Chức vụ, chức danh,
danh hiệu nhà giáo, học
vị, học hàm
Điện thoại,
Email
Hiệu trưởng Vũ Thị Kim Tuyến
Hiệu trưởng
ĐH Văn
0983801577
5
Phó Hiệu
trưởng
Trần Trung Dũng
Phó H.trưởng
ĐH Anh văn
0982067226
Các tổ chức
Đảng, Đoàn
Thanh niên
CSHCM, Tổng

PT Đội, Công
Nguyễn Văn Ngũ
CT công đoàn
ĐH – Anh Văn
01699069025
Phạm Văn Thiện
Bí thư ĐTN – TPT Đội -
CĐSP Văn- PPCTĐ
01682865880
Các tổ trưởng
tổ chuyên môn
Lý Thị Kim Dung
Tổ trưởng Tổ KHTN
CĐSP Sinh – Hoá
0984783944
Tăng Thị Thu Thuý
Tổ trưởng Tổ KHXH
CĐSP Văn- GDCD
01655965039
II. Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính
1. Cơ sở vật chất, thư viện
Các chỉ số
Năm học
2006 -
2007
Năm học
2007 -
2008
Năm học
2008 –

2009
Năm học
2009 – 2010
Tổng diện tích đất sử dụng của nhà
trường (tính bằng m
2
):
5805 5805 7258 7258
Trong đó:
- Khối phòng học: 3 3 3 3
- Khối phòng phục vụ học tập: 0 0 0 0
+ Phòng giáo dục rèn luyện thể chất
hoặc nhà đa năng:
0 0 0 0
+ Phòng giáo dục nghệ thuật: 0 0 0 0
+ Thư viện: 0 0 0 0
+ Phòng thiết bị giáo dục: 0 0 0 0
+ Phòng truyền thống và hoạt động
Đội:
0 0 0 0
+ Phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn
tật; khuyết tật hoà nhập:
0 0 0 0
Khối phòng hành chính quản trị:
- Phòng Hiệu trưởng:
1 1 1 0
- Phòng Phó Hiệu trưởng:
0 0 0 0
- Phòng giáo viên: 3 3 3 5
- Văn phòng:

0 0 0 0
- Phòng y tế học đường:
0 0 0 0
- Kho:
0 0 0 0
- Phòng thường trực, bảo vệ ở gần cổng 0 0 0 0
6
trường:
- Khu nhà ăn, nhà nghỉ đảm bảo điều
kiện sức khoẻ học sinh bán trú (nếu có)
0 0 0 0
- Khu đất làm sân chơi, sân tập: 2 2 2 1
- Khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên,
nhân viên:
1 1 1 0
- Khu vệ sinh học sinh: 1 1 1 1
- Khu để xe học sinh: 0 0 0 0
- Khu để xe giáo viên và nhân viên: 1 1 1 0
- Các hạng mục khác (nếu có) 0 0 0 0
Tổng số đầu sách trong thư viện của
nhà trường (cuốn)
2236 2536 2736 3236
Tổng số máy tính của trường:
- Dùng cho hệ thống văn phòng quản lý 0 0 1 2
- Dùng cho học sinh học tập: 0 0 0 0
2. Tổng kinh phí từ các nguồn thu của trường trong 5 năm gần đây
Các chỉ số
Năm học
2005 -
2006

Năm học
2006 -
2007
Năm học
2007 -
2008
Năm học
2008 - 2009
Năm học
2009 - 2010
Tổng kinh phí
được cấp từ ngân
sách Nhà nước.
506.901.493 535.423.000
Tổng kinh phí
được cấp (đối với
trường ngoài công
lập)
0 0 0 0 0
Tổng kinh phí huy
động được từ các
tổ chức xã hội,
doanh nghiệp, cá
nhân.
0 0 0 0 0
Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ
I. Đặt vấn đề
Thực hiện Luật Giáo dục 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02
tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai đổi mới mục tiêu,

nội dung, phương pháp giáo dục, tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên,
tăng cường cơ sở vật chất, và đẩy mạnh công tác đánh giá và kiểm định chất lượng
giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo nhằm nhanh chóng tạo bước chuyển biến
lớn về chất lượng giáo dục. Công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục
được triển khai trong vài năm gần đây, đã có những tác động tích cực đến chất
7
lượng giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác này,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT
ngày 05 tháng 8 năm 2008 về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất
lượng giáo dục.
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục THCS là hoạt động đánh giá cơ sở giáo
dục THCS về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục đối với từng loại cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Mục đích tự đánh giá là nhà trường tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm
mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện
pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục và để đăng
ký kiểm định chất lượng giáo dục.
Phạm vi của tự đánh giá bao quát toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà trường
theo từng tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành.
Trường THCS Nam Quan, xã Nam Quan, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đã
tích cực thực hiện Quyết định số 83/2008/QĐ-BGD-ĐT ngày 31/12/2008 về ban
hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ
thông của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Nhà trường cũng hăng hái hưởng ứng cuộc vận
động “Hai không với 4 nội dung” và các cuộc vận động khác cùng với các phong
trào.
Từ thực trạng chất lượng giáo dục và đào tạo hiện nay trong các nhà trường,
sự đòi hỏi nhu cầu về thực chất chất lượng của học sinh, của cha mẹ học sinh và của
toàn xã hội để đưa sự phát triển của đất nước tiến tới Công nghiệp hoá - Hiện đại

