Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

CÁC RỐI LOẠN CỦA THỰC QUẢN VÀ DẠ DÀY pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.97 KB, 18 trang )

CÁC RỐI LOẠN CỦA THỰC QUẢN VÀ DẠ DÀY
(ESOPHAGUS AND STOMACH DISORDERS)

1/ CÁC BỆNH DẠ DÀY RUỘT ĐƯỢC PHÂN BIỆT VỚI BỆNH
NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TÍNH NHƯ THẾ NÀO ?
Cơn đau do thực quản hay dạ dày có thể xuất hiện dưới dạng cơn đau
ngực hoặc đau bụng trên và nôn mửa, khó phân biệt được với cơn đau và
nôn do thiếu máu cục bộ hay nhồi máu cơ tim (myocardial ischemia or
infarction). Việc mô tả cơn đau, sự xác định các yếu tố nguy cơ tim, và sự sử
dụng thích ứng một điện tâm đồ nơi các bệnh nhân trưởng thành với cơn đau
loại nội tạng hay các yếu tố nguy cơ tim, làm giảm thiểu những sai lầm lâm
sàng. Nitroglycerin, các chất kháng axit (antacids), và coctail vị tràng là
những can thiệp điều trị chứ không phải là những trắc nghiệm chẩn đoán.
Các bệnh nhân với co thắt thực quản (esophageal spasm) có thể đáp ứng với
nitroglycerin và các chất kháng axit, hay coctail vị tràng (gastrointestinal
cocktail) có thể mang lại lợi ích kiểu placebo cho những bệnh nhân với thiếu
máu cục bộ tim (cardiac ischemia).
2/ COCTAIL VỊ TRÀNG LÀ GÌ ?
Hai cocktails vị tràng thường được sử dụng nhất chứa các chất kháng
axit (30ml), viscous lidocaine (10 ml), và hoặc là Donnatal (10ml) hoặc
dicyclomine (Bentyl) (20ml). Các cocktail này có thể mang lại sự giảm triệu
chứng tạm thời các kích thích (irritation) nhỏ ở thực quản và dạ dày.
3/ Ợ NÓNG (HEARTBURN) LÀ GÌ ?
Đau bỏng sau xương ức (retrosternal burning discomfort), có thể lan
tỏa ra hai bên ngực, cổ hay hàm. Sự mô tả cơn đau có thể tương tự với cơn
đau của thiếu máu cục bộ tim. Ợ nóng (heartburn) là triệu chứng đặc trưng
của viêm thực quản do hồi lưu (reflux esophagitis) và thường được làm nặng
thêm bằng cách nghiêng mình ra trước hoặc nằm ngửa ngay sau bữa ăn. Cơn
đau có thể được làm giảm bởi tư thế thẳng đứng, bởi chất dịch (gồm nước
miếng và nước), hoặc, đáng tin cậy hơn, bởi các chất kháng axít (antacids).
Ợ nóng (heartburn) có lẽ là do tính nhạy cảm được gia tăng của niêm mạc và


