Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

ly hôn trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.1 KB, 61 trang )

Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
Mục lục
Lời nói đầu ..
1
Chơng 1. khái quát chung về ly hôn ..
4
1.1 Khái niệm về ly
hôn ...
4
1.2 Sơ lợc lịch sử chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các
giai đoạn phát triển ...
5
1.2.1 Căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt
Nam ..
5
1.2.2 Thời kì Pháp
thuộc ..
10
1.2.3 Giai đoạn từ 1945 đến
nay ..
11
1.2.3.1 Từ năm 1945
1954 .
11
1.2.3.2 Từ năm 1955
1975 .
13
1.2.3.3 Từ năm 1976 đến
nay
16
Chơng 2. ly hôn theo luật hôn nhân


Và gia đình việt nam năm 2000
19
2.1 Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
20
2.1.1 Khái niệm căn cứ ly
hôn ..
20
2.1.2 Nội dung căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000

21
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
1
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
2.2 Các trờng hợp ly hôn do luật định ..
30
2.2.1 Thuận tình ly hôn
...
30
2.2.1 Ly hôn theo yêu cầu của một
bên
33
2.3 Hậu quả pháp lý của ly
hôn ...
36
2.3.1 Quan hệ nhân thân giữa hai vợ
chồng ...
36
2.3.2 Chia tài sản của vợ chồng khi ly
hôn ..

38
2.3.2.1 Đối với tài sản riêng của mỗi
bên .
38
2.3.2.2 Đối với tài sản chung của vợ
chồng .
40
2.3.3 Giải quyết cấp dỡng giữa vợ chồng khi ly hôn .
44
2.3.4 Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con sau khi cha mẹ ly hôn......
45
Chơng 3. Thực tiễn áp dụng luật hôn nhân &
GIA ĐìNH năm 2000 về ly hôn và một số kiến nghị
Hoàn thiện pháp luật về ly hôn
49
3.1. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng Luật hôn nhân & Gia
đình 2000 về ly hôn
.
49
3.2. Vấn đề áp dụng căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân & Gia đình
2000 trong quá trình xét xử và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ly
hôn

53
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
2
Ly h«n trong LuËt H«n nh©n vµ gia ®×nh ViÖt Nam n¨m 2000
Tµi liÖu tham kh¶o
Ph¹m Trung HiÕu Chuyªn ngµnh: LuËt d©n sù
3

Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với những thay đổi về kinh tế - xã hội, quan
hệ giữa con ngời với con ngời trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình cũng bị
tác động mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của Toà án các cấp, trong cả nớc hàng
năm số lợng các vụ án kiện về hôn nhân và gia đình mà Toà án phải thụ lý giải
quyết khoảng trên 50.000 vụ việc, chủ yếu là ly hôn và tranh chấp tài sản.
Về mặt xã hội, ly hôn là hiện tợng bất bình thờng. Nếu kết hôn là mặt phải
của xã hội thì ly hôn là mặt trái của xã hội, là cái chết của một tổ ấm gia đình.
Hậu quả của việc ly hôn là làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây ảnh hởng xấu
đến con cái. Ly hôn là một biện pháp chấm dứt tình trạng mâu thuẫn gay gắt
giữa vợ và chồng, vợ chồng chia tay bằng một phán quyết của Toà án, và nó
không chỉ gây hậu quả đối với các thành viên trong gia đình mà còn gây ra
nhiều hậu quả khác cho xã hội. Do vậy, ly hôn không chỉ là vấn đề riêng của
mỗi gia đình mà là vấn đề của cả xã hội quan tâm.
Ngày nay ly hôn đã đợc nhìn nhận đúng với bản chất tích cực và tiến bộ của
nó. Dới góc độ pháp lý, ly hôn đợc ghi nhận là một chế định độc lập của Luật
Hôn nhân và gia đình, nó là cơ sở cho Toà án và các bên đơng sự giải quyết vấn
đề ly hôn một cách thấu tình đạt lý, góp phần giải quyết con ngời ra khỏi sự
ràng buộc không cần thiết khi tình cảm vợ chồng không còn. Ta thấy rằng, một
gia đình tốt thì xã hội mới tốt và ngợc lại, xã hội tốt là điều kiện thúc đẩy gia
đình tiến bộ. Mặc dù vậy, khi gia đình lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể
tồn tại một cách ổn định, hạnh phúc, quan hệ hôn nhân trên thực tế đã tan vỡ, sự
ly hôn là cần thiết. Nhà nớc đặt ra chế độ hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, tiến
bộ, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, bền vững ngay cả khi gia đình
đó tan vỡ thì sự bình đẳng về quyền và lợi ích giữa vợ và chồng vẫn đợc đảm
bảo. Đó là sự tiến bộ thể hiện quyền tự do ly hôn của hai vợ chồng.
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
4

Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
Từ khi luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời, nhà nớc đã tuyên truyền
và phổ biến rộng rãi để mọi ngời dân hiểu biết trong việc bảo vệ quyền lợi của
mọi thành viên và xây dựng hạnh phúc gia đình XHCN. Các cấp, các ngành mà
đặc biệt là ngành Toà án đã góp phần không nhỏ vào việc tổ chức và hoàn thiện
pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế xét xử các vụ án ly hôn cho thấy, còn tồn tại
một số vớng mắc nh vấn đề xác định căn cứ ly hôn, hậu quả pháp lý của ly hôn.
Nhiều vụ đã phải qua nhiều cấp xét xử do có sự kháng cáo của đơng sự và
kháng nghị của ngời có thẩm quyền. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do
trình độ, năng lực của một số cán bộ xét xử cha đáp ứng với yêu cầu thực tiễn
của công việc. Bên cạnh đó, cần phải nói tới sự cha hoàn thiện của pháp luật đã
dẫn đến tình trạng các nhà áp dụng pháp luật có cách hiểu không thống nhất
nên đã vận dụng pháp luật một cách tuỳ tiện.
2. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Trong Khóa luận này em lựa chọn nghiên cứu đề tài : Ly hôn trong Luật
Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 . Mục đích của việc nghiên cứu đề
tài này là dựa trên cơ sở các quy định của luật thực định để giải quyết việc ly
hôn của vợ chồng cho hợp lý, chính xác, đảm bảo quyền, lợi ích của các bên.
Trên cơ sở đó, tìm hiểu những quy định còn bất cập, cha cụ thể, để từ đó có
những nhận xét, kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề ly hôn theo luật Hôn nhân và
gia đình Việt Nam.
Với mục đích trên, Khóa luận thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về ly hôn. Với nhiệm vụ này,
em sẽ trình bày khái niệm ly hôn, tìm hiểu một cách có hệ thống và đầy đủ về
chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về ly hôn. Với nội dung
này, Khóa luận đi sâu phân tích nội dung những quy định về ly hôn theo Luật
Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, so sánh với pháp luật của một số n-
ớc trên thế giới để thấy rõ những điểm thành công và hạn chế của pháp luật Việt
nam trong vấn đề ly hôn.

Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
5
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về ly hôn thông qua hoạt động xét xử
của Toà án. Qua đó, đánh giá về những thành công và hạn chế của việc áp dụng
pháp luật về ly hôn để từ đó sẽ nêu lên một số những kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật về ly hôn.
3. Phơng pháp nghiên cứu
Trong khóa luận sẽ sử dụng những phơng pháp sau đây: Phơng pháp luận;
phơng pháp lịch sử; phơng pháp phân tích, tổng hợp; phơng pháp thống kê; ph-
ơng pháp so sánh, .
4. Cơ cấu của Khóa luận
Về bố cục của Khoá luận, ngoài phần Mục lục, Lời nói đầu và Danh mục tài
liệu tham khảo thì Khóa luận này đợc chia làm 3 Chơng:
Chơng 1. Khái quát chung về ly hôn
Chơng 2. Ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
Chơng 3. Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về ly hôn
và một số kiến nghị hoàn thiện chế định về ly hôn
Chơng 1
Khái quát chung về ly hôn
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
6
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
1.1 Khái niệm về ly hôn
Quan hệ hôn nhân dới chế độ xã hội chủ nghĩa với đặc điểm tồn tại lâu dài,
bền vững cho đến suốt cuộc đời con ngời vì nó đợc xác lập trên cơ sở tình yêu
thơng, gắn bó giữa vợ chồng. Tuy nhiên, trong cuộc sống vợ chồng, vì những lý
do nào đó dẫn tới giữa vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc đến mức họ không thể
chung sống với nhau nữa, vấn đề ly hôn đợc đặt ra để giải phóng cho vợ chồng
và các thành viên khác thoát khỏi mâu thuẫn gia đình. Ly hôn là mặt trái của

hôn nhân nhng là mặt không thể thiếu đợc khi quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ là
hình thức, tình cảm vợ chồng đã thực sự tan vỡ.
Vấn đề ly hôn đợc quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia là
khác nhau. Một số nớc cấm vợ chồng ly hôn (theo Đạo thiên chúa), bởi vì theo
họ quan hệ vợ chồng bị ràng buộc thiêng liêng theo ý chúa. Một số nớc thì hạn
chế ly hôn bằng cách đa ra những điều kiện hết sức nghiêm ngặt. Cấm ly hôn
hay hạn chế ly hôn đều trái với quyền tự do dân chủ của cá nhân.
Pháp luật của Nhà nớc xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn chính
đáng của vợ chồng, không cấm hoặc đặt ra những những điều kiện nhằm hạn
chế quyền tự do ly hôn. Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết
quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình.
Nhà nớc bằng pháp luật không thể cỡng ép nam, nữ phải yêu nhau và kết hôn
với nhau, thì cũng không thể bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau, phải
duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thơng gắn bó giữa họ đã hết và mục
đích của hôn nhân đã không thể đạt đợc. Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối
với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Điều đó là hoàn toàn có lợi cho vợ
chồng, con cái và các thành viên trong gia đình.
1
Theo Lê-nin thực ra tự do ly
hôn tuyệt không có nghĩa là làm tan rã những mối liên hệ gia đình mà ngợc
lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở
1
1. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Trờng Đại học luật Hà Nội, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, 2007, Tr.239
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
7
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh
2
. Nhng bên cạnh

đó, ly hôn cũng có mặt hạn chế đó là sự ly tán gia đình, vợ chồng, con cái. Vì
vậy, khi giải quyết ly hôn, Toà án phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân và bản chất của
quan hệ vợ chồng và thực trạng hôn nhân với nhiều yếu tố khác để đảm bảo
quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, lợi ích của nhà nớc và của xã hội.
Nh vậy, ly hôn là sự chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc
quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng. (Điều 8,
khoản 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).
1.2 Sơ lợc lịch sử chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các giai
đoạn phát triển
1.2.1 Ly hôn trong cổ luật Việt Nam
Trong cổ luật Việt Nam, các căn cứ ly hôn thờng đợc biết dới tên duyên
cớ ly hôn hay các trờng hợp ly hôn. Các duyên cớ ly hôn trong cổ luật thấm
nhuần sâu sắc t tởng Nho giáo, nghĩa là chúng đợc quy định dựa trên sự bất
bình đẳng giữa vợ chồng và nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi gia đình, gia tộc
hơn là quyền lợi cá nhân. Chính vì vậy, mà duyên cớ ly hôn trong cổ luật đợc
chia làm 3 loại: rẫy vợ, ly hôn bắt buộc và ly hôn thuận tình.
Trờng hợp rẫy vợ
Rẫy vợ là việc ngời chồng đợc đơn phơng bỏ vợ ngoài tầm kiểm soát của các
thiết chế xã hội. Điều 301 Bộ luật Hồng Đức quy định: nếu ngời vợ phạm phải
một trong các điều thất xuất thì chồng phải bỏ vợ, nếu không bỏ vợ sẽ bị tội
biếm. Tuy Bộ luật Hồng Đức không thống kê rõ các trờng hợp nào đợc coi là
thất xuất, nhng trong Hồng Đức thiện chính th (Đoạn 64) và Bộ luật Gia Long
(Điều 108) đã nêu rõ, đó là bảy trờng hợp sau: không có con, dâm đãng, không
thờ bố mẹ chồng, lắm điều, trộm cắp, ghen tuông và bị ác tật.
Trong quan niệm của xã hội Trung Quốc cũng nh xã hội Việt Nam truyền
thống, việc hôn nhân không đơn thuần là việc hai cá nhân tạo lập một gia đình
2
2. V.I.Lênin -Toàn tập, Tập 25, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1980, Tr 335.
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
8

Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
mà hơn thế, nó là việc của hai bên gia tộc. Đối với cộng đồng gia tộc, mục đích
của hôn nhân là để duy trì dòng dõi và thờ phụng tổ tiên. Trong hoàn cảnh ấy,
việc không có con đợc coi là bất hiếu với cha mẹ, gây thiệt hại cho lợi ích gia
tộc và vì cớ ấy, ngời chồng đợc phép đơn phơng rẫy bỏ vợ mình. Cũng trong lợi
ích của cộng đồng gia tộc mà việc ngời vợ ghen tuông hay dâm đãng nếu ngời
chồng không bỏ thì bại hoại gia đạo, ngời vợ trộm cắp mà không bỏ thì vạ lây
đến chồng, nếu ngời vợ bị ác tật thì khi có việc tế tự thì sẽ không làm đợc cỗ,
ảnh hởng tới lợi ích gia đình, ngời chồng cũng phải bỏ. Ta thấy, duyên cớ để
ngời chồng bỏ vợ chủ yếu quy vào lỗi của ngời vợ mà những lỗi này bắt nguồn
từ địa vị thấp kém của ngời phụ nữ trong xã hội phong kiến. Năm trong số bảy
duyên cớ rẫy vợ nói trên tuy có phần lỗi của ngời vợ (dù không hẳn nghiêm
trọng), nhng vì lợi ích gia đình, ngời chồng đợc quyền đơn phơng ly hôn không
cần biết đến ý kiến ngời vợ cũng nh không cần xét đâu là nguyên nhân dẫn đến
hành vi phạm lỗi của ngời vợ. Hai duyên cớ còn lại, không có con và bị ác tật,
dù ngời phụ nữ không có lỗi nhng vẫn đợc các nhà làm luật chấp nhận nh các
duyên cớ ly hôn, cũng là vì mục đích để bảo vệ quyền lợi của gia đình. Sự hy
sinh quyền lợi cá nhân vợ chồng để bảo vệ quyền lợi gia đình còn đợc các nhà
lập pháp hớng Nho giáo đẩy xa đến mức mô phỏng hoàn toàn quy định của
pháp luật Trung Quốc, theo đó, nếu ngời chồng không bỏ vợ trong trờng hợp
thất xuất thì ngời chồng bị xử tội biếm (Điều 310 Bộ luật Hồng Đức, Đoạn
166 Hồng Đức Thiện chính th). Có thể nói, pháp luật can thiệp khá sâu vào
cuộc sống gia đình của mỗi nhà. Việc ly hôn không là sự tự nguyện giữa hai ng-
ời mà hoàn toàn phụ thuộc vào địa vị kinh tế, vào sự phân tầng giai cấp xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh các trờng hợp thất xuất, cổ luật Việt Nam còn quy
định 3 trờng hợp ngời chồng không đợc bỏ vợ (tam bất khứ) dù cho ngời vợ có
phạm phải một trong các điều thất xuất, đó là: vợ đã để tang nhà chồng đợc 3
năm; khi vợ chồng lấy nhau nghèo hèn, sau trở nên giàu có; khi vợ chồng lấy
nhau, vợ còn bà con họ hàng, khi bỏ vợ, vợ không còn nơi nơng tựa. Nếu vợ
nằm trong trờng hợp thất xuất nhng nại đợc ra trờng hợp tam bất khứ mà

Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
9
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
chồng vẫn bỏ vợ, thì chồng chồng bị phạt nhẹ hai trật và hai vợ chồng phải đoàn
tụ lại. Tuy nhiên, tam bất khứ không có hiệu lực nếu ngời vợ phạm phải tội
thông gian.
Trờng hợp ly hôn bắt buộc
Ngoài các trờng hợp thất xuất, cổ luật Việt Nam còn quy định khi việc kết
hôn vi phạm các điều kiện của kết hôn thì vợ chồng buộc phải ly dị. Luật không
quy định bằng cách thống kê đâu là các điều kiện thiết yếu của hôn nhân (luật
chỉ quy định các nghi lễ kết hôn) cũng nh quyền và nghĩa vụ cụ thể của vợ
chồng, mà luật chỉ can thiệp khi có sự vi phạm các điều kiện hoặc các nghĩa vụ
này và ly hôn bắt buộc đợc coi nh là hình phạt cho sự vi phạm ấy. Chẳng hạn,
về sự vi phạm nghĩa vụ chung sống giữa hai vợ chồng, Điều 308 Bộ luật Hồng
Đức quy định: phàm ngời chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại thì mất vợ.
Nếu vợ đã có con thì cho hạn một năm. Vì việc quan phải đi xa thì không theo
luật này. Đây là quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của ngời chồng. Trong
gia đình dới chế độ phong kiến, vợ chồng phải có nghĩa vụ đối với nhau, đó là
nghĩa vụ đồng c. Tức là vợ chồng phải cùng nhau chung sống, cùng ăn ở với
nhau và nghĩa vụ phù trợ ràng buộc trách nhiệm đối với nhau giữa hai vợ chồng.
Ngoài ra, ngời vợ phải thực hiện hai nghĩa vụ đối với chồng là trung thành và
tòng phụ. Vì vậy, khi bớc chân về nhà chồng, họ phải theo chồng nhng họ cũng
không hoàn toàn lệ thuộc vào chồng mà họ vẫn phải lo làm lo ăn để nuôi sống
gia đình. Hành vi bỏ lửng vợ mà không có lý do chính đáng là vi phạm nghĩa vụ
đồng c và nghĩa vụ phù trợ của vợ chồng. Việc bỏ lửng vợ, không có trách
nhiệm gia đình là không làm tròn bổn phận của ngời chồng trong gia đình. Hơn
nữa, điều này làm cho ngời chồng không còn là trụ cột trong gia đình để ngời
vợ có thể nhờ cậy. Trong cuộc sống gia đình, vợ chồng phải có sự quan tâm,
chăm sóc nhau cả về thể chất và tinh thần. Việc ngời chồng bỏ lửng vợ là coi
nh không còn tình nghĩa vợ chồng nữa. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của ngời phụ

nữ, luật Hồng Đức cho phép ngời vợ đợc trình quan và thực hiện quyền ly hôn
của mình. Ngoài ra, theo Điều 333 luật Hồng Đức thì Nếu con rể lấy chuyện
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
10
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
phi lý mà mắng nhiếc cha mẹ vợ. Đem việc tha quan sẽ cho ly dị. Theo quan
niệm của Nho giáo thì bất hiếu với cha mẹ là điều không thể dung thứ đợc. Vì
vậy, việc con rể lấy chuyện thị phi mắng nhiếc cha mẹ vợ cũng là điều bất hiếu,
xúc phạm đến danh dự gia giáo của gia đình, phá hoại tình nghĩa vợ chồng. Tuy
nhiên, trong trờng hợp này ngời vợ phải tha quan và nếu quan cho phép mới đợc
ly dị, chứ ngời vợ không đợc tự ý bỏ chồng.
Điều 108 lệ thứ hai Luật Gia Long cũng quy định: nếu ngời chồng mất tích
hoặc bỏ trốn 3 năm không về thì ngời vợ đợc trình quan xin phép cải giá và nhà
vợ không phải hoàn lại đồ sính lễ.
Ly hôn bắt buộc cũng đợc áp dụng nh kết hôn giữa những ngời có quan hệ
thân thích, cùng họ với nhau, đang có tang cha mẹ mà lấy vợ, lấy chồng, các
quan lại lấy đàn bà, con gái hát xớng làm vợ cả, vợ lẽ. Ví dụ : theo quy định của
Điều 309, Luật Hồng Đức quy định: ai lấy nàng hầu làm vợ thì xử tội phạt, vì
quá say đắm nàng hầu mà thờ ơ với vợ thì xử tội biếm ; Điều 317 quy định:
ngời nào đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng mà lại cới vợ hoặc lấy chồng
thì bị xử tội đồ, ngời khác biết mà vẫn cứ kết hôn thì xử biếm ba t và đôi vợ
chồng mới cới phải chia lìa hoặc nh Điều 323 có quy định: các quan và
thuộc lại lấy đàn bà, con gái hát xớng làm vợ cả, vợ lẽ, đều xử phạt 70 trợng,
biếm ba t; con cháu các quan viên mà lấy những phụ nữ nói trên, thì xử phạt 60
trợng và đều phải ly dị .
Theo quy định của Điều 108, luật Gia Long quy định: khi vợ chồng phạm
phải điều nghĩa tuyệt thì buộc phải ly hôn. Nghĩa tuyệt có thể do lỗi của vợ
(vợ mu sát chồng), lỗi của chồng (chồng bán vợ) hoặc là lỗi của hai vợ chồng.
Riêng trờng hợp nếu vợ phạm phải nghĩa tuyệt mà chồng không bỏ, thì chồng
cũng bị phạt 80 trợng. Nghĩa là, ở các trờng hợp nghĩa tuyệt dù ngời phụ nữ

