Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 3 - 5 tuổi doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.39 KB, 5 trang )

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 3 - 5 tuổi
Trong chế độ ăn uống của trẻ từ 3 đến 5 tuổi, bạn nên cho trẻ dùng loại sữa ít
béo thay vì dùng sữa nguyên kem. Bữa ăn của trẻ tương tự như của người lớn,
gồm ba bữa chính và hai bữa phụ/ngày.


Về chất: Các nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo cũng giống như nhu
cầu dinh dưỡng của các thành viên khác trong gia đình.



Về lượng: Khẩu phần ăn của từng trẻ khác nhau, tùy theo độ tuổi. Trẻ cần đảm bảo
các nhóm thực phẩm cơ bản sau:

Tinh bột: Gạo, bánh mì, ngũ cốc; rau; hoa quả; sữa, sữa chua và pho mát; các loại thịt
(bò, lợn, thịt gia cầm ); cá; trứng; đỗ quả, đỗ hạt.


Những thực phẩm giàu thực phẩm giàu tinh bột

Lập biểu đồ tăng trưởng sẽ giúp bạn kiểm soát được quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng
cho cơ thể của trẻ (có thể xin bác sĩ nhi khoa hoặc trạm y tế phường, xã). Khi con bạn
cần bổ sung thêm năng lượng, trẻ sẽ ăn một cách tự giác. Bạn hãy để trẻ ăn theo nhu
cầu và ngừng ăn khi cảm thấy no. Trẻ sẽ biết khi nào cơ thể cần thức ăn gì và cần ăn
bao nhiêu. Bạn là người cung cấp các loại thức ăn dinh dưỡng, còn trẻ có quyền quyết
định là sẽ ăn gì và ăn bao nhiêu.

Trong chế độ ăn uống của trẻ từ 3 đến 5 tuổi, bạn nên cho trẻ dùng loại sữa ít béo thay
vì dùng sữa nguyên kem. Bữa ăn của trẻ tương tự như của người lớn, gồm ba bữa
chính và hai bữa phụ/ngày. Bạn có thể cho trẻ dùng khoảng 450 – 700ml sữa (hoặc các
sản phẩm từ sữa) cùng với 100 – 150ml nước hoa quả mỗi ngày, đồng thời khuyến


khích trẻ hình thành những thói quen ăn uống tốt về sau.

Ngoài ra, bạn cần cố gắng dạy trẻ cách dùng cốc thay vì dùng bình, hạn chế dùng
nước ngọt, các loại nước hoa quả đóng chai và bột ngũ cốc có đường, khoai tây rán
hoặc kẹo, vì các thực phẩm này chứa hàm lượng dinh dưỡng thấp. Bạn cũng nên tránh
cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm dễ khiến trẻ bị hóc (nghẹn) như: cà rốt chưa chín
nhừ, lạc (đậu phộng), nho nguyên quả, ngô, kẹo cứng hoặc kẹo cao su, thịt miếng to

Nếu thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, trẻ sẽ tránh được các bệnh như béo phì, còi
xương và đái tháo đường.

Để con bạn khỏe mạnh, hãy khuyến khích trẻ:

- Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, làm đa dạng thêm bữa ăn.

- Cân đối giữa chế độ ăn uống và hoạt động thể chất.



- Ăn nhiều các sản phẩm làm từ ngũ cốc, hoa quả và rau.

- Thực hiện chế độ ăn uống chứa đường, muối, chất béo hợp lý.

- Chọn chế độ ăn uống cung cấp đủ canxi và sắt để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của
cơ thể.
Để giúp trẻ thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng thì các thói quen ăn uống lành mạnh và
luyện tập thể dục, thể thao nên là những hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống
hàng ngày của gia đình.

Khi tất cả các thành viên trong gia đình cùng thực hiện theo chế độ đó, con bạn sẽ dễ

dàng tham gia hơn là để một mình trẻ thực hiện. Bạn cũng nên chuẩn bị các bữa ăn gia
đình với hàm lượng chất béo và năng lượng thấp, các bữa ăn nhẹ có lợi cho sức khỏe,
sữa tách váng, hoặc các đồ uống ít đường. Bạn nên tránh dùng thường xuyên các món
tráng miệng, hoặc bữa ăn nhẹ chứa nhiều năng lượng như khoai tây chiên, đồ uống có
ga hoặc kem.

Chất béo, dầu và đường



Chế dộ dinh dưỡng của trẻ không nên chứa quá 30% chất béo. Và bạn không nên sử
dụng quá thường xuyên chất béo no có chứa trong thịt, các sản phẩm từ sữa, dầu cọ
và dầu dừa.

Chất béo no sẽ làm tăng hàm lượng cholestrol trong máu nhiều hơn là chất béo không
no (có chứa trong dầu ô liu, dầu lạc hoặc các chất béo trong dầu thực vật như: dầu hoa
hướng dương, dầu bắp, dầu đậu nành và các loại dầu khác. Nên sử dụng các chất béo
no ít hơn 10% tổng năng lượng mỗi ngày.

Đường cung cấp nguồn năng lượng lớn, nhưng giá trị dinh dưỡng lại thấp. Đường gồm
đường trắng, đường hoa mai, si-rô bắp, mật ong, mật đường và các thực phẩm khác
như kẹo, nước ngọt, mứt…

Hãy tăng cường chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ

Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây để giới hạn lượng chất béo, đường
trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ:

- Dùng thịt nạc và các sản phẩm làm từ sữa ít béo hoặc đã tách bơ.


- Sử dụng các loại dầu thực vật có chất béo không no hoặc các loại bơ làm từ dầu thực
vật.

- Đọc kỹ nhãn các thực phẩm đóng chai, lọ, hộp để kiểm tra hàm lượng chất béo chứa
trong đó.

- Hạn chế dùng các loại thực phẩm chứa hàm lượng lớn các loại dầu chứa chất béo no
và các thực phẩm ngọt từ đường.


×