hoá đất nước vào những năm 2020. Trường THCS Nam Quan đã hưởng ứng phong
trào thi đua đổi mới và tiếp tục không ngừng phấn đấu để đạt những thành tích tốt
hơn nữa và phấn đấu xây dựng phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực
mà toàn ngành đang hưởng ứng nhằm nâng cao chất lượng toàn diện trường học với
phương châm: “Dạy thật, học thật, thi thật, đánh giá thật, không để học sinh ngồi
nhầm lớp”. Nhà trường quyết tâm phấn đấu đưa chất lượng ngày càng cao.
Để tiến hành tự đánh giá, từ năm học 2008 - 2009, nhà trường xem xét, nghiên
cứu các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để
mô tả hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng và tự đánh giá theo
từng tiêu chí, thành lập hội đồng tự đánh giá, xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá
và tiến hành các khâu của quá trình tự đánh giá. Từ đó đăng ký kiểm định chất lượng
để cấp trên công nhận, giúp trường tiếp tục duy trì và giữ vững chất lượng để phấn
đấu đi lên theo chuẩn đánh giá kiểm định chất lượng của Bộ GD&Đ.
II. Tự đánh giá:
1. Tiêu chuẩn 1: Chiến lược phát triển nhà trường trung học cơ sở
Mở đầu: Phát triển nhà trường là một nhiệm vụ thiết yếu của mỗi nhà trường
để đáp ứng yêu cầu hiện nay của ngành giáo dục. Phát triển một cách toàn diện đòi
8
hỏi phải có một chiến lược phù hợp với đặc điểm, tình hình nhà trường. Vì vậy các
nhà trường cần phải xây dựng chiến lược phát triển chi tiết, cụ thể và khoa học
nhằm từng bước đưa nhà trường phát triển vũng chắc.
1.1. Tiêu chí 1: Chiến lược phát triển của nhà trường được xác định rõ ràng,
phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở được quy định tại
luật Giáo dục và được công bố công khai.
a) Được xác định rõ ràng bằng văn bản và được cơ quan chủ quản phê duyệt;
b) Phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở được quy định tại
luật Giáo dục;
c) Được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại trụ sở nhà trường, đăng
tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương và trên Website của sở
giáo dục và đào tạo hoặc Website của trường (nếu có);

* Mô tả hiện trạng
Trường THCS Nam Quan có văn bản chiến lược phát triển của nhà trường đã
được thông qua Hội đồng trường và được phòng giáo dục huyện Lộc Bình phê
duyệt [H1,1,01,01].
Chiến lược phát triển của nhà trường là phù hợp với mục tiêu GD phổ thông
cấp THCS được quy định tại luật giáo dục [H1,1,01,02]
Chiến lược phát triển của nhà trường đã được niêm yết công khai tại trụ sở
của nhà trường [H1,1,01,03]
* Điểm mạnh
Chiến lược phát triển nhà trường được xây dựng khoa học, được sự nhất trí
cao của tập thể.
* Điểm yếu
Chiến lược phát triển của nhà trường còn khó khăn do thiếu cơ sở vật chất đích
đến còn thấp so với măt bằng chung.
* Kế hoạch cải tiến chất lượng
+ Mục tiêu phấn đấu những năm tiếp theo:
- Nhà trường tiếp tục tham mưu với các cấp có thẩm quyền để xây dựng
trường học có đủ tiêu chuẩn vầ cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên, học sinh theo định hướng chuẩn quốc gia
+ Nội dung và giải pháp thực hiện:
- Đổi mới công tác Giáo dục và Đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện cho
CBGV học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác Giáo dục và Đào tạo đảm bảo giáo
dục toàn diện
- Xây dựng môi trường thân thiện, lành mạnh, tạo điều kiện cho CBGV và
học sịnh nâng cao đời sống văn hoá tinh thần và phát triển toàn diện.
- Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường giáo dục .
Nâng cao chất lượng phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội
trong quản lý, giáo dục học sinh.
- Bám sát các mục tiêu giáo dục cấp THCS của Bộ GD ban hành.

