Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phát biểu về CMC - PCGD (Lý luận phân tích)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.38 KB, 4 trang )

Đề: Những thuận lợi và khó khăn cũng như những thành tựu đã đạt được
trong công tác CMC – PCGD năm 20….… ( năm tiếp theo) cho đến hết thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô và các vị đại biểu… Tôi tên: Hồ Hải Âu,
đại diện cho bộ phận phổ cập của trường THPT Tầm Vu 3 (Trường đặt tại ấp
Thị Tứ, Thị Trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang), hôm nay
tôi xin trình bày phát biểu của mình về “những thuận lợi và khó khăn cũng như
những thành tựu đã đạt được trong công tác CMC – PCGD năm 20….” …….
Ngay từ buổi đầu thành lập nước, Bác Hồ đã có những tư tưởng phục hồi
nền giáo dục Việt Nam và nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác phổ cập giáo
dục. Trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập được tuyên bố vào ngày 2 – 9 năm 1945,
Bác đã chỉ ra nguyên do làm cho nhân dân ta mù chữ, đó là việc thực dân Pháp mở
nhiều nhà tù hơn trường học, và chúng thực hiện chính sách “ngu dân” hòng làm
cho dân ta phải chịu mãi ách nô lệ và cũng vào những buổi đầu thành lập nước, ta
có hơn 90% dân số mù chữ (không biết chữ hoàn toàn) và Bác cũng đã chỉ đạo mở
nhiều lớp bình dân học vụ (các lớp xóa mù chữ trên quy mô nhỏ nhưng rộng khắp
trên toàn quốc); những người biết chữ ít dạy cho người không biết chữ. Người
đứng ra trực tiếp kiểm tra đôn đốc và coi giáo dục quan trọng cũng như sinh hoạt
ăn, ở, mặc của người dân trong cuộc sống hằng ngày, mặc dù đời sống người dân
còn rất nhiều khó khăn do hậu quả của ách áp bức thực dân. Bác cũng nói thêm
rằng: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Những tư tưởng thật sáng suốt của Bác
đã vạch ra một chân trời thật rạng rỡ cho nền giáo dục nước nhà. Bác nói: “Học đi
đôi với hành và học để hành ngày càng tốt hơn!”. Do thực tế, nước ta lúc bấy giờ
cần nhiều đội ngũ cán bộ cho nhiều ngành cho nhà nước mới thành lập nhưng
nhiệm vụ trước mắt và quan trọng là phải xóa mù chữ, sau đó mới tiến tới giáo dục
phổ thông. Từng bước, từ các lớp bình dân học vụ nhỏ lẻ, Bác cũng đã cử nhiều
học trò giỏi trong nước, cán bộ chuyên sâu (cốt cán) ra nước ngoài học tập chính
trị, khoa học và đặc biệt là khoa học phục vụ lâu dài cho cuộc kháng chiến lâu dài
chống thực dân pháp của dân tộc. Tiêu biểu có các giáo sư như: Đặng Văn Ngữ
(người phát hiện ra chủng virus sốt rét và thuốc điều trị), giáo sư Trần Đại Nghĩa
(người chuyên nghiên cứu và chế tạo vũ khí cho quân đội Việt Nam thời kháng


