Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐIỀU TRỊ BỆNH THIẾU MÁU Ở NGƯỜI BỆNH THẬN potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.7 KB, 4 trang )

ĐIỀU TRỊ BỆNH THIẾU MÁU Ở
NGƯỜI BỆNH THẬN

Erythropoietin (viết tắt là EPO) là hormon kích thích tạo hồng cầu.
Sản phẩm nhân tạo bằng kỷ thuật sinh học gọi là epoetin là glycoprotein
hiện hữu dưới nhiều dạng đồng phân tùy theo mức độ gắn kết với glucose
trong quá trình tổng hợp. Hiên nay epoetin có 2 dạng α và β mà tính chất
dược động học và dược lực học gần như giống nhau.
Biệt dược epoetin α: Epogen (công ty Amgen ở Hoa-kỳ) và Eprex ở
Âu châu.
Biệt dược epoetin β: Neorecormon ở Pháp.
Epoetin α phải tiêm 3 lần mỗi tuần, nên công ty Amgen sản xuất
Darbepoetin (biệt dược Aranesp) chỉ tiêm mỗi tuần 1 lần.
EPO tổng hợp bởi gan trong thai nhi, và ở người lớn bởi những tế bào
quanh tiểu quản và tế bào nội mô vi mạch của thận. Tổng hợp gia tăng khi
sức ép 1 phần của oxy ở mức thận suy giảm. Một trong những cơ chế can
thiệp hemoglobin, khi ni-tơ hóa ở phổi, giải phóng nitric oxide (NO) ở vi ti
huyết quản thận. NO qua kích thích guanilate cyclase kích hoạt sản xuất
EPO. Tổng hợp chất này giảm khi thận bị bệnh. Thủy phân, tách rời những
phân tử cuối của acid sialic hay acid N-acetyl-neuraminic của EPO, làm
EPO không hoạt động.
Thụ thể EPO hiện hữu với lượng thấp trên nguyên hồng cầu và tế bào
nhân khổng lồ. EPO khi bám vào thụ thể sẽ chuyển nhiều đường tín hiệu bên
trong tế bào.
EPO tăng lượng hồng cầu lưới và tăng tổng hợp hemoglobin. EPO tác
động lên nhiều giai đoạn trưởng thành của hồng cầu trong trong tủy xương
và trong máu ngoại vi. EPO hổ trợ biến đổi CFUE (Colony Forming Unit
Erythroid) tạm dịch là tế bào giống hồng cầu đơn vị tạo bầy thành nguyên
hồng cầu rồi thành hồng cầu.
Epoetin dùng cho chỉ định thiếu máu nặng ở bệnh nhân suy thận mãn,
để giảm truyền máu. Tuy nhiên, năm 2007, FDA đưa ra cảnh báo nếu dùng


epoetin để duy trì mức hemoglobin trên 12 g/dL sẽ tăng số tử vong, nhồi
máu cơ tim không chết người, đột quỵ và sinh huyết khối. Do đó không nên
điều trị lâu dài bằng epoetin và không nên dùng epoetin để điều trị chứng
thiếu máu như thở ngắn, mệt mỏi, choáng váng, thiếu sức.
Có 3 nghiên cứu về tăng hemoglobin bằng Epoetin:
1/ CHOIR (Correction of Hemoglobin and Outcomes in Renal
Insufficiency) tạm dịch là sửa đổi hemoglobin và kết quả trong suy thận,
dùng epoetin-α;
2/ CREATE (Cardiovascular Risk Reduction by Early anemia
Treatment with Epoitein-beta tạm dịch là Giảm nguy cơ tim mạch bằng cách
điều trị sớm thiếu máu bằng Epoetin-β;
3/ TREAT (Trial to Reduce Cardiovascular Events with Aranesp
Therapy) tạm dịch là Thử giảm sự cố tim mạch với điều trị Aranesp tức là
Darbepoetin.
Cả 3 nghiên cứu cho thấy tăng hemoglobin không đi đôi với tăng lợi
ích nhưng có lẽ sẽ tăng nguy cơ.Do đó, hội bệnh thận Hoa-kỳ vừa đưa ra lời
khuyên là điều trị với eoetin chỉ nên áp dụng cho bệnh nhân suy thận mãn
thiếu máu trầm trọng phải truyền máu thường xuyên, hay những người được
xem là ứng viên ghép thận nên không thể truyền máu. Hội này cũng khuyên
tránh dùng epoetin để quản lý bệnh thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mãn
không cần thẩm tách (lọc thận nhân tạo) vì tỷ suất cao đột quỵ và huyết khối
tắc mạch và có thể tăng cao nguy cơ ung thư thấy trong nghiên cứu TREAT.
Tại Việt-nam, hình như bảo hiểm y tế chỉ cho phép dùng mỗi tuần 2
ống 2000 đơn vị, nên mức hemoglobin khó đạt đến 10 g/dL, do đó khó xảy
ra nguy cơ trên.
Dược sĩ Lê-văn-Nhân

×