* Tự đánh giá : Đạt
9
1.2. Tiêu chí 2: Chiến lược phát triển phù hợp với các nguồn lực nhà
trường, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và định kỳ được
rà soát, bổ sung và điều chỉnh.
a) Phù hợp với các nguồn lực về nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất của
nhà trường.
b) Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
c) Định kỳ 2 năm rà soát bổ sung và điều chỉnh.
* Mô tả hiện trạng
Trường THCS Nam Quan từng năm học nhà trường đều có kế hoạch phát
triển về nguồn nhân lực con người và tài chính để phục vụ cho công tác giảng dạy
và học tập của nhà trường. Nguồn nhân lực hiện có có trình độ đào tạo chuẩn và
trên chuẩn chiếm tỉ lệ cao (81%), Giữa năm học cũ nhà trường đã có định hướng
phát triển cho năm học tiếp theo để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
[H1.01.02.01]
Đánh giá sự quan tâm của địa phương tới phong trào nhà trường, xây dựng
trường lớp là trung tâm giáo dục tốt môi trường lành mạnh. Nhà trường đã có mặt
bằng để xây dựng các phòng học và phòng chức năng, sân chơi bãi tập. Tuy nhiên
chưa được xây dựng phòng học kiên cố hoá[H1.01.02.02]
Hàng năm nhà trường kết hợp cùng với địa phương và các cấp đặc biệt là
ngành cấp trên đều ra soát kiểm tra lại về nguồn nhân lực, tài chính để có định
hướng cho những năm tiếp theo và đều được tổng kết đánh giá cụ thể thông báo
công khai rộng rãi. [H1.01.02.03]
* Điểm mạnh
- Nhà trường và CBGV được phòng GD&ĐT thực sự quan tâm đã đầu tư tốt
về nguồn nhân lực có đủ trình độ và khả năng đảm nhiệm công việc.
* Điểm yếu
Chiến lược phát triển của nhà trường đích đến còn thấp so với măt bằng chung
* Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Tham mưu với UBND huyện, Phòng GD&ĐT huyện có dự án thẩm định
và xây dựng 06 phòng học theo dự án kiên cố hoá trường học
- Duy trì và tiếp tục thực hiện các văn bản về quy định về nguồn lực và tài
chính, cơ sở vật chất, quản lý tài chính lưu trữ hồ sơ, sổ sách, chứng từ theo quy
định hiện hành của ngành và của luật Ngân sách Nhà nước…
- Thực hiện nghiêm Luật ngân sách, Luật kiểm toán Nhà nước quy định.
- Duy trì tốt việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm
- Hàng năm lập dự toán và kế hoạch thu chi vào đầu năm
- Thực hiện tốt việc đối chiếu chốt số liệu với Kho bạc theo từng tháng, quý, năm
- Thực hiện đúng lịch duyệt quyết toán tài chính thu chi theo tháng, quý,
năm và báo cáo công khai tài chính
- Lập xây dựng dự toán đầu năm phải sát với thực tế phù hợp với hoạt động
của nhà trường
10
- Các số liệu thu chi tài chính báo cáo luôn phải công khai qua các kỳ họp
phụ huynh và tổng kết hàng năm
- Duy trì và phát huy tốt lịch kiểm tra giám sát của Ban thanh tra nhân dân
- Các chứng từ và nội dung thu chi rõ ràng, chính xác, có đầy đủ ít nhất là 5
chữ ký trở lên…
- Các tài sản và thiết bị dạy học được bảo quản, quản lý ghi chép hạch toán
qua hệ thống sổ sách hàng năm có kiểm kê đánh giá lại tài sản thiết bị.
- Công khai việc sử dụng kinh phí trong và ngoài ngân sách định kỳ 1 năm 2 lần.
* Tự đánh giá: Đạt
Kêt luận Tiêu chuẩn 1:
* Điểm mạnh và yếu nổi bật
Điểm mạnh
Chiến lược của nhà trường trong 5 năm thể hiện rõ ràng trong Nghị quyết
Chi bộ Đảng.
Chiến lược của nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục được quy định
trong Luật giáo dục, phù hợp với tình hình địa phương và nguồn nhân lực tài chính

của nhà trường.
Điểm yếu
Trong thời gian tới phải có nhận thức và chiến lược đầy đủ hơn nữa, chủ
động hơn trong điều kiện cơ chế quản lý như hiện nay.
* Số lượng các chỉ số đạt yêu cầu: 6/6.
* Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu: 2/2.
2. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lí nhà trường
2.1. Tiêu chí 1: Nhà trường có cơ cấu tổ chức phù hợp với quy định tại điều
lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học (sau đây gọi là trường trung học) và các quy định khác do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành.
a) Có Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với
trường tư thục (sau đây gọi chung là Hội đồng trường), Hội đồng thi đua và khen
thưởng, Hội đồng kỷ luật, hội đồng tư vấn khác, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng
và các bộ phận khác (nếu có);
b) Có các tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã
hội;
c) Có đủ các khối từ lớp 6 đến lớp 9 và mỗi lớp không quá 45 học sinh
(không quá 35 học sinh đối với các trường chuyên biệt) mỗi lớp được chia thành
nhiều tổ học sinh; mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do học sinh trong tổ bầu ra;
* Mô tả hiện trạng
Trường THCS Nam Quan có quyết định thành lập Hội đồng trường
Có Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật và Hội đồng tư vấn theo
đúng điều lệ trường phổ thông [H2.2.01.01]
Chưa có Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn;
11
Có Quyết định thành lập các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh .
Có đầy đủ Bảng danh sách lớp của nhà trường (mỗi lớp ghi đầy đủ các thông

