Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bẫy phỏng vấn - Tránh thế nào pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.25 KB, 14 trang )

Bẫy phỏng vấn - Tránh thế nào
Đối mặt với các nhà phỏng vấn quả là một ác mộng nếu như các ứng
viên không đủ tự tin và sáng suốt. Chính vì thế, để có thể trả lời được hết
các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra một cách hoàn hảo nhất, bạn phải
biết cách nhận ra các "mẹo" của họ.

Theo nghiên cứu của Monster, khi phỏng vấn, với mục tiêu tìm được
những ứng viên tốt nhất, phù hợp với yêu cầu, ngoài việc đưa ra các câu
hỏi "hóc", phỏng vấn viên còn thường xuyên đặt "bẫy" ứng viên. Việc
làm này, theo họ, sẽ là phương cách tốt nhất để ứng viên bộ lộ bản lĩnh
của mình.

Sau đây là một số mẹo phỏng vấn mà nhà tuyển dụng thường hay dùng:

. Đặt câu hỏi "đụng chạm cá nhân": Một phỏng vấn viên "vui tính"
thường đặt bạn vào trong những câu hỏi kiểu này: "Tại sao trông bạn lại
có vẻ lo âu đến thế?".

. Đưa ra các ý kiến "trái chiều": Một số phỏng vấn viên rất hay cố tình
đưa ra cái sai rồi khăng khăng bảo vệ cho những cái sai đó. Mục đích
của cách làm này là để xem bạn phản ứng và xử sự ra sao. Nếu bạn xuôi
theo họ, và chấp nhận với cái sai mà họ cố tình làm cho bạn tin đó, bạn
đã "sập bẫy".

. Làm cho bạn chán nản, bực tức: Trong trường hợp này, nhà tuyển dụng
sẽ cố tình hỏi đi hỏi lại đến phát chán các câu hỏi tương tự, họ giả bộ
như không hiểu câu trả lời của bạn. Bạn giải thích vài lần, mỗi lần giải
thích bạn càng tức điên lên bởi mỗi câu hỏi ngớ ngẩn như thế! Ấy là bạn
đã "xôi hỏng bỏng không".

. Đặt ra các câu hỏi khó hiểu: Ngày nay, nhà tuyển dụng thường có xu


hướng đặt ra những câu hỏi "hóc", và khó tìm ra câu trả lời, với mục
đích chủ yếu là để thử trí thông minh và sự phản ứng nhanh nhẹn của
ứng viên. Vì thế, bạn có thể sẽ gặp những câu như: "Lượng nước đá trên
một sân khúc côn cầu có cân nặng là bao nhiêu?". Đối với những tình
huống như thế, bạn sẽ phải phát huy hết sự thông minh và sáng tạo của
mình.

. Đặt bạn vào tình huống "tiến thoái lưỡng nan": Bạn được đưa vào một
tình huống kinh doanh khó xử: một mất, một còn, và bạn buộc phải lựa
chọn rồi đưa ra lết luận cuối cùng. Kiểu phỏng vấn này được các nhà
tuyển dụng sử dụng nhằm kiểm tra mức độ hiểu biết, khả năng phân tích
vấn đề và suy đoán mọi việc của bạn.

Vậy bạn phải làm gì để xử lí tình huống?

Hãy làm thử một số cách sau đây của các chuyên gia tư vấn:
- Bỏ một chút thời gian để lựa chọn một vài câu hỏi có câu trả lời. Bạn
cần xét xem người phỏng vấn đang cố gắng làm điều gì? Có như vậy các
câu hỏi mới trở nên dễ dàng.

- Nói cho nhà phỏng vấn biết bạn đang nghĩ và đang làm cái gì.

- Không ngần ngại hỏi những gì chưa biết

- Cần chú trọng vào cách bạn giải quyết vấn đề như thế nào chứ không
nhất thiết là phải đưa ra câu trả lời chính xác

- Nếu bạn trả lời các câu hỏi bằng một câu chuyện, chú ý không để mình
đi lạc.


