Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

BÀI TIỂU LUẬN TỔNG HỢP AXIT AXETIC ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.9 KB, 21 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HOÀ
KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

BÀI TIỂU LUẬN
TỔNG HỢP AXIT AXETIC
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Huyền
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Bảo Nhiệm
Dương Văn Dũng
Lê Quốc Nam
Lớp: CĐ HN32B
Tuy Hoà, Tháng 4 Năm 2011
Nhận xét của giáo viên
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………


……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………

Đề tài Tổng hợp axit axetic – Môn Tổng hợp hữu cơ hóa dầu – Trang 2/21
……………………………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………….………………………
PHỤC LỤC
Các phản ứng hóa học 7
Hóa sinh 7
1.5.2 Sản xuất este 8
1.5.3 Sản xuất exetic anhydrit 8
1.5.4 Giấm 8
1.5.5 Làm dung môi 9
1.5.6 Các ứng dụng khác 9
1.6.1 Carconyl hóa metanol 9
1.6.2 Ôxy hóa axetaldehyt 10
1.6.3 Ôxy hóa etylen 10
1.6.4 Lên men ôxy hóa 11

1.6.5 Lên men kỵ khí 11
MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp hoá chất ngày càng phát triển, sản phẩm hoá chất luôn luôn là nhu cầu
cấp thiết của con người trong cuộc sống, để đạt được điều đó với mỗi lĩnh vực đều cần phải có
nguyên liệu và các sản phẩm liên quan.
Axit axetic là chất hữu cơ dạng lỏng, nó có nhiều ứng dụng phổ biến trong công nghiệp
hoá học và là sản phẩm hữu cơ cơ bản có vai trò khá quan trọng trong tổng hợp hữu cơ hoá dầu.
Ngày xưa con người đã biết sử dụng axit axetic làm dấm ăn. Hiện nay cùng với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật axit axetic được dùng vào các lĩnh vực khác nhau trong công nghiệp
như: sản xuất ra dược phẩm, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, ngoài ra nó còn là tiền chất để sản xuất
ra clo axêtíc axít
Do có tầm quan trọng như vậy nên nhu cầu sử dụng axit axetic là rất lớn đòi hỏi ngành sản
xuất axit axetic phải có bước phát triển với nhu cầu đó. Trong hai phương pháp sản xuất là
phương pháp vi sinh và phương pháp tổng hợp. Phương pháp vi sinh chỉ cho a xít có nồng độ thấp
năng xuất không cao còn phương pháp tổng hợp chiếm ưu thế hơn vì năng suất cao, nồng độ cao,
tinh chế dễ nhưng phải chi phí cho ban đầu lớn. Việc lựa chọn nguyên liệu cũng như công nghệ
sao cho phù hợp với điều kiện mà vẫn đảm bảo chất lượng yêu cầu. Một trong những phương
pháp sản xuất axit axetic là oxy hoá axetaldehyt trong pha lỏng có nhiều ưu điểm đóng góp vào
việc giải quyết nhu cầu cấp bách về Axit axêtic nồng độ cao của nước ta nói riêng và trên thế giới
nói chung. Điều đó góp phần vào việc xây dựng ngành công nghiệp hoá chất ngày càng phát triển.

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Huyền – Sinh viên thực hiên: Bảo Nhiệm, Văn Dũng, Quốc Nam- 3/21
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ AXIT AXETIC
1.1 Lịch sử của axit axetic
Năm 1847, nhà hóa học Đức Hermann Kolbe lần đầu tiên đã tổng hợp axit axetic từ các vật
liệu vô cơ. Chuỗi phản ứng này gồm quá trình clo hóa cacbon đisulfua thành cacbon tetrachlorua,
sau đó là quá trình nhiệt phân thành tetracloretylen và clo hóa trong nước tạo thành axit
tricloraxetic, và cuối cùng là phản ứng ôxy hóa khử vô cơ bằng cách điện phân tạo thành axit
axetic.
Năm 1910, hầu hết các axit axetic được sản xuất từ việc chưng cất gỗ từ sản phẩm trung gian

là rượu chưng cất từ gỗ. Loại rượu này cho tác dụng với canxi hydroxit tạo ra canxi axetat, sau đó
cho canxi axetat tác dụng với axit sulfuric thu được axit axetic. Lúc này, Đức sản xuất khoảng
10.000 tấn axit axetic băng, khoảng 30% số này được sản xuất thuốc nhuộm indigo.
1.2 Công thức hóa học
Axít axetic, hay còn gọi là etanoic, là một axít hữu cơ (Axit Cacboxylic), mạnh hơn axít
cacbonic. Phân tử gồm nhóm methyl (-CH
3
) liên kết với nhóm carboxyl (-COOH).