tin: tên giáo viên chủ nhiệm, sĩ số học sinh mỗi lớp, họ tên lớp trưởng, lớp phó, tổ
trưởng, tổ phó, )[H2.2.01.02].
* Điểm mạnh
Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật của nhà trường hoạt động rất hiệu
quả.
Danh sách lớp rất đầy đủ, chi tiết.
* Điểm yếu
Chưa có quyết định thành lập Chi Đoàn, Liên Đội .
* Kế hoạch cải tiến chất lượng
Tham mưu tốt với các cấp lãnh đạo để trong năm 2009 này có đủ các quyết
định thành lập Hội đồng trường , Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
- Nhà trường cử cán bộ, giáo viên, công nhân viên tham gia đầy đủ các lớp
tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cốt cán các tổ chức trong nhà
trường.
* Tự đánh giá: Đạt
2.2. Tiêu chí 2: Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn
và hoạt động của Hội đồng trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng
trường đối với trường công lập thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường trung
học; đối với trường tư thục thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động trường tư
thục;
b) Hội đồng trường đối với trường công lập hoạt động theo quy định tại Điều
lệ trường trung học; đối với trường tư thục theo quy chế tổ chức và hoạt động của
trường tư thục;
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động của trường.
* Mô tả hiện trạng
Trường THCS Nam Quan có Quyết định thành lập Hội đồng trường .
Có đầy đủ Kế hoạch về phương hướng hoạt động của trường, huy động và
giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng

đồng và xã hội, bảo đảm mục tiêu giáo dục; [H2.2.02.01].
Có quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch đầu tư và phát
triển của nhà trường trong từng giai đoạn và từng năm học[H2.2.02.02].
Có quyết nghị về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản của nhà trường
[H2.2.02.03].
Có đầy đủ văn bản của hội đồng trường về việc phân công trách nhiệm cụ thể
cho từng thành viên giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát thực hiện, các
nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt
động của nhà trường[H2.2.02.04].
Có đủ Biên bản định kỳ giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát thực
hiện, các nghị quyết của Hội đồng trường [H2.2.02.05].
. * Điểm mạnh
12
Tuy chưa có quyết định thành lập nhưng Hội đồng nhà trường đã hoạt động đúng quy
chế và có hiệu quả cao trong từng năm học.
* Điểm yếu
- Nhà trường nằm trong địa bàn thuộc địa phương còn nhiều khó khăn, nên công
việc đôi khi còn gặp nhiều khó khăn.
* Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với lãnh đạo Xã, đề nghị với UB Xã tạo
điều kiện cho HĐ trường nhằm tạo điều kiện hoạt động có hiệu quả hơn nữa.
- Hội đồng trường cần định kì tiến hành rà soát, giám sát các hoạt động,
việc thực hiện các nghị quyết của nhà trường tốt hơn đề thúc đẩy việc nâng cao
chất lượng dạy và học
* Tự đánh giá: Đạt
2.3. Tiêu chí 3: Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật đối với
cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường có thành phần, nhiệm
vụ, hoạt động theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định hiện
hành khác.
a) Hội đồng thi đua và khen thưởng có nhiệm vụ xét thi đua và khen thưởng,

có thành phần và hoạt dộng theo các quy định hiện hành;
b) Hội đồng kỷ luật học sinh, Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên
được thành lập có thành phần, hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung
học và các quy định hiện hành;
c) Hàng năm, rà soát, đánh giá công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật.
* Mô tả hiện trạng
- Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường hàng năm kiểm tra nhiệm vụ
xét duyệt thi đua khen thưởng đối với giáo viên và học sinh từng học kỳ và cuối
năm học theo các tiêu chí ban hành của ngành và nghị quyết của hội đồng nhà
trường. [H2.2.03.01]
- Hội đồng kỷ luật giáo viên và học sinh được thành lập khi cần thiết giải
quyết công việc. Hiệu trưởng là chủ tịch hội đồng kỷ luật xử lý vụ việc theo đúng
điều lệ trường phổ thông và các quy định hiện hành.[H2.2.03.02]
- Sau mỗi năm học có đánh giá hoạt động của công tác thi đua khen thưởng.
[H2.2.03.03]
* Điểm mạnh
- Công tác thi đua khen thưởng giáo viên và học sinh của nhà trường hoạt
động thường xuyên đánh giá công minh, công khai trước hội đồng sư phạm nhà
trường.
- Hàng năm có điều chỉnh và tuân thủ theo quy định hiện hành.
- Hội đồng kỷ luật thực sự làm việc công tâm, là nơi giáo dục học sinh chậm.
tiến, học sinh cá biệt hiệu quả nhất.
* Điểm yếu
Kinh phí để khen thưởng động viên các tập thể, cá nhân còn hạn chế, chưa
kịp thời.
* Kế hoạch cải tiến chất lượng
13
- Hàng năm kiện toàn lại tổ chức của Ban Thi đua - Khen thưởng của nhà
trường.
- Điều chỉnh các tiêu chí thi đua cho phù hợp với tình hình thực tiễn của từng

