Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

phú sông bạch đằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.18 KB, 91 trang )

Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
Văn Học
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
Tiết 55

A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh nắm được:
- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú. Nội dung yêu nước thể
hiện ở niềm tự hào về chiến công lịch sử, đặc biệt là chiến công đời Trần trên sông Bạch Đằng.
Tư tưởng nhân văn thể hiện qua việc đề cao vai trò, vị trí đức độ của con người với tâm trạng
hoài cổ.
- Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt kết cấu hình tượng nghệ thuật lời
văn từ đó biết cách đọc hiểu một bài phú cổ thể.
B. Tiến trình đạy học
- Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ
- Tiến hành dạy bài mới.
Hoạt đôngj của GV Hoạt động của HS Yêu cầu nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm.
a)Phần tiểu dẫn giới thiệu
đôi nét về Trương Hán
Siêu.
GV: Em hãy nêu những
nét chính về cuộc đời và sự
nghiệp Trương Hán Siêu?
b) Vài nét về thể phú.
GV: Em hiểu như thế nào
là phú?
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi


-Trương Hán Siêu( ?- 1354)
-Tự là Thăng Phủ
-Quê quán: Phúc Thành, Phúc Am, Yên
Khánh. Ninh Bình.
-Làm quan đời Trần
- Là môn khách nhà Trân Hưng Đạo, sau ra
làm quan triều Trần Anh Tông đến triều Trần
Dụ Tông.Chết được tặng tước Thái Bảo, Thái
phó và được thờ ở văn miếu.
- là Người cương trực uyên thâm. Vừa có tài
về chính trị vừa có tài về văn chương.
- Tác phẩm của ông hiện nay còn 4 bài thơ và
3 bài văn. Trong đó có bài Phú sông Bach
Đằng.
- Ông đã theo lệnh của vua Trần Dụ Tông
cùng Nguyễn Trung Ngạn soạn bộ Hoành
triều đại điển (nói về những điều lệ, quy định
lớn của triều đại) và bộ Hình thư (nói về
pháp luật) để ban hành trong xã hội.
- Phú là thể văn thời cổ, có nguồn gốc bên
Trung Quốc, thịnh hàn ở thời nhà Hán. Phú
có 4 loại chính: Cổ phú, bài phú, luật phú, và
văn phú.
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
2.Bài phú sông Bạch
Đằng :
-Hoàn cảnh sáng tác:
GV: Dựa vào SGK hãy
nêu hoàn cảnh sáng tác?

GV: Cảm nhận chung của
em về bài phú như thế nào?
HS trả lời câu hỏi
GV:Bố cục bài phú nên
chia như thế nào?
II.Phân tích văn bản:
1 Hình ảnh người khách.
a)Sự xuất hiện của người
khách.
GV: Mở đầu bài phú, hình
ảnh người khách xuất hiên
như thế nao?Hành động ra
sao?Có những từ ngữ nào
đáng chú ý? Giọng điệu
câu thơ như thế nào?
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
-Bài phú sông Bạch Đăng thuộc loại phú cổ
thể, có vần, tương đối tự do về số câu, không
bị gò bó về niêm luật. Dùng hình thức chủ -
khách đối đáp. Cuối bài thường kết lại băng
thơ. Bài phú có bố cục 3 phần:
- Mở đầu: giới thiệu nhân vật, lí doangs tác.
- Nội dung: Đối đáp.
-Kết: Lời từ biệt của khách.
Bài phú là phú dùng hình thức biền văn. Câu
4, 6 hoặc 8 chữ sóng đôi với nhau.
+ Luật phú: phú có từ đời Đường chú trọng

tới đối, vần hạn chế, gò bó.
+Văn phú: là phú thời Tống tương đối tự do ,
có dùng câu văn xuôi
-Bạch Đằng là một nhánh của sông Kinh
Thầy đổ ra biển thuộc Quảng Ninh phía gần
Thủy Nguyên, Hải Phòng.Năm 938 Ngô
Quyền đánh tan quân Nam Hán, giêt Hoằng
Thao. Năm 1288 Trần Quốc Tuấn đánh tan
quân Nguyên Mong, bắt sống O Mã Nhi,
Trương Hán Siêu đang lúc là trọng thần của
vương triều nhà Trần dạo chơi sông Bạch
Đằng và làm bài phú này.
-Bài phú thể hiện chí tang bồng và cảm xúc
tác giả về lịch sử oai hùng của dân tộc khi
đứng trước cảnh sông Bạch Đằng.
-Bố cục:
Phần 1: từ đầu……….tha thiết.
Phần 2: bèn giữa dòng……… chừ lệ chan
Phần 3:Rồi vừa đi vừa……… đức cao.
“Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi
Lướt bể chơi trăng mải miết”
Hình ảnh người khách xuất hiện đột ngột
( khác văn học Trung đại): không phải một
dấu hiệu bình thường mà như ngầm định một
điều gi đó.
Hành động:giương buồm, giong gió,
lươt bể, chơi trăng…thể hiện một hình ảnh
phóng khoáng, lãng du.
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo

Trường THPT Nguyễn Thái Bình
* Địa điểm mà người khách
đã đi qua:
GV: Em có nhận xét gì về
hình ảnh người khách?
GV: Mục đích của những
cuộc rong chơi đó là gì?
HS trả lời câu hỏi
b) Tâm trạng của người
khách khi đứng trước cửa
song Bạch Đằng:
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
-Thời gian và không gian: dài rộng, mênh
mông…
- Âm điệu hai từ cuối của hai câu thơ khiến
chiếc thuyền như được đẩy ra xa hơn, nhẹ
hơn, mê mải hơn…
-Ngay từ hai câu đầu người khách đã phác
thảo cho mình một chân dung của kẻ lãng du
với thú rong ruổi phiêu du đầy thú vị.
Sự rong ruổi đó được đanh dấu cụ thể như
thế nào? Bằng bút pháp nghệ thuật gì?
- Thời gian: sớm, chiều: nhanh, bất ngờ, gấp
gáp, mạnh mẽ…
- Địa diểm: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu
Giang, Nghĩ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt…nơi
có người đi, đâu mà chẳng biết->sử dụng
biện pháp liệt kê khiến không gian địa điểm
như được nới rộng và thời gian như được

nhân cao.
-> không gian thời gian như được người
khách thâu tóm vào những cuộc rong chơi vô
hạn định của mình. Đây là một tâm hồn sảng
khoái trên những bước đường thưởng ngoạn
để học hỏi ->muốn thoát ra những giới hạn
đẻ tâm hồn được thăng hoa theo cảm xúc của
mình.
- Tiếng “chừ” dịch từ “hề” làm cho nhịp điệu
câu văn có ý nghĩa trang trọng.
“Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt”
”Bèn giữa dòng chừ buông chèo
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao”
- Hai tiêng “tiêu dao” bày tỏ khát vọng nhân
vật khách muốn đi khắp đó đâymột cách tự
do vui thú cùng thiên nhiên, hòa mình trong
ngày rộng tháng dài. Học Tử Trường là học
tìm hiểu lịch sử dân tộc. Vì vậy nhân vật
khách đã bơi chèo đến sông Bạch Đằng
- Đầm Vân Mộng…tha thiết: sự học hỏi =>
bằng những động từ mạnh và sự chuyển tiếp
rất nhanh của thời gian, tác giả đã khẳng định
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
GV: Khi đến sông Bạch
Đằng tâm trạng người
khách ra sao? Cảnh vật
được miêu tả như thế nào?
Thể thơ gì được sử dụng ở

