Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bai tham luan ren KN doc cho HS lop 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.68 KB, 6 trang )

BÀI THAM LUẬN
VỀ VIỆC RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC :
Văn bản dạy học phân môn tập đọc trong môn Tiếng việt ở lớp 3có nội
dung và hình thức đa dạng và phong phú. Các văn bản được sử dụng là các
văn bản văn học ngoài ra còn xuất hiện thêm các văn bản khác như: Hành
chính ,Báo chí ,Sinh hoạt . Vì vậy việc phân loại chúng cũng phức tạp hơn.
Mục đích của việc phân loại là giúp cho giáo viên có cái nhìn toàn diện
hơn về nội dung và hình thức của các văn bản dạy học ,từ đó xác định được
những con đường tiếp cận riêng cho từng loại bài để đạt được hiệu quả tốt
nhất ,trong thời gian ngắn nhất.
Bao giờ cũng vậy , việc phân loại các đối tượng cụ thể phải dựa trên
các tiêu chí cụ thể,mối tiêu chí lại chi phối những cách phân loại và cách gọi
tên khác nhau và đương nhiên ,mọi sự phân loại văn bản tập đọc lớp 3 là chủ
điểm và thể loại .
Như vậy , nội dung của các văn bản dạy học tập đọc lớp 3 đã thể hiện
rõ mục tiêu Lồng ghép, kết hợp vào ngữ liệu Tiếng việt các nội dung tự
nhiên và xã hội , văn hóa va khoa học , các vấn đề cộng đồng quan tâm….
Phù hợp với nhận thức của học sinh . Điều này đòi hỏi người giáo viên phải
chuẩn bị cho mình những kiến thức phổ thông ,cập nhật ,đáp ứng được yêu
cầu của tình hình và nhiệm vụ dạy học hiện nay.
Có thể nói phân môn tập đọc có vị trí hết sức quan trọng trong môn
Tiếng việt ở tiểu học . Phân môn tập đọc rèn cho học sinh những kĩ năng đọc
thành tiếng, đọc - hiểu ,nghe và nói .Bên cạnh đó ,thông qua hệ thống bài
đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài
đọc ,phân môn tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên
nhiên, xã hội và con người , cung cấp vốn từ, cách diễn đạt, những hiểu biết
về tác phẩm văn học như: Đề tài, cốt truyện, nhân vật ,…và góp phần rèn
luyện nhân cách cho học sinh .
II. THỰC TRẠNG :


Trong những năm qua ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới : Đổi mới nội
dung chương trình ,đổi mới sách giaó khoa ,đổi mới phương pháp dạy- học ,
…Để đáp ứng được nhu cầu của ngành giáo dục hiện nay .Trong suốt thời
gian đó ngành giáo dục nước ta cũng đã gặt hái được những thành tích đáng
kể.
Tuy nhiên , bên cạnh những thành tích đó vẫn còn tồn tại một số khó
khăn ,vướng mắc trong việc dạy – học phân môn tập đọc như: tình trạng học
sinh ngồi nhầm lớp , giáo viên chưa chú ý đến việc rèn kĩ năng đọc cho học
sinh , giáo viên chỉ biết dạy cho học sinh biết đọc được chữ là đã thỏa mãn
với nhiệm vụ của mình, giáo viên chưa rèn sự cảm nhận thông qua đọc và
đọc - hiểu,…Do sự hạn chế của giáo viên cho nên khi đọc mẫu giáo viên
chưa thể hiện được giọng đọc diễn cảm . Từ đó dẫn đến sự hạn chế của học
sinh , khi đọc bài văn , bài thơ …Đó cũng chính là những điều mà bản thân
tôi vẫn thường băn khoăn , lo lắng .
Trước những khó khăn ,vướng mắc đó, bản thân tôi luôn tìm tòi , học
hỏi , rút kinh nghiệm đồng nghiệp , để đưa ra những biện pháp rèn đọc và kĩ
năng đọc cho học sinh khi dạy - học phân môn tập đọc .
Sau đây tôi xin giới thiệu và chia sẻ với các đồng nghiệp một số biện
pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC :
Để thực hiện tốt việc rèn đọc và kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3.Trước
hết chúng ta cần phải xác định học sinh trong lớp theo 3 nhóm đối tượng
sau:
- Đối tượng học sinh đọc yếu.
- Đối tượng học sinh đọc to, rõ.
- Đối tượng học sinh đọc diễn cảm.
1. Đối với nhóm đối tượng học sinh đọc yếu. Chúng ta có thể rèn luyện
theo các biện pháp sau:
- Sắp xếp học sinh đọc yếu ngồi cạnh học sinh đọc tốt.
- Cho học sinh ngồi cạnh đọc trước ,học sinh yếu đọc theo .

- Giáo viên cho học sinh đọc thêm truyện tranh thiếu nhi để gây hứng
thú cho học sinh .
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh đọc theo cách tăng dần: 5 chữ,
10 chữ…
Ví dụ :
Lớp 3A. Học sinh được xếp xen kẽ.(giỏi – yếu)

Khi dạy bài : CẬU BÉ THÔNG MINH
• Đọc từng câu , từng đoạn .

