Áp dụng nguyên tắc “Tương tác đa chiều, đa đối tượng” trong
giảng dạy môn tập làm văn ở trường PT
I. NGUYÊN TẮC "TƯƠNG TÁC ĐA CHIỀU, ĐA ĐỐI TƯỢNG" LÀ GÌ?
Trong phương pháp giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay hình thức tác động từ người dạy đến người học được sử dụng phổ biến. Nhưng
đây lại là tác động một chiều "thầy → trò": người thầy có quyền đánh giá, cho điểm học trò và học trò ít khi hay nói cách khác là không dám
có ý kiến phản hồi hay tranh luận với thầy dù đó có thể là sự đánh giá chủ quan, không chính xác, thoả đáng của thầy.
Trong xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay theo đường hướng "Lấy người học làm trung tâm" thì nguyên tắc "Tương tác đa
chiều, đa đối tượng" tỏ rõ tính ưu việt của nó. "Tương tác đa chiều, đa đối tượng" là sự tác động qua lại không chỉ một chiều giữa thầy với trò
("thầy → trò") mà còn có sự tác động trở lại của trò với thầy ("trò → thầy") và giữa nhiều học trò với nhau ("trò ↔ trò") trong quá trình giáo
dục nói chung và trong giảng dạy một môn học cụ thể nói riêng.
II. ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC "TƯƠNG TÁC ĐA CHIỀU, ĐA ĐỐI TƯỢNG" TRONG DẠY TẬP LÀM VĂN
Môn Tập Làm Văn là môn học rất cần có sự tương tác đa chiều giữa nhiều đối tượng với nhau. Một bài tập làm văn của học sinh cần có sự
nhận xét, gợi ý của thầy và của nhiều học sinh khác để người viết có thể sửa chữa, hoàn thiện bài văn của mình tốt hơn. Người học không chỉ
học từ thầy mà còn cần học từ bạn. Mặc dù ông cha ta có câu "Không thầy đố mày làm nên" nhưng lại vẫn khẳng định "Học thầy không tầy
học bạn". Điều đó cho thấy việc "học bạn" cũng rất quan trọng trong học tập của học sinh.
Để áp dụng nguyên tắc này cần có các bước sau:
1. Thầy, cô cần tự mình đưa ra những tiêu chí đánh giá, thang điểm thật cụ thể cho một bài văn. Chẳng hạn, xin gợi ý các tiêu chí sau:
- Nội dung:
+ Các ý cơ bản cần có
+ Các ý của người viết
- Ngữ pháp:
+ Viết đúng câu, đúng chính tả
+ Dùng từ đúng, phong phú
- Diễn đạt:
+ Logic (sắp xếp ý hợp lý)
+ Dùng các từ chuyển tiếp hợp lý
+ Luận điểm rõ ràng
2. Thầy, cô sau khi hướng dẫn phần phương pháp viết một thể loại văn cần lựa chọn một số đề thực hành.
3. Giao một đề văn (kèm theo một số gợi ý) cho học sinh về nhà tự viết hoặc viết trên lớp.
4. Học sinh nộp bài viết cho giáo viên.
5. Giáo viên đọc kỹ từng bài văn, nhận xét chi tiết và chấm điểm (theo tiêu chí đã công bố cho học sinh) vào một tờ giấy riêng và cất đi.
6. Giáo viên mang bài đến lớp và để lên bàn yêu cầu học sinh tự chọn lấy một bài của học sinh khác để đọc và nhận xét theo các tiêu chí cho
trước. Mỗi học sinh cần đọc và nhận xét từ 5 bài trở lên.
7. Giáo viên mang bài về nhà đọc lại các bài và nhận xét của các học sinh khác và đưa ra ý kiến của mình về những nhận xét của các học sinh
khác.
8. Mang bài và nhận xét kèm theo tới lớp trả lại cho học sinh và yêu cầu học sinh viết lại và sửa chữa theo những nhận xét và góp ý và nộp lại
để nhận xét và chấm lại.
9. Giáo viên chấm điểm lại bài văn và trả lại cho học sinh kèm theo điểm và nhận xét trước khi được góp ý và sửa chữa ở bước 5.
10. Học sinh đọc lại 2 bài viết (trước khi góp ý và sau khi góp sửa chữa) và đọc nhận xét và so sánh điểm và nhận xét của giáo viên trước và
sau khi sửa lại và đưa ý kiến phản hồi nếu có.
Phương pháp dạy này đòi hỏi giáo viên mất nhiều thời gian hơn vì phải đọc và nhận xét mỗi bài viết của mỗi học sinh hai lần. Học sinh cũng
phải mất nhiều công sức và thời gian để viết hai lần cho một đề bài và phải đọc và nhận xét bài của các học sinh khác. Nhưng lợi ích của cách
dạy này là giúp học sinh rèn giũa kỹ năng viết và sẽ dần viết tốt lên do biết cách rút kinh nghiệm và sửa chữa lỗi nhờ những nhận xét và góp ý
của cả thầy và trò trong lớp.
III. Ở NHỮNG NƠI CÓ INTERNET
Ở các thành phố lớn, nơi Internet phổ biến rộng rãi thì có thể sử dụng Blog, một dạng nhật ký các nhân trực tuyến để dạy môn Tập Làm Văn
theo nguyên tắc "Tương tác đa chiều, đa đối tượng" theo các bước sau:
1. Giáo viên lập 1 blog trên mạng.
2. Hằng tuần giáo viên đưa ra 1 đề tập làm văn kèm theo những gợi ý cần thiết trên blog.
3. Học sinh chép lại đề về nhà đánh máy bài viết (hoặc đánh máy ngay tại quán net) và gửi bài cho giáo viên bằng e-mail.
4. Giáo viên đưa bài tất cả học sinh lên blog cho các học sinh khác vào nhận xét.
5. Học sinh đọc kỹ rồi cho nhận xét, góp ý và sửa lại bài văn sau đó gửi lại cho giáo viên.
6. Giáo viên nhận xét cho điểm chính thức và đưa lại bài văn lên blog.
7. Học sinh có ý kiến phản hồi về các nhận xét của giáo viên.
Việc sử dụng blog trong giảng dạy Văn là một hướng đi mới trong việc khai thác Internet trong học tập và giảng dạy hiện nay.
- Tạo nhu cầu thực sự cho sinh viên sử dụng Internet vào mục đích học tập.
- Giúp sinh viên tiếp cận phương pháp học tập mới: chủ động tự học ngoài giờ trên lớp, làm bài tập cá nhân.
- Tạo thêm hứng thú cho sinh viên với cách học qua blog, một dạng nhật ký cá nhân đang rất thịnh hành trong giới trẻ hiện nay.
IV. KẾT LUẬN
Trên đây là những những gợi ý giúp các thầy cô giáo dạy Văn ở phổ thông áp dụng nguyên tắc "Tương tác đa chiều, đa đối tượng" trong dạy
tập làm văn. Nguyên tắc này có thể áp dụng với nhiều môn khác và có thể có những thay đổi, bổ sung cho thật phù hợp tuỳ thuộc vào từng cá
nhân.
Việc áp dụng nguyên tắc này là bước tiếp cận đầu tiên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay ở phổ thông. Áp dụng nguyên tắc
này mang lại nhiều lợi ích cho người học trong việc rèn luyện kỹ năng viết, một kỹ năng quan trong trong môn Văn học.
Trần Mạnh Trung
Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Tiếng Anh
Khoa Ngoại ngữ - Đại học Hồng Đức - Thanh Hoá
E-mail:
Cellphone: 0915020556