có thể gây nên bằng cách truyền hydrochloric acid pha loãng (trắc nghiệm
Berstein) vào trong thực quản.
4/ VIÊM THỰC QUẢN DO HỒI LƯU (REFLUX
ESOPHAGITIS) ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THỂ NÀO ?
Ngoài các chất kháng axít (antacids), các biện pháp tổng quát gồm có
nâng cao đầu giường lên (4 inches), làm giảm thể trọng, và loại bỏ các yếu
tố làm gia tăng áp lực trong bụng. Các bệnh nhân nên tránh rượu, chocolate,
cà phê, các thức ăn béo, bạc hà, nước cam vắt, hút thuốc, ăn và uống những
lượng lớn, và vài thứ thuốc (anticholinergics hay calcium channel blockers).
Các chất kháng axit sau các bữa ăn và H2-blockers (thí dụ cimetidine) trước
khi ngủ thường hữu ích. Các trường hợp đề kháng có thể đáp ứng với
sucralfate (Ulcogant) dùng trước các bữa ăn và metoclopramide (10 mg bốn
lần mỗi ngày). Điều trị cần được tiếp tục trong 6 tháng, và bệnh có thể tái
phát nhanh chóng.
5/ NUỐT ĐAU (ODYNOPHAGIA) LÀ GÌ ? ĐÓ CÓ PHẢI LÀ
MỘT TRIỆU CHỨNG THÔNG THƯỜNG CỦA BỆNH HỒI LƯU DẠ
DÀY-THỰC QUẢN ?
Nuốt đau (odynophagia) là một cảm giác đau dưới xương ức xảy ra
khi nuốt. Không nên lẫn lộn với khó nuốt (dysphagia). Nuốt đau hiếm khi do
bệnh hồi lưu dạ dày-thực quản (gastroesophageal reflux disease). Thay vì
thế, nuốt đau được gây nên bởi nhiễm trùng (candida, herpes simplex virus,
và cytomegalovirus), do nuốt các chất ăn mòn (corrosive agents) hoặc do
uống thuốc (tetracycline, vitamin C, sắt, quinidine, estrogen, aspirin,
alendronate hay AINS), hay ung thư.
6/ NGUYÊN NHÂN THỰC QUẢN CỦA NUỐT ĐAU ?
Nuốt đau (odynophagia) là một đặc điểm của viêm thực quản không
phải do nguyên nhân hồi lưu. Viêm thực quản do nhiễm trùng (infectious
esophagitis) là một nguyên nhân thông thường và thường xảy ra nơi những
bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và có thể do nấm (ví dụ candida), siêu vi
trùng ( ví dụ herpes, cytomegalovirus), vi khuẩn (ví dụ lactobacillus, bêta-

hemolytic streptocoocus), hay ký sinh trùng. Những loại viêm thực quản
không do hồi lưu khác gồm có bức xạ (radiation), chất ăn mòn (corrosive),
thuốc, và vài bệnh toàn thân (ví dụ bệnh Behçet, bệnh Crohn, pemphigus
vulgaris, hợp chứng Stevens-Johnson).
Chứng nuốt đau không phai là triệu chứng thông thuờng trong viêm
thực quản hồi lưu (reflux esophagitis) nhưng có thể xảy ra với loét thực quản
(ổ loét Barrett).
7/ TRIỆU CHỨNG CỦA NGHẼN THỰC QUẢN
Trừ trẻ em, thường có một bệnh sử ăn hoặc nuốt cái gì đó, tiếp theo
sau là phát khởi đau ngực, nuốt đau (odynophagia), hay không thể nuốt
được. Các vật lạ thường nằm ở một trong bốn chỗ sau đây : thực quản vùng
cổ (cervical esophagus), cơ vòng thực quản trên (upper esophageal
sphincter), cung động mạch chủ (aortic arch), và cơ vòng thực quản dưới
(lower esophageal sphincter). Nghẽn do thức ăn có thể xảy ra bất cứ nơi nào
có hẹp lòng thực quản bởi vì co thắt hẹp (stricture), carcinoma, hoặc một
vòng thực quản dưới (lower esophageal ring). Các vật tròn và cùn có thể
được lấy đi bằng catheter Foley. Ống thông được đưa vượt quá vật lạ rồi quả
bóng được bơm lên, sau đó rút nhẹ catheter với bệnh nhân ở tư thế đầu cúi
hẳn xuống. Thủ thuật này thường được thực hiện với soi quang tuyến. Các
vật lạ, đặc biệt là các vật sắc bén (ví dụ : kim), thức ăn bị kẹt hoặc các vật
không thể lấy đi được bằng phương pháp Foley, tốt nhất được lấy đi bằng
phương pháp nội soi. Tiêm tĩnh mạch glucagon (0,5 đến 2 mg) có thể làm
giảm bớt nghẽn thức ăn ở thực quản dưới nơi khoảng 1/3 bệnh nhân.
8/ HỘI CHỨNG MALLORY-WEISS LÀ GÌ ?
Một vết rách niêm mạch, thường xảy ra ở niêm mạc dạ dày gần chỗ
tiếp nối biểu mô lát trụ (squamocolumnar junction). Vết rách cũng xảy ra ở
niêm mạc thực quản.Vết rách thường gây nên do mửa và nôn oẹ (retching).
Bệnh nhân có thể có bệnh cảnh của xuất huyết dạ dày ruột trên (upper GI
bleeding).
9/ NGUYÊN NHÂN GÂY THỦNG THỰC QUẢN. LÀM SAO

