Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN – PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.96 KB, 11 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN – PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
I – CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Khái niệm phân tích tài chính:
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo một
hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các thông
tin khác trong quản lý doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có
thể xảy ra trong tương lai để đưa các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục đích theo
đuổi.
2. Đối tượng của phân tích tài chính:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có hoạt động trao
đổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua những công cụ tài chính và vật chất. Chính vì
vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham gia vào các mối quan hệ tài chính đa dạng
và phức tạp.
Như vậy,đối tượng của phân tích tài chính,về thực chất là các mối quan hệ kinh tế
phát sinh trong qua trình hình thành, phát triển và biến đổi vốn dưới các hình thức có liên
quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính:
Có nhiều đối tược quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ
doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng…Mỗi đối tượng quan tâm với các
mục đích khác nhau nhưng thường liên quan với nhau.
4. Tổ chức công tác phân tích tài chính:
Quá trình tổ chức công tác phân tích tài chính được tiến hành tùy theo loại hình tổ
chức kinh doanh ở các doanh nghiệp nhằm mục đích cung cấp, đáp ứng nhu cầu thông tin
cho quá trình lập kế hoạch, công tác kiểm tra và ra quyết định.công tác tổ chức phân tích
phải làm sao thỏa mãn cao nhất cho nhu cầu thông tin của từng loại hình quản trị khác
nhau.
II - PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH:
1. Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính:
1.1. Thu thập thông tin:
Phân tích tài chính sử mọi nguồn thông tin có khả năng giải và thuyết minh hoạt


động tài chính,hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,phục vụ cho quá trình dự
đoán,đánh giá ,lập kế hoạch.Nó bao gồm những thông tin nội bộ đến những thông tin
bên ngoài, những thông tin kế toán, những thông tin quản lý khác và những thông tin về
số lượng và giá trị.Trong đó thông tin kế toán là quan trọng nhất được phản ánh trong các
báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy
trên thực tế phân tích tài chính là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp
1.2. Xử lý thông tin:
Giại đoạn tiếp theo của phân tích hoạt động tài chính là giai đoạn xử lý thông tin
đã thu thập.Trong giai đoạn này nguời sử dụng thông tin ở gốc độ nghiên cứu, ứng dụng
khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra. Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp
thông tin theo một mục tiêu nhất định để nhằm tính toán, so sánh, đánh giá, xác định
nguyên nhân của kết quả đạt được nhằm phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.
1.3. Dự toán và ra quyết định:
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để
người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định hoạt động kinh
doanh.Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích hoạt động tài chính nhằm đưa ra các quyết
định liên quan đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa
hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu. Đối với cho vay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa
ra các quyết định về tài trợ đầu tư, đối với cấp trên của doanh nghiệp thì đưa ra các quyết
định quản lý doanh nghiệp.
1.4. Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính:
Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp nói
chung là các báo cáo tài chính,bao gồm:
Bảng cân đối kế toán : là bảng báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Nó gồm được thành lập từ 2 phần: tài
sản và nguồn vốn. Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát
giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm
nhất định (ngày cuối quý, cuối năm).
Phần tài sản phản ánh quy mô và cơ cấu các loại tài sản hiện có đến thời điểm lập
báo cáo thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp, năng lực và trình độ sử dụng tài

sản. Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử
dụng lâu dài, gắn với mục đích thu được các khoản lợi nhuận.
Phần nguồn vốn cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đăng ký
kinh doanh với Nhà nước, số tài sản đã hình thành bằng nguồn vốn vay ngân hang,vay
đối tượng khác, cũng như trách nhiệm phải thanh toán với người lao động, cổ đông, nhà
cung cấp, trả chủ, ngân sách…
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là một báo cáo tài chính tổng hợp,phản
ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán, dưới
hình thức tiền tệ. Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi
nhưng phải phản ánh 4 nội dung cơ bản: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và
chi phí quản lý, lãi, lỗ.Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất
về phương thức kinh doanh trong thời kỳ và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh đó
mang lại lợi nhuận hay lỗ vốn,đồng thời nó còn phản ánh tình hình sử dụng tiềm năng về
vốn, kỹ thuật, lao động và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh quá trình
hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Thông tin về lưu chuyển tiền của doanh nghiệp giúp các đối tượng sử dụng báo
cáo tài chính có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và sử dụng các khoản
tiền đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi lien
quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các nghiệp vụ làm
tăng, giảm vốn kinh doanh do nhận vốn góp, góp vốn, vay và cho vay dài hạn, ngắn hạn,
cổ tức được chia và chia cổ tức.
2. Phương pháp phân tích tài chính:
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thông các công cụ và biện pháp
nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng các mối quan hệ bên trong và bên
ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính,các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi
tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên
thực tế người ta sử dụng các phương pháp sau:

2.1 Phương pháp phân tích chỉ số - Phân tích theo chiều ngang.
Phân tích chỉ số hay phân tích theo chiều ngang báo cáo tài chính là so sánh từng
khoản mục trong báo cáo tài chính với số liệu năm gốc, nhằm xác định mức độ phát triển
của từng khoản trong bối cảnh chung.
Phân tích chỉ số sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời
gian, và việc phân tích này sẽ làm nổi bật tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản
mục theo thời gian.
Phân tích theo thời gian gúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ
tiêu tài chính từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau
khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro nhận ra
những khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân.
Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc bằng số tương đối.
- Số tuyệt đối : Y = Y
1
– Y
0
Y
1
: trị số của chỉ tiêu phân tích
Y
0
: trị số của chỉ tiêu gốc
- Số tương đối : T = Y
1
/ Y
0
* 100%
2.2 Phân tích khối – Phân tích theo chiều dọc.
Phân tích khối: so sánh các khoản mục trong tổng số của báo cáo tài chính, nhằm
xác định tỷ trọng hay cơ cấu các khoản mục trong các báo cáo tài chính. Với báo cáo quy

mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một
khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%.
Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối kết cấu (chỉ tiêu bộ phận trên chỉ tiêu
tổng thể) phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng
thấy được kết cấu của từng chi tiết bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế
nào. Từ đó, đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.
Như vậy, đối với bảng cân đối kế toán chỉ tiêu tổng thể là tài sản và nguồn vốn.
Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc rất có ích cho việc khảo sát các nguồn vốn
và cơ cấu vốn của doanh nghiệp hoặc nói cách khác là có ích cho việc khảo sát các nguồn
vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp hoặc nói cách khác là có ích cho việc nghiên cứu
mối quan hệ giữa nguồn vốn vay với nguồn vốn chủ sở hữu. Đối với bảng báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh thì chỉ tiêu tổng thể là doanh thu thuần. Theo phương pháp này
ta thấy được quan hệ kết cấu và biến động kết cấu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh và quá trình sinh lời của doanh nghiệp.
3. Phân tích chỉ số tài chính.
Phân tích chỉ số tài chính là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của
phân tích báo cáo tài chính. Phân tích các tỷ số tài chính lien quan đến việc xác minh và
sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của
công ty. Có nhiều loại tỷ số tài chính khác nhau. Dựa vào cách thức sử dụng số liệu để
xác định, tỷ số tài chính có thể chia làm ba loại: tỷ số tài chính xác định từ bảng cân đối
tài sản, tỷ số tài chính xác định từ báo cáo thu nhập và tỷ số tài chính xác định từ cả hai
báo cáo vừa nêu. Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính có thể chia thành:
- Hệ số khả năng thanh toán.
- Hệ số hoạt động.
- Hệ số đòn bẩy tài chính.
- Hệ số khả năng sinh lời.
3.1 Các hệ số khả năng thanh toán.
Tỷ số khả năng thanh toán là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
công ty. Loại tỷ số này gồm có tỷ số thanh toán hiện thời và Tỷ số thanh toán nhanh, Cả
hai tỷ số này xác định từ dữ liệu của bảng cân đối tài sản. Đứng trên góc độ ngân hàng,

hai tỷ số này rất quan trọng vì nó giúp đánh giá được khả năng thanh toán nợ của công ty.
a) Tỷ số thanh toán hiện thời ( tỷ số thanh toán ngắn hạn ).
Công thức:
Khả năng thanh toán hiện thời =

Tỷ số thanh toán ngắn hạn cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản
ngắn hạn để đảm bảo thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ số thanh toán ngắn
hạn càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược
lại tỷ số thanh toán càng thấp thì khả năng thanh toán khó mà tin tưởng được. Tỷ số
thanh toán thông thường được chấp nhận phải lớn hơn 1
b) Tỷ số thanh toán nhanh ( Acid test).
Công thức:

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn +Đầu tư TSNH + Khoản phải thuKhả năng
thanh toán
nhanh

×