đây
2. Bức tranh lịch sử.
GV: Lịch sử dân tộc qua
cái nhìn của tác giả được
miêu tả như thế nào?Những
chi tiết cụ thể nào thể hiện
điều đó?
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
được tính cách mạnh mẽ, sôi nỗi của người
khách, chứng tỏ đây là con người ưa hành
động, chơi để biết chơi, để học hỏi, khác với
những cuộc chơi nhàn tản khác
- Thiên nhiên : bát ngát sóng kình muôn dặm,
thướt tha đuôi trĩ một màu, nước trời một
sắc, phong cảnh ba thu, bờ lau san sát, bến
lách đìu hiu, song chìm giáo gãy, gò đầy
xương khô…có sự chuyển biến trong cái
nhìn của người khách. Khung cảnh thiên
nhiên hoành tráng, hùng vĩ và đầy sức sống.
Thời gian xưa nay lẫn lộn cả thực tại và quá
khứ đan xen nhau, vừa oai hùng vừa u hoài
buồn b
=> Từ kung cảnh choáng ngợp trước trời đất
bao la, giọng điệu như chùng lại bởi sự hoài
cổ đầy u uẩn. Khách chùng lòng “thương anh
hùng, tiếc dấu vết” ở con sông lich sử của
dân tộc. Cảm xúc người khách đã ngưng
đọng ở những cảm xúc lịch sử càng khẳng
định cái “tôi” của người khách này chính là

một tâm hồn thơ, một khách hải hồ nhưng
cũng là một kẻ sĩ tha thiết với lịch sử dân tộc.
- Toàn cảnh sông nước Bạch Đằng hiện ra,
được ghi lại vài nét tiêu biểu:
“ Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời:một sắc, hong cảnh:ba thu”
+Cảnh hiện ra mỗi lúc một cụ thể dần mặc dù
chỉ là hồi tưởng của khách:
“Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô
Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống con lưu”
Trong cảnh vật ấy tâm hồn người khách như
đắm chìm vào lịch sử của dống sông. Bên
cạnh bức tranh thiên nhiên còn có một bức
tranh tâm trạng, bức tranh của tâm tưởng. Có
sự đối lập giữa hai bức tranh đó.
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
GV: Em có nhận xét gì về
thủ pháp nghệ thuật được
sử dụng ở đây?
Qua bức tranh này người
khách muốn nói lên điều
gì?
GV: Trước bức tranh lịch
sử đó tác giả có bình luận
như thế nào? Giọng điệu ra

sao?
GV: Tạo ra nhân vật các bô
lão nhằm mục đích gì?

3.Lời ca ngợi lịch sử:
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
Bức tranh lịch sử: +Phía địch:
+ Phía ta:
- Tác giả chỉ điểm xuyết vài nét, lấy một vài
ví dụ để so sánh với điển tích cũ khiến đoạn
thơ ngắn gọn nhưng mang âm hưởng hào
hùng. Giọng thơ mạnh, điểm nhấn dứt khoát
tạo sự hào sảng.
=> Dựng bức tranh xưa, người khách như
muốn khắc vào tâm khảm một niềm tự hào
dân tộc đồng thời cũng bày tỏ tấm lòng tri ân
của mình với cha ông thuở trước. Như vậy,
dựng cảnh nói chuyện xưa và cũng để thổ lộ
tấm tình người nay. Đoạn thơ đã tái tạo lại
lịch sử nhưng lại như keo thời gian của quá
khứ vào thời gian của thực tại.
- Lời bình với sự tự hào: nước sông – nhục
quân thù khôn rửa nổi.
- Lòng tự hào dân tộc: từ có vũ trụ - đã có
giang san.
(Liên hệ Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi…)
-Quan niệm chiến thắng: trời đất – nhân
tài…

=> Lời bình hào hùng, sâ lắng, thiêng liêng
và mang tính chất trết lý sâu xa. Lời ca lại là
tuyên ngôn sảng khoái, dõng dạc về chân lý
anh hùng tín nghĩa…
- Tạo ra các nhân vật bô lão, hình ảnh mang
tính tập thể cũng là sự phân thân của nhân
vật trữ tình. Mục đích của tác giả là tạo ra sự
hô ứng đồng thanh, một lòng ngưỡng mộ về
chiến tích Bạch Đằng của cha ông trong lịch
sử. Mặt khác tạo ra khong khí tự nhiên trong
lời kể và đối đáp.
- Ở phần 3, bài phú đã tạo ra một liên ngâm
(lời ca của khách và chủ):
“ Sông Đằng một dải dài ghê
…cốt mình đức cao”
Cả khách và chủ đều ca ngợi chiến công lịch
sử của dòng sông Bạch Đằng. Dòng sông mãi
mãi tồn tại với chiến công ở đây.
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
III. Tổng kêt
1.Nghệ thuật.
“Sông Đằng một dải dài ghê
Luồng to, sóng lớn dồn về biển Đông
Những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”
Và “ Song đây rửa sạch mấy lần giáp binh”
- Lời của các bô lão còn khẳng định chân lí
lịch sử bất nghìa thì tiêu vong, anh hùng thì
lưu danh thiên cổ, khách lại thể hiện một

quan niệm:
“ Giặc tan muô thưở thanh bình
Phải đâu đất hiểm cốt mình đức cao”
-> Đây là quan niệm tiến bộ đầy chất nhân
văn của tác giả.
=> Đoạn cuối của bài thơ như một lời tự sự
đồng thời cũng như một khúc tráng ca. Đó
cũng là lời ca ngợi công đức của 2 vị vua anh
minh đời Trần…
=>Gọng văn hân hoan phơi phới…
- Kết cấu chủ - khách đối đáp,cấu tứ đơn
giản, bố cục rõ ràng, hình tượng nghệ thuật
sống động,hoành tráng mà trữ tình. Hai
không gian, hai thời gian một truyền thông
dân tộc dược kết nối thống nhất, lời văn tự
nhiên,phóng túng, gingj văn thay đổi.
- Ở hình tượng dòng sông Bạch Đăng lich sử,
tác giả đã tao ra ở hai phía: Một không gian
hoành tráng của quá khứ và không gian hiên
tại. Giữa hai không gian ấy là con người đát
nước với tinh thần ngoan cường của con
người đã lam cho không khí của bài phú trở
nên sôi nổi, hoành tráng khi miêu tả dòng
sông lịch sử này.
+ Ở điển tích, điển cố
Tác giả chọn lọc lịch sử Trung Quốc đẻ dẫn
ra những sự kiện so sánh: Bạch Đằng với
trận Xích Bích, trận Hợp Phì
Con người nhà Trần với Vương Sư họ Lã,
Quốc Sĩ họ Hàn

