Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Bai luyen thi vao 10 (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.82 KB, 20 trang )

§2 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Nguyễn Dữ)
- Là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của “Truyện kỳ mạn lục”.
Những điểm cần chú ý:
I,Vài nét về tác giả.
1,Nguyễn Dữ (??) : Người làng Đỗ Tùng,huyện Trường Tân,nay là huyện Thanh Miện tỉnh HảI Dương,ông sống ở
thế kỷ 16,thời kỳ triều đình nhà Lê bắt đầu suy thoáI,các tập đoàn PK Lê,Trịnh,Mạc,Trịnh tranh giành quyền lực,gây
ra các cuộc nội chiến kéo dài.NDữ học rộng tài cao.Ông đỗ kỳ thi Hương và được bổ làm tri Huyện Thanh
Tuyền(nay là Bình Xuyên,Vĩnh Phúc).Nhưng chỉ làm quan 1 năm rồi xin về nghỉ chăm sóc mẹ già và viết sách,sống
ẩn dật như nhiều tri thức đương thời khác.
2,Truyền kỳ mạn lục.
- Viết bằng chữ Hán,gồm 20 truyện ngắn,ghi lại những chuyện lạ lùng kỳ quái,khai thác từ các truyện cổ dân gian.
Và các truyền thuyết lịch sử,dã sử VN.
- Truyền kỳ: Là những chuyện thần kỳ với các yếu tố tiên,phật,mà,quỷ,vốn được lưu truyền rộng rãi trong dân
gian.
- Mạn lục:Ghi chép tản mạn.
- Đây còn là một thể loại víêt bằng chữ Hán(văn xuôi tự sự),được hình thành sớm ở Trung Quốc,được các nhà văn
VN tiếp nhận dựa trên những chuyện có thực về những người thật,mang đậm giá trị nhân bản ,thể hiện ước mơ ,khát
vọng của nhân dân về một XH tốt đẹp.
II, Luyện tập
1,Đại ý:Đây là câu chuyện về số phân oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc,có đức hạnh dưới chế độ phong
kiến,chỉ vì một lời nói ngây thơ của trẻ con mà bị nghi ngờ,bị sỉ nhục,bị đẩy đến bước đường cùng,phải tự kết liễu
cuộc đời mình để giãi tỏ tấm lòng trong sạch.Tác phẩm cũng thể hiện ước mơ ngàn đời của dân tộc là người tốt bao
giờ cũng được đên trả xứng đáng,dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.
2,Tóm tắt truyện:
- VN là người con gái thuỳ mỵ nết na,lấy TS,một người ít học lại có tính đa nghi.
- TS phải đi lính chống giặc Chiêm.VN ở nhà sinh con,chăm sóc mẹ chồng chu đáo.Mẹ chồng ốm rồi mất.
- TS trở về nghe câu nói ngây thơ của con,nghi ngờ vợ hư.VN bị oan,nhưng không thể minh oan đã tự tử ở bến
sông Hoàng Giang,được Linh Phi cứu giúp.
- Ở dưới thuỷ cung,VN gặp Phan Lang(người cùng làng).Phan Lang được Linh Phi cứu giúp trở về trần gian –
Gặp TS ,VN được giải oan,nhưng nàng không thể trở về trần gian.


3,Phân tích giá trị nghệ thuật của cách kết thúc tác phẩm và hình ảnh dòng sông giả oan trong văn bản “Truyện
người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
-Khái quát cuộc đời của Vũ Nương để khẳng định những phẩm chất tốt đẹp ,đồng thời lý giả nguyên nhân của
nỗi oan.Khẳng định tính cách của Trương Sinh(ngắn gọn)
-Không thể thanh minh được nỗi oan khuất ,,Vũ Nương chọn cáI chết để chứng minh cho sự trong sạch của
mình.Như để giải oan cho nàng ,Nguyễn Dữ đã dựng lên một cảnh tượng kỳ ảo cuối tác phẩm.Cách kết thúc câu
chuyện như vậy là dụng ý nghệ thuật của tác giả.
-Đây là một hình thức giải oan:Người tốt sẽ được đền bù.Dĩ nhiến sự đền bù mang tính có hâụ này chỉ có
trong mơ ướcvà nó cần đến sự có mặt của yếu tố kì ảo.Người đọc không thấy lối kết thúc này quá phi lý bởi đó là
cách kết thúc phù hợp với niềm khao khát cái tốt,cái thiện sẽ được đền bù xứng đáng.
-Yếu tố kỳ ảo hoàn chỉnh thêm đức tính tốt đẹp của Vũ Nương:Cho dù không thể quay lại với cuộc sống trần
thế thế nhưng tấm lòng nàng vẫn thiết tha với gia đình ,vẫn mong được phục hồi danh dự .Hình ảnh Vũ Nương thấp
thoáng, xiêm y rực rỡ …cũng làm cho nhân vật trở nên thiêng hoá.Đúng là xanh kia chẳng nỡ phụ nàng.
-Tuy nhiên, việc Vũ Nương không thể trở lại cõi trần ,việc nàng không thể gặp lại chồng con và hình ảnh bóng
nàng mờ nhạt dần và biến mất đi cho thấy dù đã rất cố gắng ,tác giả vẫn không thể xoá hết tấn bi kịch cay đắng mà
nàng đã chịu đựng.
4, Những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ VN thông qua nhân vật Vũ Nương.
a, Trong đời sống vợ chồng bình thường:VN lấy chồng,Trước bản tính hay ghen của chồng,VN “luôn giữ gìn khôn
phép,không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hoà”.
b,Khi tiễn chồng đi lính:Những lời dặn dò đầy tình nghĩa của VN:Không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu
mong,chồng được bình yên trở về;cảm thông những nỗi vất vả mà chồng sẽ phải chịu ở nơi chiến trường;nói lên nỗi
khắc khoải nhớ nhung,của mình (Cần dẫn những câu nói của VN) – Những câu nói ân tình,đằm thắm của nàngđã
làm cho mọi người đề xúc động “mọi người đều ứa 2 hàng lệ”
c,Khi xa chồng:VN là một người vợ thuỷ chung,yêu chồng tha thiết,nỗi buồn nhớ cứ dài theo năm tháng (Những
hình ảnh “bướm lượn đầy vườn” – chỉ cảnh mùa xuân tươi vui, “mây che kín núi” – Chỉ cảnh mùa đông ảm đạm,là
những hình ảnh ước lệ,mượn cảnh vật thời gian để nói về sự trôi chảy của thời gian).
- Nàng còn là một người mẹ hiền,dâu thảo,một mình vừa nuôi con nhỏ,vừa tận tình chăm sóc mẹ già,lúc đau
yếu,lo thuốc thang,cầu khấn thần phật,lúc nào cũng dịu dàng,ân cần, “lấy lời ngọt ngào,khôn khéo khuyên lơn”.Tuy
vây vì tuổi cao sức yếu,bà mẹ đã qua đời,trước khi từ giã cõi đời,bà đã trăng trối với VN “ chồng con nơi xa xôi
chưa biết sống chết thế nào,không thể về đền ơn được.Sau này trời xét lòng lành,ban cho phúc đức,giống dòng tươi

tốt,con cháu đông đàn,xanh kia quyết chẳng phụ con,cũng như con đã chẳng phụ mẹ”,Câu nói cuối cùng của bà mẹ
cũng đã thể hiện sự ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng.Đó là cách
đánh giá thật chính xác và khách quan,.Và TG khẳng định một lần nữa trong lời kể “Nàng hết lời thương xót,phàm
việc ma chay tế lễ,lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”.
d,Khi bị chồng nghi oan:Có 3 lời thoại
- Lời thoại 1:Phân trần để chồng hiểu lòng mình. “Thiếp vốn con kẻ khó nghi oan cho thiếp”VN nói đến
thân phận mình,tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thuỷ chung trong trắng,cầu xin chồng đừng nghi
oan,nghĩa là VN đã tìm mọi cách để hàn gắn cái gia đình trong nguy cơ tan vỡ.
- Lời thoại 2:Nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu vì sao lại bị đối xử bất công. “Thiếp sở dĩ nương
tựa vào chàng vì Vọng Phu kia nữa”.Khi bị “mắng nhiếc” “và đánh đuổi đi” không có quyền tự bảo vệ,ngay cả
khi có “họ hàng,làng xóm bênh vực và biện bạnh cho”.Và như vậy, cái hạnh phúc gia đình,cái thú vui “nghi gia nghi
thất”,niềm khao khát của cả cuộc đời nàng,đã tan vỡ.Tình yêu không còn ( “Bình rơi châm gãy,mây tạnh mưa
tan,sen rũ trong ao,liễu tàn trước gió”),cả nỗi đau khổ chờ chồng đến hoá thành đá trước đây cũng không thể làm lại
được ( “Đâu còn có thể lại lên nuúi vọng phu kia nữa”)
- Lời thoại 3: Thất vọng đến tột cùng,cuộc hôn nhân đã đến độ không thể hàn gắn nổi,VNđành mượn dòng
nước quê hương để giải tỏ tấm lòng trong trắng của mình,nàng “tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang,ngửa mặt
lên trời mà than ràng ”.Lời than như một lời nguyền,xin thần sông chững giám cho nỗi oan khuấtvà sự trong sạch
của nàng.
+ Ở đoạn truyện này,tình tiết được sắp xếp đầy kịch tính.VN được dồn đẩy đến bước đường cùng,nàng
đã mất tất cả,đành chấp nhận số phận sau mọi cố gắng không thành.Hành động tự trẫm mình của nàng là một hành
động quyết liệt cuối cùng để bảo về danh dự.có nỗi tuyệt vọng đắng cay,nhưng cũng có sự chỉ đạo của lý trí (chú ý
những chi tiết “tắm gội chay sạch” và lời nguyện cầu của nàng,không phải là hành động bột phát trong cơn nóng
giận như trong truyện cổ tích đã miêu tả (VN chạy một mạch ra bến Hoàng Giang đâm đầu xuống nước)
e,Khi ở dưới thuỷ cung:VN gặp Phan Lang (người cùng làng),ở đây VN vẫn thể hiện tình yêu sâu nặng với gia
đình cũng như sự lo lắng cho phần mộ người thân không người chăm sóc.
g,Kết luận:Đó là người phụ nữ xinh đẹp ,nết na,hiền thục ,lại đảm đang,tháo vát,thờ kính mẹ chồng hết mực hiếu
thảo,một dại thuỷ chung với chồng,hết lòng vu đắp hạnh phúc hia đình.Một con người như thế đáng ra phải
đượchưởng hạnh phúc trọn vẹn,vậy màphải chết một cách oan uổng ,đau đớn.
5,Nguyên nhân nỗi oan của Vũ Nương.
Nỗi oan của VN có nhiều nguyên nhân và được diễn tả rất sinh động,như một màn kịch ngắn có tạo tình

