Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.86 KB, 3 trang )

PHÒNG GD – ĐT U MINH
TRƯỜNG THCS HUỲNH PHAN HỘ
THAM LUẬN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
MÔN: TOÁN THCS
1. Thuận lợi:
- Sách giáo khoa mới được biên soạn theo hướng tích cực hoá các hoạt động
của học sinh.
- Đa số giáo viên được qua các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp, có kiến
thức, phương pháp vững vàng.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục. Đặc biệt là sự quan
tâm của lãnh đạo trường.
2. Khó khăn:
Một số giáo viên còn ngại trao dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, chưa tiếp
cận tốt với các phương tiện dạy học hiện đại cũng như chưa thật sự đphương pháp
dạy học
Phân phối chương trình toán cấp THCS do Sở giáo dục đào tạo ban hành còn
nhiều tiết ghép đôi giữa bài mới và luyện tập gây khó cho giáo viên khi soạn giảng.
Sách giáo khoa mới phù hợp cho các phương tiện dạy học hiện đại: Máy vi tính,
máy chiếu … nhưng sự đầu tư của các cấp lãnh đạo chưa kịp thời cũng gây không
ít khó khăn cho giáo viên khi đổi mới phương pháp. Mặc dù giáo viên có cố gắng
trong việc sử dụng các thiết bị dạy học tự làm: Bảng phụ,… nhưng nhìn chung giáo
viên tự làm còn chưa nhiều.
Khi được tham gia các lớp tập huấn bản thân giáo viên chúng tôi chưa được các
báo cáo viên hướng dẫn đổi mới phương pháp cụ thể vào tình hình thực tế của địa
phương như: Dạy mẫu, dạy minh họa,…
3. Kinh nghiệm thực tế:
Việc thay đổi cách dạy và cách học là cần thiết, nhưng sẽ không thực hiện
được nếu như chương trình học vẫn còn quá nặng như hiện nay.Với quy định chỉ 4
tiết toán/ tuần, thì thầy và trò chỉ có cách "dạy nhồi" và "học nhét" mà thôi. Chương
trình ở bậc THCS được thiết kế qúa nhiều môn học trong cùng một thời gian (hàng
tuần đều có 13 môn học) làm cho học sinh rất căng thẳng và mệt mỏi, và vì thế việc


nẩy sinh ra môn chính, môn phụ là điều không tránh khỏi. Ấy thế mà nhiều người
cũng kiến nghị nên đưa vào chương trình nhiều nội dung hơn nữa như: Chống tham
nhũng, giáo dục giới tính, luật giao thông, bảo vệ môi trường, truyền thông y tế,
thậm chí còn đưa vào trò chơi dân gian Có lẽ phải quan niệm lại thế nào là giáo
dục toàn diện?.
Theo tôi những vấn đề trên cần phải đưa sao thật nhẹ nhàng, phù hợp từng
thời điểm học tập của học sinh tránh gây mệt mỏi cho các em trong quá trình học
tập.
4. Kết quả đạt được:
- Nhìn chung khi học sinh có học lực từ trung bình trở lên tiếp thu kiến thức
theo sách giáo khoa mới dễ dàng.
- Còn đối với học sinh yếu kém thì không thể theo kịp nội dung bài giảng của
giáo viên.
5. Bài học thực tế:
Những đối tượng học sinh mất kiến thức cơ bản ở trường tôi bắt buộc học phụ
đạo vào những buổi ngoại khóa.
6. Giải pháp:
Cần có biện pháp kiểm tra đánh giá thật sự hợp lý đối với học sinh được công
nhận học hết chương trình tiểu học. Đặc biệt là đối với môn Toán, vì sau khi xong
chương trình tiểu học nhiều em chưa có khả năng thực hiện bốn phép toán cơ bản,
bảng cửu chương chưa nắm vững.
7. Đề xuất, kiến nghị:
Vấn đề ở đây không phải là nội dung kiến thức quá khó, quá cao siêu mà là
vì thời lượng quá ít. Không thể tăng thời lượng lên (vì chỉ học một buổi trong một
ngày) nên giáo viên phải tranh thủ dạy nhanh cho kịp chương trình mặc kệ những
học sinh yếu kém. Theo tôi thì cần tăng số tiết Toán ở cấp THCS lên có như vậy thì
giáo viên mới có điều kiện rèn luyện kỹ năng cho học sinh đạt hiệu quả.
Cần điều chỉnh lại PPCT đã ban hành bằng cách tách rõ tiết lý thuyết và tiết
luyện tập. Có như vậy thì thuận lợi hơn cho giáo viên trong công tác soạn giảng.
Cần tổ chức nhiều hội thảo cấp Phòng, cấp Sở có đông đảo giáo viên trực tiếp

giảng dạy để trao đổi tìm phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao.
Tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội dự lại các giờ dạy của giáo viên đạt tiết
dạy giỏi vòng tỉnh trở lên đê học hỏi phương pháp, trao dồi chuyên môn nghiệp vụ.
Các sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên được Giám đốc Sở GD&ĐT công
nhận cần được đăng tải trên trang website của Sở GD&ĐT để giáo viên trong toàn
tỉnh có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các sáng kiến này.
Ban Giám Hiệu phải luôn quan tâm, đôn đốc và thường xuyên tổ chức các
chuyên đề để rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy. Tập huấn cho
giáo viên về các phương pháp giảng dạy hiện đại. Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất
phục vụ cho dạy và học.
Tóm lại: để đổi mới được phương pháp giảng dạy thì phải đổi mới nhiều mặt
: cơ sở vật chất, học liệu, phương pháp giảng dạy, phương pháp học. Thiếu một
trong các yếu tố trên thì việc đổi mới sẽ không thành công. Tất nhiên không thể
một sớm một chiều có thể thực hiện ngay được. Phải có sự đồng lòng từ Ban Giám
Hiệu , Giáo Viên kết hợp với sự liên kết, hợp tác với các trường THCS trong khu
vực nhất định sẽ thành công.
Khánh An, ngày 15 tháng 3 năm 2010
Người viết
Dương Văn Điệp

×