cũng đợc quyền ly hôn trong một số tình huống, địa vị pháp lý của họ cũng
không đợc bình đẳng với chồng. Có thể nói, với các trờng hợp ly hôn bắt buộc,
cổ luật Việt Nam cha phân biệt sự khác nhau giữa chế định ly hôn với huỷ hôn
trái pháp luật.
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
11
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
Trờng hợp thuận tình ly hôn
Pháp luật thành văn đầu tiên về việc thuận tình ly hôn có từ thời Hồng Đức,
theo đọan 167 Hồng Đức Thiện chính th, hai vợ chồng bất hoà thuận nguyện
xin ly dị, thì tờ ly hôn phải tay viết tay ký, ..Tờ hợp đồng ly hôn ấy phải làm
thành hai bản, vợ chồng mỗi ngời cầm một bản, rồi mỗi ngời phân chia một nơi.
Dới chữ niên hiệu và ngày, chồng ký họ tên, vợ điểm chỉ; trong họ hoặc muốn
mợn ngời viết thay cũng đợc . . Thuận tình ly hôn có thể do vợ chồng tính
tình không hợp hoặc do nhiều nguyên nhân khác mà không phải bó buộc theo
điều khoản hoặc hình thức của pháp luật, luật không có những dự liệu bắt buộc
mà ly hôn đợc quyết định theo ý chí của hai vợ chồng và vì vậy đã góp phần
thực hiện quyền bình đẳng của ngời vợ trong gia đình với ngời chồng.
Điều 108, luật Gia Long, thuận tình ly hôn đợc quy định nh sau: nếu chồng
vợ trẹo ý không vui nhau, cả hai đều muốn ly dị, tình thì không hợp, ân đã lìa
thì không thể nào hoà lại đợc, cho phép họ ly dị, không bị tội .
Nh vậy, việc nghiên cứu duyên cớ ly hôn trong cổ luật Việt Nam cho phép
rút ra một số nhận xét sau:
1

Một là, khác với luật đơng đại chỉ chấp nhận một căn cứ ly hôn duy nhất dựa
trên thực chất sự tan vỡ của cuộc hôn nhân, trong cổ luật Việt Nam thì căn cứ ly
hôn đợc quy định không đơn nhất mà đa dạng hoặc ngời chồng có thể tự ý ly
hôn theo ý chí đơn phơng của mình khi vợ phạm phải một trong các điều thất
xuất, hoặc hai vợ chồng có thể thuận tình ly hôn, cũng có khi vợ hay chồng bị

bắt buộc ly hôn khi bên kia vi phạm một trong các điều kiện thiết yếu của hôn
nhân hay vi phạm các nghĩa vụ của vợ chồng. Điều quan trọng là, một khi
những điều kiện của các căn cứ ly hôn nói trên hội đủ, các đơng sự đợc phép
đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân của mình.
Hai là, trong xã hội phong kiến Việt Nam thời kỳ ảnh hởng đậm nét bởi t t-
ởng Nho giáo, nếu nh việc kết lập hôn nhân chính là vì lợi ích gia đình, thì khi
huỷ bỏ hôn nhân, cũng là do quyền lợi của gia đình chi phối hơn là do mối quan
1
1.Tạp chí Nhà nớc và pháp luật, 8 ( 208 )
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
12
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
hệ giữa bản thân ngời vợ và ngời chồng. Nói cách khác, ý chí cá nhân của vợ
chồng bị gạt ra ngoài lề không chỉ khi họ kết lập hôn nhân của chính họ, mà
còn khi cuộc hôn nhân của họ bị huỷ bỏ, để thay vào đó là lợi ích gia dình, gia
tộc. Ly hôn vì lí do thất xuất hay nghĩa tuyệt là sự phản ánh triệt để quan
điểm này.
Ba là, cũng dới ảnh hởng của t tởng Nho giáo đề cao đức trị mà những quy
định về duyên cớ ly hôn đã đợc thiết lập trên cơ sở đạo đức và nhân cách cá
nhân để rồi bằng cách ấy chúng đã xoá nhoà ranh giới giữa đạo đức và pháp
luật.
1

Bốn là, duyên cớ ly hôn trong cổ luật thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và
chồng, trong đó số phận ngời phụ nữ phụ thuộc vào ý chí của ngời chồng và gia
đình chồng. Các trờng hợp ly hôn do thất xuất đã thể hiện rõ nguyên tắc này.
Ngay cả trong trờng hợp thuận tình ly hôn, cũng không có bất cứ sự đảm bảo
nào cho ngời phụ nữ.
1.2.2 Thời kỳ Pháp thuộc ( đến trớc năm 1945)
Với mục đích phục vụ cho chính sách cai trị, thực dân Pháp đã chia đất nớc

