Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cơn Đau Tim - Co Động Mạch Vành docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.86 KB, 4 trang )


Cơn Đau Tim - Co Động
Mạch Vành



MDA-LDL là viết tắt của chất Malondialdehyde-modified Low-
Density Lipoprotein.
Bài này tìm hiểu liên hệ giữa mức MDA-LDL vơí tảng trong động
mạch vành khi bị đau ngực do co cứng động mạch vành. Tức là muốn biết
cơ nguyên của hội chứng co động mạch vành trong trường hợp bị co cứng
động mạch vành cấp tính so vơí trường hợp động mạch vành bị bóp khi bị
đau ngực co lan toả động mạch vành.
Thử nghiệm bằng cách rút máu từ gốc động mạch chủ và xoang động
mạch vành (coronary sinus) trước khi bơm chất acetylcholine làm co động
mạch vành bên trái.
Thử nghiệm cho 64 bệnh nhân. Tỉ lệ động động mạch chủ co ở một
chỗ rõ ràng hơn hiện tượng co động mạch vành lan toả. Đồng thơì có sự
khác biệt khi lượng MDA-LDL xuống thấp ở xoang động mạch vành so vơí
động mạch chủ. Sự cách biệt là dấu ấn của hiện tượng đông máu động mạch
vành. Mức MDL-LDL ở động mạch vành co tại một điểm cao hơn ở động
mạch vành co lan toả. Tỉ lệ khối lượng tảng động mạch vành tăng cao cùng
vơí độ co động mạch vành là nguyên nhân gây nguy cơ đau ngực động mạch
vành cấp tính (Nguồn: Shigemasa Taniab và csv, Int Journal of Cardiology,
135: 202, 2009).


Trong một nghiên cứu khác, Paul Hovoet và các csv đăng trong báo
JAMA, 281: 1718, 1999, cho biết MDA-LDL là dấu ấn của hội chứng động
mạch vành cấp tính.
Các tác giả cho biết MDA-LDL chứ không phải Troponin I hay C-


reactive protein, đóng vai trò quan trọng phân biệt chứng đau ngực ổn định
(stable) so vơí chứng đau ngực không ổn định (unstable).
Các tác giả cho rằng tổng hợp cách đo MDA-LDL và Troponin giúp
phân biệt cơn đau tim động mạch vành ổn định so vơí cơn đau tim động
mạch vành không ổn định.

Thay đổi MDA-LDL là do chấn thương nội mô động mạch vành và
tảng động mạch vành chuyển động, trong khi troponin I thay đổi là do cơ tim
bị chấn thương.
Bs Trần Mạnh Ngô

×