Đề tài Tổng hợp axit axetic – Môn Tổng hợp hữu cơ hóa dầu – Trang 4/21
Hình 1.2 Ba cách miêu tả cấu trúc của axít axetic
1.3 Tính chất vật lý
• Tên gọi:
 Danh pháp IUPAC: Acetic acid
 Tên hệ thống: Ethanoic acid
 Tên gọi khác: Acetyl hydroxit (AcOH), Hydro axetat (HAc), Ethylic acid, Axit
metanecarboxylic.
• Nhận dạng
 Số CAS: [64-19-7]
 PubChem: 176
 SMILES: O=C(O)C
 InChI: 1/C2H4O2/c1-2(3)4/h1H3,(H,3,4)
• Thuộc tính
Công thức phân tử C
2
H
4
O
2
Phân tử gam 60.05 g mol

-1
Bề ngoài Lỏng không màu
Tỷ trọng
1,049 g/cm
3
(l)
1,266 g/cm
3
(s)
Điểm nóng chảy 16,5 °C, 290 K, 62 °F
Điểm sôi 118,1 °C, 391 K, 245 °F
Độ hòa tan trong nước Có thể hòa tan hoàn toàn
Độ axít (pK
a
) 4,76 ở 25 °C

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Huyền – Sinh viên thực hiên: Bảo Nhiệm, Văn Dũng, Quốc Nam- 5/21
Độ nhớt 1,22 mPa·s ở 25 °C
• Cấu trúc
 Mômen lưỡng cực: 1,74 D (khí)
• Các hợp chất liên quan
Axit cacboxylic liên quan Axit formic, Axit propionic
Hợp chất liên quan
Acetamide, Ethyl axetat, Axetyl clorua, Axetic anhydrit,
Axetonitrile, Axetaldehyt, Etanol, Axit Thioaxetic, Natri axetat,
Kali axetat
• Các nguy hiểm
Phân loại của EU Có hại (Xn), Ăn mòn (C), Cháy (F).
NFPA 704
2 3 1

Chỉ dẫn R R10, R35
Chỉ dẫn S S1/2, S23, S26, S45
Điểm bắt lửa 43 °C
LD
50
3310 mg/kg, oral (rat)
1.4 Tính chất hóa học
Nguyên tử hidro (H) trong nhóm carboxyl (−COOH) trong các axit cacboylic như axit axetic
có thể cung cấp một ion H
+
(proton), làm cho chúng có tính chất axit. axit axetic là một axit yếu,
thuộc nhóm axit monoprotic, có K
a
bằng 4,75. Nó tạo ra gốc liên kết là axetat (CH
3
COO

). Dung
dịch 1,0 M (tương đương nồng độ giấm gia đình) có pH là 2,4, cho thấy chỉ 0,44% các phân tử
axit axetic bị phân ly.

Liên kết hai phân tử axit axetic, đường đứt nét thể hiện các liên kết hydro
Cấu trúc tinh thể của axit axetic cho thấy các phân tử nhị trùng liên kết bởi các liên kết
hiđrô. Các chất nhị trùng cũng có thể được phát hiện ở dạng hơi ở 120°C. Chúng cũng có mặt
trong phan lỏng trong các dung dịch loãng trong các dung môi không có liên kết hydro, và một
mức độ nhất định trong axit axetic tinh khiết, nhưng bị phá vỡ trong các dung môi có liên kết
hydro. Enthalpy phân ly của các chất này ước tính khoảng 65,0–66,0 kJ/mol, và entropy phân ly
khoảng 154–157 J mol
−1
K

−1
. Cách thức nhị trùng này cũng có thể hiện ở các axit cacboxylyc thấp
hơn khác.
Axit axetic lỏng là dung môi protic dính ướt (phân tử phân cực), tương tự như ethanol và
nước. Với hằng số điện môi trung bình khoảng 6,2, nó có thể hoà tan không chỉ trong các hợp