- Trả lời một cách cởi mở, trung thực, và đúng hướng nhưng cũng cần
chú ý đến thái độ của các nhà phỏng vấn.
Theo nghiên cứu của một nhóm các doanh nghiệp ở New York, một nửa
số người có việc làm tại Mỹ không thoả mãn với công việc hiện tại của
mình. Hầu hết họ muốn thay đổi từ 3 đến 5 nghề và mong muốn có tới
10 hoặc hơn nữa sự khác biệt trong công việc của họ.
Điều đó cho thấy rằng, các quyết định nghề nghiệp không đúng đắn sẽ
gây nên những hậu quả khỏ tránh khỏi như buồn chán trong công việc,
không hoàn thành nhiệm vụ hay trách nhiệm bị lơ là Vậy làm thế nào
để đạt được sự thoả mãn và thành công trong nghề nghiệp?
Nếu bạn muốn có một công việc hoàn hảo, hãy dành một chút thời gian
để cân nhắc 9 yếu tố sau đây của các chuyên gia tư vấn Susan peni (một
công ty tuyển dụng lao động lớn của Mỹ) trước khi bắt đầu công việc
mới.

1. Điểm mạnh của bạn
Hãy liệt kê những kỹ năng và khả năng được xem là ưu thế đặc biệt của
bạn. Chú ý làm bật lên những nét tiêu biểu của cá nhân bạn như: lòng
nhiệt tình, tính trung thực, những kỹ năng mà bạn học được có thể ứng
dụng trong rất nhiều ngành nghề. Đặc biệt, nên nhấn vào những kỹ năng
mà do giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm mà bạn đã có được.

2. Sở thích của bạn
Nên liệt kê các sở thích của mình trước khi quyết định chọn việc. Chẳng
hạn, bạn có giỏi về công nghệ thông tin không? Bạn có hay sửa chữa
máy móc hay các đồ dùng trong nhà không? Bạn có thích chụp ảnh
không? Hay bạn có khả năng đặc biệt gì với các con số? Bạn có sẵn lòng
giúp đỡ mọi người giải quyết các vấn đề khó khăn? Hãy cân nhắc tất
cả sở thích của bạn.


3. Động lực thúc đẩy
Động lực thúc đẩy bạn tìm kiếm công việc là yếu tố cực kì quan trọng.
Bạn nên cân nhắc kỹ nó. Hãy thử đặt nhiều câu hỏi khác nhau: Bạn làm
công việc này vì lợi ích cộng đồng? Vì bạn muốn có quyền lực? Hay bởi
bạn cảm thấy nó sáng tạo và phù hợp với bạn? Sự đa dạng, độc lập, sự
thừa nhận của xã hội, mức lương và mức độ nguy hiểm của công việc
quan trọng như thế nào với bạn? Hãy cố gắng trả lời tất cả các câu hỏi
đó.

4. Tiền lương tháng
Tiền có thể là một trong các yếu tố cho bạn có những quyết định có nên
làm ở công ty đó hay không. Nếu bạn cảm thấy nghề nghiệp đó phù hợp
với mình, bạn sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp, vì lý do gì? Liệu bạn
có hy vọng được mức lương cao hơn trong công việc này?

5. Vị trí mong muốn
Quyết định mức độ trách nhiệm bạn có thể đảm đương trong công việc.
Bạn muốn mình ở vi trí nào trong công ty? Bạn muốn mình là người
lãnh đạo? Vậy bạn có giỏi trong công tác quản lí nhân sự không? Hay
bạn thích làm ở một vị trí nào khác? Từ mong muốn đó, bạn hãy lựa
chọn công việc phù hợp với bản thân.

6. Địa điểm làm việc
Cân nhắc vị trí, địa điểm của công ty bạn muốn làm. Bạn là người hay di
chuyển? Loại hình công việc bạn lựa chọn là gì? Bạn có muốn làm việc
gần những nơi đông người và thuận tiện giao thông đi lại không? Khi đặt
ra các yêu cầu đó, tất nhiên khu vực làm việc của bạn sẽ bị giới bạn
nhưng bù lại nó lại phù hợp với nguyện vọng và sở thích của bạn

7. Mức độ hiểu biết riêng

Liệt kê tất cả những hiểu biết, những kiến thức mà bạn học được từ
trường phổ thông, từ thói quen, hay những kinh nghiệm gia đình Ví
dụ, bạn có giỏi nấu ăn không? Bạn có đầu óc sáng tạo trong việc thiết
kế, trang trí nhà cửa không? Chỉ cần một hoặc hai điểm mạnh của
mình, bạn có thể trở thành một ứng viên đặc biệt. Chẳng hạn, bạn hiểu
biết về môn thể thao đua xe, bạn sẽ trở thành chuyên gia tư vấn về đua
xe.