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ?
Thủng thực quản, một cấp cứu thật sự, có thể gây nên bởi thương tổn
do thầy thuốc, trong lúc thao tác dụng cụ, do chấn thương (thường nhất là
chấn thương xuyên), gia tăng áp lực trong thực quản do mửa dữ dội (Hội
chứng Boerhaave), hay các bệnh của thực quản, ví dụ như viêm thực quản
do ăn mòn (corrosive esophagitis), loét, ung thư. Thủng thực quản có thể gây
đau ngực, thường nghiêm trọng và có thể nặng thêm khi nuốt và thở. Chụp
X quang ngực có thể thấy khí trong trung thất (mediastinum), màng ngoài
tim (pericardium), khoang phế mạc (tràn khí màng phổi : pneumothorax),
hoặc mô dưới da. Thủng thực quản có thể dẫn đến rò dịch dạ dày vào trong
trung thất và nhiễm trùng thứ phát (viêm trung thất : mediastinitis). Chẩn
đoán được xác nhận bằng cách nuốt và rò chất cản quang. Điều trị gồm có
kháng sinh có kháng khuẩn phố rộng, hút dạ dày, và phẫu thuật sữa chữa
hoặc dẫn lưu càng sớm càng tốt.
- Thủng thực quản là một cấp cứu thật sự với một tỷ lệ tử vong cao,
bất kể nguyên nhân là gi
- Thương tổn do thầy thuốc (iatrogenic injury) (nguyên nhân thông
thường nhất) chiếm 75% các trường hợp thủng thực quản.
- Hội chứng Boerhaave là một hội chứng lâm sàng được công nhận :
thủng sau khi mửa và chiếm 10-15% các trường hợp.
10/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN ĐAU BỤNG CÓ NGUỒN GỐC
DẠ DÀY HAY TÁ TRÀNG ?
Khoảng 10% các trường hợp đau bụng được thấy ở phòng cấp cứu là
do bệnh của dạ dày hay tá tràng.Viêm dạ dày và bệnh loét dạ dày-tá tràng do
axit (peptic ulcer disease) là nguyên nhân của hầu hết các bệnh nhân với đau
bụng thứ phát bệnh dạ dày hay tá tràng. Bệnh thủng ổ loét dạ dày tá tràng,
xoắn (volvulus) dạ dày là hai nguyên nhân nghiêm trọng nhất, đòi hỏi chẩn
đoán và điều trị tức thời.
11/ CÁC NGUYÊN NHÂN THÔNG THƯỜNG CỦA VIÊM DẠ
DÀY VÀ LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG

Viêm dạ dày được liên kết với rượu, salicylates, NSAID (nonsteroidal
antiinflammatory drug), và thoát vị khe (hiatal hernia). Bệnh loét dạ dày-tá
tràng có liên hệ với bệnh sử gia đình, bệnh liên kết (ví dụ bệnh phổi tắc
nghẽn mãn tính : chronic obstructive pulmonary disease), xơ gan, suy thận
mãn tính), giới tính nam, lớn tuổi, và hút thuốc. Việc sử dụng một vài loại
thuốc, như aspirin và NSAID, và profil tâm lý có thể liên quan với bệnh loét
dạ dày tá tràng, nhưng chế độ ăn uống (ví dụ cà phê và các đồ ăn cay) và
rượu thì không. Helicobacter pylori đã được chứng tỏ là nguyên nhân khả dĩ
của nhiều loét tá tràng.
12/ TRIỆU CHỨNG CỦA THỦNG Ổ LOÉT DẠ DÀY-TÁ
TRÀNG ?
Thủng ổ loét dạ dày tá tràng (và xoắn dạ dày) bắt đầu với cơn đau
khởi phát đột ngột, có thể hoặc không liên quan đến bữa ăn. Cơn đau thường
hiện diện thường xuyên và đề kháng với các chất kháng axít ; cơn đau
thường lan ra sau lưng nhưng cũng có thể lan ra ngực và bụng trên. Mửa
thường hiện diện trong khoảng 50% các trường hợp .
Lúc khám vật lý bệnh nhân có vẻ suy kiện cấp tính và thường có tim
đập nhanh. Huyết áp có thể cao do đau đớn hoặc giảm do mất dịch lan rộng
vì viêm phúc mạc toàn thể. Bệnh nhân thường nằm im và tránh cử động . Cơ
thành bụng đề kháng, nhạy cảm đau dội ngược (rebound tenderness), và
thành bụng co cứng là những dấu hiệu thường thấy. Nhu động ruột thường
vắng hoặc giảm nhiều.
Xét nghiêm có thể cho thấy tăng bạch cầu không đặc hiệu (40% các
trường hợp có đếm bạch cầu > 14.000/mm3). Nếu mửa nhiều, có thể thấy
nhiễm kiềm chuyển hóa giảm clo-huyết, giảm-kali huyết (hypochloremic,
hypokalemic metabolic alkalosis). Một tỷ lệ nhỏ các bệnh nhân có thể có
tăng nhẹ amylase và lipase. Khí tự do (free air) có thể hiện diện trên hình
chụp ngực thẳng đứng hay chụp bụng nằm nghiêng về phía trái trong 70%
các trường hợp.
13/ MỘT BỆNH NHÂN BỊ NGHI THỦNG Ổ LOÉT ĐƯỢC XỬ

TRÍ NHƯ THẾ NÀO ?
Các bệnh nhân với đau bụng nghiêm trọng nên được cởi quần áo,
monitoring tim, và cho đặt một catheter tĩnh mạch có kích thước lớn để hồi
sức dịch với crystalloid (saline bình thường hay dung dịch lactated Ringer).
Các bệnh nhân có nguy cơ bị bệnh tim nên được cho oxy bổ sung. Nên thực
hiện một thăm khám vật lý nhanh và đầy đủ, gồm cả thăm khám âm đạo và
trực tràng . Nên rút máu để đếm máu toàn bộ, các chất điện giải, BUN,
creatinine, amylase, lipase, nhóm máu. Nên làm điện tâm đồ nơi các bệnh
nhân trên 40 tuổi. Nên đặt một Foley catheter và phân tích nước tiểu.
14/ ĐIỀU GÌ PHÂN BIỆT GIỮA XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-
RUỘT TRÊN VÀ DƯỚI ?
Xuất huyết dạ dày-ruột trên (upper GI hemorrhage) là sự chảy máu ở
trên dây chằng Treitz, còn xuất huyết dạ dày-ruột dưới (lower GI bleeding)
là chảy máu dưới dây chằng này. Ở phòng cấp cứu, điều này được đánh giá
bằng cách đặt một ống thông mũi-dạ dày (nasogastric tube) hay miệng-dạ
dày (orogastric tube) và hút dịch của dạ dày và phần gần của tá tràng. Dạng
vẻ vật lý của chất dịch hút (bã cà phê, dịch nhuộm đỏ, hay máu tươi) là cách
tốt nhất để xác định sự hiện diện của sự chảy máu quan trọng của dạ dày–
ruột trên ; Việc xét nghiệm dịch dạ dày để tìm máu ẩn (Hemoccult) là không
đáng tin cậy.
15/ LIỆT KÊ CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA XUẤT HUYẾT DẠ
DÀY-RUỘT TRÊN
Nguyên nhân %
Bệnh loét dạ dày tá tràng 45
Viêm sướt dạ dày 23
Các búi tĩnh mạch 10
Vết rách Mallory-Weiss 7
Viêm thực quản 6
Viêm tá tràng 6
16/ CÁC NGUYÊN NHÂN THÔNG THƯỜNG VÀ KHÔNG