năm học.
- Cuối mỗi năm học đều đánh giá tổng kết xếp loại cụ thể cho từng CBGV,
CNVC trong trường và bình xét đề nghị cấp trên khen thưởng theo đúng công văn
hướng dẫn của ngành và của cấp trên.
- Tiếp tục tham mưu với các cấp uỷ, chính quyền địa phương, hội Cha mẹ
học sinh để phối hợp tốt công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật.
* Tự đánh giá: Đạt
2.4. Tiêu chí 4: Hội đồng tư vấn khác do Hiệu trưởng quyết định thành
lập, thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Hiệu trưởng.
a) Có quy định rõ ràng về thành phần, nhiệm vụ, thời gian hoạt động của
Hội đồng tư vấn;
b) Có các ý kiến tư vấn cho Hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ thuộc trách
nhiệm và quyền hạn của mình;
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng tư vấn.
* Mô tả hiện trạng
Nhà trường chưa có Hội đồng tư vấn khác.
* Điểm mạnh
Nhà trường hoạt động đúng theo quy chế của ngành.
* Điểm yếu
Nhà trường chưa có các Hội đồng tư vấn khác.
* Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nhà trường tiếp tục tham mưu với các cấp chính quyền địa phương để thành
lập Hội đồng tư vấn để phục vụ công tác quản lý, công tác chuyên môn, công tác
phong trào.
* Tự đánh giá: Không đạt
2.5. Tiêu chí 5: Tổ chuyên môn của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ
theo quy định.
a) Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ thưo quy định tại Điều
lệ trường trung học;
b) Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và

các hoạt động giáo dục khác;
c) Hàng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân
công.
* Mô tả hiện trạng
- Nhà trường có 2 tổ chuyên môn: tổ KHTN và KHXH, 2 tổ chuyên môn có
kế hoạch công tác cụ thể (của riêng từng tổ) triển khai theo từng tháng dựa trên kế
hoạch năm học của nhà trường. 2 tổ chuyên môn luôn hoàn thành xuất sắc mọi
14
nhiệm vụ được giao theo đúng quy định theo đúng quy định của điều lệ của trường
trung học. [H2.2.05.01]
- 2 tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 2 tuần 1 lần về các
hoạt động phục vụ cho chuyên môn nghiệp vụ. Ví dụ: hoạt động hội giảng các cấp
(cấp trường, miền, huyện, tỉnh), hội thảo chuyên môn.[H2.2.05.02]
- Sau một tháng hoặc sau từng giai đoạn rà soát lại các công việcđã làm đánh
giá việc thực hiện các nhiệm vụ được giao của từng tổ chuyên môn. Ví dụ: sau mỗi
giai đoạn kiểm tra khảo chất lượng giảng dạy, chất lượng học sinh giỏi, kết quả hội
giảng, hội thảo của từng giáo viên sau đó xếp loại thi đua.[H2.2.05.03]
* Điểm mạnh
- Đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao,
yêu nghề mến trẻ, có ý chí phấn đấu phục vụ cho ngành giáo dục.
- Đại đa số các đồng chí đã công tác lâu năm trong nhà trường, có nhiều kinh
nghiệm làm việc ở trường tiên tiến xuất sắc, trường đạt chuẩn quốc gia, trường anh
hùng lao động, cập nhật kịp thời với yêu cầu về vị trí hiện nay của nhà trường.
* Điểm yếu
- Thiếu phòng họp, sân chơi để tiến hành triển khai các nội dung hoạt động
giáo dục của tổ chuyên môn.
- Thực hiện các chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học chưa đạt hiệu quả
như mong muốn.
- Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng song tập trung chủ yếu vào giáo viên
chuyên Văn, toán. Giáo viên chuyên các môn ít giờ rất ít. Do đó đại đa số giáo viên