->Mang âm hưởng hoành tráng,hào hùng
+ Nhân vật chính (tác giả)
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
IV. Luyện tập
1. Học thuộc bài Phú
2. Bài phú đã dể lại cho
em cảm xúc gì? Tại
sao?
3. Phân tích, so sánh lời
ca của khách kết thúc
bài “ Phú sông Bạch
Đằng” với bài thơ
của Nguyên Sưởng

- Có sự phân thân. Thành nghệ sĩ có tâm hồn
phóng khoáng tự do, thành nhân vật khách
học theo Tử Trường và có nổi lòng hoài
niệm, da diết, thành nhân vật bô lão có niềm
tự hào dân tộc.
- Nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ thể hiên
ở cả nội dung và nghệ thuật
- Nội dung
+ hào khí đời Trần, âm hưởng chiến thắng
trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử
+ Niềm tự hào tha thiết và hoài niệm đến
bâng khuâng.
- Nghệ thuật:
+Chọn nhân vật chủ khách đều là cái “tôi”
của tác giả tự phân thân

+Chọn lọc điển tích,điển cố, sự kiện đẻ so
sánh
+Kết hợp yếu tố trữ tình với tự sự để tạo ra
âm hưởng hoanh tráng
- Lời ca của nhân vật khách:
Anh minh hai vị thánh quân
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thưở thanh bình
Phải đâu đất hiểm cốt mình đức cao.
Thơ Nguyễn Sưởng:
Mối thù như núi cỏ cây tươi
Sóng biển ngầm vang đá ngất trời
Sự nghiệp trùng hưng ai dễ biết
Nửa do sông núi nửa do người.


Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
Văn Học
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
Tiết 56
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh nắm được:
- Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Trãi một nhân vật lịch sữ vĩ đại, anh hùng dân tộc danh
nhân văn hóa thế giới
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi với những kiệt tác có ý nghĩa thời đại, giá trị nội dung tư
tưởng cơ bản và giá trị nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Trãi.
- Thấy được vị trí của Nguyễn Trãi trong văn học dân tộc là nhà văn chính luận kiệt xuất người
khai sáng thơ ca tiếng việt.
B. Tiến trình dạy học

- Ổn định lớp kiểm tra bài cũ
- Tiến hành dạy bài mới
Văn Học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu nội dung cần đạt
Phần Một- TÁC GIẢ:
I. Cuộc Đời
GV: Em hãy nêu một vài
nét về cuộc đời của
Nguyễn Trãi?
HS trả lời câu hỏi
Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai,
quê ở làng Chi Ngại – Chí Linh Hải Dương
sau chuyển về Thường Tín Hà Tây
Cha là Nguyễn Ứng Long- Nguyễn Phi
Khanh đỗ thái học sinh thời Trần, mẹ là Trần
Thị Thiết con quan tư đồ Trần Nguyên
Đán.ông sinh ra trong một gia đình có truyền
thống làm quam lớn
- Nguyễn Trãi sớm mồ côi mẹ, 1400 ông thi
đỗ thái học sinh hai cha con cùng ra làm
quan dưới triều Hồ
- Năm 1407 giặc Minh cướp nước ta Nguyễn
Phi Khanh bị bắt đưa sang Trung Quốc,
Nguyễn rãi gạt lệ chia tay, khắc sâu lời cha
dặn lập chí rữa nhục nước trả thù nhà mới là
đại hiếu.
- Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc ở
đông quan Nguyễn Trãi vào Lam Sơn theo
Lê Lợi tham gia khởi nghĩa. Ông đã góp
phần quan trọng đưa cuộc khởi nghĩa Lam

Sơn đến toàn thắng.
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình

II. Sự Nghiệp Thơ Văn.
1. Những tác phẩm
chính

2. Nguyễn Trãi- Nhà văn
chính luận kiệt xuất.

- Cuối 1427 đầu 1428 cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn toàn thắng Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê
Lợi viết Bình ngô đại cáo, ông hăm hở tham
gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước.
- Năm 1439 ông về ở ẩn tại côn sơn do bị
gian thần dèm pha bị nghi oan và không
được tin dùng như trước nữa
- Năm 1440 ông được Lê Thái Tông mời ra
giúp nước.
- Năm 1442 giữa líc Nguyễn Trãi đang gánh
trọng trách với dân với nước thì vụ án lệ chi
viên xảy ra Nguyễn Trãi bị bọn gian thần
nghi ngờ vu hãn vào tội âm mưu giết vua và
bị xử tội tru di tam tộc.
- Mãi đến năm 1464 vua Lê Thánh Tông mới
giải oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm lại
thơ văn của ông tìm con cháu sống sót để bổ
làm quan.
- Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc,

văn võ song toàn, danh nhân văn hóa thế giới
đồng thời cũng là một con người phải chịu
oan khiên thảm khóc nhất trong lịch sử Việt
Nam.
- Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể
loại văn học trong sáng tác chữ Hán và chữ
Nôm trong văn chính luận và thơ trữ tình.
- Những tác phẩm chính: quân trung từ mệnh
tập, bình ngô đại cáo, ức trai thi tập, chí linh
sơn phú, băng hồ di sự lục, Lam sơn thực
lục,văn bia vĩnh lăng. Sáng tác bằng chữ
Nôm có quấc âm thi tập gồm 254 bài thơ,
Nguyễn Trãi còn để lại cuốn dư địa chí một
bộ sách địa lí cổ nhất của việt nam.
- Trong văn học trung đại việt nam, Nguyễn
Trãi là nhà văn chính luận xuất sắc nhất.
- Hai tác phẩm tiêu biểu là bình ngô đại cáo
một bản tuyên ngôn độc lập lân thứ hai của
nước ta, một áng thiên cổ hùng văn, quân
trung từ mệnh tập có sức mạnh băng mười
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình

3. Nguyễn Trãi nhà thơ
ttrữ tình xuất sắc.
III. Kết luận

vạn quân.
- Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận bậc
thầy, luận điểm vững chắc lập luận sắc bén

giọng điệu linh hoạt.
- Các tác phẩm tiêu biểu là Ức trai thi tập và
quấc âm thi tập.
- Thể hiện con người bình thường con người
trần thế thống nhất, hòa quện với con người
anh hùng vĩ đại.
- Lí tưởng nhân nghĩa yêu nước kết hợp với
thương dân, vì dân trừ bạo
- Ví mình như cây trúc cây mai, cây tùng
cứng cỏi, thanh cao, trong trắng những phẩm
chất cao quí của người quân tử dành để giúp
nước và trợ dân cày.
- Đau nổi đau con người, yêu tình yêu con
người đau đớn chứng kiến thói đời nghịch
cảnh:
Hoa thường hay héo cỏ thường tươi
Bui một lòng người cực hiểm thay.
- Khao khát dân giàu nước mạnh yên ấm thái
bình, tình cảm vua tôi, cha con, gia đình bạn
bè, quê hương chân thành cảm động.
- Tình cảm thiên nhiên phong phú khi hoành
tráng khi xinh xắn, tinh vi, khi êm đềm ngọt
ngào
- Nghệ thuật: cống hiến đặc biệt trong thơ
nôm: sáng tạo cải biến thể loại thơ lục ngôn,
thơ đường luật thất ngôn chen vào một số câu
6 tiếng, sử dụng hình ảnh quen thuộc, dân dã
bình thường rất việt nam

Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo

Trường THPT Nguyễn Thái Bình
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
Tiết : 58-59
Phần hai: Tác Phẩm.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu nội dung cần đạt
I.Tìm hiểu chung.
1. Thể loại cáo

2. Bố cục
II. Đọc Hiểu Văn Bản
1. Nêu cao luận đề chính
nghĩa
GV: luận đề chính nghĩa
được nêu cao bao gồm mấy
luận điểm chủ yếu? đó là
những luận điểm gì?
HS trả lời câu hỏi
- Cáo là một thể văn nghị luận cổ, có nguồn
góc từ Trung Quốc, được vua chúa dùng để
trình bày một sự nghiệp tuyên ngôn một sự
kiện trọng đại.
- Bình ngô đại cáo là bài cáo duy nhất trong
lịch sử việt nam. Bài cáo được viết bằng chữ
hán và thheo thể biền ngẫu.
- Bài cáo được chia làm 4 phần
+ phần I: Từ đầu … đến chứng cứ còn ghi:
nêu cao luận đề chính nghĩa
+ phần II: Tiếp cho đến ai bảo thần nhân
chịu được: Vạch trần tội ác của giặc minh
xâm lược

+ Phần III: tiếp cho đến cũng là chưa thấy
xưa nay: Kể lại mười năm chiến đấu và chiến
thắng.
+ Phần IV: còn lại tuyên bố độc lập, đất
nước từ nay muôn thủa thái bình.
- Đoạn 1 có vị trí và vai trò hết sức quan
trọng đối với toàn bài đại cáo. Nguyễn Trãi
đã nêu cao luận đề chính nghĩa làm nền,làm
tư tưởng cốt lõi chổ dựa và sức mạnh tinh
thần cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cho
mười năm chiến đấu gian nan và thắng lợi vẻ
vang mới có ngày toàn thắng.
- Hai câu đầu nêu cao tư tưởng nhân nghĩa-
yên dân- trừ bạo.
Tư tưởng nhân nghĩa đã có từ lâu trong đạo
nho, đó là lòng thương người, là mối quan hệ
tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình
thương và đạo lí.
Cống hiến to lớn của Nguyễn Trải là ở chổ
phát triển tư tưởng đó theo hướng tích cực và
tiến bộ, mới mẻ. Nhân nghĩa gắn với yên
dân, hướng về dân làm cho dân được yên vui
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình

2. Bản cáo trạng hùng
hồn đẫm máu và nước
mắt.
GV: Nguyễn Trãi đã tố cáo
những tội ác nào của giặc

minh? Trên lập trường nào?
GV: Hình ảnh nhân dân đại
việt dưới ách thống trị của
giặc minh được hình tượng
hóa bằng hình ảnh nào?
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi.
no đủ đó là điều cốt yếu và muốn thế trong
hoàn cảnh dân khổ dân nô lệ dân mất nước
thì trước hết phải diệt trừ bạo ngược, trừ giặc
giệt ác để cứu dân. Đó là việc nhân nghĩa lớn
nhất cần làm.
Tiếp theo là chân lí khách quan về độc lập
chủ quyền của nước đại việt. Rõ ràng đất
nước ta, dân tộc ta hoàn toàn có quyền độc
lập, chủ quyền có lịch sử riêng không thiếu
người tài giỏi hoàn toàn có thể sánh với
Trung Quốc- đó là chan lí hiển nhiên.
Trải qua lich sử 4 thế kỉ giành và giữ độc lập
trải qua các triều đại với các chiến công hiển
hách Nguyễn Trãi đã có thể tự hào cất tiếng
nói dõng dạc đường hoàng.
- Đoạn hai chính là bản cáo trạng đanh thép
và hùng hồn mà lời lời câu câu đều như đẫm
máu và nước mắt đồng bào vô tooijcuar nhà
tư tưởng văn hóa Nguyễn Trãi. Đứng vững
trên lập trường dân tộc và nhân dân mà phê
phán vạch tội, công minh nghiêm khắc.
- Trước hết là vạch trần âm mưu xâm lược
quỉ quyệt của giặc Minh lợi dụng chính sự

phiền hà của nhà Hồ làm cho lòng dân oán
hận để dương cao ngọn cờ phù Trần diệt Hồ,
thực chất là chiếm nước ta đặt làm quận
huyện của Trung Quốc như ông cha chúng.
- Tiếp theo tác giả tố cáo những chủ trương
ca trị vô nhân đạo vô cùng hà khắc của giặc
Minh: tàn sat người vô tội, trẻ con, người già,
phụ nữ hủy diệt môi trường sống của dân ta.
- Hình ảnh người dân việt khốn khổ điêu linh
bị dồn đuổi đến con đường cùng không khác
gì con vật.
- Kết thúc bản cáo trạng bằng hai câu đanh
thép và thống thiết. Dùng cái vô hạn để nói
cái vô hạn lấy cái vô cùng để nói cái vô cùng,
dẫn đến câu hỏi tu từ mà câu trả lời là sự tất
yếu.
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
3. Mười năm chiến đấu và
chiến thắng vẻ vang.
GV: em có nhận xét gì về
giọng văn, nhịp văn cách
sử dụng hình ảnh của đoạn
này?
Cảm húng anh hùng ca
trong đọa văn được thể
hiện ở những biện pháp
nghệ thuật nào? Phân tích
một vài dẫn chứng tiêu
biêu?

HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
a. Hình tượng Lê Lợi và những năm tháng
gian nan buổi đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Ở giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa,
Nguyễn Trãi tập trung khắc họa hình tượng
chủ tướng Lê Lợi với đặc điểm chủ yếu là
hình tượng tâm lí, bằng bút pháp tự sự trữ
tình qua đó phản ánh những khó khăn gian
khổ buổi đầu và ý chí đấu tranh giải phóng
đất nước của quân dân đại việt.
Nét đặc biệt của Lê Lợi là sự kết hợp và
thống nhất giữa hai con người bình thường
và lãnh tụ nghĩa quân. Đó là phẩm chất lớn
lao sâu sắc của người anh hùng xứng đáng là
linh hồn lãnh tụ của nghĩa quân.
Nhưng không chỉ có thế, điều đáng chú ý là
qua việc phản ánh hình tượng tâm lí của nhân
vật trữ tình tác giả cho thấy tình hình của
nghĩa quaantrong những năm đầu quả là cực
kì khó khăn, gian khổ
- Nguyễn Trãi đã đề cao tính chất nhân dân,
tính chất toàn dân đặc biệt đề cao vai trò của
dân nghèo trong cuộc khởi nghĩa đây là tư
tưởng lần đầu tiên xuất hiện ở Bình ngô đại
cáo.
b. Quá trình phản công và chiến thắng
- Giọng văn, nhịp điều thay đổi nhanh, mạnh,
gấp gáp hào hứng với cảm hứng anh hùng ca,
Sử dụng nhiều hình ảnh khoa trương phóng

đại nhiều dẫn chứng cụ thể tên người tên đất
tên chiến thắng liên tiếp nối nhau xuất hiện
đối lập tương phản với sự thất bại ngày càng
nhiều ngày càng lớn của quân tướng giặc
càng làm nức lòng người đọc.
- Sự đối lập tương phản giữa quân ta và quân
giặc bằng những hình ảnh so sánh kì vĩ với
các hình ảnh thiên nhiên vũ trũ.
- Các động từ mạnh liên kết với nhau thành
những chuyễn động dữ dội ác liệt
- Các tính từ chỉ mức độ tối đa càng làm cho
sự đối lập thêm gay gắt ấn tượng phân biệt
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
4. Lời kết:
GV: Nguyễn Trãi tuyên bố
điều gì trước toàn dân thiên
hạ? qua lời tuyên bố còn
toát lên cảm hứng lớn nào?
III. Tổng Kết

HS trả lời câu hỏi.
càng mạnh mẽ.
- Câu văn khi dài khi ngắn biến hóa linh hoạt
với nhạc điệu dồn dập sảng khoái bay bổng.
- Âm thanh giòn giã hào hùng như sóng trào
bão cuốn
- Lời tuyên bố trang nghiêm trịnh trọng về
nền độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước đã
được lập lại. Đất nước giang sơn từ đây hòa

bình đổi mới vững bền tương lai sẻ vô cùng
tốt đẹp huy hoàng rạng rỡ.
- Nhắc đến sức mạnh truyền thống, công lao
to lớn của tổ tiên và qui luật thịnh suy bĩ thái
mang đậm triết lí phương đông để khẳng
định niềm tin và quyết tâm xây dựng đất
nước của toàn dân tộc.
- Bình ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc
lập của nước đại việt thế kỉ XV. Toàn bộ bài
cáo nêu luận đề chính nghĩa tố cáo tội ác của
giặc, tái hiện quá trình kháng chiến thắng lợi
để đi đến lời tuyên bố độc lập, hòa bình trang
trọng ở đoạn kết. Bài cáo khẳng định sự thật
và chân lí mang tinhhs quy luật Nước Đại
Vieetj có quyền hưởng tự do độc lập và sự
thật đã trở thành một nước tự do và độc lập.
Và nền tự do độc lập này phải đổi bằng mười
năm chiến đấu gian nan anh dũng và biết bao
xương máu của nhân dân ta.
- Bình ngô đại cáo là một áng thiên cổ hùng
văn vì đã có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố
chính luận sắc bén và yếu tố văn chương
ttrong toàn bài cáo với cảm hứng nổi bật
xuyên suốt cảm hứng anh hùng ca.
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
Làm Văn:
TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN
CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
Tiết : 60.

A. Mục Tiêu Cần Đạt
- Ôn tập và cũng cố kiến thức về văn bản thuyết minh
- Hiểu thế nào là tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Rèn luyện kỉ năng viết văn bản thuyết minh chuẩn xác hấp dẫn.
B. Tiến Trình Dạy Học
- Ổn định lớp- Kiểm tra bài cũ
- Tiến hành dạy bài mới.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu nội dung cần đạt
I. Khái Niệm Văn Bản
Thuyết Minh.
GV: Em hãy nhắc lại khái
niệm về văn bản thuyết
minh?
II. Tình Chuẩn Xác
Trong Văn Bản Thuyết
Minh.
1. Tính chuẩn xác và một
số biện pháp đảm bảo
tính chuẩn xác của văn
bản thuyết minh.
GV:Để đảm bảo tính chuẩn
xác trong văn bản thuyết
minh chúng ta cần lưu ý
những điểm gì?

HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi.
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông
dụng trong mọi lĩnh vực đời sống,nhằm cũng
cố tri thức về đặc điểm tính chất nguyên nhân

của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên
xã hội bằng phương thức trình bày, giới
thiệu, giải thích
Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi
khách quan xác thực hữu ích cho con người.
Văn bản thuyết minh cần được trình bày
chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
- Thứ nhất: phải hiểu tường tận, thấu đáo
trước khi viết
Ví dụ để thuyết minh một thắng cảnh cần
phải đến tận nơi để quan sát, ghi chép các số
liệu cụ thể… vẻ đẹp độc đáo so với các thắng
cảnh khác,
- Thứ hai: Phải thu thập càng nhiều càng tốt
các tài liệu, bài báo chuyên khảo đã trình bày
về vấn đề mình thuyết minh.
- Cần phải chú ý đến thời điểm xuất bản của
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
2. Luyện tập
II. Tính Hấp Dẫn Của
Văn Bản Thuyết Minh.
1. Tính hấp dẫn và một số
biện pháp tạo tính hấp
dẫn của văn bản thuyết
minh.
2. luyện tập
Bài tập 1.
các tài liệu để có thể thu thập những thông
tin mới và những thay đổi thường có.

a. Những điểm chưa chuẩn xác: chương trình
ngữ văn 10 không chỉ có văn học dân gian.
Chương trình ngữ văn 10 về văn học dân
gian không chỉ có ca dao tục ngữ. không có
câu đố.
b. câu nêu ra chưa chuẩn ở chổ thiên cổ hùng
văn là áng hùng văn của nghìn đời chứ không
phải là áng hùng văn viết cách đây một nghìn
năm.
c. không thể dùng để thuyết mình về nhà thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nó có nói đến thân
thế nhưng không nói đến sự nghiệp thơ của
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tính hấp dẫn là một yêu cầu rất quan trọng
của văn bản thuyết minh bởi vì để văn bản
được sự chú ý của người đọc thì cần phải hấp
dẫn, lôi cuốn.
Các biện pháp tạo sự hấp dẫn cho văn bản
thuyết minh:
- Sử dụng những chi tiết cụ thể sinh động,
những con số chính xác để bài văn không bị
trừu tượng mơ hồ.
- Dùng các thủ pháp so sánh đối chiếu để gây
ấn tượng cho người đọc về đối tượng được
thuyết minh
- Có thể sử dụng kiến thức liên môn liên
ngành để tô đậm hình ảnh của đối tượng
được thuyết minh
- Lời văn phảo trong sáng, có hình ảnh và có
cảm xúc.