huống,xung đột,thắt nút,mở nút,
- Cuộc hôn nhân của TS và VN có phần không bình đẳng (TS “xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về” và khi
giãi bày cùng chồng VN nói “Thiếp vốn con kẻ khó,được nwng tựa nhà giàu”).Sự cách bức ấy đã cộng
thêmmột cái thế cho TS,bên cạnh cái thế của người chồng,người đàn ông trong chế độ phong kiến.
- Tính cách của TS: “TS có tính đa nghi,đối với vợ phòng ngừa quá sức” ;Thêm nữa,tâm trạng của chàng khi đi
lính về có phần nặng nề,không vui (mẹ mất)
- Tình huống bất ngờ:Đó là lời nói của đứa trẻ ngây thơ chứa đầy những điêu đáng ngờ.Thoạt đầu là sự ngạc
nhiên của nó khi thấy mình có đến 2 người cha,một người biết nói còn một người “chỉ nín thin thít”.Khi bị
gặng hỏi nó mới nói thêm có “một người đàn ông đêm nào cũng đến,mẹ Đản đi cũng đi,mẹ Đản ngồi cũng
ngồi”.Thông tin ngày một gay cấn ấy như đổ thêm dầu vào lửa, “tính đa nghi” của TS đã đến cao trào ,chàng
“đinh ninh là vợ hư”.
- Cách sử sự hồ đồ,độc đoán của TS: Về đến nhà,TS không đủ bình tĩnh để phán đoán,phân tích,bỏ ngoài tai
những lời phân trần của vợ,không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng,cũng nhất quyết không chịu
nói ra nguyên cớ để cho vợ có cơ hội minh oan.Nút thắt ngày một chặt,kịch tính ngày một cao.TS trỏ thành
một kẻ vũ phu,thô bạo “mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi”,dẫn đến cái chết oan nghiệt của VN.Cái chết
đó khác nào bị bức tử,mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can.
- Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm cho đôi vợ chồng trẻ phải xa nhau ,khiến một người cả ngen như TS,chỉ
cần một nguên cớ không rõ ràng là hắt hủi,đánh đuổi vợ .Bỏ ngoài tai mọi lời thanh minh của người vợ.Như
vậy,có thể nói,chiến tranh phi nghĩa thời phong kiến chính là nguyên nhân sâu xa tạo nên bi kịch của VN.ở
đây ta nhận ra chiều sâu giá trị hiện thực của TP.
Bi kịch của VN là 1 lời tố cáo XHPK xem trong quyền uy của kẻ giàu,và của người đàn ông trong gia đình ,đồng
thời bày tỏ niềm cảm thương của TG đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.Người phụ nữ đức hạnh ở đây
không những không đươch bênh vực,che chở mà còn bị đối xử một cách bất công,vô lý;Chỉ vì một lời nói ngây
thơ của một đứa trẻ con và vì sự hồ đồ,vũ phu của anh chồng nghen tuông mà đến nỗi phải tự kết liễu cuộc đời
mình.
6,Tìm những yếu tố ký ảo trong TP và phân tích ý nghĩa của chúng.
a,Những yếu tố kỳ ảo:Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa ;Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi,được đãi tiệc và
gặp lại VN,người cùng làng đã chết,rồi được xứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về trần thế;Hình ảnh VN hiện về sau
khi TS lập đàn tràng giải oan cho nàng ở bến sông Hoàng Giang lung linh,huyền ảo,với kiệu hoa,cờ tán,võng lọng
rực rỡ lúc ẩn,lúc hiện,rồi bỗng chốc “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”Đó là những yếu tố

không thể thiếu của loại truyện thần kỳ.
b,Cách thức đưa những yếu tố thần kỳ vào truyện của Nguyễn Dữ:Các yếu tố này được đưa vào đan xen với những
yếu tố thựcvề địa danh(Bến đò Hoàng Giang,ải Chi Lăng),về thời điểm lịch sử (cuối đời Khai Đại nhà Hồ),nhân vật
lịch sử (Trần Thiêm Bình),sự kiện lịch sử (Quân Minh xâm lược nước ta,nhiều người chạy chốn ra bể,rồi bị đắm
thuyền),những chi tiết thực về trang phục của các mỹ nhân (quần áo thướt tha,mái tóc búi xễ,riêng Vn mặt chỉ hơi
điểm qua một chuta son phấn),về tình cảnh nhà VN không người chăm sóc khi nàng mất (cây cối thành rừng,cỏ gai
rợp mắt) Cách thức này làm cho thế giới kỳ ảo lung linh,mơ hồ trỏ nên gần hơn với cuộc sống thựclàm tăng độ tin
cậy,khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.
c,Ý nghĩa của những yếu tố kỳ ảo:
- Trước hết nó hoàn thiện thêm những vẻ đẹp vốn có của VN,một con người dũ đã ở thế giới khác vẫn nặng tình
với cuộc đời,quan tâm đến chồng con,đến phần mộ tổ tiên,vẫn khát khao được phục hồi danh dự.Điều quan trọng
hơn là những yếu tố kỳ ảo tạo nên một kết thúc có hậu cho TPthể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công
bằng trong cuộc đời.Người tốt dù trải qua bao oan khuất trong cuộc đời cuối cùng sẽ được minh oan.Dù vậy, cuối
cùng VN cũng không thể trở về trần gian.Vn trở về trong rực rỡ,uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng ở giữa dòng với lời
từ tạ ngậm ngùi “Đa tạ tình chàng,thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” rồi trong chốc lát “bóng nàng loang
loáng mà nhạt dần mà biến đi mất”.Tất cả chỉ là ảo ảnh,là một chút an ủi cho người bạc mệnh,hạnh phúc thực sự đâu
thể làm lại được nữa.Sự ân hận của TS là cái giá phải trả giá cho sự phũ phàng của mình.Tính bi kịch của TP nằm
ngay trong cái lung linh,kỳ ảo này.Điều đó một lần nữa khẳng định niềm thương cảm của TG đối với số phận người
phụ nữ trong chế đọ phong kiến.
7,Những giá trị nghệ thuật cơ bản:
- Kết cấu độc đáo,sáng tạo.
- Nhân vật:Diễn biến tâm lý nhân vật được khắc hoạ rõ nét.
-Xây dựng tình huống truyện đặc sắc,kết hợp tự sự,trữ tình,kịch.
- Yếu tố kỳ ảo:Kỳ ảo,hoang đường.
- Nghệ thuật viết truyện điêu luyện.
Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của VN, “Chuyện người con gái Nam Xương”thể hiện niềm
cảm thương đối với số phận oan nghiệtcủa người phụ nữ VN dưới chế đọ PK,đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền
thống của họ.
§4 “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU.
I,Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Du.

Nguyễn Du (1765 – 1820)
- Tên chữ :Tố Như.
- Tên hiệu:Thanh Hiên.
- Quê :Tiên Điền,Nghi Xuân,Hà Tĩnh.
1,Gia đình:
- Cha là Nguyễn Nghiễm,đỗ tiến sx,từng giữ chức Tể tướng,có tiếng là giỏi văn chương.
- Mẹ là Trần Thị Tần,một người đẹp nổi tiếng ở Kinh Bắc (Bắc Ninh - đất quan họ)
- Các anh đều học giỏi,đỗ đạt,làm quan to,trong đó có Nguyễn Khản(cùng cha khác mẹ),làm quan thượng thư dưới
triều Lê Trịnh,giỏi thơ phú.Gia đình đại quý tộc,nhiều đời làm quan,có truyền thống văn chương.Ông được thừa
hưởng sự giàu sang phú quý,có điều kiện học hành - đặc biệt thừa hưởng truyền thống văn chương.
2,Thời đại:
Cuối thế kỷ XVIII,đàu thế kỷ XIX là thời kỳ lịch sử có nhiều biến động dữ dội:
- Chế độ PK khủng hoảng trầm trọng,giai cấp thống trị thối nát,tham lam,tàn bạo,các thế lực PK (Lê –
Trịnh;Trịnh – Nguyễn) chém giết lẫn nhau.
- Nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi,đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
Tất cả đã tác động đến tình cảm,nhận thức của TG,ông hướng ngòi bút vào hiện thực:
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
3,Cuộc đời:
* Lúc nhỏ:9 tuổi mất cha,12 tuổi mất mẹ,ở với anh là Nguyễn Khản.
* Trưởng thành:
- Khi thành Thăng Long bị đốt,tư dinh của Nguyễn Khản bị cháy Nguyễn Du đã phải lưu lạc ra đất Bắc (Quê vợ ở
Thái Bình)nhờ anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn 10 năm trời (1786 – 1796)
- Từ một cậu ấm cao sang,từ một viên qua nhỏ đầy lòng hăng hái phải chị cảnh sống nhờ.Mười năm ấy,tâm trạng
Nguyễn Du vừa ngơ ngác,vừa buồn chán,hoang mang,bi phẫn.
- Khi Tây Sơn tấn công ra Bắc (1786) ông phò Lê chống lại Tây Sơn nhưng không thành.
- Năm 1796,định vào Nam theo Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn nhưng bị bắt giam 3 tháng rồi lại được thả.
- Từ 1796 – 1802,ông ở ẩn tại quê nhà.
- Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi,trọng Nguyễn Du có tài,Nguyễn ánh mời ông ra làm quan,chối không được,ông
đành ra làm quan cho triều Nguyễn.

+ 1802 Làm quan tri huyện Bắc Hà.
+ 1805 – 1808: Làm quan ở kinh đô Huế.
+1809: Làm cai bạ tỉnh Quảng Bình.
+ 1813: Thăng chức Hữu tham tri bộ Lễ ,đứng đầu 1 phái đoàn đi xứ TQ lần thứ nhất (1813 – 1814)
+1820 : Chuẩn bị đi xứ TQ lần 2 thì ông nhiễm bệnh dịch,ốm rồi mất tại Huế (16/9/1820).An táng tại cánh
đồng Bàu Đá (TT Huế)
+1824 : Con trai ông là Nguyễn Ngũ xin nhà vú cho đem thi hài ông vè an táng tại quê nhà.
- Cuộc đời ông chìm nổi,gian truân ,đi nhiều nơi,tiếp xúc nhiều hạng người.Cuộc đời từng trải ,vốn sống phong
phú,có nhận thức sâu rộng
- Là một con người giàu lòng yêu thương,cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ của nhân dân.
* Kết luân:Từ gia đình,thời đại,cuộc đới đã kêt tinh ở Nguyễn Du một thiên tài kiệt xuất.Với sự nghiệp văn chương
có giá trị lớn,ông là đạit thi hào của dân tộc VN,là danh nhân văn hoá thế giới,có đòng góp to lớn đối với sự phát
triển của dân tộc VN
TP chữ Hán:
- Những TP chính: Thanh Hiên thi tập (1787 – 1801)
- Nam Trung tạp ngâm (1805 – 1812)
- Bắc hành tạp lục (1813 – 1814)
TP chữ Nôm:
- Truyện Kiều.
- Văn chiêu hồn.v.v
II,Giới thiệu “Truyện Kiều”
1, Nguồn gốc:Dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (TQ) nhưng phần sáng tạo
của N.Du là rất lớn.
- Lúc đầu có tên “Đoạn trường tân thanh”,sau đổi thnàh “Truyện Kiều”


Là TP văn xuôi viết bằng chữ Nôm
+ Tước bỏ phần dung tục,giữ lại cốt truyện và nhân vật.
+ Sáng tạo về nghệ thuật:Nghệ thuật tự sự,kể chuyện bằng thơ.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc.

+ Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên.
• Thời điểm sáng tác:
- Viết vào đầu thế ký XIX (1805 – 1809)
- Gồm 3254 câu thơ lục bát.
- Xuất bản 23 lần bằng chữ Nôm,gần 80 lần bằng chữ quốc ngữ.
- Bản chữ Nôm đầu tiên doPhạm Quý Thích khắc trên ván ,in ở Hà Nội.
- Năm 1871 bản cổ nhất còn lưu giữ lại tại thư viện Trường Sinh ngữ Đông – Pháp.
- Dịch ra 20 thứ tiếng,xuất bản ở 19 nước trên thế giới.
- Năm 1965:Kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du,”Truyện Kiều”được XB bằng tiếng Tiệp,Nhật,Liên
Xô,Tung Quốc,Đức,Ba Lan,Hunggari.Rumani,Cu ba,Anbani,Bungari,Campuchia,Miến Điện,Ý,
2,,Đại ý:Tuyện Kiều là một bức tranh hiện thực về 1 XH bất công,tàn bạo,là tiếng nói thương cảm trước số phận bi
kịch của con người,tiếng nói lên án những thế lực xấu xa và khẳng định tài năng,phẩm chất,thể hiện khát vọng chân
chính của con người.
3,Tóm tắt:
* Phần 1:Gặp gỡ và đính ước.
- Gia thế,tài sản.
- Gặp gỡ Kim Trọng
- Đính ước thề nguyền
* Phần 2: Gia biến và lưu lạc.
- Bán mình cứu cha.
- Vào tay họ Mã.
- Mắc mưu Sở Khanh,vào lầu xanh lần 1
- Gặp gỡ và kàm vợ Thúc Sinh,bị Hoạn Thư làm nhục,đày đoạ.
- Vào lầu xanh lần 2,gặp Từ Hải.
- Mắc lừa Hồ Tôn Hiến.
- Nương nhờ cửa phật.
* Phần 3:Đoàn tụ với gia đình,gặp lại người xưa.
III,Giá trị của “Truyện Kiều”.
1,Giả trị về nội dung: Truyện Kiều có giá trị hiện thực và nhân đạo
a, Giá trị hiện thực:

