Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài tập kinh tế phát triển: Khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của Việt nam pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.45 KB, 3 trang )

BÀI TẬP KINH TẾ PHÁT TRIỂN-GVHD: TS. NGUYỄN CHÍ HẢI
SV THỰC HIỆN: TRẦN HUỆ CHI-LỚP CAO HỌC 11B1.1 (ĐHNH TP.HCM)
Yêu cầu tóm tắt nội dung sách: Khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của
Việt nam- Võ Trí Thành và các tác giả (2002)- NXB Lao động-Xã hội.
Bài làm
Nội dung cuốn sách có thể tóm tắt bằng các ý chính sau:
- Mục tiêu nghiên cứu: Khả năng duy trì nợ nước ngoài và thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt
Nam trong những năm 90 và giai đoạn 2001-2010.
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng mô hình động về nợ của Jaime De Pine kết hợp với việc
phân tích các rủi ro bên ngoài tác động đến tài khoản (KA) để xem xét điều kiện khả năng thanh
toán:
. Mô hình này có thể chỉ ra khả năng thanh toán nợ theo xu hướng chỉ số nợ trên xuất khẩu theo
thời gian, khi xem xét biến đổi của các biến chủ chốt như nợ nước ngoài (ròng), xuất khẩu, nhập
khẩu và thanh toán lãi suất.
. Mô hình này cũng có thể ước tính được mức nhập khẩu được phép là mức nhập khẩu tối đa giữ
cho một nước vay nợ có khả năng thanh toán và thâm hụt tài khoản vãng lai có thể chịu đựng
được.
- Sử dụng mô hình của Jaime De Pine cho thấy
Trong giai đoạn 1989-1999 thâm hụt tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài của Việt Nam là có thể
chịu đựng được.Năm 1996 thâm hụt tài khoản vãng kai đã lên tới “mức báo động” theo nghĩa là
giá trị nhập khẩu được phép thấp hơn nhiều so với giá trị nhập khẩu thực tế.Trừ năm 1995 và
1996, tuy nhiên, nhập khẩu đã bị hạn chế đáng kể so với mức nhập khẩu tối đa có thể đạt được
trong khi vẫn đảm bảo khả năng kéo dài nợ nước ngoài. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu được
thực thi từ năm 1997 là sự phản ứng quá mức cần thiết.Việc nghiên cứu khả năng duy trì nợ và
thâm hụt tài khoản vãng lai trong tương lai là dựa trên mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2001-2010, và tỉ lệ
lãi suất bình quân gia quyền đối của lãi suất ODA và lãi suất vay thương mại. Giả thuyết các
khoản chuyển giao tăng vừa phải và là nguồn thu xuất khẩu thì tốc độ tăng nhập khẩu (trung bình
hàng năm) có thể cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu 1 điểm phần trăm mà không gây ra rủi ro nào về
mất khả năng duy trì nợ nước ngoài. Nhập khẩu có thể thậm chí tăng cao hơn xuất khẩu khoảng
2-3 điểm phần trăm trong nửa đầu thập kỷ 2001-2010.Sau đó Việt Nam cần phải thận trọng hơn


trong việc quản lý mối quan hệ giữa tốc độ xuất khẩu và nhập khẩu.
- Qua phân tích,các nhà hoạch định chính sách cần lưu ý
1
BÀI TẬP KINH TẾ PHÁT TRIỂN-GVHD: TS. NGUYỄN CHÍ HẢI
SV THỰC HIỆN: TRẦN HUỆ CHI-LỚP CAO HỌC 11B1.1 (ĐHNH TP.HCM)
. Tài trợ tài chính tạo ra nợ đã chiếm phần lớn các luồng vốn vào nên làm tăng chi phí tài trợ cho
thâm hụt cán cân vãng lai. Tỉ lệ nợ với lãi suất không ưu đãi tăng lên và các khoản vay với lải
suất thả nổi đã trở nên dễ tổn thương hơn đối với dao động mức lãi suất trên thị trường thế giới.
. Sự suy giảm hiệu quả sử dụng vốn được đo lường bằng hiệu suất đồng vốn(ICOR) hoặc năng
suất nhân tố tổng hợp (TFP), đã có tác động tiêu cực đáng kể tới tăng trưởng kinh tế và khả năng
thanh toán nợ nước ngoài.
- Những đề xuất về chính sách cho nền kinh tế Việt Nam
. Chính sách hạn chế nhập khẩu nên được xem xét thận trọng trước khi đưa ra thực hiện vì động
cơ thúc đẩy xuất khẩu là tạo ra khả năng nhập khẩu hiệu quả hơn.Khả năng mở rộng hơn nữa
nhập khẩu có thể đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy tự do hóa thương
mại và hội nhập quốc tế.
. Chính phủ phải kiểm soát chặt chẽ quá trình mở cửa tài khoản vốn theo 1 trình tự hợp lý nhằm
đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô,nâng cao hiệu quả và sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng.Từ đó
có 1 chính sách tỉ giá hợp lý đối với việc chuyển sang chế độ tỉ giá linh hoạt, nhất quán với chính
sách lãi suất và tiền tệ.
. Để tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực,Việt Nam cần thực thi hiệu quả những cải cách về:
Thể chế: Nghĩa là thay đổi các thể chế hiện hành do Nhà nước kiểm soát và dẫn dắt bởi Nhà
nước thành các thể chế thúc đẩy làm ăn hiệu quả và thân thiện đối với khu vực kinh tế tư nhân.
Cơ cấu: Cải cách minh bạch khu vực Doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng bằng việc
ban hành chính sách cạnh tranh.Chính sách liên quan tới thương mại nên tiếp tục nhất quán với
các nguyên tắc của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO).
. Cải thiện tính cạnh tranh kinh doanh, đa dạng hóa xuất khẩu và mở rộng xuất khẩu hàng chế
biến nhằm đẩy mạnh khả năng trả nợ nước ngoài.Thu hút nhiều hơn nữa kiều hối để giảm thiểu
rủi ro liên quan tới thâm hụt cán cân vãng lai cho trước.
- Những hạn chế trong cuốn sách này

. Cách tiếp cận nghiên cứu về khả năng duy trì nợ và thâm hụt tài khoản vãng lai tương đối
hẹp.Nghiên cứu chỉ tập trung vào xem xét điều kiện khả năng thanh toán và luồng vốn vào.Các
yếu tố “sẵn sàng cho vay”của chủ nợ có liên quan với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, tài chính, xã hội
chưa được đề cập đến.
. Đánh giá định lượng dựa trên những sai lệch nhất định của thống kê cán cân thanh toán ở Việt
Nam.Thống kê kinh tế, tài chính và cán cân thanh toán còn chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế
(IMF 2001)
2
BÀI TẬP KINH TẾ PHÁT TRIỂN-GVHD: TS. NGUYỄN CHÍ HẢI
SV THỰC HIỆN: TRẦN HUỆ CHI-LỚP CAO HỌC 11B1.1 (ĐHNH TP.HCM)
HẾT
3

×