Tải bản đầy đủ (.pptx) (62 trang)

4-03-2012 bảo vệx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.51 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
KHOA CƠ KHÍ XÂY DỰNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
TÊN ĐỀ TÀI
Ứng dụng Biến tần cho các hệ thống Bơm
& Quạt
SINH VIÊN: VŨ VĂN THUẦN &ĐẶNG ĐỨC MINH
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:TS.NGUYỄN THIỆN HOÀNG
2
PHẦN MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BƠM - QUẠT VÀ ỨNG DỤNG CỦA

BIẾN TẦN TRONG HỆ THỐNG BƠM VÀ QUẠT
I.Tầm quan trọng của hệ thống bơm và quạt.
Bơm,quạt là những máy rất quan trọng và có ứng dụng rộng rãi để vận
chuyển nguyên liệu và năng lượng trong các hệ thống công nghệ.Không
có bơm , quạt chắc chắn không sẽ không thực hiện được các quá trình
liên tục để sản suất ra những sản phẩm cần thiết như:sợi hóa học,thức ăn
tổng hợp,xà phòng,phân đạm ,sơn,xăng dầu;các nguyên liệu quan trọng
cho quá trình chế tạo máy như sắt thép,kim loại màu;các thuốc quan
trọng nhu kháng sinh;các vật liệu xây dựng cần thiết như xi măng hay là
trong các hệ thống cấp thoát nước thì ở đó có những công trình hạ tầng
kỹ thuật quan trọng của các khu dân cư,khu công nghiệp,thương
mại,dịch vụ…trong toàn xã hội.Trong hệ thống cấp thoát nước các máy
bơm đóng vai trò rất trọng và chủ đạo của các trạm bơm cấp và thoát
nước.
3
I.Tầm quan trọng của hệ thống bơm và quạt (tiếp)

Đặc biệt là trong hệ thống cấp nước,công trình thu nước và các máy
bơm có ảnh hưởng lớn lao đến sự làm việc đồng bộ,bền vững và hiệu


quả của cả hệ thống.Việc sử dụng hợp lý các loại máy bơm,sự làm
việc ổn định kinh tế của các máy bơm trong trạm bơm đóng vai trò
rất quan trọng.Vấn đề thông gió,thải các khí thải,dịch thải nhằm bảo
vệ tốt môi trường làm việc và lao động trong bất cứ nhà máy hay
trong các hệ thống điều hòa,trong các tầng hầm,đường hầm…nào
cũng cần tới bơm và quạt.Có thể nói rằng máy Bơm và quạt trong hệ
thống cấp thoát nước cũng như trong hệ thống thông gió hay là hệ
thống điều hòa hay cũng có thể là trong hệ thống phòng cháy chữa
cháy thì nó đóng vai trò chủ đạo và có tính quyết định đến cả hệ
thống.
4
II.Biến tần và ứng dụng của biến tần trong hệ thống
bơm và quạt
Với sự phát triển như vũ bão về khoa học công nghệ nói chung và một
trong những kết quả của nó là ngày càng có nhiều thiết bị điện-điện tử
sử dụng các bộ biến tần nói riêng, trong đó một bộ phận đáng kể sử dụng
biến tần phải kể đến chính là bộ biến tần điều khiển tốc độ động cơ điện.
Điều chỉnh tốc độ động cơ qua việc thay đổi các thông số nguồn như
điện áp hay các thông số mạch như điện trở phụ, thay đổi từ thông…
Từ đó tạo ra các đặc tính cơ mới để có những tốc độ làm việc mới phù
hợp với yêu cầu của phụ tải cơ. Có hai phương pháp để điều chỉnh tốc độ
động cơ:
• Biến đổi tần số cấp của nguồn điện. Phương pháp này làm giảm tính
phức tạp của cơ cấu và cải thiện được đặc tính điều chỉnh, đặc biệt linh
hoạt khi ứng dụng các hệ thống điều khiển bằng điện tử.
5
II.Biến tần và ứng dụng của biến tần trong hệ thống bơm và quạt
Khảo sát cho thấy:
• Trong các bộ điều khiển moment động cơ chiếm 55% là các ứng dụng
quạt gió, trong đó phần lớn là các hệ thống HAVC (điều hòa không khí