“ Nếu bị tước đi môi trường kích thích…” là
một luận điểm khái quát. Tác giả đã đưa ra
hàng loạt những chi tiết cụ thể về bộ não của
đứa trẻ ít được chơi đùa. ít được tiếp xúc và
bộ não của con chuột bị nhốt trong hộp
rỗng… để làm sáng tỏ luận điểm. Luận điểm
đã trở nên cụ thể, dễ hiểu sự thuyết minh vì
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
Bài tập 2
III. Luyện Tập
thế hấp dẫn sinh động.
- Nếu chỉ nói hồ Ba Bể là một danh lam
thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam thì
cũng đủ và chắc chắn không ai phản đối như
thế là đúng nhưng chưa hấp dẫn
- khi gắn hồ Ba Bể với truyền thuyết Pò Giá
Mải thì hồ Ba Bể trở nên hấp dẫn hơn lung
linh hơn và dễ nhớ hơn
* chất lượng của văn bản thuyết minh phụ
thuộc vào tính chuẩn xác nhưng văn bản
thuyết minh phải hấp dẫn mới đến với người
đọc.
Đoạn văn thuyết minh của Vũ Bằng sinh
động hấp dẫn vì :
- Sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đơn,
câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán câu
khẳng định.
- Dùng những từ ngữ giàu tính hình tượng,
giàu liên tưởng: bó hành hoa như lá mạ…

- Bộc lộ trực tiếp những cảm xúc: trông mà
thèm quá; có ai lại đừng vào ăn cho được
Văn Học
TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”
Tiết: 61
A.Mục Tiêu Cần Đạt
- Hiểu được tấm lòng trân trọng, tự hào và ý thức trách nhiệm của tác giả với thơ ca dân tộc trong
việc bảo vệ di sản văn học của tiền nhân, từ đó có tình cảm và thái độ đúng đắn đối với di sản văn
học dân tộc.
- Nắm được cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu ccamr của bài tựa.
B. Tiến Trình Dạy Học
- Ổn định lớp- Kiểm tra bài cũ
- Tiến hành dạy bài mới.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Yêu cầu nội dung cần đạt
I. Tiểu Dẫn
1. Nhan đề và kiểu
loại văn bản
- Tựa là bài viết thường đặt ở đầu sách
tương tự như lời nói đầu, lời giới thiệu, lời
tự bạch… do chính tác giả hoặc người khác
viết nhằm mục đích giowisthieeuj rõ thêm
với độc giả về cuốn sách, động cơ mục đích
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
2. Văn bản
II. Đọc Hiểu Văn Bản.
GV: Luận điểm ở đoạn
1 tác giả nêu là gì? Bằng
cách lập luận nào?
Vì sao tác giả lại bắt đầu

bằng việc giải quyết
trước hết luận điểm ấy?
GV: Tác giả đã nêu ra
mấy nguyên nhân để nói
HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi.
sáng tác, kết cấu, bố cục, nội dung hoặc
tâm tư, tâm sự của tác giả hoặc là những
nhận xét đánh giá phê bình hay cảm nhận
của người đọc.
- Tựa thường được viết bằng thể văn nghị
luận hoặc thuyết minh hoặc biểu cảm hoặc
nghị luận có sự kết hợp các yếu tố của ba
kiểu văn bản thuyết minh, biểu cảm, tự sự
- Trích diễm thi tập do Hoàng Đức Lương
sưu tầm tuyển chọn, biên soạn
- Trích diễm thi tập là tác phẩm nhằm sưu
tầm những bài thơ hay của các nhà thơ ở
các thời kì trước đó.
- Luận điểm đầu tiên: những nguyên nhân
làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở đời.
- Phương pháp lập luận: phân tích những
luận cứ cụ thể về các mặt khác nhau để lí
giải bản chất của hiện tượng, vấn đề.
- Sở dĩ tác giả mở đầu bằng luận điểm trên
và đó cũng chính là luận điểm quan trọng
nhất của bài tựa là bởi ông muốn nhấn
mạnh việc làm sưu tầm, biên soạn cuốn
sách lầ xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của

thực tế chứ không không chỉ từ sở thích cá
nhân và đó là một công việc khó khăn vất
vả nhưng nhất định phải làm.
- Liên hệ đến hậu quả của chính sách cai trị
đồng hóa thâm hiểm của nhà Minh: tìm mọi
biện pháp để hủy diệt nền văn hóa, văn học
đại việt.
+ Thu đốt những sách vở kinh phật, đập
phá các văn bia bởi vậy trong các triều
vua Thái Tổ, Thái Tông công việc sưu tầm,
thu thập ghi chép phục dựng các di sản văn
hóa tih thần của người Việt bị tản nát sau
chiến tranh được khuyến khích tiến hành.
- Theo tác giả có 4 nguyên nhân chính làm
cho văn thơ thất truyền:
+ Chỉ có thi nhân (người có học vấn) mới
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
về sự thất truyền của
thơ văn?
Tác giả đã sử dung
phương pháp lập luận
nào?
GV: Qua đoạn 1 ta thấy
tình cảm của tác giả như
thế nào?
Giọng điệu của đoạn
văn tiếp theo có gì khác
so với đoạn 1?
HS trả lời câu hỏi

HS trả lời câu hỏi
thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca. Cách
lập luận liên tưởng so ánh thơ văn như
khoái chá, như gấm vóc, sắc đẹp ngoài sắc
đẹp, vị ngon ngoài vị ngon từ đó dẫn tới kết
luận- dùng lối quy nạp
+ Người có học người làm quan thì vì quá
bận việc hoặc không quan tâm đến thơ văn
+ Người yêu thích sưu tầm thơ văn thì lại
không đủ năng lưc, trình độ tính kiên trì
+ Nhà nước không khuyến khích in ấn, chỉ
in kinh phật.
- Đó là 4 nguyên nhân chủ quan và chủ yếu
dẫn đến tình hình rất nhiều thơ văn bị thất
truyền.
- Cách lập luận chung là dùng phương pháp
quy nạp.
Ngoài ra còn có 2 nguyên nhân khách quan
khác:
+ Đó là sức phá hủy của thời gian đối vơi
sách vở.
+ Đó là chiến tranh hỏa hoạn cũng góp
phân thiêu hủy văn thơ trong sách vở.
- Cách lập luận là dùng hình ảnh và câu hỏi
tu từ.
- Tình cảm yêu quý, trân trọng văn thơ của
ông cha, tâm trạng xót xa thương tiếc trước
di sản quý báu bị tản mất, hủy hoại đắm
chìm trong quên lãng của người viết.
- Đoạn văn trực tiếp bày tỏ tâm trạng tâm