ta thành 3 miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ với tổ chức bộ máy nhà nớc và hệ
thống pháp luật riêng.
Tại Nam Kỳ đã áp dụng quy định của của Bộ Dân Luật giản yếu 1883 quy
định quyền xin ly hôn chỉ do ngời chồng quyết định, ngời vợ không có quyền
xin ly hôn nhng đợc áp dụng chế độ tam bất khứ để hạn chế quyền xin ly hôn
của ngời chồng. Chồng không có quyền xin bỏ vợ nếu nh ngời vợ đã để tang
nhà chồng 3 năm, khi lấy nhau nghèo mà về sau giầu có, ngời vợ không còn nơi
nơng tựa để trở về nhà.
Trong Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Trung Kỳ thì việc giải quyết ly hôn đợc xác
định trên cơ sở lỗi của vợ chồng tiếp tục đợc kế thừa. Tại Điều 118, 119 Bộ Dân
luật Bắc Kỳ năm 1931 để giải quyết duyên cớ ly hôn cho riêng vợ (chồng).
Theo Điều 118 Bộ Dân luật Bắc Kỳ quy định ngời chồng có thể xin ly hôn vợ
1
1.Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lợc khảo, tập I, Gia đình, Sài Gòn, 1962, tr 561
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
13
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
vì: vợ phạm gian, vợ bỏ nhà chồng mà đi, tuy đã bách phải về mà không về, vợ
thứ đánh, chửi, tệ bạc với vợ chính. Điều 119 Bộ Dân luật Bắc Kỳ quy định ngời
vợ có thể xin ly hôn vì những duyên cớ sau: chồng không làm đúng nghĩa vụ đã
cam đoan sau khi kết hôn, chồng bỏ nhà đi quá hai năm không có cớ gì chính
đáng và không lo liệu việc nuôi sống vợ con, Vấn đề ly hôn thời k ỳ này,
chủ yếu đợc xây dựng trên nền tảng Nho giáo phong kiến trớc đây và dựa theo
Dân luật của Pháp năm 1804 với quan điểm thuần tuý coi hôn nhân là một hợp
đồng do Dân luật điều chỉnh.
1.2.3 Giai đoạn từ 1945 đến nay
1.2.3.1 Từ năm 1945 - 1954
Cách mạng tháng Tám 1945 đã đa nhân dân ta từ thân phận nô lệ lên đại vị
làm chủ đất nớc, xây dựng cuộc sống hoà bình, xã hội không còn chế độ ngời
bóc lột ngời. Dới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đấu tranh xoá bỏ chế độ

hôn nhân và gia đình phong kiến cổ hủ, lạc hậu để xây dựng chế độ hôn nhân và
gia đình văn minh, tiến bộ. Do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ chúng ta mới giành
đợc chính quyền, khó khăn chồng chất, chế độ phong kiến còn đè nặng trong t
tởng của nhân dân nên nhà nớc ta cha thể ban hành một đạo luật về hôn nhân và
gia đình mà chỉ thực hiện phong trào vận động đời sống mới để nhân dân ta tự
nguyện xoá bỏ hủ tục lạc hậu.
Bên cạnh cuộc vận động, ngày 10/10/1945 Chủ tịch nớc đã ban hành Sắc
lệnh số 90/ST, cho phép áp dụng những quy định trong bộ luật của chế độ cũ có
chọn lọc trên nguyên tắc là không đợc trái với lợi ích của nhà nớc Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà, trong đó, có vấn đề hôn nhân và gia đình và hậu quả của ly
hôn. Cũng ngay trong bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nớc Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: tất cả mọi ngời đều sinh
ra có quyền bình đẳng .và m u cầu hạnh phúc và trong bản Hiến Pháp đầu
tiên của nớc ta năm 1946, quyền bình đẳng giữa nam và nữ đã đợc ghi nhận tại
Điều 19 Hiến pháp: đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phơng diện
1
.
1
1. Hiến pháp nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
14
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
Điều này làm cơ sở pháp lí quan trọng cho việc đấu tranh xoá bỏ chế độ hôn
nhân và gia đình phong kiến, đặt nền móng cho xây dựng chế độ hôn nhân và
gia đình dân chủ, tiến bộ.
Ngày 22/5/1950, Chủ tịch nớc Việt Nam DCCH đã ban hành Sắc lệnh số
97/SL về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật Bắc Kỳ, Trung Kỳ,
Nam Kỳ trong lĩnh vự hôn nhân và gia đình. Đến ngày 17/11/1950, Chủ tịch n-
ớc Việt Nam DCCH ban hành Sắc lệnh số 159/SL quy định về vấn đề ly hôn.
Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 có 15 điều, trong đó có 8 điều quy định

về hôn nhân và gia đình. Tại Điều 4 của Sắc lệnh này quy định cho phép ngời
đàn bà sau khi ly dị chồng, có thể lấy chồng khác ngay sau khi Toà tuyên án ly
dị, nếu dẫn chứng rằng mình không có thai hoặc đang có thai.
Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 với 9 điều, trong đó đã xoá bỏ sự bất
bình đẳng về nguyên nhân ly hôn giữa vợ và chồng trong pháp luật cũ. Điều 2
của Sắc lệnh số159 quy định: Toà án có thể cho phép vợ chồng ly hôn trong các
trờng hợp sau:
1
- Ngoại tình;
- Một bên can án phạt giam;
- Một bên bỏ nhà đi quá 2 năm không có duyên cớ chính đáng;
- Một bên mắc bệnh điên hoặc một bệnh khó chữa khỏi;
- Vợ chồng tính tình không hợp hoặc đối xử với nhau đến nỗi không thể
chung sống đợc.
Ngoài ra, Sắc lệnh số 159 còn quy định việc bảo vệ phụ nữ có thai và thai
nhi trong khi ly hôn: nếu vợ có thai thì vợ hay chồng có thể xin Toà tạm hoãn
để sau kỳ sinh nở mới xử việc ly hôn ( Điều 5 ).
Cả hai Sắc lệnh số 97/SL và 159/SL đã đề ra một số nguyên tắc chung, tiến
bộ góp phần không nhỏ vào việc xoá bỏ chế độ hôn nhân phong kiến, giải
phong phụ nữ, thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kỳ đầu của
1
1. Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nớc Việt Nam dân chủ Cộng hoà
quy định về vấn đề ly hôn
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
15
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
cách mạng dân tộc dân chủ. Quyền bình đẳng của ngời phụ nữ trong gia đình và
ngoài xã hội bớc đầu đợc thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh những u điểm mang
tính dân chủ và tiến bộ của một nền pháp chế mới, Sắc lệnh số 159/SL quy định
căn cứ ly hôn vẫn dựa trên cơ sở lỗi của vợ chồng.