phải dạy kiêm nghiệm. Vì vậy chiều sâu của những môn này còn hạn chế.
- Nhìn chung đội ngũ giáo viên có tay nghề khá đều song mũi nhọn ở một số
môn một số khối lớp còn hạn chế.
* Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Tổ trưởng, tổ phó xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn trong cả
năm học dựa trên kế hoạch của nhà trường. Từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động của
tổ chuyên môn theo từng tháng. Tổ trưởng, tổ phó chỉ đạo tổ thực hiện các nhiệm
vụ được giao kế hoạch đã xây dựng.
- Tiếp tục tham mưu và đề xuất với lãnh đạo nhà trường những biện pháp đổi
mới nâng cao chất lượng dạy và học
- Sau từng mặt công tác, từng giai đoạn đều được tổ chuyên môn đánh giá
việc thực hiện nhiệm vụ, phân tích kỹ những mặt đã làm, chưa làm được và nguyên
nhân. Từ đó đề xuất các biện pháp, giải pháp hợp lý.
* Tự đánh giá: Đạt
2.6. Tiêu chí 6: Tổ văn phòng của nhà trường (Tổ quản lý nội trú đối với
trường phổ thông nội trú cấp huyện) hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.
a) Có kế hoạch công tác rõ ràng;
b) Hoàn thành các nhiệm vụ được phân công;
c) Mỗi học kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
* Mô tả hiện trạng
- Trong năm học 2009-2010 Chưa có tổ văn phòng [H2.2.06.01]
15
- Năm học 2008-2009 tổ văn phòng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
phục vụ cho công tác dạy và học của nhà trường, là tổ được công nhận là tổ lao
động tiên tiến. [H2.2.06.02]
* Điểm mạnh
- Trường có đủ các tổ chuyên môn , các thành viên trong tổ biên chế đủ theo
yêu cầu quy định.
- Các tổ chuyên môn hoạt động có chất lượng, hiệu quả, hoàn thành tốt công
tác giảng dạy và phục vụ dạy học,

* Điểm yếu
- Một số thành viên phải kiêm nhiệm nhiều việc nên tổng hợp báo cáo chưa
đảm bảo quy định về thời gian.
- Năm học 2009-2010 Chưa có tổ văn phòng nên sự phối kết hợp giữa tổ văn
phòng và tổ chuyên môn còn nhiều hạn chế trong công tác nâng cao chất lượng
* Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Thành lập tổ văn phòng để tập trung cho nâng cao nghiệp vụ từng thành
viên với chuyên môn chính thành thạo, chất lượng tốt, quản lý hồ sơ trường học,
phổ cập, kế toán bằng vi tính, làm tốt công tác kiêm nhiệm khi giao phó, tổ chức
cho hoạt động thư viện của nhà trường đạt hiệu quả.
- Cần có những quy định các chức trách, nhiệm vụ cụ thể cho các chức danh
văn phòng, quan trọng là phải xây dựng được tinh thần tự giác, làm việc 8/8 giờ
trong ngày.
* Tự đánh giá: Không đạt

2.7. Tiêu chí 7: Hiệu trưởng có biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc
thực hiện kế hoạch dạy và học tập các môn học và các hoạt động giáo dục khác
theo quy định tại chương trình giáo dục trung học cấp trung học cơ sở do Bộ
giáo dục và đào tạo ban hành.
a) Phổ biến công khai, đầy đủ kế hoạch giảng dạy, học tập các môn học và
các hoạt động giáo dục khác;
b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
giảng dạy và học tập, dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, sinh hoạt chuyên đề,
nội dung giáo dục địa phương và hoạt động giáo dục nghề phổ thông - hướng
nghiệp;
c) Hàng tháng, rà soát, đánh giá để cải tiến quản lý hoạt động giáo dục trên
lớp, hoạt động giáo dục nghề phổ thông - hướng nghiệp và các hoạt động giáo dục
khác.
* Mô tả hiện trạng
- Hiệu trưởng nhà trường luôn phổ biến công khai,dầy đủ các kế hoạch giảng

dạy,học tập các môn học và các hoạt động giáo dục khác theo đúng quy định do Bộ
Giáo Dục và Đào tạo ban hành. [H2.2.07.01]
- Ban giám hiệu luôn có biện pháp chỉ đạo,kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
kế hoạch giảng dạy và học tập, dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi các cấp.sinh hoạt
chuyên đề,nội dung giáo dục địa phương và hoạt động giáo dục nghề phổ thông-
hướng nghiệp. [H2.2.07.02]
16
- Hàng tháng ban giám hiệu nhà trường luôn có kế hoạch rà soát, đánh giá để cải
tiến quản lý hoạt động giáo dục trên lớp,hoạt động giáo dục nghề phổ thông-hướng
nghiệp và các hoạt động giáo dục khác. [H2.2.07.03]
* Điểm mạnh
- Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn bám sát,kiểm tra đôn đốc giáo viên
thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn có kinh nghiệm,nghiệp vụ quản lý tốt vì vậy
chất lượng ngày càng nâng cao
* Điểm yếu
- Đội ngũ giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm vì vậy công tác quản lý
còn gặp nhiều khó khăn.
- Một bộ phận nhỏ trong giáo viên còn có lúc xem nhẹ việc kiểm tra, chưa
thường xuyên tự kiểm tra mình chưa đưa việc kiểm tra để điều chỉnh việc thực hiện
nhiệm vụ cá nhân một cách đều đặn mà chỉ thực hiện kiểm tra khi nhà trường tổ
chức kiểm tra, vì vậy trong khi được kiểm tra thì chuẩn bị chưa tốt để đạt được yêu
cầu cao.
* Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Sớm xây dựng được kế hoạch kiểm tra có hiệu quả
+ Rà soát và kiện toàn lại hồ sơ thành kiểm tra toàn diện và chuyên đề của
cán bộ giáo viên.
+ Lập kế hoạch thanh kiểm tra năm học mới, thông báo công khai công tác
thanh tra của nhà trường để mọi cán bộ giáo viên chủ động tham gia.
+ Lập và công khai lịch thanh kiểm tra theo tuần, tháng, kỳ: Mỗi lần tổ chức

phải triển khai được cụ thể tiến trình công việc, yêu cầu cần đạt được trong thanh
kiểm tra và rút được kinh nghiệm kịp thời để giúp công tác thanh tra kiểm tra vừa
thực hiện có kết quả ngày một tốt hơn.
*Tự đánh giá: Đạt