“Truyện Kiều” là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo là lời tố cáo xã hội phong kiến chà đạp
lên quyền sống của con người,đặc biệt là những người tài hoa,người phụ nữ.
- Truyện Kiều” tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến,từ bọn sai nha,quan sử kiện,cho đến “họ
Hoạn danh giá” “quan tổng đốc trọng thần”,đến bọn buôn thịt bán người Tất cả đều ích kỷ,tham lam,tàn nhẫn,coi rẻ
sinh mạng và phẩm giá con người.
- “ Truyện Kiều” còn cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiền đã làm tha hoá con người .Đồng tiền làm đảo
điên (“Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì”),đồng tiền giẫm đạp lên lương tâm con ngườivà xoá mờ công lý ( “có ba
trăm lạng việc này mới xuôi”)
b, Giá trị nhân đạo:
- “Truyện Kiều” là tiếng nói thương cảm ,là tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người.Thuý Kiều là
nhân vật mà Nguyễn Du yêu quý nhất,khóc Thuý Kiều Nguyễn Du khóc cho những nỗi đau lớn của con người :tình
yêu tan vỡ,tình cốt nhục lìa tan,nhân phẩm bị chà đạp,thân xác bị đày đoạ.
- “Truyện Kiều” đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức,phẩm chất đến những ước mơ,những khát vọng chân chính.
Hình tượng nhân vật Thuý Kiều tài sắc vẹn toàn là nhân vật lý tưởng,tập trung những vẻ đẹp của con người trong
cuộc đời.
“ Truyện Kiều” là bài ca về tình yêu tự do,trong sáng,chung thuỷ .Bước chân “Xăm xăm băng lối vườn khuya một
mình” của Kiều đến với Kim Trọng đã vỡ những quy ước,hủ tục lạc hậu về sự cách biệt nam nữ.
“Tuyện Kiều”là ước mơ về tự do và công lý.Qua hình tượng Từ Hải,Nguyễn Du gửi gắm ước mơ anh hùng “đội
trời đạp đất” làm chủ cuộc đời,trả ân,báo oán ,thực hiện công lý khinh bỉ những phường “giá áo túi cơm”
2,Giá trị nghệ thuật:
- “Truyện Kiều” là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên tất cả các lĩnh vực ngôn ngữ,thể loại.
- Với “Truyện Kiều”ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
- Với “Truyện Kiều” nghệ thuật tự sự đã có những bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ
thuật miêu tả thiên nhiên,con người.
Nguyễn Du là thiên tài văn học,danh nhân văn hóa,là nhà nhân đạo chủ nghĩa,có đóng góp qua trọng vì sự phát
triển của văn học Việt Nam. “Truyện Kiều” là kiệt tác văn học,kết tinh giá trị hiện thực, nhân đạo và thành tựu nghệ
thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.
§5 CHỊ EM THUÝ KIỀU
1,Vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều và Thuý Vân trong đoạn trích ‘‘Chị em Thuý Kiều” của Nguyễn Du.
a,Mở bài:- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích.

- Khái quát về vẻ đẹp của hai chị em.
b,Thân bài:
a1, Chân dung 2 chị em TK,TV được tác giả bằng bút pháp ước lệ cổ điển.Bằng việc lấy những hình ảnh như
trăng ,hoa ,tuyết ,ngọc…để ngợi ca vẻ đẹp của con người.Dùng những hình ảnh như tùng,cúc,trúc,mai,…để nói về
sự thanh cao của tâm hồn,sự bản lĩnh,…
-Trong đoạn trích này TG không miêu tả tỉ mỉ ,trực tiếp ,chân dung nhân vật mà nghiêng về gợi.Để hình dung
về vẻ đẹp kiều diễm của nhân vật,người đọc phải tưởng tượng ,so sánh.
a2,Trước khi miêu tả vẻ đẹp của hai chị em,TG chuẩn bị tâm thế cho người đọc bằng việc giới thiệu chung về hai
người:Về họ tên,vẻ đẹp cao quý của hai chị em đồng thời nhấn mạnh nét riêng của từng người.
*Với T.Vân :
-Những câu mở đầu có tính khái quát(Vân xem trang trọng khác vời):Vân đẹp cao sang quý phái.
-Vẫn là bút pháp nghệ thuật ước lệ,với những hình tượng quen thuộc khi tả Vân.Vẻ đẹp hình thể của Vân
được nói đến qua các tình tiết về khuôn mặt (Khuôn trăng đầy đặn,nét ngài nở nang),miệng đẹp như hoa ,giọng nói
trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc,mái tóc óng ả hơn mây,làn da trắng hơn tuyết.Các từ mang ý nghĩa so sánh
(thua,nhường),biện pháp nghệ thuật ẩn dụ có tác dụng làm nổi bật vẻ đẹp của T.Vân.
-Vẻ đẹp của TV là vẻ đẹp thể hiện sự phúc hậu ,tròn trịa(đầy đặn,nở nang,đoan trang)Đó là vẻ đẹp dự báo số
phận của nàng:yên ổn,suôn sẻ,bình lặng,…
*Với T.Kiều:
- Vẫn những câu mở đầu mang ý khái quát (Kiều càng sắc sảo mạn mà,so bề tài sắc lại là phần hơn).Kiều đẹp
hơn Vân cả hai phương diện tài và sắc (chú ý các từ sắc sảo,mặn mà .).Sắc sảo nói về trí tuệ,mặn mà nói vvè tâm
hồn .
- Khi miêu tả Kiều ,ND chú ý đến đôi mắtcủa nàng (làn thu thuỷ).Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn,nó cho phép
người đọc hiểu hơn sự sắc sảo về trí tuệ ,chiều sâu tâm hồn nàng .Kiều đẹp đến mức tạo hoá phải ghen ,phải hờn
(trong khi vẻ đẹp của TV khiến mây thua,tuyết nhường ).TG cực tả hình ảnh nhân vật qua chi tiết “nghiêng nước
nghiêng thành” và lời thơ mang tính khẳng định :”Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”.
-Tài năng TK toàn diện (Thông minh vốn sẵn tính trời –Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm).Nhưng nghề
riêng ,cái ưu trội trong tài năng của nàng là tiếng đàn (Cung thương làu bậc ngũ âm).Các từ “làu” (bậc ngũ âm),nghề
riêng,ăn đứt (hồ cầm một trương)nhấn mạnh sự điêu luyện , tài năng tuyệt đỉnh của nàng.
-Việc TG lụa chọn miêu tả vẻ đẹp của TV trước TK là một dụng ý nghệ thuật .Nó tạo một đòn bẩy để làm vẻ
đẹp của TK trở nên lộng lẫy hơn.

- Nhưng khác với Vân ,nhan sắc tài năng của Kiều dự báo một tương lai bất hạnh.
a3,Là một nhà thơ trung đại TG sử dụng ngôn ngữ trang nhã ,đậm đà chất bác học,nhiều điển tích,điển cố.
-Bằng bút pháp ước lệ giúp cho tác giả cực tả được hai trang tuyệt thế giai nhân .Ai cũng biết Kiều và Vân là
những người đẹp nhưng người đọc lại tuỳ vào sự tưởng tượng của mình ,sẽ hình dung ra vẻ đẹp của từng người .Vì
thế có bao nhiêu người đọc Kiều thì có bấy nhiêu nàng Kiều trong cảm nhận của họ.Điều này cũng nói lên tài năng
cũng như thành công của ND trong việc sáng tạo ra “Truyện Kiều”
2,Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du:
Một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo trong “Truyện Kiều” là sự đề cao những giá trị con người.Đó
có thể là nhân phẩm,tài năng,khát vọng, Gợi tả tài sắc chị em Thuý Kiều,Nguyễn Du đã trân trọng,đề cao,vẻ đẹp
của con người,một vẻ đẹp toàn vẹn “mười phân vẹn mười”
Ở đây nghệ thuật lý tưởng hoá hoàn toàn phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ,ngợi ca con người.
§6 CẢNH NGÀY XUÂN
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích.
• Mở bài: Trong “Truyện Kiều” có nhiều đoạn miêu tả thiện nhiên đặc sắc.
- Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” là bức tranh xuân đẹp,bối cảnh cuộc gặp gỡ Kim – Kiều.
• Thân bài:
Phân tích cách dùng từ ngữ gợi hình,gợi tả,bút pháp miêu tả thiên nhiên theo trình tự thời gian và không
gian.
1,Bốn câu đầu: Gợi tả khung cảnh ngày xuân.
- Thời gian thấm thoắt trôi mau,tiết trời đã sang tháng ba,những con én vẫn rộn ràng trên bầu trời trong sáng.
- Bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân.Thảm cỏ non trải rộng đến chân trời,trên nền trời xanh non điểm xuyết vài hoa lê
trắng.
- Màu sắc hài hoà tuyệt diệu gợi nét đặc trưng mùa xuân:Mới mẻ tinh khôi,giàu sức sống (cỏ non)khoáng đạt, trong
trẻo (xanh tận chân trời);nhẹ nhàng, thanh khiết ( trắng điểm một vài bông hoa).Từ điểm làm cho cảnh vật trở lên
sinh động,có hồn.
2,Tám câu tiếp:Gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
- Các hoạt động của lễ tảo mộ: Viếng mộ,quét tước,sửa sang phần mộ người thân )
- Hội đạp thanh (Đi chơi ở chốn đồng quê)
- Phân tích giá trị biểu cảm của các danh từ : yến anh,chị em,tài tử,giai nhân,) Gợi tả cảnh đông vui,nhiều người đi
trẩy hội; Các động từ (sắm sửa,dập dìu) gợi tả sự rộn ràng,náo nhiệt của cảnh ngày xuân; Các tính từ (gần xa,nô

nức)làm rõ tâm trạng vui tươi của người đi trẩy hội.Hình ảnh ẩn dụ “nô nức yến anh” đã làm nổi bật không khí hội
xuân nhộn nhịp,dập dìu nam thanh,nữ tú quấn quýt cùng đi vui hội xuân.
- Khắc hoạ truyền thống lễ hội văn hoá xa xưa trong tiết Thanh minh.
3,Sáu câu cuối:Cảnh chị em du xuân trở về:
- Cảnh tan hội lúc chiều tàn không còn nhộn nhịp,rộn ràng mà nhạt dần,sâu lắng dần,cảnh nhuốm màu tâm trạng
buồn của nhân vật trữ tình.
- Những từ láy: (Tà tà,thanh thanh,nao nao) biểu đạt sắc thái cảnh vật,bộc lộ tâm trạng con người.
- Cảm giác vui xuân đang còn mà linh cảm điều sắp xảy ra. Tất cả những chuyển động trở lên châm hơn,không
còn tưng bừng như ở phần trước.Cảnh vật ấy như diễn tả tâm trang luyến tiếc một ngày vui sắp tàn của chị em Thuý
Kiều.Buồn đã len tới bủa vây tâm trạng 3 chị em.Đây cũng là tài năng của Nguyễn Du khi chuẩn bị để nhân vật
Thuý Kiều gặp mộ Đạm Tiên,gặp Kim Trọng.
*Kết bài:
- Đoạn thơ có kết cấu hợp lý,ngôn ngữ tạo hình,kết hợp bút pháp tả và bút pháp gợi.
- Lấy cảnh xuân tươi đẹp,trong sáng nhưng ẩn chứa những mầm mống đau thương,làm bối cảnh để Kim Kiều
gặp gỡ,Nguyễn Du dự báo số phận 2 người sẽ không trọn vẹn,đời Kiều sau này sẽ gặp nhiều bất hạnh.
§7 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
Tim hiểu đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích “Tuyện Kiều” – Nguyễn Du )
1,Kiến thức cơ bản
-Đoạn thơ này nằm ở phần đầu “Gia biến và lưu lạc”.Sau khi biết mình bị MGS đưa vào chốn lầu xanh của Tú
Bà,Kiều tự vẫn.sợ mất món hàng ,Tú Bà vờ hứa hẹn sẽ gả chồng cho Kiều sau khi nàng bình phục.Thời gian này
Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.Kiều không biết rằng Tú Bà đang tính kế để khuất hục nàng .
-Bằng bút pháơ tả cảnh ngụ tình ,ND đã miêu tả tâm trạng nhân vvạt một cách xuất sắc.Đoạn thơ cho thấy nhiều
cung bậc tâm trạng của Kiều.Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi,đó là tấm lòng thuỷ chung,nhân hậu giành cho Kim Trọng
và cha mẹ.
2,Đoạn thơ được chia làm 3 phần (6câu đầu,8 câu tiếp ,8câu cuối)
-Kết cấu như trên là hoàn toàn hợp lý .Phần đầu giới thiệu cảnh Kiều ị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích;phần 2 trong
nỗi cô đơn buồn tủi ,nàng nhớ về người yêu (chữ tình),nhớ về cha mẹ(chữ hiếu);phần 3 nỗi buồn của Kiều,và dự
cảm bão tố cuộc đòi sắp giáng xuống đời nàng.như vậy Kiều càng bị dìm sâu hơn vào kiếp đoạn trường .
3,Thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu hoang vắng ,bao la đến rợn ngợp (Bốn bề bát ngát xa trông ).Câu thơ “Vẻ non
xa tấm trăng gần ở chung ” nói về chiều cao của lầu Ngưng Bích .Nó khiến cho người đọc cảm nhận được sự trơ