1.2.3.2 Từ năm 1955 đến 1975
Đây là thời kỳ đất nớc ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền: miền Bắc dới sự
lãnh đạo của chính quyền nhà nớc Việt Nam DCCH, miền Nam dới sự cai trị
của đế quốc Mỹ và chính quyền phong kiến Sài Gòn. Trớc tình hình đó, Đảng
và nhà nớc ta đã đề ra nhiệm vụ cho mỗi miền.
ở miền Bắc, chế độ hôn nhân và gia đình đợc xây dựng trên nguyên tắc tự
do, tiến bộ, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của ngời phụ nữ và con cái.
Trên cơ sở Hiến pháp 1959 ghi nhận sự bình đẳng dân chủ giữa phụ nữ và nam
giới về các mặt, nhà nớc bảo hộ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em, bảo vệ hôn nhân
và gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình đợc Quốc hội khoá I thông qua ngày
29/12/1959 và có hiệu lực ngày 13/01/1960. Lần đầu tiên căn cứ ly hôn đợc xác
định hoàn toàn khác. Việc giải quyết ly hôn không dựa trên yếu tố lỗi của các
bên nh trớc đây mà trên cơ sở thực trạng của quan hệ hôn nhân. Căn cứ ly hôn
phản ánh hôn nhân không thể tồn tại đợc nữa, nếu xét thấy tình trạng trầm
trọng, cuộc sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt đ-
ợc thì Toà án sẽ cho ly hôn. (Điều 26, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959
quy định: Khi một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ
điều tra và hoà giải, hoà giải không đợc, Toà án nhân dân sẽ xét xử. Nếu tình
trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân
không đạt đợc thì Toà án nhân dân sẽ cho ly hôn).
Để áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 một cách đúng đắn, đồng
thời, phát huy hết tác dụng, nâng cao hiệu quả trong việc thi hành luật nhất là
trong giải quyết ly hôn và giải quyết hậu quả ly hôn. Toà án nhân dân tối cao đã
ban hành các thông t, chỉ thị để hớng dẫn Toà án các địa phơng giải quyết việc
ly hôn:
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
16
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
- Thông t số 690 ngày 29/4/1960 của TANDTC hớng dẫn việc xử lý ly hôn
và các vấn đề có liên quan;

- Thông t số 01 ngày 6/01/1964 của TANDTC hớng dẫn việc giải quyết cấp
dỡng nuôi con;
- Chỉ thị số 69 ngày 24/12/1969 của TANDTC hớng dẫn việc giải quyết về
nhà ở, đảm bảo chỗ ở cho đơng sự sau ly hôn.
Do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, nên Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959
không tránh khỏi những hạn chế nhất định, vì do có nhiều quy định mang tính
chất đối kháng về quan điểm với các quy định tơng ứng trong pháp luật phong
kiến, thực dân nhng do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử lúc ban hành lại thêm các
quy định thực sự có tác đụng đặt cơ sở hoàn chỉnh cho các quan hệ hôn nhân
gia đình mới XHCN đặc biệt là quan hệ nhân thân và tài sản phát sinh trong đời
sống gia đình.
ở miền Nam, sau năm 1954, đế quốc Mỹ đã thay chân thực dân Pháp, thực
hiện âm mu chia cắt lâu dài đất nớc ta, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lợc kiểu
mới. Dới chính sách cai trị của đế quốc Mỹ và chế độ nguỵ quyền Sài Gòn, hệ
thống các văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình đợc ban hành với những nội
dung lạc hậu, gồm có:
- Luật Gia đình ngày 02/01/1959 (Luật số 1-59) dới chế độ Ngô Đình Diệm;
- Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 về giá thú và tài sản cộng đồng;
- Bộ Dân luật ngày 20/12/1972 dới chế độ Nguyễn Văn Thiệu.
Các văn bản trên đều đã quy định bãi bỏ chế độ đa thê, song vẫn thựchiện
nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ chồng, bảo vệ quyền gia trởng. Chế độ đa thê
bị phá bỏ nhng ngời vợ vẫn phụ thuộc chồng. Trong Bộ luật Gia đình ngày
02/01/1959 thể hiện một t tởng hết sức cực đoan, việc này đợc thể hiện ở Điều
55: cấm chỉ sự vợ chồng ruồng bỏ nhau về sự ly hôn, trừ trờng hợp đặc biệt
Tổng thống có thể quyết định
1
.
1
1. Bộ luật gia đình của chế độ Sài Gòn cũ năm 1959
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự

17
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 và Bộ luật Sài Gòn ngày 20/01/1972 có
quy định căn cứ ly hôn. Tuy nhiên, việc giải quyết ly hôn dựa trên nguyên cớ ly
hôn đợc xác định dựa trên lỗi của vợ chồng. Điều 63 Sắc luật số 15/64 quy định
5 duyên cớ ly hôn mà nội dung chủ yếu là dựa trên lý do xin ly hôn của Sắc luật
ngày 17/01/1950 nhng đã sửa lại cho cụ thể hơn: duyên cớ ly hôn do một bên
bỏ nhà đi quá 2 năm không có duyên cớ chính đáng đợc sửa lại là có án văn
xác định sự biệt tích của ngời phối ngẫu đã thất tung, hoặc lý do vợ chồng
tính tình không hợp, đối xử với nhau không thể chung sống đợc, thể hiện bằng
các hành vi cụ thể vì sự ngợc đãi, bạo hành hay nhục mạ thờng xuyên làm cho
vợ chồng không thể chung sống với nhau đợc nữa. Bên cạnh đó, một bên có
quyền xin ly hôn khi có án văn quy định xử ngời phạm tội vì có hành vi phế bỏ
gia đình (Điều 63). Chế độ ly thân và ly hôn theo Bộ Dân luật năm 1972, duyên
cớ ly hôn gồm :
- Vì sự mất tích của ngời phối ngẫu;
- Vì ngời phối ngẫu bị kết án trọng hình;
- Vì sự ngợc đãi, bạo hành hay nhục mạ khiến cho vợ chồng không thể ăn ở
với nhau đợc nữa
2
.
Trờng hợp vợ chồng thuận tình ly hôn chỉ diễn ra trong khoảng thời gian hôn
thú đợc lập trên 2 năm và không quá 20 năm. Hậu quả pháp lý của ly hôn là
chấm dứt hoàn toàn quan hệ vợ chồng. Ngời vợ đợc lấy lại tên riêng của mình
và chỉ có thể tái giá sau 300 ngày, kể từ khi hôn nhân chấm dứt.
1.2.3.3 Từ năm 1976 đến nay
Sự ra đời của Hiến pháp 1980 đã có quy định mới về nguyên tắc xây dựng
chế độ hôn nhân và gia đình đã đòi hỏi Luật hôn nhân và gia đình phải có
những quy định để cụ thể hóa những nguyên tắc này. Sau 30 năm thực hiện ở
miền Bắc và hơn 10 năm thực hiện ở miền Nam, Luật Hôn nhân và gia đình

