Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tìm Hiểu về Bạch Quả, Nhân Sâm và Củ Tỏi doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102 KB, 5 trang )

Tìm Hiểu về Bạch Quả, Nhân
Sâm và Củ Tỏi

Bạch Quả
Có tài liệu nói rằng bạch quả là giống cây hiện diện nhiều nơi trên trái
đất đã hai trăm triệu năm nay, từ hồi mà các con khủng long còn đầy dẫy
khắp nơi.
Thời đó, có rất nhiều loại bạch quả khác nhau, còn thấy vết tích hóa
thạch trong các tầng địa chất. Cách đây chừng 60 triệu năm, thì chỉ còn một
loại. Vào khoảng 7 triệu năm nay, thì giống cây này không còn thấy ở Mỹ
châu, và khoảng hai triệu năm nay thì biến khỏi châu Âu. Mãi sau này, nhà
khoa học người Đức tên là Kaempfer mới du nhập từ Nhật về thế giới Tây
phương. Bạch quả là một loại cây cao lớn, đường kính thân cây có thể to tới
một mét, sống lâu năm, chừng hai mươi tuổi mới trổ hoa, mỗi thứ cây chỉ có
hoa đực, một thứ chỉ có hoa cái. Hoa cái thụ phấn từ cây hoa đực mà kết
quả. Có nơi trồng bạch quả để lấy bóng mát, nhưng trái rụng xuống đất nhơ
nhớp lại sinh mùi khó ngửi.
Bạch quả dùng làm thuốc ở bên Tàu có lẽ từ mấy ngàn năm nay. Tục
truyền rằng vua Thần nông được thần nhân chỉ cây bạch quả ngoài song cửa,
và bảo rằng có thể dùng cho các lão quan trong triều thêm minh mẫn.Về văn
chương thì từ đời nhà Tống đã có nói đến bạch quả.
Bạch quả có số lượng bán hàng đầu trong số các dược thảo bán tự do
ở Mỹ, dưới hình thức chất lấy từ lá cây bạch quả phơi khô (theo bảng phân
loại thực vật của Linne, thì tên cây bạch quả là Ginkgo biloba). Ở bên Đức,
có một hội đồng thuộc Bộ Y tế xét về các dược thảo, và công nhận cho dùng
để chữa bệnh lú. Từ năm 1987 tới nay, có một số cuộc khảo sát có kiểm
chứng khoa học, cho thấy bạch quả có công hiệu trong việc chữa trị bệnh lú
nhẹ, mức độ công hiệu có thể nói là ngang với thuốc Aricept (donezepil) là
thuốc mới được dùng để chữa lú kiểu Alzheimer mức độ nhẹ và vừa phải.
Hiện nay, viện Khảo cứu Y khoa Liên bang Hoa kỳ đang cấp ngân
khoản cho viện đại học Pittsburgh thuộc tiểu bang Pennsylvania để nghiên