trọi của Kiều.Nhìn quanh không một bóng người,chỉ thấy “cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”.Đó là một không
gian hoàn toàn xa lạ.
-Trong không gian áy ,sự bẽ bàng buồn tủi của Kiều càng nổi bật.Hai chữ “khoá xuân” cho thấy thực chất Kiều
đang bị giam lỏng .Cụm từ “mây sớm đè khuya” nói về tình cảnh lẻ loi thui thủi của Kiều.Làm bạn với nàng chỉ là
“mây sớm”, “đèn khuya” .Kiều bị tách biệt khỏi thế giới con người .Sự cô đơn của nhân vật được miêu tả rất tinh
tế.
4,Trong cảnh cô đơn ấy ,Kiều nhớ người yêu và người thân .ND đã khéo léo để Kiều nhớ Kim Trọng trước ,nhớ
cha mẹ sau.Điều này phù hợp với tâm trạng của Kiều .Trong cơn gia biến Kiều phải giải bài toán “bên tình ,bên hiếu
bên nào nặng hơn” .Nàng đã giải xong bài toán chữ hiếu ,hy sinh bản thân mình để cứu gia đình .Nhưnh chữ tình thì
vẫn dang dở cho dù nàng đã nhờ Vân “Xót tình máu mủ thay lời nước non”.Hơn nữa việc nhớ người yêu trước phù
hợp với quy luật tâm lý tuổi trẻ.
-Điều đáng trọng là ở chỗ ,trong hoàn cảnh cô đơn như thế Kiều không xót mình mà chỉ thương cho người khác
.Nó thể hiện sự hy sinh và tấm lòng vị tha chung thuỷ của Kiều.
5,Đoạn cuối:Đây là đoạn ND đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình hết sức điêu luyện.Gắn liền với nó là phép tăng
cấp trong cách miêu tả.Nhìn về đâu nàng cũng thấy bế tắc , tuyệt vọng.Nỗi tuyệt vọng ngày càng nổi rõ.
+Một “cánh buồm thầp thoáng” xa xa nơi cửa bể ciều hôm gợi cho nàng nỗi nhớ thương quê hương,gia đình
,không biết ngày nào mới được trở về đoàn tụ.
+Một cánh hoa trôi trên “ngọn nước mới xa” cũng gợi cho nàng nỗi buồn mam mác. về số kiếp nàng sẽ trôi về
đâu?.
+Nhìn nội cỏ dàu dàu nơi “chân mây mặt đất ,một màu xanh xanh” nàng chợy ngĩ tới cuộc sống tẻ nhạt vô vị nôi
vắng vẻ,cô quạnh nơi đây không biết sẽ kéo dài đến bao giờ.
+Và cuối cùng là “gió cuốn mặt duềnh” làm cho tiếng sóng bỗng ầm ầm vây lấy nàng khiến nàng kinh hoàng như
đứng trước những cơn tai biến sắp ập lên cuộc đời nàng.
(Khi phân tích đoạn này cần bộc lộ rõ thái độ của mình đối với Kiều)
§ 8 MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
1,Tính cách đê tiện,bỉ ổi của Mã Giám Sinh và tâm trạng tủi hổ của Thuý Kiều trong đoạn trích.
a,Mở bài: Giới thiệu đoạn trích (Nhà đình Kiều xảy ra gia biến,Kiều bắn tin bán mình chuộc cha và em,Mã Giám
Sinh đến nhà Kiều)
- Đoạn thơ thành công trong việc tả nhân vật phản diện MGS và tả tâm trạng Thuý Kiều.
b,Thân bài:

* Tính cách,bản chất MGS:
- Lai lịch bất minh,giả danh sinh viên trường Quốc Tử Giám ở kinh đô.
“Hỏi tên:Rằng MGS
Hỏi quê:Rằng huyện Lâm Thanh cũng gần”
Nói sai quê. Cách ăn nói: Cộc lốc,nhát gừng.Cách ăn nói láp lửng,nhát gừng,đã làm nổi bật một
nhân vật đóng kịch,làm sang.
- Trong đoạn trích này TG không dùng nghệ thuật ước lệ mà dùng phép tả thực.
- Đỏm dáng,đàng điếm,thô lỗ,vô học.(Qua tả ngoại hình,ngôn ngữ,cử chỉ,hành động )
“Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”
- Tuổi tác:Trạc ngoại tứ tuần.
- Ngoại hình:Mày râu nhẵn nhụi,áo quần bảnh bao.Ăn mặc chải chuốt,thái quá,kệch cỡm,giữa tuổi tác
và hình thức bộc lộ tính trai lơ.
- Cũng thầy trước tớ sau nhưng từ “lao xao” cho thấy đám thầy trò chẳng có trật tự gì cả.
- Hành động,thái độ:bất lịch sự đến trơ trẽn “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” ,cậy giàu mà không coi ai ra gì.
- Dù núp dưới hình thức lễ vấn danh,dạm hỏi nhưng toàn bộ đoạn thơ là một cuộc mua bán.

+Xem hàng:Đắn đo cân sức cân tài,
+Hỏi giá:
+ Mặc cả: cò kè bớt một thêm hai.


TG miêu tả lo gíc,chặt chẽ như cảnh mua bán hàng hoá.MGS bộc lộ bản chất là nột con buôn sành
sỏi,lọc lõi,mất hết nhân tính,xem Kiều như một món hàng.
+ép cung cầm nguyệt quạt thơ.
+Mặn lồng


Khi đã ưng ý với món hàng thì khách mới “tuỳ cơ dặt dìu”.

Thái độ thận trọng,sợ mua hớ,thực chất là hỏi giá
- Là tên ma cô buôn thịt bán người chuyên đi mua gái cho mụ Tú Bà ở huyện Lâm Tri.Về bản
chất,MGS là điển hình cho bọn con buôn lưu manh,vừa giả dối,vừa bất nhân vừa ti tiện.
* Tâm trạng của Thuý Kiều:
- Hình ảnh tội nghiệp,đau đớn,tủi nhục,ê chề,nước mắt đầm đìa.
- Kiều ở trong hoàn cảnh phức tạp,tâm trạng éo le.Nàng xót xa vì gia đình bị tai vạ và mình phải bán
mình,phải dứt bỏ mối tình với Kim Trọng để lú này nàng phải tỉu hổ,tự coi mình là người bội ước.Giờ đây đứng
trước một kẻ như MGS làm sao nàng không đau đớn,tái tê khi rơi vào tay hắn.
- Nàng đau khổ đến câm lặng,thụ động,hành động như một cái máy vì Kiều đã chủ động,tự nguyện bán
mình,những bước chân tỷ lệ thuận với những hàng nước mắt.

Đau khổ,tủi nhục,hình ảnh Kiều là hiện thân của nhưng con người đau khổ,là nạn nhân của chế độ đồng tiền.
c,Kết luận:đoạn thơ đặc sắc về tả người tả tâm trạng nhân vật.
- Nguyễn Du đồng cảm với nỗi khổ của Kiều,lên án bọn người xấu xa,độc ác và thế lực đồng tiền.
2,Tấm lòng nhân đạo Nguyễn Du trong đoạn trích.
Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện ở 2 phương diện:
- TG tỏ thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người,đồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con
người.
+ Miêu tả MGS với cài nhìn mỉa mai châm biếm.
+ Lời nhận xét: “Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”,thể hiện sự chua xót,căm phẫn,tố cáo thế lực đồng tiền
chà đạp lên con người.
- Niềm thương cảm sâu sắc trước thực trạng nhân phẩm con người bị hạ thấp,bị chà đạp,biểu hiện cụ thể qua
nhân vật Thúy Kiều.
3,Kết luận chung về đoạn trích.
a,Về nghệ thuât:Nghệ thuật tả người,(Nhân vật phản diện)tả thực,sử dụng từ đắt,tả ngoại hình để làm nổi bật bản
chất nhân vật.
b,Về nội dung:
- Thể hiện giá trị hiện thực,nhân đạo,làm cho người đọc thấy được bộ mặt ghê tởm của bọn buôn người.

- Cảm thông nỗi khổ đau của con người,đặc biệt là người phụ nữ tài sắc,tố cáo thực trạng xã hội,lên án thế lực
đồng tiền trong XHPK suy tàn.

§ 9 ĐỒNG CHÍ (Sáng tác 1948)
Chính Hữu (Sinh 1926)
Câu 1: Phân tích mạch cảm xúc trong bài thơ?
- Bài thơ viết theo thể thơ tự do,có 20 dòng,chia làm 2 đoạn
- Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí,đồng đội nhưng ở mỗi đoạn thơ sức nặng
của tư tưởng,cảm xúc dồn vào một số câu gây ấn tượng sâu đậm (Câu 7,17,20)
- Sáu dòng đầu là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí
- Dòng 7 có cấu trúc đặc biệt(1 từ và dấu chấm than) như 1 phát hiện ,1 khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa
những người lính.
- 10 dòng tiếp ,khi mạch cảm xúc đã dồn tụ ở câu 7 lại tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh,chi tiết tiêu
biểu,cụ thể,thấm thía tình đồng chí và sức mạnh cảu nó.
- Ba dòng cuối được tác giả tách ra làm 1 đoạn kếtọng lại và ngân rung với hình ảnh đặc biệt “đầu súng trăng
treo” như 1 biểu hiện đầy chất thơ về người lính.
Câu 2: Nêu cơ sở hình thành tình đồng chí trong bài thơ ?
- Tình đ/c,đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua.
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Từ những con người xa lạ,vì cùng chung mục đích,chung lý tưởng đã khiến ho từ mọi phương trời xa lạ mà tập
hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen với nhau.
- Tình đ/c được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ ,sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
“Súng bên súng đầu sát bên đầu”
- Tình đ/c,đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hoà,chia sẻ mọi gia lao cũng như niềm vui,nỗi
buồn.Đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt:”
- Câu thơ thứ 7:Sau câu thơ này TG hạ 1 dòng thơ đặc biệt với 2 tiếng “đồng chí”. Câu thơ chỉ có 1 từ 2 tiếng và
1 dấu chấm than tạo 1 nốt nhấn,nó vang lên như 1 sự phát hiện,1 lời khẳng định,đồng thời lại như 1 cái bản lề
gắn kết phần 1 và phần 2.
Câu 3:Tình đ/c gắn bó keo sơn thể hiệ như thế nào thong bài thơ?

