Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phục hồi sự sang trọng của tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.51 KB, 2 trang )

PHIÊN ÂM TÊN VÀ DỊCH TÁC PHẨM NƯỚC NGOÀI SAO CHO ĐÚNG
Chuyện phiên âm tên riêng và dịch tên tác phẩm nước ngoài chỉ là một bộ phận của công cuộc phục
hồi sự sang trọng của tiếng Việt và của văn hóa Việt. Đi đầu trong công cuộc đó chắc chắn là giới
cầm bút, mà ta có thể kể nhiều tấm gương, trong đó có không ít nhà văn, nhà báo, dịch giả chững
chạc. Họ làm việc đàng hoàng, tận tâm và kính cẩn.
Trước đây, tên tác phẩm và tác giả nước ngoài khi chuyển sang tiếng Việt đều được dịch hay
phiên âm nghiêm chỉnh. Từ khi báo chí phát triển mạnh, một số tờ báo hẳn do quá vội đã "lờ"
chuyện đáng lẽ cần làm tốt hơn. Hoặc giả, trong thời buổi hội nhập, họ nghĩ trình độ ngoại ngữ của
độc giả đã cao nên cứ để nguyên như vậy chăng? Điều này khiến cho những bạn đọc phổ thông,
nhất là những người có tuổi không hài lòng. ấy là chưa kể đây đó còn xảy hiện tượng: Cùng một bài
báo nhưng chỗ này tên riêng được giữ nguyên theo nguyên bản, chỗ kia lại được phiên âm. Ví như
trên Tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, số 3- 2010, trong bảy đoạn "Nghĩ về thơ" của bảy tác
giả nước ngoài, có tới bốn tên tác giả được phiên âm: Yanit Ritxốt (Yannis Ristos), Nadim Hikmet
(Nazim Hikmet), Vitexlap Nedoval (Vitezslav Nezval) và Pablô Nêruda (Pablo Neruda). Tuy có
một vài lỗi chính tả, Nedoval (đáng lẽ phải Việt hóa là Nêdơvan), hay Nêruda (Việt hóa là Nêruđa),
nhưng những cái tên này rõ ràng dễ đọc và dễ nhớ hơn tên gốc.
Về tên tác phẩm ngoại quốc, tuyệt đại đa số không được dịch sang tiếng Việt. Thế nhưng đây đó,
ta có thể sửng sốt về việc một tên được chuyển ngữ. Bộ phim "Avatar" là một ví dụ. Trong khi tất
cả các phương tiện truyền thông đại chúng đều giữ tên ấy, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, số 5.2010 lại đưa ra cho nó một cái tên là "Chương trình người lai trái đất
- vũ trụ". Cái tên không ngắn xuất phát từ nội dung chính của phim. Đó là việc người trái đất phải
tự biến mình thành người của hành tinh Pandora xa ngái nằm ngoài hệ mặt trời, qua công nghệ phối
hợp ADN của hai giống người, nhằm hòa nhập vào cư dân của Pandora, để thuyết phục họ di dời
khỏi nơi chứa một loại kim loại quý (có khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng thiếu năng lượng
của trái đất), để khai thác kim loại này. Chương trình lai đó được trù liệu và tiến hành bài bản,
nhưng không mang lại hiệu quả mong muốn. Như vậy, tên phim có vẻ hơi dài song gợi ý tốt hơn
cho khán giả, nhất là khán giả chưa xem bộ phim. Nó cũng bộc lộ khá rõ ý nghĩa của tác phẩm điện
ảnh và thông điệp của đạo diễn.
Gần đây, "ngắn gọn" là một xu hướng "quyến rũ" khá nhiều người dịch. Tất yếu họ tìm đến từ Hán
Việt. Song vì chỉ nhăm nhăm cho "cô đúc", họ lại vướng vào cái bẫy cầu kỳ. "Tiệc đêm" vừa Việt
Nam vừa dễ hiểu, có cần thay bằng "Dạ tiệc" hay không? "Linh sơn", kiệt tác của Cao Hành Kiện,


viết bằng tiếng Pháp, có thể dịch thẳng là "Linh hồn của núi", không sai thâm ý của tác giả, cũng
không hề "Tây" như một số người e ngại. Vả chăng với những người không thạo từ Hán Việt, Linh
sơn có thể được hiểu là Quả núi tên Linh! Hẳn không ít người, nếu không có cuốn sách dịch trong
tay, sẽ băn khoăn về tên "Nhẫn thạch", được một dịch giả cao tuổi dùng để chuyển ngữ tên cuốn
tiểu thuyết Pháp đoạt giải Goncourt 2008. Tên tác phẩm có thể dịch theo bản tiếng Pháp là "Hòn đá
kiên nhẫn" (như ghi ở bìa 4 bản dịch tiếng Việt in năm 2009 của Nhà xuất bản Hội Nhà văn). Theo
nội dung cuốn sách, ta có thể dịch là "Viên đá thần kỳ". Chứ tên "Nhẫn thạch" nghe lạ tai và phần
nào khó hiểu.
Tất nhiên, chuyện phiên âm tên riêng và dịch tên tác phẩm nước ngoài chỉ là một bộ phận của
công cuộc phục hồi sự sang trọng của tiếng Việt và của văn hóa Việt. Đi đầu trong công cuộc đó
chắc chắn là giới cầm bút, mà ta có thể kể nhiều tấm gương, trong đó có không ít nhà văn, nhà báo,
dịch giả chững chạc. Họ làm việc đàng hoàng, tận tâm và kính cẩn. Có thể đơn cử một ví dụ, dịch
giả Trần Đương qua bài "Hình ảnh Bác Hồ trong văn học Đức" in trên báo Văn nghệ số ra ngày 15
tháng 5 vừa qua. Trong bài viết đó, tất cả tên riêng nước ngoài đều được phiên âm, tất cả tên tác
phẩm, kể cả tên các tờ báo đều được chuyển ngữ cẩn thận. Xin lưu ý, những người như Trần Đương
hầu như luôn luôn sống giữa ngoại ngữ. Song với họ, ngoại ngữ chỉ là công cụ, chứ không phải thứ
để khoe tài, khoe giỏi, để chơi trội, hoặc để ngụy trang cho sự trây lười, đại khái

×