TiÓu luËn triÕt häc
A.LỜI MỞ ĐẦU
Có một nhà triết học đã từng nói: “Con người là trung tâm của vũ
trụ”. Tuy quan điểm đó phần nào mang tính chất chủ quan nhưng nó cũng
nói lên tầm quan trọng của con người trong thế giới khách quan. Ngày
nay trong bất cứ một nền sản xuất nào cũng cần phải có nguồn lực con
người. Nguồn lực con người hay lao động là một trong ba yếu tố đầu vào
của quá trình sản xuất( tư bản, lao động, tiến bộ công nghệ). Con người
cùng với tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng của mình ngày càng đóng góp
phần lớn vào quá trình tạo ra sản phẩm. Với xu thế ngày càng sản xuất
thiên về các loại hàng hoá mà trong đó hàm lượng chất xám của con
người kết tinh vào trong đó ngày càng cao thì vấn đề đào tạo và phát triển
nguồn lực con người ngày càng cấp thiết.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế trên. Trong quá trình phát
triển đất nước đi lên CNXH, chúng ta tiến hành công cuộc công nghiệp
hoá- hiện đại hoá đất nước từ một nền nông nghiệp lạc hậu, hơn ai hết
chúng ta đều hiểu rằng nguồn lực con người, vốn lao động sẽ là nhân tố
quyết định vào thành bại của quá trình đổi mới đất nước.
Là sinh viên chuyên ngành kinh tế lao động em hiểu rằng vấn đề đào tạo
nguồn nhân lực ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Chính vì các
lý do đó mà em chọn đề tài: “Lý luận hình thái kinh tế xã hội trong
việc xây dựng nguồn nhân lực”. Đề tài của em gồm hai phần chính:
Phần một: Lý luận về nguồn lực con người.
TiÓu luËn triÕt häc
Phần hai: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn lực con người ở
nước ta hiện nay.
Tuy đã có nhiều cố gắng song với trình độ hiểu biết cũng như thời
gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những
thiếu sót và sai lầm. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để học
hỏi thêm và để cho bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TiÓu luËn triÕt häc
TiÓu luËn triÕt häc
B. NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN VỀ NGUỒN LỰC CON NGƯỜI.
1. Khái niệm.
1.1. Khái niệm về con người.
Các thời kỳ trước đã có rất nhiều tranh cãi về khái niệm con người, điều
đó bộc lộ chủ yếu qua nhân sinh quan trong các trường phái triết học. Có
người cho rằng con người do thế lực siêu nhân tạo ra, người khác lại cho
rằng con người tạo thành bởi một số yếu tố tự nhiên như: lửa, nước, cây,
đất…Các quan điểm đó ít nhiều đều mang tính trừu tượng chỉ khi học thuyết
Mác ra đời, khái niệm về con người mới được giải quyết một cách thấu đáo.
Mác quan niệm:
Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội:
điều đầu tiên mà ta có thể khẳng định đó là con người là sản phẩm của tự
nhiên. Trong quá trình hình thành, con người cũng trải qua các bước tiến hoá
khác nhau và con người cũng phụ thuộc vào tự nhiên. Tuy nhiên, do con
người là sản phẩm tinh hoa nhất của muôn loài, là kết quả của quá trình tiến
hoá lâu dài nên con người ngày càng phát triển và khác xa so với loài vật ở
tính xã hội. Tính xã hội của con người biểu hiện sâu sắc nhất thông qua quá
trình sản xuất vật chất. Với khả năng sáng tạo của mình con người đã tạo ra
công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên phục vụ cho cuộc
sống của mình. Với ngôn ngữ trao đổi và ngôn ngữ viết con người dần dần
liên kết lại với nhau tạo lên cấu trúc xã hội…
TiÓu luËn triÕt häc
Bản chất của con người là tổng hoà của các quan hệ xã hội: không có
con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện hoàn cảnh lịch sử nhất định.
Con người luôn luôn cụ thể nhất định sống trong một thời đại nhất định.
Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình con người tạo
ra các giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực cũng như
trí tuệ. Sống trong điều kiện của mình con người chịu tác động của các
chuẩn mực xã hội nhất định qua đó bộc lộ bản chất xã hội của mình.
Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử: xã hội của con người
sống trong đó giúp ta phân biệt được con người với các loài vật khác. Do xã
hội loài người mang tính lịch sử nên con người cũng là sản phẩm của lịch sử.
Tuy nhiên, mối quan hệ trên lại mang tính chất hai chiều, ngược lại con
người cũng là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Với những giai đoạn phát triển
nhất định của mình ( cụ thể là lực lượng sản xuất mà con người đóng vai trò
quyết định) thì con người dần xác lập ra các xã hội khác nhau tự mình viết
lên các giai đoạn lịch sử nối tiếp để phát triển xã hội loài người.
Chủ nghĩa Mác đã nói lên một cách khái quát nhất, toàn diện nhất về
con người. Mỗi cá nhân đều là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nhưng với
năng lực của mình con người đều có thể biến đổi tự nhiên và xã hội.
1.2. Khái niệm về nguồn lực con người.
Nguồn lực con người là tổng thể những tiềm năng, năng lực và khả năng
của mỗi cá nhân, của mỗi cộng đồng người và toàn xã hội, đã, đang và sẽ tạo
ra sức mạnh cho quá trình phát triển, được thể hiện qua hàng loạt các yếu tố
như: trình độ học vấn, chuyên môn kỹ năng lao động, văn hoá lao động kỹ
thuật, lao động, mức sống, sức khoẻ tư tưởng tình cảm, tính cách… trong đó
ba yếu tố quan trọng nhất là : trí tuệ, thể lực, nhân cách.
2. Đặc điểm và vai trò của nguồn lực con người.
2.1. Đặc điểm của nguồn lực con người.
TiÓu luËn triÕt häc
Trong các nguồn lực mà con người đang khai thác thì nguồn lực nào
cũng dần cạn kiệt và mất đi chỉ duy nhất nguồn lực con người là ngày càng
phát triển. Do cấu tạo đặc biệt của trí não con người trong khi lao động con
người dần hình thành những kỹ năng và phản xạ nhất định nên hiệu quả của
công việc ngày càng được nâng cao. Mặt khác, sau quá trình lao động nếu
con người được đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vật chất, tinh thần thì quá trình
tái tạo sức lao động sẽ diễn ra nhanh chóng khả năng lao động lại được phục
hồi như cũ. Hơn thế nữa, với tinh thần ham hiểu biết tính cần cù trong lao
động con người ngày càng đi sâu vào tìm hiểu tự nhiên, nắm bắt được quy
luật tự nhiên ứng dụng vào trong quá trình sản xuất.
Ở thời đại ngày nay, với tri thức và công nghệ sẵn có con người ngày
càng sáng tạo ra các công cụ lao động mới tiên tiến hơn có hiệu quả hơn. Do
vậy đầu tư vào con người là quá trình đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất và
dễ dàng nhất. Chính giá trị thặng dư trong lao động do con người tạo ra ngày
càng tích luỹ trong xã hội làm cho sản phẩm ngày càng nhiều, cuộc sống đầy
đủ hơn.
2.2. Vai trò của nguồn lực con người.
2.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế
Đây là một trong các nguồn lực của quá trình sản xuất xã hội nhưng
nguồn lực con người lại có vai trò quyết định. Nếu không có nguồn lực con
người thì các nguồn lực khác không thể phát huy được tính năng của nó.
Không có con người các nguồn lực khác mãi đơn thuần chỉ là các thực thể tự
nhiên tồn tại mà không mang lại lợi ích gì. Tuy nhiên khi có bàn tay con
người tác động vào các vật thể tự nhiên lần lượt bộc lộ bản chất của mình và
ngày càng phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người.
Trong quá trình lao động sản xuất với kỹ năng và kinh nghiệm của mình
con người đang nâng cao năng suất của sản xuất. Ngày càng có nhiều phát
TiÓu luËn triÕt häc
minh mới của con người được ứng dụng vào quá trình sản xuất, ngày càng
sản xuất ra nhiều sản phẩm mới hơn cho xã hội. Với trình độ phát triển của
khoa học kỹ thuật năng suất lao động ngày càng được nâng cao con người ít
sử dụng tài nguyên thiên nhiên hơn mà ngày đi vào các ngành sản xuất sử
dụng ít nguyên liệu, với kỹ thuật tiên tiến hơn sản phẩm ngày càng nhiều
phong phú và đa dạng về chủng loại.