2.8. Tiêu chí 8: Hiệu trưởng có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá
hoạt động dạy thêm, học thêm và quản lý học sinh nội trú
a) Có kế hoạch quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm và quản lý học sinh
nội trú.
b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm và quản lý
học sinh nội trú .
c) Hàng tháng, rà soát, đánh giá việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm
và quản lý học sinh nội trú.
* Mô tả hiện trạng
Nhà trường phổ biến công khai đầy đủ các văn bản về quản lý, tổ chức dạy
thêm, học thêm đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh [H4.2.08.01].
Nhà trường không có học sinh nội trú.
17
Nhà trường chưa có điều kiện về cơ sở vật chất nên không tổ chức dạy thêm
và học thêm tại trường. Các giáo viên không tổ chức dạy thêm cho học sinh trong
trường.
* Điểm mạnh : Triển khai đầy đủ các văn bản về quản lý, tổ chức dạy thêm,
học thêm đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
* Điểm yếu : Không tổ chức dạy thêm học thêm nên không có điểm yếu
* Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Tiếp tục tham mưu với các cấp chính quyền và ngành để xây dựng cơ sở vật
chất để phục vụ tốt công tác dạy và học chính khoá, công tác dạy thêm và học thêm
nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.
* Tự đánh giá: Đạt
2.9. Tiêu chí 9: Nhà trường đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh

theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
a) Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo quy định;
b) Công khai kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh;
c) Hàng tháng, rà soát và đánh giá để cải tiến hoạt động xếp loại hạnh kiểm
của học sinh.
* Mô tả hiện trạng
Nhà trường tổ chức cho giáo viên học tập và tiến hành đánh giá, xếp loại
hạnh kiểm của học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo từng học kì
và năm học
Được ghi trong: Sổ nghị quyết của Hội đồng Sư phạm, của tổ chuyên môn,
trong sổ gọi tên ghi điểm, sổ chủ nhiệm theo từng năm học [ H2.2.09.01]
Sau khi đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh theo đúng quy định, giáo viên
chủ nhiệm thông báo cho từng học sinh và phụ huynh học sinh biết về hạnh kiểm
của mình, những ưu điểm cần phát huy, những nhược điểm cần khắc phục, đồng
thời thông qua sổ phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình nhằm thông báo
hạnh kiểm đến từng phụ huynh học sinh. Có : Sổ gọi tên- ghi điểm, sổ chủ nhiệm,
sổ học bạ, sổ phối giáo dục [H2.2.09.02]
Nhà trường hàng năm tổ chức rà soát và đánh giá để cải tiến hoạt động xếp
loại hạnh kiểm của học sinh. Có ghi trong Sổ nghị quyết Hội đồng sư phạm, sổ nghi
quyết tổ chuyên môn [H2.2.09.03]
* Điểm mạnh
-Số học sinh xếp hạnh kiểm khá, tốt chiếm tỉ lệ tương đối cao .
-Thông báo hạnh kiểm tới học sinh và phụ huynh học sinh kịp thời ngay sau
cuối học kì và cuối năm học
- Việc thông báo kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh cá biệt chưa kịp
thời do các yếu tố khách quan như bố mẹ đi làm ăn xa nhà
- Nhà trường tiến hành thường xuyên theo từng học năm học
* Điểm yếu
- Còn có một bộ phận nhỏ học sinh thực hiện lễ tiết trường học chưa thật tốt,
ý chí vươn lên trong học tập chưa cao, ý thức tham gia xây dựng trường lớp như