- Hiểu được nỗi niềm tâm sự của nhau “Ruộng nương anh ra lính” Với ho cuộc k/c bảo vệ tổ quốc là nghĩa
vụ và là trách nhiệm cao cả nhất.
- Cùng nhau chia xẻ những khó khăn,thiếu thốn (Tôi với anh biết từng cơn ớn lạng, ,chân không giày)
- Trong thiếu thốn,gian lao,họ thấu hiểu nhau hơn,thương nhau hơn,họ truyền cho nhau sức mạnh tinh thần
(Thương nhau tay nắm lấy bàn tay)không cần 1 lời nói,cử chỉ này cho thấy bên trong chát chứa bao lời.
Câu 4:Cho đoạn thơ:
Đêm nay trăng treo”
Yêu cầu 1:Trả lời các câu hỏi sau:
1,Câu nào dưới đây nói đúng nhất nội dung của 3 câu trên?
A. Những biểu hiện của tình đ/c,đồng đội
B. Sức mạnh của tình đ/c,đồng đội.
C. Biểu tượng đẹp đẽ vè cuộc đời người chiến sĩ cách mạng
2.Câu nào dưới đây cảm nhận ko đúng về câu thơ “Đầu súng trăng treo”
A. Hình ảnh thơ chân thực,cụ thể mà giàu sức gợi cảm.
B.Hình ảnh thơ độc đáo,mang ý nghĩa biểu tượng
C.Câu thơ thể hiện sự kết hợp giữa chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
3.Từ đầu trong câu thơ “Đầu súng trăng treo” được dùng theo nghĩa nào?
A.Nghĩa đen (nghĩa gốc)
B.Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
C nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
Yêu cầu 2:Phân tích 3 câu thơ trên
Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc : “Đêm nay trăng treo”.Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí,đồng
đội của người lính,là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
- Trong bức tranh trên,nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét là 3 hình ảnh gắn kết với nhau : người lính,khẩu
súng,vầng trăng.Trong cảnh “rừng hoang sương muối”,những người lính phục kích chờ giặc,đứng bên
nhau.Sưc mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt qua tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian
khổ,thiếu thốn.Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông,sương muối giá rét.
- Người lính trong cảnh phục kích giặc giữa rừng khuya còn có một người bạn nữa,đó là vầng trăng.Đầu súng
trăng treo” là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân,phục kích của chính TG.Nhưng hình ảnh ấy còn
mang ý nghĩa biểu tượng,được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú.Súng và trăng là gần và xa,thực tại và

mơ mộng;chất chiến đấu và chất trữ tình;chiến sĩ và thi sĩ, Đó là các mặt bổ sung cho nhau,hài hoà với nhau
của cuộc đời người lính cách mạng.Xa hơn,đó cũng có thể xem là biểu tượng cho thơ cakháng chiến – nền thơ
kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
Đề luyện tập (Rèn kỹ năng trình bày)
Phân tích bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu.
1,Giới thiệu sơ lược về TG và hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
- Là nhà thơ quân đội,Chính Hữu viết nhiều về người chiến sĩ.Trong mỗi bài thơ viết về người lính,nhà thơ đều thể
hện tình yêu thương,trân trọng.Bài thơ có tên “Đồng chí” viết năm 1948 ca ngợi tình đồng chí của những người lính
là một trong những bài thơ hay về người chiến sĩ trong thơ ca VN hiện đại.Bài thơ in trong tập thơ “Đầu súng trăng
treo”.Hơn 50 năm qua,bằng giá trị tư tưởng sâu sắc;cách diễntả giản dị,trầm lắng cách dồn văn cô đọng,bài thơ vẫn
làm rung động tâm hồn độc giả nhiều thế hệ.
- Những ngày tưng bừng của Cách mạng tháng Tám và những năm tháng kháng chiến ,tình đồng bào,đồng chí
thật mới lạ và thiêng liêng biết bao !Người ta gọi nhau là đồng chí thay cho ông,bà,cô,bác, Hai chữ đôngc chí vang
lên đầy tự hào ,đầy chất thơ.Tám mươi năm nô lệ nay được gọi nhau là đồng chí,thật hãnh diện !Đồng chí là yêu
nước ,đồng chí là cách mạng,đồng chí là kiêu hãnh được làm chủ giang sơn.Tình cảm phải được đo bằng tình đồng
chí.Yếu tố tâm lý – xã hội đó trong một thời kỳ lịch sử nhất định đã trở thành nguồn cảm hứng lớn lao và dồi dào
của thơ ca cách mạng và kháng chiến.
Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ra đời từ nguồn cảm hứng đó.
2,Phân tích bài thơ:
a, Tình đồng chí gắn kết những người cùng giai cấp :
- Bốn câu thơ đầu nhấn mạnh sự khác biệt,xa lạ của những người lính ở các vùng quê khác nhau,ngẫu nhiên ở
cùng đơn vị và quen nhau.
“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Họ đến với quân ngũ từ những vùng quê khác nhau nhưng giữa họ cũng đã thấy có nhiều nét giống nhau về đời
sống,hoàn cảnh.Thành ngữ “nước mặn đồng chua” gợi liên tưởng đến vùng đồng chiêm chũng ở đồng bằng bắc bộ
luôn bị úng lụt,đời sống cơ cực,gieo neo.Vùng đất “cày lên sỏi đá”gợi liên tưởng đến vùng đồi núi trung du cằn
cỗi,bạc màu,đời sống vất vả,cực nhọc.Cái chung của cả 2 vùng quê là đời sống nghèo khó,lam lũ.
Sợi dây tinh thần gắn kết những con người “xa lạ” với nhau thành “đôi tri kỷ”đó là “đồng chí”.

Hai chữ “đồng chí” đứng hẳn thành một câu thơ,đó là “nhãn tự” chỉ mối quqn hệ gắn kết của những người cùng
giai cấp.
b,Tình đồng chí,sức mạnh giúp những người lính vượt qua mọi thử thách.
Cả 9 câu thơ tiếp theo tập trung nói về cảnh ngộ của những người lính xuất thân từ nông dân xa nhà,xa quê
hương,vườn ruộng,vợ con đi chiến đấu và những thiếu thốn,gian khổ,bệnh tật:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày.

Chân không giày”
Sức mạnh tinh thần nào khiến những người lính vượt qua được mọi thử thách,gian khổ đó? - Ấy là tình đồng chí.
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
Tình đồng chí là hơi ấm,để chống chọi với buốt giá mùa đôngbù đắp những thiếu thốn,gian khổ của cuộc đời lính.
c,Tình đồng chí sưởi ấm lòng người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu chống giặc thù.ở 3 câu thơ cuối bài,hai câu tả
thực:
“Đên nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”
Tả hình ảnh người chiến sĩ cùng chung chiến hào dung dị và chân thực.Câu thơ cuối “Đầu súng trăng treo” là hình
ảnh cách điệu hoá đầy chất lãng mạn.Hình ảnh này làm cho chân dung người lính không còn vẻ lam lũ nữa.Nhà thơ
đã thể hiện lòng cảm phục,mến thương với anh bộ đội cụ Hồ ở đoạn thơ cuối.
d,Một số đặc điểm nghệ thuật:
- Thủ pháp “dồn văn” là một đặc điểm nghệ thuật độc đáo làn nên phong cách riêng của bài thơ.Nghĩa là tư
tưởng ở mỗi đoạn thơ dồn vào câu cuối,câu thơ đó là câu chốt của cả đoạn.
- Hình ảnh thơ đậm chất liệu cuộc sống.Câu thơ bộc lộ như một lời trao gửi tâm tình,gợi tả trung thực hình ảnh
người lính và những gian khổ trong chiến đầu.Hình ảnh thi vị nhưng vẫn không xa với cuộc sống thực.

§ 10 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
(Phạm Tiến Duật)
Sự độc đáo của bài thơ:
1,Nhan đề:Bài thơ có một nhan đề khá dài,tưởng như có chỗ thừa,nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở
cái vẻ lạ,độc đáo của nó.Nhan đề bài thơ đã làm nổi bất rõ hình ảnh của toàn bài:Những chiếc xe không kính.Hình
ảnh này là một phát hiện thú vị của TG,thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến

đường Trường Sơn.Hai chữ “Bài thơ”cho thấy rõ hơn cách nhìn,cách khai thác hiện thực của TG:Không chỉ viết về
những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh,mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói
về chất thơ của hiện thực ấy,chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang,dũng cảm,trẻ trung,vượt lên thiếu thốn,gian khổ,hiểm
nguy của chiến tranh.
2,Hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ:
- Trong bài thơ nổi bật lêm một hình ảnh độc đáo:Những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường.Xưa
nay,hình ảnh những chiếc xe đưa vào trong thi ca thường được lãng mạn hoá,mỹ lệ hoá ít nhiều và thường mang ý
nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên;Đoàn thuyền đánh cá).Nay,chiếc xe không kính
của Phạm Tiến Duật là một hình ảnh thực,thực đến trần trụi.TG giải thích nguyên nhân cũng rất thực : “Bom
giật,bom rung kính vỡ đi rồi”.Cái hình ảnh thực này được diễn tả bằng 2 câu thơ rất gần với câu văn xuôi,lại có
giọng thản nhiên : “Không có kính không phải đii rồi” càng gây chú ý về sự khác lạ của nó.Bom đạn chiến tranh
còn làm cho nhữngchiếc xe ấy biến dạng thêm,trần trụi hơn nữa : “Không có kính rồi thùng xe bị xước”
- Hình ảnh chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh,nhưng phải có hồn tho nhạy cảm với nét ngang
tàng và tinh nghịch,thích cái lạ như của Phạm Tiến Duật mới nhận ra đượcvà đưa nó vào thành hình tượng thơ độc
đáo của thời chiến tranh chống Mỹ.
3,Hình ảnh người chiến sĩ lái xe.
§ 13 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
(Huy Cận)
1,Câu 1:
a,Nêu tên TG,hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận.
b,Cảm hứng về lao động của TG đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ,giàu màu sắc lãng mạn vè con người lao
động trên biển khơi bao la.Hãy chép lại những câu thơ đầy sáng tạo ấy.
c,Hai câu thơ:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
Được sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?Cho biết tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy?
Gợi ý:
a,Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:Bài thơ được viết vào tháng 11/1958,khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng
chiến chống TDP,miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới.Huy Cận có một chuyến đi thực tế ở
vùng mỏ Quảng Ninh.Bài thơ ra đời trong chuyến đi thực tế đó.

b,Chép lại những câu thơ viết về con người lao động trên biển khơi bao labằng bút pháp lãng mạn.
- Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
- Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
- Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
c,Hai câu thơ đầu TG sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hoá.
- “Mặt trời xuống biển nhưn hòn lửa” – Mặt trời được so sánh như hòn lửa.
→ Tác dụng: Làm hình ảnh hoàng hôn khác với trong thơ cổ (Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn; )Hoàng
hôn trong thơ Huy Cạn không hiu hắt,buồn,mà ngược lại rất ấm áp,rực rỡ.
- “Sóng đã cài then,đêm sập cửa” .Biện pháp nghệ thuật nhân hoá.
→ Tác dụng:Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn với màn đêm đang dần buông xuống.Màn đêm như là
tấm cửa khổng lồ và những đợt sóng là những cái then cài cửa.Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi
nhà thân thuộc của mình Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu nghỉ ngơi,con người lại bắt đầu công việc,cho thấy sự hăng
say và nhiệt tình xây dựng đất nước của người lao động.
II, Hình ảnh con người lao động trong sự hài hoà với thiên nhiên,vũ trụ.
1, Bài thơ là sự kết hợp 2 nguồn cảm hứng:Cảm hứng về lao động và về thiên nhiên vũ trụ.Khác với thơ Huy Cận
trước Cách mạng,ở đây thiên nhiên vũ trụ không đối lập với con người.không làm cho con người trở nên nhở bé,cô
đơn,bơ vơ mà càng nâng cao,làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trong sự hài hoà với khung cảnh thiên
nhiên.
- Hình ảnh con người lao động và công việc của họ ở đây là đoàn thuyền đánh cá,đước đặt vào không gian rộng
lớn của biển trời,trăng sao để làm tăng thên kích thước,tầm vóc,vị thế của con người Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp
phóng đại cùng những liên tưởng mạnh bạo,bất ngờ để sáng tạo hình ảnh về người lao động.
“Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng”
“Đoàn thuỳen chạy đua cùng mặt trời”
- Sự hài hoàgiữa con người lao động và thiên nhiên,vũ trụ
§15 ÁNH TRĂNG (1978)
(Nguyễn Duy – Sinh 1948 Quê Thanh Hoá)
A,KHÁI QUÁT

- Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiếng chống Mỹ.Năm 1966,ông vào bộ đội,tham gia chiến
đấu ở nhiều chiến trường khác nhau. Sau năm 1975,ông công tác tại báo “văn nghệ giải phóng”.Từ 1977 ông là đại
diện thường trú báo “văn nghệ” tại TP HCM .Thơ Nguyễn Duy gần gũi,gắn bó vời văn hoá dân gian,nhưng sâu sắc
và rất đỗi tài hoa.
- Ánh trăng” in trong tập cùng tên đoạt giải A của Hội nhà văn VN năm 1984.
- Bài thơ được viết năm 1978 khi người lính Nguyễn Duy về công tác ở TP được 3 năm.Trên nền của câu chuyện
riêng tư nhà thơ đã khái quát 1 trạng thái tình cảm: Cần phải sống thuỷ chung với quá khứ,phải biết “uống nước
nhớ nguồn”
-Như 1 lời tự thú và tự vấn với chính mình,như 1 lời nhắc nhở mình và mọi người,không được quyên 1 thời tình
nghĩa thuỷ chung những “ánh trăng”không hề cao giọng,dạy bảo,nhà thơ đã kết hợp hài hoà giữa hình thức tự sự và
chiều sâu trữ tình,từ đó khiến mọi người rút ra những suy ngẫm sâu sắc về lẽ sống ở đời
B.BÀI TẬP:
Câu 1: Dựa vào mạch tự sự của bài thơ,hãy cho biết nhà thơ tập trung nói về sự kiện nào.Đâu là chi tiết có tính
bước ngoặt để nhà thơ bộc lộ tâm trạng của mình.
Gợi ý:
- Sự kiện chính : Buyn-đinh mất điện,nhà thơ mở cửa,bất ngờ gặp ánh trăng.Chi tiết mở cửa gặp trăng là chi tiết
có ý nghĩa bước ngoặt,mở ra 1 trường tâm trạng của nhà thơ(nhớ về quá khứ,suy ngẫm về cách sống trong hiện
tại, )
- Những từ “thình lình”, “vội”, “đột ngột”
- Gặp trăng trong tình thé bất ngờ nhưng đó là sự kiện tạo nếnự chuyển biến mạnh mẽ trong cảm nhận và suy
nghĩ của nhà thơ.
Câu 2:Đoạn kết bài thơ có câu:
“Trăng cứ tròn vành vạnh”
a,Chép tiếp các câu thơ tiếp để hoàn thành khổ cuối bài thơ?
b,Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì?Từ đó em hiểu gì về chủ đề bài thơ?
Gợi ý:
a,Chép khổ cuối bài thơ:
b,hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa tượng trưng.
- Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên,tươi mát,là người bạn suốt thời nhỏ tuổi,hồi chiến tranh ở rừng.
- Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình,hơn thế trăng còn mang vẻ đẹp bình dị,vĩnh hằng của đời sống.

- Ở khổ thơ cuối,trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên,chẳng thể phai mờ,là người bạn,nhân chứng nghĩa tình
mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta.Con người có thể vô tình,có thể lãng quyên thiên nhiên nhưng
thiên nhiên (quá khứ) thì luôn tròn trịa,bất diệt.
* Chủ đề của bài thơ “Ánh trăng”
- Bài thơ là tiếng lòng,là những suy ngẫm thấm thía,nhắc nhở ta về thái độ,tình cảm về đối với những năm tháng
gian lao,tình nghĩa,đối với thiên nhiên,đất nước.
- Bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở mọi người về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”,ân nghĩa,thuỷ chung.
Câu 3: Tính chất triết lý và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ thể hiện rõ nhất ở đoạn thơ nào?Vì sao em khẳng định
như vậy?
Gợi ý:
Khổ thơ cuối thể hiện rõ nhất tính triết lý và chiều sâu suy ngẫmcủa nhà thơ:
+ “Trăng cứ tròn vành vạnh” : Thể hiện sự trong sáng,tròn đầy,thuỷ chung.
+ “Ánh trăng im phăng phắc”: Đó là sự im lặng nghiêm khắc mà nhân hậu,bao dung.
+ “Đủ cho ta giật mình”: Giật mình vì trăng đầy đặn nghĩa tình,mà mình lại có lúc quên trăng;giật mình vì trăng
bao dung,nhân hậu,mà mình lại là kẻ vô tình;giật mình vì đã có lúc mình quên bạn bè,quên quá khứ.


Qua đây bài thơ nhắc nhở mọi người phải biết hướng về quá khứ,phải thuỷ chung với quá khứ.
Đề bài: Xuyên suốt bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy là hình tượng ánh trăng.Em hiểu hình tượng đó
như thế nào?
Dàn ý phần thân bài:
* Cảm nhận,suy nghĩ về vẻ đẹp của vầng trăng với những kỷ niệm nghĩa tình trong quá khứ.
- Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên,tươi mát,là người bạn suốt thời nhỏ tuổi,hồi chiến tranh ở rừng.
- Vầng trăng quá khứ là người bạn bình dị,hiền hậu nghĩa tình,là quá khứ không thể phai mờ.
- Vầng trăng là thiên nhiên,đất nước,là vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống.
- Là nhân chững nghĩa tình,hiền hậu,bao dung và cũng rất nghiêm khắc để con người phải “giật mình”thức tỉnh
lương tâm.Nó có tác động khách quan dễ làm thay đổi nhận thức,,cách sống của con người.
- Vầng trăng vừa là hình ảnh nhân hoá,vừa là hình ảnh ẩn dụ mang nghĩa tượng trưng.
* Cảm nhận về sự thay đổi suy nghĩ,nhận thức của của con người do tác động khách quan của vầng trăng.
- Người bạn tri kỷ trong quá khứ là vầng trăng có lúc bị lãng quên,bị coi như người xa lạ.

- Hoàn cảnh,tình huống bất ngờ: “Thình lình đèn điện tắt” để “đột ngột vầng trăng tròn” xuất hiện làm con người
nhận ra sự vô tình,vô nghĩa của mình.
Cảm xúc “rưng rưng” trước người bạn đầy tình nghĩa,thuỷ chung là 1 sự thức tỉnh chân thành để cảm nhận và
thầm thía hơn về quá khứ, để tự mình phải rút ra bài học về cách sống ân nghĩa,thuỷ chung,về lòng biết ơn trong
cuộc sống.
- Bài học đánh thức lương tâm mỗi người bằng 1 câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian,Giọng điệu thủ
thỉ,tâm tình,khi ngân nga,thiết tha cảm xúc,khi trầm lắng,đầy ắp suy tư,điều đó làm người đọc cảm nhận được
sự chân thành,tha thiết.
§ 16 LÀNG
(Kim Lân)
1,Tình huống chuyện và diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai.
Nhà văn Kim Lân đã xây dựng một tình huống đặc biệt gay gắt để bộc lộ rõ tâm trạng ông Hai.Đó alà việc ông
Hai trực tiếp nghe những người dan tản cư nói tin làng Chợ Dầu của ông đã theo giặc,lập tề : “Cả làng chúng nó
Việt gian theo Tây”
Ở phần đầu của truyện,nhân vật ông Hai được xây dựng với một nét tính cách nổi bật là tha thiết yêu làng
quê,luôn tự hào về làng quê của mình.Đi đâu ông cũng khoe làng của mình là đẹp.Chính vì vậy,khi nghe tin quá đột
ngột ấy ông Hai bàng hoàng sững sờ : “Cổ ông lão nghẹ ắng lại,da mặ tê rân rân.Ông lão lặng đi ,tưởng như đến
không thở được”.Một lúc lâu sau ông mới trấn tĩnh lại,ông vẫn cnf cố chăa tin: “ông mới rặn è è ,như nuốt một cái
gì vướng ở cổ ,ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi : - Liệu có thật không hở bác?Hay là chỉ lại ” Nhưng rồi những
người đi tản cư khẳng định chắc chắn họ “vừa ở dưới ấy lên” và kể một cách rành rọt từng sự việc,từng tên
người,ông đành không thể không tin.
Cái tin dữ ấy làm ông xấu hổ ông đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng.Nghe tiếng chửi “Cái giống Việt gian bán
nước”làng chợ Dầu,ông “cúi gằm mặt mà đi”
Từ lúc ấy,cái tin kia trở thành một nỗi ám ảnh day dứt trong lòng ông Hai.Cái tin ấy làm ông vô cùng đau khổ.Về
đến nhà ,ông “nằm vật ra giường”. “Nhìn lũ con,tủi thân,nước mắt ông lão cứ tràn ra”.Rồi những cuộc độc thoại
nội tâm “chúng cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?”.Càng đau khổ,ông càng căm tức mà chửi người làng Dầu
“Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cài giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này?
Trong tâm trí ông diễn ra một cuọc xung đột dữ dội.Ông tìm cách để tự thuyết phục mình không tin vào cái
chuyện nhục nhã kia: “Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được Không mà,họ toàn là những người tinh
thần cả mà” Rồi ông lại hoang mang “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được” Và cuối cùng ông hoàn toàn

suy sụp “Chao ôi!Cơ nhục chưa,cả làng Việt gian ! Suốt cả nước VN này người ta nghê tởm ,người ta thù hằn cái
giống Việt gian bán nước ”
Một không khí lặng nề bao trùm cả gia đình ông Hai cả ngày hôm ấy.Ông Hai cau có,gắt gỏng cả với vợ.Suốt đêm
,ông “trằn trọc không sao ngủ được”, “hết trở mình bên này lại trở mình bên kia,thở dài”. Nghe tiếng mụ chủ
nhà,ông sợ đến “nín thở”, “trống ngực đập thình thịch”, “chân tay nhủn ra tưởng như không cất lên được”
Suốt 3 bốn ngày sau,ông Hai không dám ra khỏi nhà.Suốt ngày ông chỉ quẩn qanh tròn cái gian nhà chật chội ấy
mà nghe ngóng xem binh tình bên ngoại ra sao. “Một đám đông tụm lại ông cũng để ý,dăm bảy tiếng cười nói xa xôi
ông cũng chột dạ” lúc nào ông cũng nơm nớp như là người ta đang để ý đến mình. Cứ thoáng nghe tiếng “tây”,
“Việt gian”, “cam – nhông” là ông “lủi ra một góc nhà ,nín thít.Thôi lại chuyện ấy rồi”. Cái tin làng theo Tây ám
ảnh ông nặng nề đến mức trở thành nỗi sợ hãi thường xuyên,động cái gì cũng khiến ông đau đớn,xấu hổ.
2,Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai.
Khi nghe tin làng mình theo giặc trong lòng ông Hai xảy ra một cuộc đấu tranh dữ dội.Ông dứt khoát lựa chọ theo
cách của ông: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”Tình yêu nước đã rộng lớn hơn,bao trùm
lên tình yêu quê hương.Nhưng dũ đã xác định như thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê,vì thế
ông càng đau xót tủi hổ.
Ông Hai bị đẩy vào tình thế bế tắc,tuyệt vọng khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi.Đi đâu bây giờ?.Không
ai muốn chứa chấp dân của cái làng “Việt gian”,cũng không thể quay về làng, “Về làng tức là chịu quay lại làm nô
lệ cho thằng Tây”.Mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của nhân vật dường như đã thành sự bế tắc,đòi hỏi cần
phải giải quyết.
Đoạn truyện bộc lộ một cách cảm động tâm trạng của ông Hai khi ông trò chuyện với đứa con út “Ông ôm thằng
con út lên lòng,vỗ nhè nhẹ vào lưng nó,khẽ hỏi:
- Húc kia !Thầy hỏi con nhé,con là con ai?
- Là con thầy mấy lị con u” [ ]
Trong tâm trạng dồn nén và bế tắc ấy,ông chỉ còn biết chút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa
con nhỏ ngây thơ của mình.Đây chính là đoạn văn diẽn tả rất xúc động nỗi lòng sâu xa,bền chặt ,chân thành của ông
Hai,một người nông dân,với quê hương ,đất nước,với cách mạng và kháng chiến.
Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ,thực chất là lời tự nhủ với chính mình,tự giãi bày tấm lòng mình ,ta thấy rõ
ông Hai có tấm lòng sâu lặng với làng chợ Dầu của ông.Ông muốn đứa con nhỏ nhớ rằng “Nhà tảơ làng chợ
Dầu”.Đồng thời qua những lời tâm sự với đưa con nhỏ còn cho ta thấy tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến,với
cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ ( “cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”).Đó là tình cảm sâu nặng,bền

vững và thiêng liêng.
Luyện tập : Lập dàn ý cho đề bài: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” – Kim Lân.
A,Mở bài:Kim lân là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn
§20 MÙA XUÂN NHO NHỎ
(Thanh Hải)
Đề bài:Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải.
“Mọc giữa dòng sông xanh