2.2.2. Trong lĩnh vực chính trị.
Các thể chế chính trị các hình thức nhà nước đều được sinh ra để phục
vụ cho con người, chí ít là một nhóm người. Trong tiến trình phát triển của
xã hội loài người con người không ngừng xây dựng và hoàn thiện các thể
chế chính trị để điều hoà các quan hệ xã hội. Sự khác biệt của thể chế chính
trị này với thể chế chính trị khác đều do con người tiến hành. Một khi mâu
thuẫn trong xã hội không được giải quyết nó sẽ bị đẩy lên đến đỉnh điểm và
lực lượng xã hội nào đại diện cho xu hướng tiến bộ hơn phục vu cho lợi ích
của đông đảo người hơn sẽ tiến hành cách mạng để thay thế xã hội cũ bằng
xã hội mới tiên tiến hơn.
2.2.3. Trong lĩnh vực văn hoá.
Con người chính là chủ thể sáng tạo ra các hình thức quy chuẩn về văn
hoá. Dưới mỗi thời kỳ lịch sử nhất định tuỳ thuộc theo các thể chế khác nhau
mà con người có các hình thái văn hoá khác nhau. Văn hoá là một phần
không thể thiếu trong đời sống của con người. Ngoài ý thức về chính trị tư
tưởng thì con người cũng dùng các sắc thái văn hoá để biểu lộ suy nghĩ tư
tưởng của mình. Các giá trị văn hoá do con người tạo ra ngày càng đa dạng
và phong phú. Chúng được con người tạo ra nhưng ngược lại từ các tiêu
chuẩn văn hoá đó dần hình thành các hành vi nếp sống của con người trong
từng thời kỳ lịch sử.
TiÓu luËn triÕt häc
Có thể nói, con người luôn có vai trò chủ đạo trong mọi mặt của đời
sống xã hội. Nguồn lực con người là nhân tố quyết định thúc đẩy các nguồn
lực khác tạo ra hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Con người cũng tạo ra các
thể chế chính trị và văn hoá để xã hội loài người ngày càng tốt đẹp hơn.
3.Đặc điểm của nguồn lực con người Việt Nam.
3.1. Điểm mạnh của nguồn lực con người Việt Nam.
3.1.1. Dân số đông.
Với số lượng hơn 80 triệu dân thì đây là lợi thế của Việt Nam bởi nó
tạo ra lực lượng lao động dồi dào với giá thành rẻ và tạo ra lợi thế cạnh tranh
so với các nước khác. Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý hiệu quả và sử
dụng hợp lý vô tình nó có thể trở thành gánh nặng cho xã hội.
3.1.2. Cơ cấu dân cư trẻ.
Số người trên độ tuổi lao động chiếm khoảng 10%, trong độ tuổi lao
động chiếm 56%, dưới độ tuổi lao động chiếm 34%. Như vậy, dân số Việt
Nam tập trung chủ yếu vào lứa tuổi lao động và dưới độ tuổi lao động điều
này rất có lợi trong nền kinh tế với lực lượng lao động dồi dào sẽ tạo ra
nhiều sản phẩm hơn và gánh nặng giữa người đang lao động và những người
không lao động sẽ ít hơn.
3.1.3. Phẩm chất tính cách con người Việt Nam.
Con người Việt Nam có truyền thống yêu nước, đoàn kết, gắn bó, có
tinh thần tự tôn dân tộc, tinh thần nhân ái “lá lành đùm lá rách”. Đây là
truyền thống rất tốt đẹp nếu chúng ta có biện pháp phát huy hiệu quả sẽ huy
động được tối đa nguồn lực con người để tập trung cho các mục tiêu lớn hơn
của đất nước. Bên cạnh đó, con người Việt Nam còn có bản tính thông minh,
chịu khó, giỏi chịu đựng… đây là các bản tính rất tốt trong thời đại hiện nay,
nó là một lợi thế trong quá trình thu hút vốn đầu tư của nước ngoài cũng như
việc xuất khẩu lao động đi các nước khác trên thế giới.