trung tâm),chiếm 45% là các ứng dụng bơm.
• Nâng cấp cải tạo các hệ thống bơm và quạt từ hệ điều khiển tốc độ
không đổi lên hệ tốc độ có thể điều chỉnh được trong công nghiệp với lợi
nhuận to lớn thu về từ việc tiết giảm nhiên liệu điện năng tiêu thụ.
6
II.Biến tần và ứng dụng của biến tần trong hệ thống bơm và quạt
Khảo sát cho thấy:
• Trong các bộ điều khiển moment động cơ chiếm 55% là các ứng dụng
quạt gió, trong đó phần lớn là các hệ thống HAVC (điều hòa không khí
trung tâm),chiếm 45% là các ứng dụng bơm.
• Nâng cấp cải tạo các hệ thống bơm và quạt từ hệ điều khiển tốc độ
không đổi lên hệ tốc độ có thể điều chỉnh được trong công nghiệp với lợi
nhuận to lớn thu về từ việc tiết giảm nhiên liệu điện năng tiêu thụ.
• Các tính năng tích hợp hệ thống cơ điện.
a)Tính năng chuyên dụng cho bơm.
Biến tần được thiết kế với cách tính cho bơm với sự hỗ trợ và
phối hợp của các nhà sản xuất bơm và tư vấn lắp đặt cơ điện trên
toàn thế giới. Các tính năng chính chuyên cho bơm là:
7

Điều khiển tổ hợp bơm: Quản lý sắp xếp vận hành sau cho các bơm
trong tổ hợp có tổng số giờ vận hành như nhau nhằm hạn chế hao
mòn và bảo đảm điều kiện vận hành và bảo dưỡng cho tất cả các bơm
trong tổ hợp.

Chạy chờ: Biến tần tự động phát hiện tình trạng dòng chảy thấp hay
không có dòng chảy. Khi đó biến tần sẽ điều khiển bơm để tăng ăp
lực của hệ thống rồi ngừng bơm để tiết kiệm năng lương. Biến tần sẽ
tự động chạy bơm khi áp lực hệ thống giảm dưới mức đặt.


Bảo vệ chạy khô và điểm cuối đường đặc tính: Khi bơm chạy mà áp
suất hệ thống không đạt thì có nghĩa là giếng hết nước hay đường ống
bị rò hoặc vỡ. Lúc này biến tần sẽ báo, dừng bơm hay thực hiện một
chức năng được lập trình trước.

Tự động chỉnh định thông số cho bộ điều khiển PI: Biến tần sẽ tự
động đặt giá trị cho hệ số tỉ lệ (P) và hệ số tích phân (I) của bộ điều
khiển khi biến tần được tích hợp vào vòng điều khiển kín (theo áp
suất hay lưu lượng đặt) sao cho đáp ứng của hệ nhanh và ổn định.
8
b. Tính năng chuyên dụng cho quạt
Các tính năng cho quạt giúp cho các ứng dụng quạt thông minh hơn
tiết kiệm năng lượng hơn và thân thiện hơn với người dùng. Các chức
năng chính chuyên cho quạt là:

Chuyển đổi tốc độ- lưu lượng: Biến tần có khả năng qui đổi tốc độ-
lưu lượng và hệ thống có thể chạy theo lưu lượng đặt hay mức chênh
lưu lượng đặt. Tính năng tiết kiệm năng lương nhưng vẫn đảm bảo
được tính tiện nghi và tiết kiệm chi phí đầu tư do không phải dùng cảm
biến lưu lượng.

Chức năng AHU thông minh: Biến tần thực hiện điều khiển logic dựa
trên các tín hiệu đầu vào đầu vào từ các cảm biến theo thời gian thực
và theo lịch với các chức năng:

Chế độ hoạt động theo ngày trong tuần

Điều khiển tầng P-PI cho nhiệt độ

Điều khiển đa vùng


Cân bằng lưu lượng giữa khí tươi và khí thải
9
b. Tính năng chuyên dụng cho quạt (tiếp)

Chế độ khi có cháy: Tính năng không cho phép biến tần ngừng hoạt
động trong những điều kiện làm việc mà biến tần phải dừng hoạt
động để tự bảo vệ. Khi có cháy biến tần sẽ tiếp tục hoạt động điều
khiển quạt đảm bảochức năng thông gió khi có cháy bất kể mọi loại
tín hiệu điều khiển, liên động,hay cảnh báo...