chiến chống thực dân Pháp), tướng Võ Nguyên Giáp (Đại tướng, tướng chỉ huy
quân đội ta thời kỳ chống Pháp và đế quốc Mỹ) là những con người có năng lực
được sinh ra trong nền giáo dục đơn sơ của nước ta thời kỳ này.
Công cuộc đổi mới đất nước của chúng ta hiện nay (biến một nước có nền
nông nghiệp lạc hậu thành một nước có nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại, công
nghiệp hiện đại phục vụ cho nông nghiệp bền vững) cần nhiều những con người có
năng lực, đặc biệt là cần đội ngũ lao động trí thức giỏi, công nhân, thợ lành nghề.
Do vậy, nền giáo dục nước ta phải thực hiện tiếp sự nghiệp trồng người như Bác
Hồ đã vạch ra. Giáo dục, nhất là giáo dục phổ cập chống mù chữ, và phổ cập giáo
dục phổ cập đúng độ tuổi, để từng bước tiến đến phổ cập nghề, phổ cập cấp cao
đẳng, đại học (chuyên môn và chuẩn hóa đội ngũ), nhằm tạo ra nguồn nhân lực đáp
ứng nhu cầu của công việc.
Sinh thời Bác Hồ có nói: “Suốt đời tôi có một ham muốn tột bật là làm sao
cho nước ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành”. Thật vậy, công tác phổ cập mang ý nghĩa to lớn và lâu dài vì
phổ cập giáo dục là làm cho giáo dục trở thành rộng khắp, giáo dục đến được
với đông đảo quần chúng ở từng cấp học, từ cấp học thấp cho đến cấp học cao.
Suy rộng hơn là mọi học sinh, học viên phải được thừa hưởng nền giáo dục ở trong
độ tuổi đi học (tuổi từ 3 đến 35).
Giáo dục phổ thông nhằm làm cho mọi người dân có trình độ trong nhận
thức để đồng thời chiếm lĩnh các trí thức khác trong quá trình làm việc và tư duy
khác về các hiện tượng tự nhiên xã hội xuất hiện trong môi trười sống. Ngày nay,
trước sự phát triển như vũ bão về khoa học và kỹ thuật đòi hỏi mọi tầng lớp trong
xã hội phải nắm bắt tri thức mà muốn nắm bắt tốt tri thức khoa học đòi hỏi cá nhân
đó phải có trình độ (kiến thức) phổ thông.
Ví dụ: Một nông dân giàu kinh nghiệm (qua 20 năm làm ruộng). Kinh
nghiệm có thể dồi dào nhưng thiếu tri thức khoa học anh ta cho kinh nghiệm là hơn
hết. Tất nhiên có phần đúng, nhưng với những việc mà nhà khoa hoc nông nghiệp
chuyên sâu đã được chứng minh bằng thực tiển, nếu người nông dân kinh nghiệm
có tri thức nắm bắt và áp dụng tốt (linh hoạt) thì 20 năm kinh nghiệp có thể mất 5

năm… Điều này cho ta thấy tầm quan trọng giữa học tập và thực tiển.
Việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO (World Trade Organization)
sẽ đưa nền kinh tế, giáo dục nước ta theo xu thế toàn cầu hóa. Giáo dục nước ta
nếu không thực hiện tốt công tác giáo dục phổ thông, việc này sẽ gây trở ngại cho
sinh viên, thợ, công nhân nhất là khi họ tham gia học tập trong các ngành nghề,
trường học ngoại ngữ. Thợ không có trình độ học vấn, sẽ không có cơ hội tiếp thu
sự đào tạo nghề của công ty, nhà máy xí nghiệp nước ngoài; thợ Việt Nam sẽ thua
xút với các thợ, công nhân ở nước khác, làm những công việc không qua đào tạo
và tiền lương được hưởng sẽ thấp hơn, thu nhập thấp hơn vì thiếu năng lực. Đó là
những nhìn nhận cho thấy tầm quan trọng của công tác phổ câp nói chung.
Năm 2008, năm Việt Nam đã tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế thế
giới, Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu.
Giá cả biến động, nhiều mặt hàng thuộc nhu yếu phẩm dành cho sinh hoạt hàng
ngày tăng nhanh. Giá nông sản nói chung đặc biệt giá lúa giảm liên tục, ngược lại
giá vật tư nông nghiệp tăng cao. Từ tình hình đã nêu đều có liên quan và ảnh
hưởng đến quá trình giáo dục, việc khủng hoảng của kinh tế đã tác động đến nhiều
gia đình, đặc biệt là những gia đình ở nông thôn có con em đi học và chính các gia
đình có tham gia sản xuất nông nghiệp có con em đi học. Phần lớn do khó khăn về
kinh tế, nên những học sinh trong các gia đình này phải bỏ học để phụ giúp gia
đình, hay giữ em để cho cha, mẹ tăng gia sản xuất nhằm có đủ để sống.(Bỏ học ở
cấp tiểu học, cấp THCS). Các gia đình khác, có con em học THPT mà khó khăn,
thì HS THPT cũng bỏ học để đi làm thuê, giúp gia đình.
Sự ảnh hưởng của một nền văn hóa ngoại, xâm nhập, phương tiện thông tin
đại chúng, truyền hình, phim ảnh và đặc biệt là Internet, game… một bộ phận học
sinh ở các cấp học hơi yếu, còn nhận thức kém, nên không biết đâu là chuẩn mực
nên xa vào các bẫy lầy của văn hóa, tinh thần… Làm mất phương hướng, mất ý chí
học tập, học hơi yếu, yếu rồi học kém chán nãn nên bộ phận đó phải bỏ học do
vậy, việc huy động ra lớp khó có khả năng đạt được– vì thế, tỉ lệ huy động sẽ giảm.
Bộ phận học sinh, học yếu, nếu học đến các lớp cuối cấp thì phải tham gia
kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp, thi không đạt nên điều này làm giảm tỷ lệ tốt nghiệp.