cứu thêm về công hiệu cũng như hiệu quả phụ của bạch quả dùng làm thuốc
chữa bệnh lú cho người trên 75 tuổi. Kết quả sơ khởi cho thấy là bạch quả ít
phản ứng, tuy nhiên, có một số trường hợp làm cho dễ chảy máu, vì bạch
quả làm cho tiểu cầu khó tụ lại (cũng tương tự như Aspirin), vì vậy cũng
phải cẩn thận.
Nhân sâm
Về phương diện thực vật học, có ba loại nhân sâm khác nhau. Loại
thông dụng nhất ở các nơi kể cả ở Mỹ, là Panax ginseng. Thứ nhân sâm
thường trồng ở Mỹ để xuất cảng sang Trung hoa thuộc loại Panax
quinquefolius. Còn loại thứ ba, gọi là sâm Tây bá lợi á, thì không thuộc họ
Panax. Hội đồng về dược thảo của Bộ Y tế Đức công nhận cho dùng sâm
như là thuốc bổ, dùng cho người mệt nhọc, tâm thần uể oải và dùng cho
người dưỡng bệnh.
Tinh chất lấy từ củ sâm ra có chứa 25 chất ginsenoside, mỗi chất có
ảnh hưởng khác nhau và nhiều khi trái ngược vào hệ tuần hoàn, hệ thần kinh
và hệ miễn nhiễm.
Nói chung thì cơ chế tác dụng chưa được rõ ràng. Sách vở tài liệu về
nhân sâm thì rất nhiều, nhưng chưa đủ bằng chứng xác thực về hiệu quả của
nhân sâm. Có lẽ không nên dùng lâu quá ba bốn tháng, vì có thể có xáo trộn
về các tuyến nội tiết.
Củ Tỏi
Cả y khoa cổ truyền phương Đông và phương Tây đều có dùng tỏi
(tên khoa học là Allium sativum) để chữa bệnh. Dân Anh xưa gọi tỏi là thần
dược của người nghèo (poor man treacle Hiện nay thì tỏi rất thịnh hành ở
các cửa hàng dược thảo, dưới nhiều hình thức, tỏi tươi, tỏi khô và tỏi bột .
Hội đồng về dược thảo của Đức công nhận dùng tỏi chữa chứng cao mỡ
trong máu, và bệnh đóng mỡ trong động mạch. Tinh chất tỏi có tác dụng
chữa bệnh là allicin, chất này dễ bị sức nóng và độ at xit phá hủy, vì vậy
dùng tỏi tươi thì mới tốt.
Có thứ viên bọc (gọi là enteric coated) giữ cho chất tỏi qua bao tử

nguyên vẹn và hấp thụ ở ruột được nhiều hơn, ngoài ra cũng đỡ bị mùi tỏi ở
miệng. Còn mùi tỏi toát ra theo tuyến mồ hôi ngoài da thì không tránh được.
Tỏi làm cho cholesterol hạ được phần nào (được độ 10 phần trăm) nếu
mức độ cholesterol không cao lắm. Cơ chế làm giảm cholesterol cũng tương
tự như Mevacor, Zocor, nhưng không được mạnh như mấy thứ thuốc đó. Tỏi
không có tác dụng gì vào huyết áp.
Vài giòng về vấn đề dược thảo
Tại Mỹ, số người dùng dược thảo đã tăng lên rất nhiều. Năm 1980, số
dược thảo bán ra là 350 triệu đô la, năm 1998, con số lên đến 4 tỉ.
Nhiều thứ dược thảo khá an toàn, nhưng cũng có một số có tính độc
đáng kể. Thí dụ như ma hoàng (có chứa chất ephedrine), thường được quảng
cáo như là phương thuốc "thiên nhiên" để giảm ký, cũng có khi dùng cho
"lên tinh thần". Đã có tới 800 trường hợp ngộ độc vì chất này được báo cáo
với Sở Kiểm Soát Thuốc và Thực phẩm Hoa kỳ. Các triệu chứng (do
ephedrine kích thích hệ thần kinh giao cảm) gồm có run rẩy tay chân, phong
giựt , lên cơn cao huyết áp nặng, loạn nhịp tim, có thể đưa đến tử vong do
đứng tim hoặc tai biến mạch máu não. Sở Kiểm Soát Thuốc và Thực Phẩm
nay đã ra lệnh giới hạn liều lượng .
Mới chỉ có một số rất ít dược thảo được nghiên cứu với thống kê khoa
học đúng tiêu chuẩn để xác định công hiệu cũng như các phản ứng phụ, nếu
có.
Về phương diện pháp lý, các dược thảo không phải là " thuốc", cho
nên các tiệm, các công ty bán ra không phải chứng minh hiệu quả hay là
mức an toàn, mà cứ việc quảng cáo tùy ý. Cho nên người tiêu thụ cũng nên
dè dặt khi sử dụng dược thảo.
Bs Vũ Quí Ðài

×