8. Môi trường làm việc
Chịu khó rút kinh nghiệm từ những công việc trước, những điều bạn
thích và không thích để lựa chọn môi trường làm việc mới thích ứng với
bạn. Chẳng hạn, bạn muốn làm việc cho một tổ chức, một công ty lớn
hay nhỏ? Bạn có muốn làm việc ở nơi yên tĩnh không? Bạn thích những
người làm cùng với bạn phải như thế nào?

9. Mẫu đồng nghiệp của bạn
Cần biết chính xác trình độ các đồng nghiệp của bạn trong môi trường
mới. Nếu bạn đã từng làm việc cho một ông chủ trình độ yếu kém hay
làm cùng một nhóm người thiếu hiểu biết thì bạn sẽ biết tại sao điều này
lại quan trọng. Bạn muốn làm việc với những người sáng tạo? Những
người luôn hoà đồng hay những người theo "chủ nghĩa cá nhân"? Bạn
muốn ông chủ tương lai của mình là một người hay xoi mói, theo dõi
bạn từng bước chân hay là người để cho bạn làm việc tự do, độc lập?
Sau khi cân nhắc 9 điều trên, chắc chắn bạn sẽ không phải hối tiếc cho
sự lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Biểu hiện rõ nhất của sự thiếu tự tin là nhiều lao động trẻ chỉ đề nghị
mức lương không quá 1,5 triệu đồng/tháng và không quyết tâm định
hướng nghề nghiệp tương lai - 80% ứng viên thay đổi công việc chỉ
trong vòng chưa đến 1 năm, có ứng viên trong 1 năm thay đổi đến 3 chỗ
làm. Tình trạng việc làm bấp bênh của lao động trẻ rất đáng lo ngại.

Cuộc khảo sát được thực hiện trong tháng 12-2006 với trên 500 lao động
là ứng viên tìm việc tại Chương trình Việc làm Báo Người Lao Động.
Kết quả khảo sát có thể giúp nhiều lao động trẻ “soi” lại mình, đồng thời
nhà tuyển dụng định vị lại chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động.

89% ứng viên yếu ngoại ngữ
Sự phát triển của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp (DN) nói riêng
luôn đi đôi với đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng lao động, đặc biệt là
lao động chất xám. Khả năng ngoại ngữ, vi tính và các kỹ năng hỗ trợ
chuyên môn trở thành tiêu chuẩn tuyển dụng không thể thiếu. Có thể
thấy rõ là sự phát triển của công nghệ thông tin và tin học hóa văn phòng
đã giúp cho giới trẻ trang bị khá tốt kỹ năng tin học: Có đến 84% ứng
viên sử dụng thành thạo vi tính văn phòng. Ngược lại, tỉ lệ ứng viên “chỉ
mới biết Anh văn căn bản, chưa thể giao tiếp được” chiếm đến 89%,
trong khi tiếng Anh là tiêu chí tuyển dụng phổ biến hiện nay, nhất là đối
với các công ty nước ngoài. Thiếu kỹ năng này, chắc chắn ứng viên sẽ
gặp trở ngại trong quá trình tìm việc cũng như phát triển nghề nghiệp về
sau.
Ngoài ngoại ngữ và tin học, việc học thêm các khóa huấn luyện kỹ năng
hỗ trợ bằng cấp chuyên môn cũng chưa được nhiều bạn trẻ coi trọng.
Chỉ có 24% ứng viên có học thêm một kỹ năng chuyên môn hỗ trợ cho
công việc.
Phân tích cho thấy, ứng viên tìm việc ở các ngành kinh tế, dịch vụ
thường có sự trang bị tốt hơn về kỹ năng chuyên môn so với ngành kỹ
thuật. Phổ biến như kế toán có học thêm khóa huấn luyện kế toán
trưởng, kế toán bán hàng; nhân viên xuất nhập khẩu học thêm tiếng Anh
thương mại, chứng chỉ kinh doanh xuất nhập khẩu; nhân viên văn phòng
học thêm khóa đào tạo thư ký giám đốc và quản trị văn phòng
Ngược lại, gần như rất ít ứng viên là kỹ sư hóa, điện tử, cơ khí, trung cấp
nghề, học thêm các khóa huấn luyện kỹ năng liên quan. Ở nhóm ngành

này, tỉ lệ ứng viên biết ngoại ngữ cũng thấp hơn nhiều so với ngành kinh
tế và dịch vụ.