năm 1959 có một số quy định không phù hợp. Điều này đòi hỏi phải có Luật
Hôn nhân và gia đình mới phù hợp. Xuất phát từ tình hình trên, tại kỳ họp thứ
2
2. Bộ luật dân sự Sài Gòn năm 1972
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
18
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
12 Quốc hội khoá VII ngày 29/11/1986 đã thông qua Luật Hôn nhân và gia
đình năm 1986 gồm 10 Chơng, 57 điều. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986
ra đời có sự kế thừa có chọn lọc của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã đ-
ợc xây dựng trên 5 nguyên tắc sau: Hôn nhân tiến bộ, tự nguyện; hôn nhân một
vợ, một chồng; vợ chồng bình đẳng; bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con cái;
bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, căn cứ ly hôn đợc quy định tại
Điều 40:
Khi vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ chồng có đơn xin ly hôn thì Toà án
nhân dân tiến hành điều tra và hoà giải.
Trong trờng hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành và
xét nếu đúng là hai bên thực sự tự nguyện ly hôn, thì Toà án nhân dân công
nhận cho thuận tình ly hôn.
Trong trờng hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không
thành thì Toà án nhân dân xét xử. Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống
chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt đợc thì Toà án nhân
dân cho ly hôn.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã từng bớc nâng cao nhận thức và ý
thức của ngời dân trong việc thi hành các quy định của nhà nớc. Từng bớc xoá
bỏ chế độ hôn nhân phong kiến, t sản thay vào đó là một chế độ hôn nhân gia
đình tự do, tiến bộ. Vai trò của ngời phụ nữ trong gia đình và trong xã hội đợc
đề cao.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời khi nhà nớc ta bắt đầu thời kỳ

đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để đáp ứng với sự đổi
mới trên thì hệ thống pháp luật Việt Nam cũng phải có sự đổi mới cho phù hợp
với sự phát triển chung của xã hội, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 trở nên
không phù hợp với hoàn cảnh xã hội hiện tại. Do vậy, đòi hỏi Luật Hôn nhân và
gia đình phải có sự thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Tại Kỳ họp thứ 7,
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
19
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
Quốc hội khoá X ngày 09/6/2000 đã thông qua Luật Hôn nhân và gia đình gồm
13 Chơng, 110 điều và đợc xây dựng trên các nguyên tắc :
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng;
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa ngời
theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam và ngời nớc
ngoài đợc tôn trọng và bảo vệ;
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia
đình;
- Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội, con có
nghĩa vụ tôn trọng, chăm sóc, nuôi dỡng cha mẹ, cháu có nghĩa vụ kính trọng,
chăm sóc, phụng dỡng ông bà, các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan
tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau;
- Nhà nớc và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa
con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong và ngoài giá thú;
- Nhà nớc, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ
các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của ngời mẹ.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định căn cứ ly hôn theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin. Căn cứ ly hôn không đợc quy định riêng biệt mà đ-
ợc quy định chung nhất, dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân đã tan vỡ. Toà
án nhân dân phải tiến hành điều tra và hoà giải nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình
và chỉ khi nào xét thấy quan hệ quan hệ vợ chồng đã thực sự đến mức tình
trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân

không đạt đợc thì Toà án mới giải quyết cho ly hôn (Điều 89).
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã kế thừa, phát triển và mở rộng hơn,
cụ thể hơn, chi tiết hơn so với luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 nhằm mục
đích giải quyết tốt nhất vấn đề ly hôn trong xã hội Việt Nam.
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
20
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
chơng 2
ly hôn theo Luật
hôn nhân và gia đình việt nam năm 2000

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đợc Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 7,
ngày 09/6/2000 thông qua, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2001 trên cơ sở tiếp
tục kế thừa và phát triển hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Luật gồm 13 Chơng, 110 điều, đợc xây dựng trên cơ sở 6 nguyên tắc:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng;
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa ngời
theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam và ngời nớc
ngoài đợc tôn trọng và bảo vệ;
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia
đình;
- Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội, con có
nghĩa vụ tôn trọng, chăm sóc, nuôi dỡng cha mẹ, cháu có nghĩa vụ kính trọng,
chăm sóc, phụng dỡng ông bà, các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan
tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau;
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
21
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
- Nhà nớc và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa
con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong và ngoài giá thú;

- Nhà nớc, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ
các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của ngời mẹ.
Một trong những nguyên tắc quan trọng khi kết hôn là phải có sự tự nguyện
của hai bên nam nữ. Tự nguyện hoàn toàn trong việc kết hôn là hai bên nam nữ
thực sự mong muốn trở thành vợ chồng xuất phát từ tình yêu thơng chân chính
giữa họ nhằm mục đích là cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc. Sự tự
nguyện của các bên trong việc kết hôn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn
nhân có thể tồn tại lâu dài và bền vững.
Hôn nhân tự nguyện cũng đồng thời phải đảm bảo tự do ly hôn. Nếu nh
không thể bắt buộc ngời ta kết hôn thì cũng không thể buộc họ tiếp tục cuộc
sống vợ chồng khi cuộc sống đó hoàn toàn không có sự tự nguyện và hạnh phúc
gia đình không thể hàn gắn đợc.
Nhà nớc bảo hộ hôn nhân, đảm bảo quyền tự do ly hôn của vợ chồng không
có nghĩa là giải quyết ly hôn tuỳ tiện, theo ý chí, nguyện vọng của vợ chồng mà
bằng pháp luật, nhà nớc kiểm soát việc giải quyết ly hôn vì trong quan hệ hôn
nhân, không chỉ có lợi ích riêng của hai vợ chồng mà còn có lợi ích của các
thành viên khác trong gia đình, lợi ích của nhà nớc và xã hội. Vì vậy. thông qua
pháp luật, nhà nớc chỉ giải quyết ly hôn khi có đủ những căn cứ theo quy định
của pháp luật.
2.1 Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
2.1.1 Khái niệm căn cứ ly hôn
Trong xã hội có giai cấp, hôn nhân là hiện tợng xã hội mang tính giai cấp
sâu sắc. Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, ở mỗi chế độ xã hội khác
nhau, giai cấp thống trị đều thông qua nhà nớc, bằng pháp luật quy định chế độ
hôn nhân phải phù hợp với ý chí của nhà nớc. Tức là nhà nớc bằng pháp luật
quy định trong những điều kiện nào thì cho phép xác lập quan hệ vợ chồng,
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
22
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
đồng thời xác định trong những điều kiện, căn cứ nhất định mới cho phép xoá