Kết nối BMS: Khi kết nối hệ thống thì các đầu vào ra của biến tần sẽ
trở thành các đầu vào ra của BMS. Trong đó BMS (Building
Management System) là một hệ thống đồng bộ cho phép điều khiển
và quản lý mọi hệ thống kỹ thuật trong toà nhà như hệ thống điện, hệ
thống cung cấp nước sinh hoạt, điều hoà thông gió, cảnh báo môi
trường, an ninh, báo cháy - chữa cháy v.v…, đảm bảo cho việc vận
hành các thiết bị trong tòa nhà được chính xác, kịp thời.

Giám sát cộng hưởng tần số: Biến tần có khả năng tự động điều
khiểnquạt hoạt động ngoài dải tần số cộng hưởng của hệ thống thông
gió.
10
b. Tính năng chuyên dụng cho quạt (tiếp)

+ Tăng áp cầu thang: Khi có cháy biến tần hoạt động đảm bảo áp lực
cầu thang cao hơn áp lực ở các phần khác của công trình và lối thoát
hiểm khi có cháy sẽ không bị khói xâm nhập.

+ Tiết kiệm chi phí đầu tư cho AHU: Biến tần được tích hợp bộ điều

khiển logic Smart Logic Controller và 4 bộ điều khiển PID tự chỉnh
định thông số để điều khiển dòng khí với quạt, van nước và van gió.
11

PHẦN 1 SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG BƠM
1-Định nghĩa và phân loại bơm
1.1. Định nghĩa
Bơm là máy để tạo ra dòng chất lỏng.Hay nói cách khác,bơm là máy dùng để
di chuyển chất lỏng và tăng năng lượng của dòng chất lỏng.Khi bơm làm việc
năng lượng mà bơm nhận được từ động cơ sẽ chuyển hóa thành thế
năng,động năng và một phần nhỏ nhiệt năng của dòng chất lỏng.
Vậy bơm là loại máy thủy lực dùng để biến đổi cơ năng của động cơ thành
năng lượng để vận chuyển chất lỏng hoặc tạo nên áp suất cần thiết trong hệ
thống truyền dẫn thủy lực.
1.2. Phạm vi sử dụng
Bơm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực:nông nghiệp,trong nghành
chế tạo máy,trong công nghiệp ,“ở đề tài” này bơm được ứng dụng trong các
công trình xây dựng nói chung và lĩnh vực cấp thoát- nước sẽ được nói riêng
đó là: “Ứng dụng của biến tần để điều khiển bơm”.
12
1.2. Phạm vi sử dụng (tiếp)
Vậy khi nào ta cần và nên sử dụng điều khiển Biến Tần:
Những trường hợp sau đây ta nên sử dụng điều khiển biến tần để động
cơ máy bơm của bạn tăng tuổi thọ và tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Máy bơm thường xuyên khởi động

Máy bơm cấp nước điều khiển bằng công tắc áp lực.

Nhiều Máy bơm cấp nước điều khiển bằng công tắc áp lực.


Lưu ý:

Máy bơm cấp nước điều khiển bằng khởi động từ, mổi khi khởi động
và tắt máy - áp lực trên đường ống bị tăng đột biến rất lớn dẫn đến tình
trạng nứt bể đường ống.

Máy bơm cấp nước điều khiển bằng biến tần. Mỗi khi khởi động và tắt
máy động cơ - áp lực trên đường ống không bị đột biến , luôn giữ cho áp
lực đường ống luôn ổn định.
13
1.3. Phân loại

Theo nguyên lý làm việc,bơm được chia ra hai loại:Bơm thể tích và
bơm động học.

Bơm thể tích hút và đẩy chất lỏng ra khỏi bơm do thay đổi thể tích của
không gian làm việc nhờ một bộ phận chuyển động tịnh tiến(pittông )
hoặc rô to quay,do đó thế năng và áp suất của chất lỏng tăng lên.Loại
này gồm có bơm pittông, bơm rôto ( bơm răng khía,bơm cánh trượt,bơm
trục vít).

Bơm động học hút và đẩy,như vậy làm tăng áp suất chất lỏng do cung
cấp động lượng nhờ va đập của các cánh bơm ( bơm ly tâm,bơm hướng
trục) hoặc nhờ ma sát của tác nhân làm việc (bơm xoáy lốc,bơm tia,bơm
chấn động,bơm vít xoắn,bơm sục khí,bơm luồng),hoặc nhờ tác dụng của
điện từ (bơm điện từ )hoặc các trường lực khác.