đóng góp tiền xây dựng còn chậm.
18
- Một số giáo viên chủ nhiệm chưa có kinh nghiệm, chưa phát huy hết vai trò
của cán bộ lớp trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
- Vẫn còn học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình.
- Việc thông báo kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh cá biệt chưa kịp
thời do các yếu tố khách quan như bố mẹ đi làm ăn xa nhà
-Việc rà soát và đánh giá để cải tiến hoạt động xếp loại hạnh kiểm của học
sinh đôi khi còn chưa cụ thể, chưa rõ ràng
* Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Tăng cường việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho
học sinh
- Ngay sau khi hoàn thành việc xếp loại hạnh kiểm học sinh, Ban giám hiệu
lên kế hoạch tổng kết học kì hoặc năm học để giáo viên thông báo kết quả kịp thời
cho học sinh và phụ huynh học sinh
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, phải thông báo kịp thời cho phụ
huynh biết hạnh kiểm của con em mình
- Việc rà soát, đánh giá các tiêu chí phải cụ thể, rõ ràng, bám sát và hướng
dẫn xếp loại hạnh kiểm của học sinh được quy định trong Điều lệ trường phổ thông
* Tự đánh giá: Đạt
2.10. Tiêu chí 10: Nhà trường đánh giá, xếp loại học lực của học sinh theo
quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
a) Đánh giá, xếp loại học lực của học sinh theo quy định;
b) Công khai kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh;
c) Mỗi học kỳ, rà soát và đánh giá hoạt động xếp loại học lực của học sinh.
* Mô tả hiện trạng
Học lực của học sinh là 1 tiêu chí quan trọng trọng trong quá trình dạy và
học. Chính vì vậy việc đánh giá và xếp loại học lực của học sinh phải công bằng,
khách quan và dân chủ theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xác định

được tầm quan trọng đó, ngay từ đầu năm học trường chúng tôi đã hướng dẫn giáo
viên học quy trình đánh giá xếp loại học sinh theo Hướng dẫn đánh giá xếp loại học
lực và hạnh kiểm [H2.2.10.01].
Trong quá trình đánh giá xếp loại học sinh giáo viên công khai kết quả tới
từng em và gia đình của học sinh qua họp phụ huynh và sổ liên lạc theo kỳ
[H2.2.10.02]
Thông báo cho gia đình học sinh nắm được kết quả xếp loại học lực của học
sinh trong các cuộc họp phụ huynh…[H2.2.10.03] (biên bản họp phụ huynh học
sinh).
Tiến hành cho điểm và nhập điểm vào sổ điểm lớn và máy vi tính theo phần
mềm của phòng giáo dục và đào tạo cấp năm 2008 - 2009 …[H2.2.10.04]
Mỗi học kì nhà trường có rà soát đánh giá hoạt động xếp loại của học sinh…
[H2.2.10.05] .
* Điểm mạnh
Việc đánh giá, xếp loại học lực của học sinh của nhà trường đã đảm bảo công
bằng khách quan, công khai và đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
* Điểm yếu
19
Chưa công khai được kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh lên các
kênh thông tin đại chúng như: đài truyền thanh của địa phương, Website của nhà
trường.
Vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh ý thức học tập chưa cao, do đó vẫn còn
học sinh xếp loại học lực yếu và kém.
* Kế hoạch cải tiến chất lượng
Từ tháng 9 năm 2009 giao cho 1 đồng chí phụ trách nhập kết quả đánh giá,
xếp loại học lực của học sinh vào máy vi tính.
Năm 2010 - 2011 lập Website của trường và đưa kết quả đánh giá, xếp loại
học lực của học sinh lên đó.
* Tự đánh giá: Đạt
2.11. Tiêu chí 11: Nhà trường có kế hoạch và triển khai hiệu quả công tac

bồi dưỡng, chuẩn hoá, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, giáo viên.
a) Có kế hoạch từng năm và dài hạn việc bồi dưỡng, chuẩn hoá, nâng cao
trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên;
b) Phấn đấu đến năm 2012 để 100% giáo viên đạt chtuẩn trình độ đào tạo và
có ít nhất 50% giáo viên của nhà trường, 50% tổ trưởng tổ chuyên môn có trình độ
từ đại học trở lên;
c) Hàng năm, rà soát, đánh giá để cải tiến công tác bồi dưỡng, chuẩn hoá,
nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên.
* Mô tả hiện trạng
- Nhà trường có kế hoạch dài hạn và được cụ thể hóa theo từng năm về việc
bồi dưỡng, chuẩn hóa, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và giáo viên
[H.2.2.11.01].
- Khi triển khai kế hoạch, Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho
giáo viên đi học để nâng cao trình độ.
- Năm học 2009 - 2010 nhà trường có 87,5% giáo viên đạt chuẩn và trên
chuẩn trình độ đào tạo [H2.2.11.02]. Tuy nhiên số giáo viên có trình độ trên chuẩn
hầu hết được đào tạo theo hệ tại chức.
- Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường thống kê, rà soát, kiểm tra
trình độ đào tạo của giáo viên đặc biệt đối với những giáo viên mới nhận công tác
tại trường nhằm bổ sung và cải tiến công tác bồi dưỡng, chuẩn hóa, nâng cao trình
độ cho cán bộ quản lý và giáo viên [H2.2.11.03]
* Điểm mạnh
- 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình và có tâm huyết với
nghề
* Điểm yếu
- Giáo viên có trình độ đại học chủ yếu là được đào tạo tại chức.
- Số lượng giáo viên hợp đồng vẫn còn, nhiều giáo viên ở xa nên việc đi lại
không được thuận tiện
- Đội ngũ giáo viên chưa đồng đều

- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ
* Kế hoạch cải tiến chất lượng
20

×