Thôi việc, bỏ việc cao
Các khảo sát hằng năm trước đây của Báo Người Lao Động đều chỉ ra
tình trạng bỏ việc, thay đổi chỗ làm của giới trẻ rất cao. Gần như chưa
có một sự thay đổi tích cực nào về tình trạng trên trong đợt khảo sát này.
Ngoài 14% ứng viên lần đầu tiên tìm việc, có 38% ứng viên từng làm
việc ở một công ty, 31% ứng viên làm việc ở 2 công ty và 17% làm từ 3
công ty trở lên.
Các phân tích cho thấy, thời gian gắn bó chỗ làm việc của ứng viên là rất
thấp: 28% ứng viên bỏ việc chỉ chưa đầy 1 năm làm việc, 32% ứng viên
bỏ việc sau từ một đến 2 năm làm việc và 26% ứng viên bỏ việc sau 3
năm làm việc. Đáng chú ý là trong số những người đã từng làm việc ở
một công ty, có đến 80% ứng viên thay đổi công việc chỉ trong vòng
dưới 1 năm. Thậm chí không ít ứng viên trong 1 năm thay đổi đến 3 chỗ
làm.
Một số liệu rất đáng lưu ý là cùng với nhiều lý do cho rằng bỏ việc do
công ty trả lương thấp, chậm tăng lương, môi trường ít có cơ hội thăng
tiến thì có 12% ứng viên cho biết, bỏ việc do chê công việc cực nhọc,
bất đồng với người sử dụng lao động và 22% ứng viên bỏ việc do làm
trái chuyên môn.

Chỉ đề nghị mức lương khiêm tốn
Về trắc nghiệm nguyện vọng tìm việc, ngoài 60% (tương ứng 300 ứng
viên) cho biết, làm việc ở loại hình công ty nào cũng được; số ứng viên
muốn làm việc ở khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở mức
cao nhất, với 21%; trong khi DN Nhà nước chỉ chiếm 7%. Có một sự
chọn lựa chưa thật phù hợp khi có rất đông ứng viên yếu năng lực ngoại
ngữ như nói ở trên vẫn chỉ muốn tìm việc ở DN FDI. Có ứng viên làm

việc trái ngành nhưng thiếu học hỏi kỹ năng để hỗ trợ công việc.
Sự thiếu tự tin vẫn còn khá phổ biến ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả
tìm kiếm việc làm của ứng viên. Có ứng viên bày tỏ nguyện vọng tìm
nơi làm lương cao, có bằng cấp loại khá, giỏi kỹ năng, có kinh nghiệm
làm việc nhưng chỉ đề nghị mức lương không quá 1,5 triệu đồng/tháng.
Sự thiếu tự tin thể hiện trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai. Đó
là 35% ứng viên không cho biết có dự định gì trong tương lai. Trong số
65% ứng viên còn lại, 55% ứng viên nói sẽ tiếp tục học bậc cao hơn, học
thêm chuyên môn; 5% cho biết sẽ tích lũy kinh nghiệm để lập nghiệp,
mở cơ sở sản xuất, kinh doanh riêng trong vài năm tới. Số còn lại chỉ nói
chung chung cố gắng làm việc để có việc làm ổn định, thu nhập khá

Mức tăng lương của ứng viên tương ứng với thời gian làm việc và tùy
công ty, vị trí, trình độ được trả cao hoặc thấp hơn khoảng 500.000 đồng
– 1 triệu đồng theo mức bình quân trên. Tuy nhiên, so với tiền lương
trên thị trường lao động, mức tăng lương bình quân này là không cao.
Điểm đáng chú ý là lương khởi điểm của lao động mới tốt nghiệp ĐH
không cao hơn lao động trình độ CĐ và trung cấp nghề. Một điểm lưu ý
khác là những ứng viên có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt thường có
lương cao hơn các ứng viên khác. Lý do là phần lớn số này làm việc ở
công ty có vốn đầu tư nước ngoài thường lương cao hơn các doanh
nghiệp khu vực khác

×