bỏ (chấm dứt) quan hệ hôn nhân. Đó chính là căn cứ ly hôn đợc quy định trong
pháp luật của nhà nớc.
Nh vậy, căn cứ ly hôn là những tình tiết hay điều kiện đợc quy định trong
pháp luật và chỉ có những tình tiết (điều kiện) đó thì Toà án mới cho ly hôn
1
.
Nhà nớc phong kiến và nhà nớc t sản quy định giải quyết ly hôn là dựa vào
lỗi của vợ, chồng. Nhà nớc t sản coi hôn nhân nh là hợp đồng nên chấm dứt hôn
nhân cũng nh chấm dứt hợp đồng và dựa vào lỗi của các bên. Việc giải quyết
vấn đề ly hôn ở những nớc này là dựa vào hình thức của quan hệ hôn nhân, do
vậy, việc xét xử của Toà án là việc làm hết sức rập khuôn, máy móc.
Quan điểm của nhà nớc xã hội chủ nghĩa là giải quyết ly hôn dựa vào thực
chất của quan hệ vợ chồng, trên cơ sở đánh giá một cách khách quan. Giải
quyết ly hôn chỉ là việc xác nhận một sự kiện: cuộc hôn nhân này là cuộc hôn
nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và lừa dối. Tuy nhiên, không phải
sự tuỳ tiện của nhà lập pháp, cũng không phải sự tuỳ tiện của những cá nhân,
mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định đợc là cuộc hôn nhân đã chết hoặc
cha chết, bởi vì, nh mọi ngời đều biết, việc xác nhận sự kiện chết tuỳ thuộc vào
thực chất của vấn đề, chứ không phải vào nguyện vọng của những bên hữu
quan
2
.
Nh vậy, việc Toà án giải quyết cho vợ chồng ly hôn là công nhận thực tế đã
và đang tồn tại trong mối quan hệ vợ chồng là không thể cải thiện đợc. Giải
quyết cho vợ chồng ly hôn trong những trờng hợp này là điều hay cho cả vợ
chồng và cho xã hội.
2.1.2 Nội dung căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Điều 89, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định:
1
1. Luật s - Thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ - Thạc Sĩ Ngô Thị Hờng : Một số vấn đề lí luận và

thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002,
Tr. 160 162
2
2. C.Mác và Ph. Ănggheh : Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, T1,Tr. 234
- 235
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
23
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời
sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt đợc thì Toà án
quyết định cho ly hôn.
2. Trong trờng hợp vợ hoặc chồng của ngời bị Toà án tuyên bố mất tích xin
ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.
Khi có yêu cầu ly hôn của vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng, Toà án phải tiến
hành điều tra và hoà giải, nếu hoà giải không thành thì Toà án cần xác định tình
trạng của quan hệ hôn nhân, xem có căn cứ ly hôn không để giải quyết. Việc
giải quyết ly hôn cần phải chính xác. Nếu xét xử đúng, kết quả đó sẽ phù hợp
với nguyện vọng của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong
gia đình. Ngợc lại, nếu việc giải quyết không chính xác sẽ dẫn tới tan vỡ hạnh
phúc gia đình, phá huỷ một cuộc hôn nhân còn có thể cứu vãn đợc và gây ra hậu
quả không đáng có. Mặt khác, giải quyết ly hôn cũng đòi hỏi sự linh hoạt trong
việc vận dụng căn cứ ly hôn đối với mỗi trờng hợp cụ thể.
Trớc hết cần hiểu quan hệ vợ chồng ở vào tình trạng trầm trọng, đời sống
chung không thể kéo dài là giữa vợ chồng có nhiều lục đục, mâu thuẫn sâu sắc
đến mức vợ chồng không thể chịu đựng nhau đợc nữa, các thành viên trong gia
đình không thể chung sống bình thờng, quan hệ vợ chồng không thể tồn tại đợc,
sự tan vỡ của hôn nhân và ly tán của gia đình là không thể tránh khỏi. Vì vậy,
không thể hiểu giản đơn tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo
dài là biểu hiện tình yêu giữa vợ và chồng mà rộng hơn đó là tình trạng về
cuộc sống gia đình nói chung và các mối quan hệ xung quanh. Môi trờng và

không khí căng thẳng của gia đình đã bó buộc con ngời phải chịu đựng trong
một hoàn cảnh hoàn toàn đặc biệt. Hoàn cảnh cũng không những không bình
thờng mà còn rơi vào tình trạng không thể giải quyết đợc nh ngời chồng đánh
đập vợ, một bên có quan hệ ngoại tình, ngời vợ bỏ về nhà mẹ đẻ Tình trạng
này đã ảnh hởng xấu đến cá nhân vợ chồng, đến việc giáo dục con cái và đời
sống bình thờng của các thành viên trong gia đình.
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
24
Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
Nếu nh quan hệ vợ chồng mới chỉ dừng lại ở tình trạng trầm trọng có thể
mang tính bồng bột cha thực sự chín chắn để hiểu rõ vấn đề thì còn cơ hội để
xây dựng lại một cuộc sống gia đình. Thế nhng trong thời điểm tình trạng trầm
trọng cũng không phải ai cũng tìm cách thoát ra đợc để trở lại cuộc sống bìn
thờng. Tình trạng trầm trọng thờng kéo dài theo một hậu quả là đời sống chung
không thể kéo dài và tồn tại. Một gia đình bền vững không phải là một gia đình
luôn hoàn hảo, không có mâu thuẫn mà là một gia đình dám nhìn nhận và xử lý
mâu thuẫn đó. Khi mâu thuẫn dẫn đến đời sống chung không thể kéo dài thì
mâu thuẫn đã không thể giải quyết đợc. Đời sống chung ở đây không có
nghĩa đơn thuần là sự chung sống. Cuộc sống của vợ chồng phụ thuộc vào nhiều
yếu tố: lối sống, cách sinh hoạt, tính cách, sở thích mỗi bên, quan điểm nhìn
nhận về cuộc sống, về con ngời. Để hoà nhịp với cuộc sống gia đình, vợ chồng
phải biết cùng nhau giải quyết tốt mọi vấn đề, đặc biệt khi có mâu thuẫn. Có
nh vậy mới giữ vững đợc sự ổn định của gia đình.
Cuộc sống gia đình không có sự hoà hợp thì giữa vợ chồng sẽ thờng xuyên
xảy ra xung đột gay gắt, quyền và nghĩa vụ đối với nhau, đối với việc xây dựng
gia đình và chăm sóc con cái sẽ không đợc tốt. Tất cả điều đó sẽ tạo ra một áp
lực tâm lý cho đời sống tinh thần của vợ chồng, chi phối hành vi xử sự giữa vợ
và chồng. Quan hệ vợ chồng từ tình cảm yêu thơng đã chuyển sang đối nghịch,
họ không thể chịu đựng đợc với nhau. Đời sống chung chỉ làm con ngời bế tắc
và đau khổ. Ly hôn dù sao cũng là giải pháp tốt nhất cho cả hai vợ chồng khỏi

bị tù túng.
Để có một đánh giá chính xác về tình trạng quan hệ vợ chồng, Nghị quyết số
02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao hớng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 đã nêu rõ: đợc coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
- Vợ, chồng không yêu thơng, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, nh : Ngời
nào chỉ biết bổn phận ngời đó, bỏ mặc ngời vợ hoặc ngời chồng muốn sống ra
Phạm Trung Hiếu Chuyên ngành: Luật dân sự
25

×