Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chứng Viêm Ngoại Tâm Mạc Trong nhà thương ở lầu tim mạch, lâu lâu lại có pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.41 KB, 5 trang )

Chứng Viêm Ngoại Tâm Mạc

Trong nhà thương ở lầu tim mạch, lâu lâu lại có một trường hợp bệnh
nhân bị chứng viêm ngoại tâm mạc nói chung (pericarditis) và bị hội chứng
Dressler nói riêng.
Hội chứng Dressler
Hội chứng Dressler là một biến chứng có thể xẩy ra sau khi bệnh nhân
bị lên cơn tim kích hay sau khi giải phẫn tim.
Hội chứng này xẩy ra khi cái bịch hay màng bao quanh tim
(pericardium) bị viêm. Đây được coi như là một phản ứng hệ thống miễn
dịch gây nên. Hội chứng này có thể xuất hiện vài ngày hay vài tuần sau khi
tim bị thương tổn. Hội chứng Dressler gây nóng sốt, đau ngực làm cho
người bệnh có cảm tưởng lại bị một cơn tim kích nữa.
Hội chứng này đôi khi được gọi là hội chứng sau khi mổ tim và hậu
nhồi máu cơ tim.
Với cách trị liệu tiến bộ hiện tại, hội chứng này đã ít thấy xảy ra. Nó
thường được điều trị bằng thuốc giảm viêm.
Triệu chứng
Nhưng triệu chứng thường thấy sau khi giải phẫu tim, một cơn tim
kích hay thương tổn đến tim như sau: đau ngực, thở gấp hay đau khi thở
viêm màng phổi, nóng sốt, và đau vai trái.
Điều trị - Với các trường hợp nhẹ, thì nhiều khi nghỉ ngơi cũng đủ.
Nếu nặng hơn thì cần dùng thuốc để làm giảm viêm vùng quanh tim.
Thuốc gồm:
- Aspirin
- Những thuốc kháng viêm không chứa steroids (NSAIDs). Những
thuốc này ngăn chặn diếu tố cyclooxygenase (COX). Đây là diếu tố gây tạo
prostaglandin, một loại giống như hormon liên hệ đến viêm và đau nhức.
- Nếu đau mạnh hơn thì thuốc trị đau có á phiện có thể cho dùng trong
một thời gian ngắn.
- Corticosteroids. Những thuốc loại này gồm prednisone, một loại


thuốc bắt chước tác dụng của một vài hormon trong cơ thể như cortisone
(phóng thích bởi tuyến thượng thận). Khi viêm sưng dấy lên, thì lượng
cortisone thêm vào dưới dạng corticosteroid sẽ giúp chấn áp viêm, và do đó
làm giảm hội chứng Dressler. Tuy nhiên corticosteroid có thêm tác dụng bất
lợi, và nguy cơ bị viêm dội lại sau khi ngưng dùng corticosteroids.
- Colchicine. Trong trường hợp cơ thể đề kháng sau nhiều lần bị viêm
ngoại tâm mạc (pericarditis), thì một loại thuốc trấn viêm khác được dùng là
colchicinẹ Colchicine là thuốc có chỉ định chính để điều trị thống phong
(gout).
Nhập bệnh viện
Nếu biến chứng quá nặng xảy ra thì bệnh nhân cần nhập viện.
Có nhiều nguyên nhân do biến chứng tạo ra khiến bệnh nhân cần nhập
viện.
(1) Dịch tích tụ quanh màng tim (cardiac tamponade), đè ép lên tim và
làm giảm khả năng bơm của tim. Trường hợp này thì bệnh nhân có thể cần
được lấy/hút dịch ra bằng phương pháp dùng kim chọc ngoại tâm mạc
(periocardiocentesis).
(2) Viêm dầy ngoại tâm mạc (constrictive pericarditis), khi ngoại tâm
mạc viêm bị viêm nhiều lần quá làm màng này bị dầy và hoá sẹo, do đó
bệnh nhân cần phải qua một cuộc giải phẫu để lấy đi tất cả cái màng quanh
tim (pericardiectomy) vì nó đã quá cứng và làm suy giảm chức năng tim.
(3) Ngoài ra sưng màng bao quanh phổi (viêm phế mạc = pleurisy)
hay
(4) Dịch tràn đầy trong xoang phổi (tràn dịch phế mạc = pleural
effusion) cũng là những biến chứng cần phải nhập viện.
Viêm ngoại tâm mạc
Theo một bài viết trên báo Y khoa Circulation, thì biến chứng gây
viêm ngoại tâm mạc cấp tính là do từng cơn sưng màng bao tim gây nên, và
nó có thể xẩy ra từ 15% đến 32% trường hợp. Phương pháp phòng ngừa
chưa được ấn định rõ, những phương pháp để điều trị cho tới nay gồm dùng

thuốc trị đau nhức không chứa steroid (NSAIDs), corticosteroids, thuốc áp
chế hệ miễn nhiễm, colchicine, và phương pháp cắt bỏ ngoại tâm mạc hay dễ
hiểu hơn, gọi là cắt bỏ màng bao quanh tim (pericardiectomy).
Colchicine - Nói riêng về colchicine, một nghiên cứu quốc tế trên 51
bệnh nhân được cho dùng colchicine để ngăn ngừa tái phát và được theo dõi
trong 10 năm sau đó.
Kết luận của bài viết này trong Circulation cho rằng colchicine có rất
nhiều hứa hẹn dùng như một trị liệu hỗ trợ cho điều trị chuẩn, và có thể còn
được dùng như thuốc lựa chọn đầu tiên để trị liệu chứng viêm ngoại tâm
mạc không có nguyên nhân rõ rệt (vô căn hay tự phát). Liều colchicine trong
các thử nghiệm nói chung là 1mg/một ngày và dùng chung với
corticosteroids (có liều giảm dần trong vòng hai tháng). Thời gian dùng
thuốc colchicine trong nghiên cứu ít nhất là một năm. Trong trường hợp nhẹ,
colchicine có thể dùng ngay lúc đâu với ibuprofen (NSAIDs). Cơ chế tác
dụng của colchicine để ngăn ngừa viêm ngoại tâm mạc chưa được hiểu rõ.
Thuốc dễ dung nạp với liều này, phản ứng phụ đường tiêu hóa không đáng
kể.

Ds Trịnh Nguyễn Đàm Giang

×