THÔNG THƯỜNG CỦA XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT TRÊN ?
Loét dạ dày là nguyên nhân thông thường nhất của xuất huyết dạ dày-
ruột trên (30%), theo sau là sướt dạ dày (27%), loét dạ dày (22%), viêm thực
quản (11%), viêm tá tràng (10%), giãn tĩnh mạch (5%) và vết rách Mallory-
Weiss (5%). Những nguyên nhân ít thông thường hơn gồm có : loét
Dieulafoy, GAVE (gastric antral vascular ectasia), ung thư, bệnh dạ dày do
tăng áp lực tĩnh mạch cửa (portal hypertensive gastropathy), loạn sản mạch
(angiodysplasia), rò động mạch chủ-ruột (aortoenteric fistula) và hemobilia.
17/ XỬ TRÍ CẤP CỨU XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT TRÊN
Xử trí bắt đầu với một đánh giá và xử trí nhanh đường hô hấp, sự thở
và tình trạng tim mạch của bệnh nhân. Các bệnh nhân nên được cởi quần áo,
đặt monotoring tim, và cho oxy bổ sung. Các bệnh nhân với đường hô hấp bị
trở ngại hay không được che chở, nên được nhanh chóng đặt ống thông nội
khí quản. Bệnh sử của loét dạ dày-ruột (ví dụ mửa ra máu hoặc đi cầu phân
đen hay có máu) cũng đủ để đưa đến việc đặt một catheter tĩnh mạch ngoại
biên cỡ lớn và truyền muối đẳng trương. Nên thực hiện một thăm khám vật
lý có trọng điểm, kiểm tra các dấu hiệu sốc (ví dụ : trạng thái tâm thần bị
biến đổi, tim đập nhanh, hạ huyết áp, đầu chi lạnh, capillary fill bị chậm lại).
Sự đánh giá nên bao gồm các dấu hiệu ngoài da ; thăm khám phổi, tim, và
bụng và xét nghiệm tìm máu trong phân. Đối với các bệnh nhân có những
dấu hiệu sinh tồn bất thường hay các dấu hiệu sốc, nên đặt hai hoặc nhiều
hơn các đường tĩnh mạch và nên được truyền nhanh crystalloid (5-30
mL/kg). Nên làm bệnh sử trong khi thăm khám và hồi sức ban đầu. Những
bệnh nhân có các dấu hiệu sinh tồn ổn định nên được đánh giá cẩn trọng để
tìm những thay đổi huyết áp và mạch theo tư thế. Nên lấy máu để tìm nhóm
máu và làm phản ứng chéo, hematocrit, đếm tiểu cầu, tỷ lệ prothrombin
(prothrombin time), các chất điện giải, BUN, creatinine, và lipase. Các bệnh
nhân già, các bệnh nhân với bệnh sử bệnh tim mạch, và những bệnh nhân bị
thiếu máu nặng nên được làm điện tâm đồ để tìm những dấu hiệu thiếu máu
cục bộ cơ tim (ví dụ hạ đoạn ST). Chụp phim ngực (tại giường, tư thế đứng)