Cứ đi lên phía trước”
1,Giới thiệu đôi nét về tác giả và bài thơ:
- Nhà thơ Thanh Hải (1930-1980)quê ở TT Huế,là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học cách mạngở miền Nam thời
kỳ chống Mỹ cứu nước.Các bài thơ nổi tiêngd của ông như:Mồ anh hoa nở,Cháu nhớ BHồ, đã ghi lại một giai đoạn
lịch sử đau thương và oanh liệt, của nhân dân miền Nam – thành đồng của tổ quốc.
- Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” sáng tác năm 1980,in trong tập “Mùa xuân đất này”,xuất bản năm 1982,được đánh
giá là bài thơ hay,phản ánh cái nhìn lạc quan và tin tưởng của TG với đất nước và con người V.Nam trong giai đoạn
lịch sử mới.
2,Phân tích đoạn trích cần làm nổi rõ các ý sau:
a,Mùa xuân của đất trời và cảm hứng của nhà thơ:
- Cảnh đẹp của thien nhiên được thể hiện qua hình ảnh mùa xuân của đất trời,(hoa nở,chim hót).Đó là mùa xuân
của cỏ cây,của chim muông,của sông nước.Một mùa xuẩnất đẹp và đầy hương sắc hoà quyện với lòng người.
- Trong giai điệu mùa xuân đất trời ấy cảm xúc nhà thơ dạt dào say mê,yêu mến và trân trọng.Lặng ngắm hoa
nở,lắng nghe tiếng chim hót,mở lòng mình đón xuân,hoà tâm hồn với cảnh vật xung quanh.(Khổ thơ 1)
b,Mùa xuân của con người và đất nước.
- Nhà thơ dựa trên các đặc điểm cảu dựng nước và giữ nước,chọn ra hai hình ảnh tiêu biểu cho dân tộc, là người
cầm súng và người nông dân
- Thông qua hai hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng (Người càm súng và người ra đồng),nhà thơưcs phơi phới trong
cuộc sống chiến đấu và lao động xây dựng Tổ quốc cảu dân tộc ta (Khổ 2).Khổ thoe tràn đầy không khí náo nức vui
tươi của cả một dân tộc lên đường.
c,Truyền thốngdựng nước và giữ nước,niềm lạc quan tin vào cách mạng,vào công cuộc xây dựng Tổ quốc VN
giàu đẹp. (Khổ 3)ý thơ được thể hiện qua hình ảnh đất nước 4 nghìn nămdựng nước và giữ nước kiên cường anh

dũng và hướng về tương lai,dẫu phải vượt qua nhiều gian lao thử thách.
d,Nghệ thuật:
- Cách cấu tạo hình ảnh:Chọn lọc hình ảnh đẹp,gợi cảm,đầy màu sắc và âm thanh của thiên nhiên,đời sống để thể
hiện nét đẹp tâm hồn.
- Cách sử dụng điệp từ,điệp ngữ(mùa xuân,lộc,tất cả,đất nước)lối ví,so sánh, thể hiện sâu sắc nội dung đoạn thơ.
3,Đánh giá khái quát nội dung đoạn thơ:
- Đoạn thơ nằm trong bài thơ có tựa đề thật khiêm tốn “mùa xuân nho nhỏ”nhưng ý nghĩa lại vô cùng sâu sắc lớn
lao.
- Cảm xúc chân thành,lời thơ giản dị trong sáng,nhịp thơ tươi vui,hình ảnh quen thuộc tạo nên giá trị bài thơ,thu
hút lòng yêu mến của bạn đọc.
§ 21 VIẾNG LĂNG BÁC
(Viễn Phương)
• Khái quát về tác giả
- Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn,sinh năm 1928,mất (lâm bệnh mất 15h15p ngày
21/12/2005),quê ở Tân Châu tỉnh An Giang.Tham gia cách mạng từ 1945.Sau hiệp định Gio-ne-vơ,ông hoạt
động ở nội thành,từng là tổng thư ký Hội Văn nghệ giải phóng Sài Gòn Chợ Lớn – Gia Định.Mặc dù viết nhiều
thể loại nhưng ông được biết nhiều đến những bài thơ giàu tình cảm,đậm đà chất lãng mạn.Năm 1976 khi Viễn
Phương ra thăm miền Bắc cũng là lúc lăng Chủ tịch Hò Chí Minh vừa khánh thành,trong niềm xúc động lớn ông
viết bài thơ “Viếng lăng Bác”.
- Bài thơ thể hiện niềm xúc độngthiêng liêng,thành kính ,niềm tự hào,đau xót của nhà thơ từ miền Nam vừa được
giải phóng ra thăm lăng Bác .Ngững tình cảm thiêng liêng ấy được thể hiện bằng giọng tha thiết và trang
nghiêm.
* Bài tập:
Đề 1
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt tròi trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
(Viếng lăng bác -Viễn Phương)
a, Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ ‘mặt trời trong lăng’ ở câu thơ trên.

b, Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học (.ghi rõ tên và tác giả bài thơ).
Đoạn văn tham khảo:
“ Mặt trời của thiên nhiên vận hành theo quy luật của nó,ngày ngày đi qua trên lăng,nhưng còn một mặt trời khác ở
trong lăng.Mặt trời trong lăng là ẩn dụ để chỉ BH.Mặt trời của thiên nhiên thì đem lại ánh sáng,sự sồng cho nhân
gian.Còn BH là ánh sáng soi đường đem lại hơi ấm tự do,ấm no cho nhân dân.Chi tiết đặc tả “rất đỏ” gợi trái tim
đầy nhiệt huyết vì tổ quốc,vì nhân dân,trái tim thương yêu vô hạn của B.Đặt BH sánh đôi cùng mặt trời thiên nhiên
là một sáng tạo vừa để ca ngợi sự vĩ đại,bất tử của B vừa thể hiện sự tôn kính,ngưỡng mộ biết ơn B.
Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng B cũng gợi bao xúc động trong lòng nhà thơ.
“Ngày ngày mùa xuân”
Điệp ngữ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn,vừa gợi tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ B
.Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” vừa thực vừa ảo.Nỗi nhớ thương vốn chỉ có trong lòng người,nhưng ở
đây nó bao trùm cả không gian và thời gian.Dòng người được ví như “tràng hoa” là một ẩn dụ độc đáo mà thích
hợp.Dòng người vào viếng B đi thành vòng tròn dễ gợi liên tưởng đến tràng hoa.Nếu “vòng hoa”để viếng người đã
khuất thì ở đây là tràng hoa,để dâng “bảy mươi chín mùa xuân”B không thể mất trong ý nghĩ ,tình cảm của nhà thơ
cũng như mỗi chúng ta.Lòng nhớ thương và những tình cảm đẹp nhất mà mỗi người dâng B quả đúng là hoa của
đời.Tràng hoa người ở đây hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên,nó được kết lên từ lòng ngưỡng mộ,thành kính nhớ
thương B.Nhịp thơ ở khổ này chậm rãi,trải dài 8,9 tiếng một dòng thơ,lặp lại từ ngữ,cấu trúc,vừa diễn tả không khí
thiêng liêng,thành kính trong lăng,vừa gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào trong lăng viếng B
Đê 2
Cảm xuc và suy nghĩ của em khi đọc khổ thơ: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt,…trung hiếu
chốn này”
(Gợi ý: - Tâm trạng lưu luyến,muốn được ở mãI bên lăng Bác.
- Muốm hoá thân,hoà nhập vào cảnh vật bên lăng.
- Đặc biệt muốn làm “cây tre trung hiếu” hoà nhập vào “hàng tre xanh xanh Việt Nam”.Nghĩa là muốn
sống đẹp ,trung thành với lý tưởng của Bác.
Cần nói thêm về tình cảm của mình khi đọc đoạn thơ,của nhà thơ,của ND đối với Bác.).
Đoạn văn tham khảo:
“Khổ cuối là cảm xúc của TG khi ra về.Ngà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác.Lòng nhớ thương ,đau xót
đến giờ phút chia tay vỡ oà thành nước mắt “mai về miền Nam thương trào nước mắt”.Tình cảm chắp cánh cho ước
mơ,nhà thơ muốn hoá thân,hoà nhập vào cảnh vật bên lăng Bác:

“Muốn làm con chim trung hiếu chốn này”
Hình ảnh cây tre lặp lại tạo thành ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn.Hình ảnh ẩn dụ “cây
tre” thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác,mái mái đi theo con đường của Bác.Các điệp ngữ
“muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo ra dòng nhạc thơ dồn dập,tha thiết diến tả tình cảm,khát vọng
dâng trào mãnh liệt.Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách trong không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong
tình cảm.Đây cũng là tình cảm chung của tất cả mọi người vào lăng viếng Bác.
Đề 3:
a, Chép lại chính xác 4 câu đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương.
b, Viết đoạn văn phân tích hình ảnh hàng tre trong khổ thơ trên,trong đoạn văn có dùng thành ohần phụ chú.
Gợi ý:
b, “Hàng tre bát ngát” trong sương là hình ảnh thực,rất thân thuộc của làng quê Vn.
- “Hàng tre xanh xanh VN” là ẩn dụ biểu tượng của dân tộc với sức sống mãnh liệt,kiên cường.
- Hình ảnh ẩn dụ cũng gợi đến cả dân tộc bên Bác,đoàn kết,kiên cường thực hiện lý tưởng của Bác.
Đề 4: Phân tích những cảm xúc của tác giả trong khổ thơ:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
“Khổ thứ 3 là cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng đứng trước di hài Bác.Bao tình cảm ấp ủ bấy lâu nay bắt gặp
bóng dáng thân yêu bỗng trở nên thổn thức.Hình ảnh B nằm trong lăng được miêu tả xúc động qua câu thơ: “B nằm
trong dịu hiền”.
Câu thơ gợi được sự yên tĩnh,trang nghiêm,ánh sáng dịu nhẹ trong lăng kết hợp hình ảnh đẹp của BH.Bằng tình
cảm TG thấy như B đang ngủ trong giấc ngủ bình yêu giữa thiên nhiên đẹp và thơ mộngB vẫn ở cùng ta. “Vầng
trăng sáng dịu hiền” là ánh sáng của tình thương mến,nâng niu,vầng trăng ấy như ru B ngủ.Nhà thơ Phạm Ngọc
Cảnh từng nói :
“Trong lăng B vừa chợp nghỉ,
Như sau mỗi việc làm
Trăng ơi trăng biết thế
Nên trăng bước nhẹ nhàng”
Hình ảnh “Vầng trăng sáng dịu hiền” gợi tâm hồn cao đẹp,sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh

trăng của Người.Đến đây cảm xúc ngưỡng mộ lắng xuống nhường chỗ cho nỗi xót đau không thể kìm nén. “Vẫn
biết trời xanh trong tim”.
Trời xanh cũng như mặt trời ,vầng trăng là những hình ảnh của vũ trụ kỳ vĩ vĩnh hằng,là ẩn dụ sâu xa gợi suy ngẫm
về cài cao cả,vĩnh hằng,bất diệt của B.B vẫn còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi.Dù vẫn tin là như
vậy,nhưng tình cảm xót thương không chấp nhận sự mất mát thực tế,trái tim vẫn nhói đau khi nghĩ rằng B không
còn nữa.Nỗi đau xót được miêu tả cụ thể mà trực tiếp “mà sao nghe nhói ở trong tim”.Đó là nỗi đau vô ạhn, là lòng
thương xót rất thật.Đó là tình cảm của đứa con về muộn bên di hài người cha.