sự của tác giartruowcs thực trạng đau lòng.
Khó khăn trong việc khảo cứu thơ văn Lí
Trần làm tác giả thường thở than, có ý trách
lỗi các trí thức đương thời.
- Lại cảm thấy tự thương xót tiếc nối cho
nền văn hóa nước mình, dân tộc mình khi
sánh với nền văn hóa Trung Hoa
- Rõ ràng yếu tố biểu cảm trữ tình đã tham
gia vào bài nghị luận làm cho người đọc
cùng cản thông và bị thuyết phục
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
- Tác giả kể lại những việc mình đã làm để
hoàn thành cuốn sách, sữa lại lỗi cũ với
giọng văn giản dị, khiêm nhường, không tự
lượng sức mình tài hèn sức mọn trách
nhiệm nặng nề, tìm quanh, hỏi khắp, lại tự
thu lượm thêm… Giới thiệu nội dung và bố
cục của cuốn sách.
Đọc Thêm
HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA
Tiết: 62
A.Mục Tiêu Cần Đạt
Giúp học sinh: hiểu được nội dung và giá trị của một tấm bia trong văn miếu quốc tử giám.
- Khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia, khắc bia tiến sĩ là một việc làm có ý
nghĩa lớn đối với đương thời và hậu thế. Chính sách trọng nhân tài của Lê Thánh Tông.
- Từ đó có thể rút ra được những bài học lịch sử hết sức quí báu về văn hóa dân tộc
B. Tiến Trình Dạy Học
- Ổn định lớp- Kiểm tra bài cũ
- Dạy bài mới.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu nội dung cần đạt.
I. Tiểu Dẫn.
II. Đọc Hiểu Văn Bản
GV: Em hãy xác định các
luận điểm trong văn bản?
theo em luận điểm nào là
HS trả lời câu hỏi
- Thân Nhân Trung là phó nguyên soái trong
tao đàn văn học do Lê Thánh Tông sáng lập
- Bài kí được khắc bia năm 1484 trước phần
trích học có một đoạn văn dài kể việc từ khi
Lê Thái Tổ dựng nước 1428 đến 1484 các
vua Lê đều chú ý bồi dưỡng hiền tài nhưng
chưa có điều kiện đựng bia tiến sĩ cuối phần
trích là danh sách 33 vị tiến sĩ khoa nhâm
tuất 1442.
- Bài văn bia giữ vai trò quan trọng như một
lời tựa chung cho cả 82 tấm bia tiến sĩ ở văn
miếu quốc tử giám.
- Bài văn bia được viết theo thể loại văn nghị
luận.
- Bài văn bia được đề cập đến ba luận điểm:
+ Hiền tài là nguyên kkhis của quốc gia: Tầm
quan trọng và ý nghĩa của hiền tài đối với đất
nước.
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
quan trọng nhất?
GV: Vì sao nói hiền tài là
nguyên khí của quốc gia?

Tác giả đã phát triển luận
điểm này như thế nào
trong bài văn?
Ý nghĩa của bia đá đề danh
là gì? Có phải chỉ chuộng
văn suông, ham tiếng hão
không?
HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
+ Những việc làm thể hiện sự quan tâm của
các thánh đế minh vương đối với hiền tài.
+ Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ.
- Trong đó luận điểm 1 là gốc là cơ sở, luận
điểm 3 có ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhất.
- Hiền tài: là người có đức có tài, là người tài
cao đức lớn
- Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự
sống còn và phát triển của sự vật
- Như vậy với sự sống còn và phát triển của
đất nước, dân tộc người hiền tài đóng vai trò
vô cùng quan trọng quý giá không thể thiếu.
- Mối quan hệ giữa hiền tài và sự thịnh suy
của đất nước. nguyên khí thịnh thì thế nước
mạnh, rồi lên cao và ngược lại nguyên khí
suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. cách lập
luận theo kiểu diễn dịch bằng cách so sánh
đối lập để thấy chân lí rõ ràng hiển nhiên.
- Các nhà nước phong kiến Việt Nam các
triều đại Lý Trần Lê đã thể hiện sự quý trọng

hiền tài, khuyến khích hiến tài, đề cao kẽ sĩ,
quý trong không biết như thế nào là cùng ban
ân lớn cũng vẫn không cho là đủ.
- Nhưng như thế vẫn chưa đủ vì chỉ vang
danh ngắn ngủi một thời lừng lẫy, mà không
lưu truyền được lâu dài. Bởi vậy mới có bia
đá đề danh.
Khuyến khích hiền tài kẻ sĩ trong vào mà
phấn chấn, hâm mộ rèn luyện danh tiết, gắng
sức giúp vua.
- Ngăn ngừa điều ác, kẻ ác ý xấu bị ngăn
chặn, lòng thiện tràn đầy kẻ ác thấy đó làm
răn người thiện xem đó , mà cố gắng
- Dẫn việc dĩ vãng chỉ lối tương lai, góp phàn
làm cho hiền tài nảy nở, đất nước hưng thịnh
phát triển.
Tiếng Việt
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
Tiết: 63.
A. Mục Tiêu Cần Đạt
Giúp học sinh nắm được:
- Những nét chính về lịch sử hình thành, phát triển và các quan hệ tiếp xúc của tiếng Việt với
tiếng Hán.
- Rèn luyện kỉ năng sử dụng tiếng việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
B. Tiến Trình Dạy Học
- Ổn định lớp kiểm tra bài cũ
- Tiến hành dạy bài mới


Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu nội dung cần đạt.
I. Lịch Sử Phát Triển Của
Tiếng Việt
1. Tiếng việt trong thời kì
dựng nước.
a. Nguồn góc tiếng việt.
em hãy cho biết nguồn góc
của tiếng Việt?
b. Quan hệ họ hàng của
tiếng Việt.
Theo em tiếng việt có quan
hệ họ hàng với những ngô
ngữ nàò?
2. Tiếng việt trong thời kì
bắc thuộc và chống bắc
thuộc.
GV: theo em sự phát triển
của tiếng Việt trong thời kì
bắc thuộc có điều gì đáng
chú ý?
3.Tiếng Việt trong thời kì
độc lập tự chủ
Theo em sự phát triển của
tiếng việt trong thời kì
phong kiến, độc lập tự chủ
có điểm gì đặc sắc?
4. Tiếng Việt trong thời kì
HS trả lời câu hỏi

HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
- Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học thì
tiếng nói của mỗi dân tộc đều có quá trình
phát sinh, phát triển cùng với lịch sử phát
triển của dân tộc ấy.
- Tiếng Việt có nguồn góc gắn liền với lịch sử
phát triển của dân tộc Việt. Hay nói cách khác
tiếng việt có nguồn góc ban địa.
- Tiếng Việt được xếp cùng họ với tiếng Môn
và tiếng Khmer và được gọi chung là họ
Môn- Khmer
- Bên cạnh họ hàng với ngôn ngữ đông á,
tiếng Việt còn có mối quan hệ mật thiết với
ngôn ngữ Tày, Thái để tạo thành một họ Nam
Á cổ xưa và rộng lớn.
- Từ dòng Môn Khmer đã tách ra tiếng Việt
Mường chung và cuối cùng tách ra tiếng việt
và tiếng Mường.
- Mặc dù có quan hệ với các ngôn ngữ khác
tuy nhiên tiếng việt vẫn có những quy luật
phát triển riêng, mang tính độc lập và tính ổn
định tương đối cao.
Ví dụ:
Việt Mường Khmer Môn
Tay
Mũi
Đất Thay
Mui

Tất Day
Cremuhah
Dey Tai
Muh
Ti
- Thứ nhất: tiếng Việt vẫn phát triển trong
mối quan hệ với các ngôn ngữ cùng họ Nam
Á, chẳng hạn trong những từ được gọi là từ
chuẩn của tiếng Việt thì:
+ có những từ họ hàng với tiếng Mường:
đuôi, móng, mồm, làng, xóm.
+có những từ họ với ngôn ngữ Tày, Thái:
bánh, bắt, buộc, đường, lưng, bụng…
+ họ hàng với ngôn ngữ Môn Khmer: một,
hai, ba bốn, mắt, chân, gối, cá, chim…
- Thứ hai: Do hoàn cảnh của lịch sử sự tiếp
xúc giữa tiếng việt và tiếng Hán diễn ra lâu
dài nên tiếng Việt và tiếng Hán đã có sự cộng
sinh. Tiếng việt đã vay mượn tiếng hán dần
dần nhiều từ đã được việt hóa trở thành tiếng
việt.
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
Văn Học
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
Tiết 64 – 65
A. Mục Tiêu Cần Đạt.
Giúp học sinh;
- Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ
thuật kể chuyện và khắc họa chân dung nhân vật lịch sử.

- Hiểu cảm phục và tự hào về tài năng đức độ lớn của anh hùng dân tộc Trần quốc Tuấn và những
bài học đạo lí quí bàu mà ông đã để lại cho đời sau.
B. Tiến Trình Dạy Học
- Ổn định lớp- kiểm tra bài cũ
- Tiến hành dạy bài mới.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Yêu cầu nội dung cần đạt.
I. Tiểu Dẫn.
1. Tác giả
Cho HS đọc tiểu dẫn để
nắm được vài nét về tác
giả.
2. Tác phẩm.
II. Đọc Hiểu Văn Bản
1 Chân dung nhân vật
Trần Hưng Đạo.
GV: Mở đầu là việc nêu ra
thời gian, em có nhận xét gì
về đặc điểm của sách sử
biên niên trung đại?

HS đọc sách và tìm
hiểu về tác giả.
HS trả lời câu hỏi.
Ngô Sĩ Liên (?-?)
Đõ tiến sĩ năm 1442 dưới triều Lê Thái Tông
Đã từng làm tư nghiệp Quốc Tử giám
La một trong những nhà sử học nổi đanh của
nước ta thời trung đại, tiếp tục làm sử của Lê
Văn Hưu, Phan Phu Tiên.
- Đại Việt sử kí toàn thư là bộ sách chính sử

lớn của Việt Nam thời trung đại do Ngô Sĩ
Liên biên soạn dựa trên cuốn đại việt sử kí
của Lê Văn Hưu và sử kí tục biên của Phan
Phu Tiên.
Cuốn sử vừa có giá trị sử học vừa có giá trị
văn học thể hiện mạnh mẽ tinh thần dân tộc
đại Việt.
- Đó là cách ghi chép theo trình tự thời gian
năm tháng một trong những đặc điểmm hàng
đầu của thể loại sử biên niên.
- Điều đáng lưu ý hơn là mối quan hệ giữa
hai sự việc thiên nhiên và con người. Theo
quan niệm duy tâm có một mối liên hệ thần
bí giữa con người và vũ trụ. Mỗi vì sao trong
thiên hà ứng với số phận của một con người
trên trần thế sao sa báo hiệu người sắp qua
Giáo án ngữ văn 10 CB Nguyễn Văn Hảo
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
Qua lời dặn vua Trần của
vị tướng già em thấy ở
Trần Quốc Tuấn nổi bật lên
phẩm chất gì?
Đoạn văn kể về những
chuyện gì? Qua đó tác giả
muốn làm nổi bật điều gì ở
Trần Quốc Tuấn?
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
đời.
- Lòng trung thành với vua Trần, triều đại

nhà Trần thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu
sắc và ý thức trách nhiệm rất cao đối với đất
nước. Ở đây lời dặn dò ân cần cặn kẽ, tỉ mỉ
không chỉ thể hiện trí thông minh, uyên bác
lịch lãm vốn kinh nghiệm dồi dào mà còn
cho thấy tinh thần xa rộng, sâu sắc tấm lòng
tận tụy với nước với dân cho đến giây phút
cuối cùng của cuộc đời.
- Những lời phân tích, dẫn chứng về cách
thắng giặc của từng triều đại trước, của chính
nhà trần trong những năm qua và dự đoán
trong tương lai của vị Quốc Công minh
chứng điều đó. Cái mà Trần Quốc Tuấn nhấn
mạnh là xây dựng đội quân tinh luyện, một
lòng đoàn kết từ cơ sở, nới sức dân làm kế
sâu rễ bền góc vẫn có tính thời sự cho tới
ngày hôm nay.
- Tác gỉa mở đầu như vậy để tạo sự hấp dẫn
của lời kể buộc người đọc tiếp tục tìm hiểu
xem nhân vật là người thế nào mà llaij có
đôạn kết thúc tình ccamr chân thành và sâu
sắc như vậy.
- Ngược thời gian tấc giả chon kể ba câu
chuyện khác nhau liên quan đến Trần Quốc
Tuấn.
+ Thái độ và việc làm trước lời di huấn ghê
gớm của cha Trần quốc Tuấn đã không cho
lời cha dặn là phải. Ông đã đặt quyền lợi của
đất nuowcs ttrieeuf đình lên trên quyền lợi
của gia đình cá nhân. Giữa chữ hiếu và chữ

trung ông đã đặt chữ trung lên một cách tự
nguyện, mặc dầu trong hoàn cảnh ấy ông
hoàn toàn có thể dành lấy ngôi vua vào tay
mình.
- Trong câu chuyện với Dã Tượng và Yết
Kiêu mang tính chất đi tìm phép thử, kiểm
chứng một thái độ ứng xử, ta thấy một mặt
nhân cách cao thượng và tấm lòng trung

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×