để loại bỏ khí dưới cơ hoành hay dịch hít (aspiration). Nên đặt ống thông
mũi-dạ dày (hay miệng-dạ dày) để xác định sự hiện diện của máu trong dạ
dày, sau đó ống thông được lấy đi. Phun chất gây tê vào mũi và họng để làm
giảm sự khó chịu lúc đặt ống thông mũi-dạ dày. Không cần thiết phải rửa dạ
dày trừ phi nội soi cấp cứu phải được thực hiện ngay sau khi rửa.
Xuất huyết dạ dày thường ngừng lại một cách ngẫu nhiên, và không
cần xử lý cấp cứu nào khác hơn là nhập viện và có lẽ truyền máu nếu như
thiếu máu quan trọng (ví dụ : Htc < 25%). Trong 20% các bệnh nhân, sự
xuất huyết dạ dày-ruột liên tục cần phải được xử trí và điều trị nhanh chóng.
18/ MỘT BỆNH NHÂN VỚI XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT
LIÊN TỤC, NÊN ĐƯỢC XỬ TRÍ NHƯ THỂ NÀO ?
Bù máu (blood replacement) nên được bắt đầu nơi những bệnh nhân
tiếp tục có những dấu hiệu sốc hay tình trạng bất ổn tim mạch. Những bệnh
nhân không đáp ứng nhanh chóng (ví dụ vẫn bị hạ huyết áp) sau khi truyền
30mL/kg crystalloid, nên được truyền máu O-âm tính nếu máu đặc hiệu theo
nhóm (type-specific blood) chưa có sẵn. Máu được làm phản ứng chéo
(crossmatched blood) cần khoảng 45 đến 60 phút. Nếu bệnh nhân vẫn tiếp
tục cho thấy các dấu hiệu sốc hay cần hơn 3 hay 4 đơn vị máu, cần thực hiện
nhanh chóng hội chẩn chuyên khoa ngoại và dạ dày ruột. Xuất huyết dạ dày
ruột có thể được làm ngừng lại nhờ nội soi, nhưng thường cần giải phẫu cấp
cứu đối với những bệnh nhân với xuất huyết dạ dày-ruột dai dẳng.
19/ SỰ ĐẶT ỐNG THÔNG MŨI-DẠ DÀY HAY MIỆNG-DẠ
DÀY CÓ BỊ CHỒNG CHỈ ĐỊNH NƠI NHỮNG BỆNH NHÂN VỚI
GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN ?
Không có bằng cớ cho rằng một ống thông mũi-dạ dày hay miệng-dạ
dày được đặt đúng quy cách, đưa đến một nguy cơ gia tăng đáng kể làm rách
các búi mạch (varices) hay gia tăng kích thước vết rách Mallory-Weiss. Các
ống mũi-dạ dày và miệng-dạ dày có thể làm thủng thực quản hoặc hầu sau
nếu chúng được đặt một cách hung bạo. Đặt các ống mũi-dạ dày hay miệng-
dạ dày để chẩn đoán là không cần thiết nếu bệnh nhân mửa trong phòng cấp