§ 22 SANG THU
(Hữu Thỉnh)
1, Tác giả,tác phẩm.
- Hữu Thỉnh tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942,quê ở huyện Tam Dương,tỉnh Vĩnh Phúc.Năm
1963,ông nhập ngũ,vào binh chủng Tăng – Thiết giảp rồi trở thành cán bộ văn hoá và bắt đầu làm thơ.Một trong
những đặc điểm tạo nên sự thành công trong thơ Hữu thỉnh là sự vận dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt những
câu tục ngữ,ca dao dân gian.Nét đặc trưng này cũng là 1 điểm mạnh và là yếu tố cơ bản hình thành cá tính thơ
Hữu Thỉnh,làm nên nét đặc sắc trong thơ ông.
- Bài thơ “Sang thu” viết cuối năm 1977,in lần đầu tiên trên boá văn nghệ.Bài thơ cho thấy những cảm nhận hết
sức tinh tế của Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu.
2, Phân tích:
* Khổ 1:
“Bỗng nhận ra
Hình như thu đã về”
Cảm nhận về múa thu của TG không có lá rụng như thơ xưa,cũng không có mầu vàng như trong thơ mới mà
bằng những cảm nhận rất riêng,rất mới.Nhà thơ cảm nhận thu sang bắt đầu bằng khứu giác ,rồi đến xúc giác
(tay),tiếp đó là bằng thị giác.Và cuối cùng là cảm nhận bằng lý trí.
“Hình như thu đã về”
Sự vật ở thời điểm giao mùa từ hạ sang thu bắt đầy chuyển đổi.
“Sông được lúc dềng dàng

Vắt nửa mình sang thu”

Từ cảm nhận của các giác quan tác động đến lý trí,cảm xúc của tác giả về mùa thu như tràn ra.Sông “dềnh
dàng”,chim “bắt đầu vội vã”.Đặc biệt là cảm giác giao mùa được tô đậm bằng hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa
mình sang thu”.TG sử dụng các từ ngữ gợi tả,gợi cảm đặc sắc (chùng chình,dềnh dàng,vội vã,vắt nửa
mình )Những từ này vốn đẻ chỉ trạng thái ,tính chất của con người đã được nhà thơ nhân hoá để tả thiên
nhiên.Cảnh vật trở nên sống động,có hồn.Mùa hạ,mùa thu là 2 đầu bến của đám mâylà nhịp cầu bắc qua.Nhịp cầu
thật duyên dáng nối 2 bờ thời gian bừng vẻ đẹp mềm mại,trữ tình.
“ Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Nếu như ở 2 khổ thơ đầu là cảm nhận về thời điểm giao mùa một cách trực tiếp bằng nhiều giác quan thì ở khổ
thơ cuối sự cảm nhận dần đi vào lý trí.Nắng mưa ở thời điểm giao mùa từ hạ sang thu được TG quan sát nhận xét rất
tinh tế.Vẫn còn đó cái ấm của nắng,cơn mưa của mùa hạ nhưng đã giảm dần về số lượngdể mang đặc trưng của mùa
thu.
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa”
Hai dòng cuối của bài thơ là hình ảnh thiên nhiên lúc sang thu đầy sức gợi.
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Đây là hình ảnh tả thực ,thu sang không những dịu nắng ,bớt mưa mà sấm cũng thưa và nhỏ dần,không đủ sức
làm lay động những hàng cây với những tán lá già dặn khi đã trải qua hai mùa xuân,hạ.Tuy nhiên những từ “bất
ngờ”, “đứng tuổi” vốn là những từ ngữ chỉ đặc trưng của con người .Khi được dùng ở đây với ý nghĩa tả thực lại
gợi cho người đọc liên tưởng đén tầng ý nghĩa thứ 2:ý nghĩa về con người và cuộc sống.Cũng giống như những hàng
cây đứng tuổi,khi con người đã từng va chạm,từng trải cuộc sống thì sẽ vững vàng hơn,chín chắn hơn trước mọi tác
đọng bất thường của ngoại cảnh.
Chỉ những người thực sự yêu mùa thu,yêu làng que,yêu thiên nhiên, mới có những cảm nhận tinh tế như vậy.
*NT: Sự cảm nhận rất tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm,nhiều từ ngữ giàu hình ảnh có sức gợi lớn,gợi về
cảnh,gợi về tình.Các phép nhân hoá được sử dụng rất tự nhiên làm cho thời điềm giao mùa trở nên có hồn gần gũi
với cuộc sống,gọi cho ta những suy ngẫm về quê hương,đất nước,con người.
§ 23 NÓI VỚI CON
(Y Phương)
Đề bài:Phân tích bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương.

Các ý cơ bản cần có:
1, Bài thơ là lời nói với con .Toàn bộ bài thơ toát lên tình cảm yêu thương tha thiết,nhắc nhở con hãy xứng đáng
với tình yêu mà cha mẹ và quê hương đã giành cho con.Mạch tình cảm ấy được triển khai rất hợp lý qua việc tổ
chức kết cấu bài thơ .
(Nêu bố cục bài thơ)
2,Tình cảm của gia đình ,quê hương đới với con:
- 4 câu thơ đầu nói về tình cản gia đình .Con lớn lên trong sự đùm bọc,yêu thương của cha mẹ .Cha mẹ là điểm
tựa vững chắc ,nâng đỡ từng bước đi của con.Với cách nói rất sinh động (Chân phải…Chân trái…Một bước …Hai
bước…)vừa diễn tả dược từng bước đi của con,vừa diễn tả được tình yêu của cha mẹ trong suốt quá trình chăm
chút,nuôi dưỡng con lớn lên từng ngày. Bốn câu đầu là một không khí đầm ấm,hạnh phúc của gia đình nhỏ với cặp
vợ chồng trẻ và đứa con thơ đang chập chững tập đi.
- Con lớn lên trong tình yêu của “người đồng mình”trong không khí lao động và trong môi trường thiên nhiên
thơ mộng nghĩa tình .
- Cách nói rất sáng tạo “Đan lờ cài nan hoa,vách nhà ken câu hát”.Nừu như Nguyễn Tuân trong “Người lái đò
sông Đà” miêu tả người lái đò có bàn tay “lái ra hoa”rất tài tình thì ở đây Y Phương cũng có cách nói sáng tạo
không kém.
3,Những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” và lời dặn của người cha đối với con:
TG không tách ra nói về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” trước,nói về lời dặn dò
saumà kết hợp cả 2 nội dung này với nhau.Nhờ thế lời dặn của cha trở nên thấm thía hơn.
- Đoạn “Người đồng mình thương lắm” đến “Không lo cực nhọc”:Vất vả cực nhọc nhưng vẫn sống khoáng
đạt,dù nghèo đói nhưng vẫn thiết tha yêu quê hương.
- Đoạn “Người đồng mình thô sơ” đến “Nghe con”:Người quê mình có thể thô sơ về da thịt nhưng sống không
hề nhỏ bé .Chính họ là người đã tạo ra nền hăn hoá tốt đẹp của bản làng ,quê hương: “Người đồng mình tự đục đá kê
cao quê hương ,còn quê hương thì làm phong tục”.
Người cha muốn con mình nhận tức rõ vẻ đẹp ,đức tính quý báu ,truyền thống lao động sáng tạo của “người đồng
mình” để nhắc nhở con không được quên cội nguồn , phảI biết kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp của tổ tiên.
4,Từ ngữ trong bài thơ giản dị,mộc mạc như cách nói thường ngày của người miền núi.Hình ảnh chân thực nhưng
giàu sức gợi (Rừng cho hoa - Con đường cho những tấm lòng ; Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương – Còn
quê hương thì làm phong tục…”


§ 25 BẾN QUÊ
(Nguyễn Minh Châu)
I,Tóm tắt:
- Nhân vật chính của truyện là anh Nhĩ,từng đi nhiều nơi trên trái đất nhưng cuối đời lại bị cột chặt vào giường
bởi một căn bệnh hiểm nghèo.Nhĩ không thể tự mình dịch chuyển lấy vài chục phân trên chiếc giường hẹp kê
bên cửa sổ.
- Cũng chính thời điểm ấy,Nhĩ đã nhận ra vẻ đẹp bình dị,quyến rũ của vùng đất bên kia sông,nơi bến quê quyen
thuộc.Và cũng chính lúc nằm liệt giường ,được vợ chăm sóc ,anh mới cảm nhận được hết nỗi vất vả,sự tần
tảo,đức hy sinh của vợ.
- Nhĩ vô cùng khao khát được một lần được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông,nơi quá gần gũi nhưng giờ lại đã
trở nên xa vời với anh.
- Nhĩ đã chiêm nghiệm được một quy luật, ý nghĩa của cuộc đời một cách sâu sắc .
II,Phân tích:

§ 26 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
(Lê Minh Khuê)
I,Tóm tắt:
“Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường
Sơn.Họ gồm có 2 cô gái rất trẻ là Định và Nho,còn tổ trưởng là chị Thao lớn tuổi hơn một chút.Nhiệm vụ của họ là
quan sát địch ném bom,đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom đạn địch gây ra,đánh dấu các vị trí bom chưa nổ và
phá bom.Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy ra cao điểm giữa ban ngày và máy bay
địch có thể ập đến bất kỳ lúc nào.Đặc biệt, họ phải bình tĩnh đối mặt với thần chết mỗi lần phá bom,mà công việc
này diễn ra hàng ngày,thậm trí mấy lần trong một ngày.Họ ở trong một cái hang,dưới chân cao điểm tách xa đơn
vị.Cuộc sống của họ nơi chiến trường giữa cao điểm dù khắc nghiệt,nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vi hồn
nhiên của tuổi trẻ,có những giây phút thanh thản,mơ mộng và đặc biệt là họ rất gắn bó,yêu thương nhau trong tình
đồng chí,đồng đội ,dù mỗi người một cá tính. Phương Định ,nhân vật kể chuyện là nhân vật chính,là một cô gái giàu
cảm xúc,hay mơ mộng,hồn nhiên và luôn nhớ về những kỷ niệm của tuổi thiếu nữ,với gia đình và thành phố thân
yêu của mình.Ở phần cuối,truyện tập trung miêu tả hành động và tâm trạng cảu các nhân vật,mà chủ yếu là nhân vật
Phương Định ,trong một lần phá bom,Nho bị thương và sự lo lắng ,săn sóc của hai người đồng đội.”.
II,Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Phương Định trong lần phá bom.

Tâm lý nhân vật Phương Định trong 1 lần phá bom được miêu tả rất cụ thể và sinh động,tinh tế đến từng cảm
giác,ý nghĩ dù chỉ là thoáng trong giây lát.Mặc dù đã rất quen với công việc nguy hiểm này,thậm trí có ngày phải
phá tới năm quả bom,nhưng mỗi lần vẫn là một sự thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác.Từ khung cảnh và
không khí chứa đầy sự căng thẳng,đến cảm giác là “các anh cao xạ” ở trên kia đang dõi thep từng động tác ,cử chỉ
của mình,để rồi lòng dũng cảm của cô được kích thích bởi sự tự trọng : “Tôi đến gần quả bom.Cảm thấy có ánh mắt
các chiến sĩ dõi theo mình,tôi không sợ nữa.Tôi sẽ không đi khom.Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom ,khi có
thể đàng hoàng mà bước tới”. Ở bên quả bom,kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ,từng cảm giác từng cảm giác của
con người cũng trở nên sắc nhọn hơn : “Thỉnh thoảng lưỡi sẻng chạm vào quả bom.Một tiếng động sắc đến gai
người cứa vào da thịt tôi.Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm.Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom
nóng.Một dấu hiệu chẳng lành”.Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×