Trong cấp kỹ thuật có 3 loại bơm được sử dụng rộng rãi là bơm ly
tâm,bơm hướng trục và bơm píttông.

14
1.4. Các thông số cơ bản của bơm
Có 5 thông số cơ bản của bơm đó là:lưu lượng Q,chiều cao áp lực
H,công suất N,hiệu suất η ,hệ số quay nhanh n .
Lưu lượng Q(m3/s) là thể tích chất lỏng mà bơm cung cấp vào ống
trong một đơn vị thời gian.
Chiều cao áp lực hay áp lực của bơm H (m) là năng lượng riêng của
chất lỏng khi đi từ miêng đẩy của bơm và được tính bằng mét cột chất
lỏng hay tính bằng mét cột nước.Áp lực bơm dùng để khắc phục chiều
cao nâng ( hình học ),hiệu số áp suất ở hai đầu đường ống,trở lực thủy
lực trong ống hút và trong ống đẩy.
Công suất của bơm là công suất tiêu hao để tạo ra lưu lượng Q và
chiều cao áp lực H.
Hiệu suất là tỉ số giữa công suất có ích và công suất của bơm.
Hệ số quay nhanh của bơm là sô vòng quay của bơm mẫu tác dụng
đơn,một cấp đồng dạng hình học với nó và có chiều cao áp lực HM=1m,
lưu lượng QM= 0,075 m3/s
15
Ta có thể lựa chọn được loại bơm thích hợp theo bảng sau:
16
Loại bơm ns,vg/ph
Bơm píttông và rôto
Bơm ly tâm
Bơm hướng chéo
Bơm hướng trục
Đến 50
50÷300
300÷500
500÷1200
2. Bơm thể tích

Đặc điểm của bơm thể tích:
Ống hút luôn ngăn cách với ống đẩy,chất lỏng được đẩy cưỡng bức vào
ống đẩy.
Lưu lượng chất lỏng và không đều và hầu như không phụ thuộc vào áp
suất của bơm.
Bơm một cấp có thể sinh ra áp lực bất kỳ nếu có đủ độ bền và công
suất.
2.1. Bơm píttông
Người ta phân loại bơm pittông theo nhiều cách.
Theo truyền động có thể chia ra:bơm truyền động được động cơ dẫn
động qua cơ cấu thanh truyền tay quay;bơm trực tiếp được dẫn động trực
tiếp bằng máy hơi;bơm tay.
Theo số lần tác dụng có thể phân ra:bơm tác dụng đơn;bơm tác dụng
kép;bơm tác dụng ba;bơm tác dụng nhiều lần;bơm vi sai.
Theo cấu tạo của píttông có thể phân ra:bơm pít tông đĩa;bơm pít tông
trụ (bơm plôngdơ);bơm píttông thủng;bơm cánh màng.
17
Theo vị trí xilanh có thể phân ra:bơm thẳng đứng;bơm nằm ngang,bơm
nghiêng.
Theo áp suất có thể chia thành:bơm thấp áp (p<10at);bơm trung áp
(p=10-20at);bơm cao áp(p>20at).
Theo năng suất có:bơm nhỏ (Q<15m3/h);bơm vừa (Q=15-60m3/h);bơm
lớn (Q> 60m3/h).
2.2.1 Bơm trực tiếp.
Bơm trực tiếp (hình 1.1) không có cơ cấu thanh truyền tay quay và được
truyền động trực tiếp từ máy hơi có chung một cán.Thường phần bơm gồm có
hai xilanh tác dụng kép và ở phần máy hơi cũng có hai xylanh.
2.1.3.Ưu nhược điểm của bơm píttông
Ưu điểm chủ yếu của bơm píttông là:
Cho phép cung cấp lượng chất lỏng không lớn nhưng có áp suất lớn.Áp suất

của bơm không phụ thuộc vào năng suất và độ bền tương ứng.
Cho phép ở máy không cần mồi chất lỏng,nhưng đồng thời có sự đốt nóng
và mài mòn xilanh,tiêu thụ công suất vô ích và gây ra ứng suất nhiệt trong
xilanh.
18
Bơm píttông đĩa có kích thước và khối lượng nhỏ so với bơm píttông
trụ;bơm píttông trụ có hộp đệm dễ qua sát nên được dùng để tạo áp suất
cao.
Nhược điểm chủ yếu của bơm píttông là:

Kích thước và khối lượng lớn ,giá thành cao.