cứu các chất dịch dạ dày bởi vì có thể nhìn các chất dịch này để tìm sự hiện
diện của máu.
20/ RỬA BẰNG NƯỚC ĐÁ LẠNH CÓ LÀM GIẢM XUẤT
HUYẾT DẠ DÀY KHÔNG ?
- Không. Việc sử dụng dịch nước đá lạnh để rửa dạ dày nơi những
bệnh nhân với xuất huyết dạ dày trên không còn được khuyến nghị nữa bởi
vì có thể dẫn đến hạ thân nhiệt (hypothermia).
21/ KHI NÀO THÌ RỬA DẠ DÀY NÊN ĐƯỢC SỬ DỤNG NƠI
NHỮNG BỆNH NHÂN VỚI XUẤT HUYẾT DẠ DÀY- RUỘT TRÊN ?
Rửa dạ dày chỉ cần thiết nơi những bệnh nhân không có dịch hút chay
ra sau khi đặt ống thông dạ dày. Dịch rửa dạ dày không cần là nước muối
hay vô trùng ; rước robinet thông thường cũng tốt. Chỉ định duy nhất cần rửa
dạ dày khác nơi những bệnh nhân với xuất huyết dạ dày-ruột trên, là ngay
trước khi làm nội soi để cải thiện tầm nhìn.
22/ CÓ PHẢI TẤT CẢ CÁC BỆNH NHÂN VỚI XUẤT HUYẾT
DẠ DÀY- RUỘT TRÊN ĐỀU PHẢI NỘI SOI ?
Nội soi là công cụ chẩn đoán chính xác nhất trong sự đánh giá những
bệnh nhân với xuất huyết dạ dày-ruột trên, cho phép nhận diện một thương
tổn nơi 78% đến 95% các bệnh nhân nếu được thực hiện trong vòng 12 đến
24 giới sau khi xuất huyết. Sự nhận biết một cách chính xác nơi chảy máu
cho phép phân loại nguy cơ để tiên liệu nguy cơ tái chảy máu và tử vong.
Việc phân loại nguy cơ làm dễ sự quyết định xử trí thích đáng.
23/ XẾP LOẠI NGUY CƠ CÁC BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT
DẠ DÀY-RUỘT?
NGUY CƠ
THẤP
Tuổi < 60
Huy
ết áp thu tâm
ban đ

ầu > hay = 100
mmHg.
Các d
ấu hiệu
sinh tồn bình thư
ờng
trong một giờ.
Không c
ần
truyền máu.
Không có các
bệnh quan trọng k
èm
theo.
Không có b
ệnh
gan.
NGUY CƠ
TRUNG BÌNH
Tuổi > 60
Huy
ết áp thu tâm
ban đầu < 100 mmHg.
Tim đ
ập nhanh
nhẹ và liên t
ục trong 1
giờ.
C
ần truyền máu

hay = hay < 4 đơn vị.
Các b
ệnh quan
trọng kèm theo ổn định.

Bệnh gan nhẹ –

PT bình thường ho
ặc
gần bình thường
Không có các đ
ặc
NGUY CƠ CAO

Huy
ết áp thu tâm <
100 mmHg kéo dài.
Tim đ
ập nhanh vừa
phải-nặng, kéo dài.
Cần tuyền máu tr
ên
4 đơn vị
Các b
ệnh quan
trọng kèm theo không
ổn
định.
Bệnh gan mất bù -


bệnh đông máu, c

trướng, bệnh não.
Không có các
đặc điểm
lâm sàng nguy cơ
trung bình hoặc cao.
điểm lâm s
àng nguy cơ
cao
Tuổi trên 60, nhịp tim < 100 đập/phút, huyết áp tâm thu < 100 mmHg,
máu đỏ tươi trong chất mửa hoặc phân, hoặc sự hiện diện của các bệnh xảy
kèm theo, tất cả đặt bệnh nhân trong nhóm có nguy cơ cao.
24/ NHỮNG TIÊU CHUẨN NGUY CƠ THẤP NÀO CHO PHÉP
MỘT BỆNH NHÂN BỊ XUẤT HUYẾT DẠ DÀY- RUỘT TRÊN ĐƯỢC
CHO XUẤT VIỆN VỀ NHÀ ?
- không có bệnh lý kèm theo
- các dấu hiệu sinh tồn bình thường
- thử phân tìm máu ẩn bình thường hay dương tính vết
- dịch hút dạ dày âm tính, nếu được thực hiện
- hemoglobin và hematocrit bình thường hoặc gần bình thường
- vấn để hổ trợ gia đình không có vấn đề.
- thông hiểu thích đáng các triệu chứng và dấu chứng của xuất huyết
quan trọng.
- đến ngay cấp cứu nếu cần thiết
- theo dõi trong vòng 24 giờ
BS NGUYỄN VĂN THỊNH

×