Một số trường học được trang bị tốt nhưng sử dụng chưa có hiệu quả trang
thiết bị, chưa khai thác hết tối ưu sức giảng dạy của giáo viên, như chi trả lương
thỏa đáng theo vùng, có sự hỗ trợ kinh phí…khi tham gia công việc giảng dạy nhất
là đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình nhưng nhận lương khởi điểm thấp, xa nhà,
không thể dùng tiền lương để thực hiện tái sản xuất sức lao động (nhu cầu ăn ở,
mặc)
Ở các cấp học, ngành học (cấp THCS – THPT ) sau khi học sinh tham gia
các kỳ thi cuối cấp, các em không muốn học nữa vì muốn đi làm thợ, công nhân
trong khi chúng ta lại thiếu nơi thu hút huấn luyện thợ ở các lớp cuối cấp như TN
lớp 9 và TN lớp 12. Điều này làm cho người học không biết nếu học hết mức lớp
9, lớp 12 không đi học cao đẳng, nghề hay đại học các ngành nghề thì phải làm
sao. Nên phần lớn đối tượng đó (số đã tốt nghiệp các bậc học phổ thông) phải bỏ
học về làm nông nghiệp hay đi làm thuê bằng lao động chân tay. Phân tích trường
hợp này cho ta thấy sự lãng phí trong sự nghiệp trồng người. Nghĩa là người học
đang ở một số chuẩn nào đó, bằng cấp nào đó nhưng không có chỗ làm việc sau
khi đạt một số chuẩn.
Xét về vị trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam có vị trí địa lý
thuận lợi cho việc phát triển nhiều ngành kinh tế, nước ta có nguồn tài nguyên
thiên nhiên dồi dào, phong phú và đa dạng.
Xét về dân cư và nguồn lao động, nước ta có lực lượng lao động đầy tiềm
năng (dân số trẻ), có khả năng tiếp thu và vận dụng nền khoa học tiên tiến trên thế
giới. Do vậy công tác phổ cập giáo dục ở các cấp học và từng bậc học có ý nghĩa
chiến lược lâu dài. Giáo dục nhằm đào tạo con người, nguồn nhân lực cho sự
nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Có như thế thì việc học sẽ đi đôi với hành
theo nguyên lý giáo dục. Đảng và nhà nước ta đang từng bước, bằng các giải
pháp thiết thực nhằm xã hội hóa công tác giáo dục và cũng kịp thời đưa dân trí
nước ta ngang tầm với các quốc gia có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế
giới.
Chúng ta phải rõ từ ngữ “phổ cập giáo dục”. Phổ cập giáo dục là vấn đề
lớn trong ngành giáo dục, không đơn giản như những lớp phổ cập nhỏ lẽ và khi

mở lớp, làm hồ sơ kết thúc lớp, chờ nhận kinh phí cho các lớp phổ cập là công tác
phổ cập. Đội ngũ các giáo viên phổ cập phải biết phát huy năng lực của mình,
phải biết giữ vai trò cầu nối với giáo viên chủ nhiệm, là cầu nối trong việc huy
động và thực hiện một số công tác hỗ trợ, giúp giáo viên hoàn thành nhiệm vụ
giảng dạy. Nếu chúng ta hiểu từ phổ cập theo ý nghĩa giản đơn như đã nêu là đang
hiểu sai chính sách lớn của Đảng và nhà nước.
Trên đây là các vấn đề vừa trình bày của tôi về những thuận lợi và khó khăn
trong công tác phổ cập năm 2008 theo tình hình của trường và tình hình chung
trong chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước ta hiện nay.
(Sau đây, xin mời quý đại biểu, quý thầy cô, quý đồng nghiệp có những góp
ý tích cực cho vấn đề vừa trình bày để hội thảo hàng năm diễn ra ngày càng tốt
hơn…)
Trường THPT Tầm Vu 3
Giáo viên PC: Hồ Hải Âu (SP.Anh Văn Khóa 25 Đại Học Cần Thơ- e-mail: )
Giáo viên PC: Huỳnh Văn Thành(ĐHSP Toán; e-mail: )
ĐT: 0984.600.126

×