Gây chấn động truyền tới bệ.

Diện tích chiếm chỗ lớn.

Các chi tiết chóng mòn.

Truyền lực phức tạp(trừ bơm trực tiếp).

Lưu lượng không đều.

Bơm pít tông đĩa có bít kín phức tạp dễ rò chất lỏng và xilanh chóng
mòn;bơm pít tông trụ có kích thước và khối lượng lớn.
19
2.2.Bơm Rôto
2.2.1Bơm tấm trượt (hình 1.2a)
Bơm gồm vỏ 1,rô to 2 và các tấm trượt đặt trong rãnh rôto.Tâm của rô to không
trùng với tâm vỏ.Khi rô to quay,dưới tác dụng của lực ly tâm và đôi khi cảu cả lực
lò xo các tấm trượt sẽ trượt theo rãnh và tì vào thành vỏ.Vùng 6 giữa các điểm A

và B là vùng nén chất lỏng,còn vùng 4 là vùng hút và vùng 5 là vùng đẩy.
2.2.2 Bơm píttông quay
Bơm gồm nhiều píttông có vị trí song song (hình 1.2b) hoặc vuông góc với trục
chính của bơm.Bơm píttông quay có thể tạo được áp suất tới 300 at khi lưu lượng
khoảng 7 l/s hiệu suất bơm tới 0,9.
2.2.3 Bơm răng khía
Bơm răng khía (hình 1.2 c)gồm hai bánh răng 1 và 2 ăn khớp với nhau nằm
khít trong vỏ 3,số răng thường khoảng 8-12 chiếc.Các rãnh răng thực hiện chức
năng của xilanh,còn các răng thực hiện chức năng pít tông.Như vậy khi quay bơm
sẽ liên tục hút và đẩy chất lỏng với lưu lượng khá đồng đều (số răng càng nhiều
lưu lượng càng đều).Bơm răng khía có thể tạo áp suất tới 25at khi lưu lượng là 58
m3/h.Loại bơm này thường dùng trong các hệ thống bôi trơn và hệ thống điều
khiển tự động.
20
2.2.4.Bơm hai rôto (hình 1.2d)
Mỗi bơm có dạng số tám hoặc
dạng đặc biệt được quay trong vỏ
hai rô to luôn luôn cách vỏ và cách
nhau khoảng hở rất nhỏ và được
dẫn động nhờ bộ truyền bánh răng
đặt ở ngoài bơm. Loại bơm này
thường dùng trong các hệ thống
bôi trơn và hệ thống điều khiển tự
động.

Hình 1.2
21
2.2.5.Bơm ống mềm(hình 1.2 e)
Bơm rô to 1 có các con lăn 2.Rô to quay trong giá 4 có gắn ống mềm 3 bằng cao su hoặc chất dẻo.Khi
rô to quay,các con lăn sẽ lăn ép ống và đẩy chất lỏng đi.Điều chỉnh lưu lượng nhờ biến đổi số vòng quay