+ Khi đến lượt học sinh đọc yếu đọc câu:”Được lệnh vua , cả làng lo
sợ .” Giáo viên cho học sinh ngồi cạnh đọc trước rồi cho học sinh
yếu đọc theo.(nếu học sinh đó đọc quá yếu thì đọc theo kiểu đánh
vần).
+ Sau khi đã kết thúc bài học giáo viên có thể cho học sinh mượn hoặc
khuyến khích học sinh tự tìm thêm truyện tranh thiếu nhi để đọc.
+ Cuối tiết học giáo viên giao cho học sinh yếu về nhà đọc một câu gồm
15 chữ:”Vua bật cười, thầm khen cậu bé , nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần
nữa.” (Hôm sau có kiểm tra).
3. Đối với nhóm đối tượng học sinh đọc to, rõ và nhóm đối tượng học sinh
đọc diễn cảm.
- Để củng cố và nâng cao kĩ năng đọc trơn – đọc thành tiếng ,đọc thầm và
rèn kĩ năng đọc diễn cảm,giáo viên phải kết hợp thao tác đọc mẫu với việc
luyện cho học sinh đọc thành tiếng và đọc thầm.
Việc đọc mẫu không nhất thiết phải tiến hành ngay từ đầu. Tùy theo từng
đối tượng học sinh , tùy theo từng văn bản đọc ,giáo viên có thể chỉ đọc
mẫu các cụm từ, câu, đoạn khi học sinh mắc lỗi mà khó sửa và có thể đọc
mẫu cả bài trước khi cho học sinh luyện đọc và luyện đọc diễn cảm. Nhằm
tạo sự hứng thú , thu hút sự chú ý củ học sinh hoặc đọc khi củng cố bài ở
cuối tiết học .

Ví dụ :
Lớp 3A. Đối tượng học sinh trung bình.

Khi dạy bài : ÔNG NGOẠI
• Luyện đọc :
+ Giáo viên đọc mẫu lần 1 diễn cảm .Nhằm để thu hút sự chú ý của
học sinh.
• Luyện đọc lại :

+ Giáo viên đọc mẫu lần 2 diễn cảm .Nhằm tạo sự hứng thú cho học
sinh.
• Củng cố bài :
+ Giáo viên đọc mẫu lần 3 diễn cảm. Nhằm khắc sâu kĩ năng đọc diễn
cảm cho học sinh.
- Khi luyện đọc ở phần luyện đọc từng đoạn hay luyện đọc lại .Giáo
viên cần lưu ý học sinh thêm nhiều chỗ ngắt giọng và nhấn giọng .
Ví dụ :

Khi dạy bài : ÔNG NGOẠI Tuần 4 Tiếng việt 3.
• Luyện đọc lại :

Giáo viên chọn và hướng dẫn học sinh ngắt giọng .

+ Thành phố sắp vào thu.//Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ
/cho luồng không khí mát dịu buổi sáng.//Trời xanh ngắt trên cao,/xanh
như dòng sông trong,/trôi lặng lẽ/ giữa những ngọn cây hè phố.//

+ Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học,/ tôi đã may mắn có ông ngoại
.//Thầy giáo đầu tiên của tôi .//
- Song song với việc luyện đọc thành tiếng phân môn tập đọc lớp 3,cần

phải chú trọng đến phần đọc thầm ,(đọc –hiểu).Kĩ năng này giúp học sinh
thực hiện tốt các yêu cầu đọc –hiểu trong khuôn khổ thời gian có hạn mà
văn bản đọc lại chứa nhiều thông tin.
Rèn kĩ năng đọc thầm (đọc –hiểu)còn giúp cho học sinh hiểu được
nội dung và sắc thái của từng nhân vật và từng bài đọc .
Ví dụ :
Lớp 3A.

Khi dạy bài: CHIẾC ÁO LEN
• Đọc –hiểu:
Việc rèn kĩ năng này giúp cho học sinh hiểu được ý nghĩa của từng
câu văn, đoạn văn.
+ Đoạn 1: Nói về chiếc áo đẹp .
+ Đoạn 2: Nói về Lan giận mẹ .
+ Đoạn 3: Anh Tuấn nhường Lan
+ Đoạn 4: Lan ân hận .

Hiểu được nội dung của bài văn:Anh em phải biết nhường nhịn ,thương
yêu,quan tâm đến nhau.Từ đó biết đọc với giọng theo từng câu, từng
đoạn, từng nhân vật và tiến tới đọc diễn cảm toàn bài.
KẾT QUẢ:
Trong quá trình giảng dạy có áp dụng các biện pháp nói trên,hàng năm
khảo sát đạt kết quả khá khả quan.
Năm học TSHS
Lớp
Đầu năm HKI Cuối năm
D.Cảm To,rõ Yếu D.Cảm To,rõ Yếu D.Cảm To,rõ Yếu
2007-2008 21 1 13 7 3 13 5 4 16 1
2008-2009 27 0 15 12 2 18 7 3 24 0
KẾT LUẬN:

Như vậy việc dạy – học phân môn tập đọc ở tiểu học là một vấn đề
khó khăn. Để có được tiết dạy có hiệu quả cao,trước hết đòi hỏi người
giáo viên phải yêu nghề, mến trẻ, phải chịu khó tìm tòi suy nghĩ để tìm ra
những phương pháp dạy học tốt nhất, có hiệu quả nhất.
Trên đây là những biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3 ,của bản
thân tôi đã rút ra được trong những năm qua . Rất mong được sự chia
sẻ ,đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và quý thầy cô, để bản thân tôi
hoàn thành tốt nhiệm vụ và giảng dạy đạt kết quả cao hơn trong những
năm tới.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Hưng A,ngày 28 tháng 11năm 2009.
Người viết.
Dương Phúc Long



×