của rôto.Bơm ống mềm thường dùng làm bơm định lượng và để chuyển các chất có tính chất ăn mòn
mạnh.
2.2.6.Bơm trục vít
Rôto của bơm là trục vít có biến dạng đặc biệt nên ngăn cách hoàn toàn đường hút và đẩy.Bơm có thể
có một,hai,ba hoặc nhiều trục vít đặt ở vị trí nằm ngang hoặc thẳng đứng.Loại bơm ba trục vít (hình 1.3)
thì trục giữa là trục dẫn và hai trục bên là các trục bị dẫn,mà các trục này quay dưới tác dụng của áp suất
chất lỏng.Các trục bị dẫn chỉ có tác dụng bít kín.
Hình 1.3
22
2.3.BƠM ĐỘNG HỌC
2.3.1.Bơm ly tâm
23
Loại bơm này trước khi chạy cần phải mồi nước qua ống 10,vì vậy nếu bơm
đặt cao hơn mức chất lỏng thì phải có bộ phận tiếp nhận,gồm xupap tiếp nhận
11 để giữ chất lỏng và lưới tiếp nhận 6.Trục quay làm quay guồng có các cánh
gây ra lực ly tâm làm chuyển động chất lỏng về phía đuôi cánh guồng và tập
trung lại theo rãnh xoắn ốc xung quanh vỏ.Tiết diện của rãnh xoắn ốc thay đổi
nhưng vận tốc chất lỏng không đổi,vì chất lỏng luôn bổ xung vào rãnh.Như
vậy miệng hút của guồng sẽ là chân không,nên dưới tác dụng của áp suất tại
bể hút chất lỏng sẽ đi vào bơm.
2.3.1.Bơm ly tâm (tiếp)
Bơm ly tâm được sử dụng rỗng rãi trong công nghiệp cũng như trong xây dựng và trong đời
sống hàng ngày vì có các ưu điểm như :chạy êm,lưu lượng rất điều hòa,có thể quay với vận tốc
rất lớn,nối trực tiếp với động cơ điện,loại bỏ cơ cấu chuyển động kiểu biên tay quay,xupáp,bầu
khí..;nền móng nhẹ không chiếm nhiều diện tích;có thể điều chỉnh rỗng rãi;rẻ tiền vốn đàu tư ít
(nhất là đối với bơm lớn và trung bình);vận hành đơn giản,cấu tạo không phức tạp;có thể bơm
được chất lỏng đặc,có lẫn vật rắn;hiệu suất máy bơm cao,đặc biệt là với bơm có công suất lớn.
2.3.2.Các loại bơm động học khác.
2.3.2.1. Bơm hướng trục
Bơm hướng trục là dạng đặc biệt của bơm ly tâm có n = 600 – 1200vg/ph. Do tác động tương

hỗ giữa các cánh guồng với dòng chất lỏng làm xuất hiện lực đẩy chất lỏng đi dùng ọc theo
trục guồng động. Ở hình 1.5a là sơ đồ Bơm hướng trục có trục thẳng đứng. Chất lỏng từ ống
hút đi vào guồng động 2 rồi tác động tương hỗ với các cánh 3 gắn trên bạc 4 và nhận được
them một năng lượng. Sau đó chất lỏng đi qua thiết bị hướng 5 và khuỷu 6 để vào ống đẩy 7.
Bơm hướng trục dùng khi cần lưu lượng lớn mà áp suất lại thấp. Loại này rất gọn chắc
nhưng chiều cao hút chỉ tới 2m vì rất cảm nhạy với hiện tượng xâm thực do lưu lượng lớn.
Thông thường người ta đặt guồng Bơm hướng trục ở dưới mực chất lỏng được vận chuyển.
24
2.3.2.2. Bơm ma sát
Bơm xoáy lốc: bơm xoáy lốc thuộc loại ma sát điển hình. Về cấu tạo, bơm
xoáy lốc cũng có những bọ phận tương tự như bơm ly tâm, nhưng làm việc
theo nguyên tắc hoàn toàn khác: dung lực ma sát để hút, nén và đẩy chất lỏng.
Hình 1.5b Sơ đồ của bơm xoáy lốc, gồm guồng động 1 đặt trong vỏ 2. Chất
lỏng được dẫn tới guồng động qua ống hút 4 và được đưa ra ngoài nhờ ống
đẩy 5. Theo chiều quay của guồng động là kênh vòng 3 ở phần vở phía dưới
giữa ống hút và ống đẩy. Phần giữa các ống này (ở phía trên) phải đảm bảo
khe hở nhỏ nhất giữa guồng và vỏ.
Bơm xoáy lốc thường có hai loại guồng động: kín (hình 1.5c) và hở (hình
1.5d) Guồng kín có các cánh về hai phía và số cánh là 12 -24. Guồng hở có
các cánh hướng kính, số cánh 18 – 30.
Bơm xoáy lốc làm việc như sau: mỗi phần tử chất lỏng bị cuốn vào rãnh
guồng động sẽ nhận được thêm một năng lượng rồi lại được văng trở lại vào
kênh vòng 3, rồi lại tiếp tục bị cuốn vào rãnh guồng động để nhận them một
năng lượng mới. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại trên toàn bộ đường đi của chất
lỏng trong bơm (theo đường xoắn đứt nét ở hình 1.5b), làm cho phần tử chất
lỏng được tăng thêm năng lượng rất nhiều lần.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×