Đề tài Tổng hợp axit axetic – Môn Tổng hợp hữu cơ hóa dầu – Trang 6/21
chất phân cực như các muối vô cơ và các loại đường mà nó còn có khả năng hòa tan trong các
hợp chất không phân cực như dầu, và các nguyên tố như lưu huỳnh và iốt. Nó cũng có thể hòa
trộn với các dung môi phân cực và không phân cực khác như nước, chloroform, và hexan. Đối với
các ankan cao phân tử (từ octan trở lên) axit axetic không có khả năng trộn lẫn một cách hoàn
toàn, và khả năng trộn lẫn tiếp tục giảm khi số n-ankan càng lớn. Tính chất hòa tan và độ trộn lẫn
của axit axetic làm cho nó được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp.
• Các phản ứng hóa học
Axit axetic có thể ăn mòn các kim loại như sắt, mangan và kẽm sinh ra khí hydro và các muối
kim loại tương ứng gọi là các axetat. Nhôm khi tiếp xúc với ôxy sẽ tạo thành một màng mỏng
nhôm ôxít trên bề mặt làm cho nó có khả năng chống lại một cách tương đối sự ăn mòn của axit,
điều này cho phép các bình chứa bằng nhôm có thể dùng để vận chuyển axit axetic. Các axetat
kim loại cũng có thể được điều chế từ axit axetic và một bazo tương ứng, như phản ứng phổ biến
là "natri bicacbonat + giấm". Chỉ trừ crôm(II) axetat, thì hầu hết các axetat còn lại đều có thể hòa
tan trong nước.
Mg(r) + 2 CH
3
COOH(l) → (CH
3
COO)
2
Mg(dd) + H
2
(k)

NaHCO
3
(r) + CH
3
COOH(dd) → CH
3
COONa(dd) + CO
2
(k) + H
2
O(l)
Axit axetic có thể tạo các phản ứng hóa học đặc trưng của nhóm axit cacboxylic như tạo ra
nước và ethanoat kim loại khi phản ứng với kiềm; tạo ra ethanoat kim loại khi phản ứng với kim
loại; và tạo ra ethanoat kim loại, nước và cacbon dioxit khi phản ứng với các cacbonat và
bicacbonat. Phản ứng đặc trưng nhất là tạo thành ethanol, và tạo thành các dẫn xuất như axetyl
clorua bằng cách thay thế nhóm -OH bởi -Cl. Các dẫn xuất thay thế khác như anhydrit axetic;
anhydrit này được tạo ra theo phản ứng trùng ngưng rách phân tử nước từ hai phân tử của axit
axetic. Các este của axit axetic tương tự có thể được tạo ra bởi este hóa, và các amit. Khi nung
trên 440 °C, axit axetic phân hủy tạo ra cacbon dioxit và metan, hoặc tạo ra ethenon và nước.
Axit axetic có thể được nhận biết bởi mùi đặc trưng của nó. Phản ứng biến đổi màu đối với các
muối của axit axetic là cho tác dụng với dung dịch sắt(III) clorua, phản ứng này tạo ra màu đỏ
đậm sau khi axit hóa. Khi nung nóng các axetat với arsen trioxit tạo ra cacodyl oxit, chất này có
thể được nhận biết bởi các hơi có mùi hôi.
• Hóa sinh
Nhóm axetyl có gốc từ axit axetic, là thành phần cơ bản đối với sinh hóa học của tất cả các
dạng sống. Khi nằm trong coenzyme A, nó là trung tâm của sự trao đổi chất của các cacbohydrat
và mỡ. Tuy nhiên, nồng độ của các axit axetic tự do trong các tế bào ở mức thấp nhằm tránh phá
vỡ pH của các tế bào. Không giống với các axit cacboxylic mạch dài, (các axit béo), axit axetic
không có mặt trong các triglycerit tự nhiên. Tuy nhiên, các triglycerit nhân tạo như triacetin
(glycerin triacetat) là một phụ gia thực phẩm phổ biến, và được tìm thấy trong các loại mỹ phẩm

và thuốc đắp.
Axit axetic được sản xuất và chiết tách bằng vi khuẩn axit axetic, các vi khuẩn phổ biến là chi
Acetobacter và Clostridium acetobutylicum. Các vi khuẩn này được tìm thấy trên khắp thế giới

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Huyền – Sinh viên thực hiên: Bảo Nhiệm, Văn Dũng, Quốc Nam- 7/21
trong thức ăn, nước và đất, và do đó axit axetic thường được sản xuất từ trái cây và các thưc phẩm
hư khác. axit axetic cũng là một thành phần của chất nhờn âm đạo của người và các linh trưởng
khác, các chất này có tác dụng kháng khuẩn nhẹ.
1.5 Ứng dụng
Axit axetic là một chất phản ứng được dùng để sản xuất các hợp chất hóa học. Lượng sử dụng
riêng lẻ lớn nhất là để sản xuất momoner vinyl axetat, tiếp theo là sản xuất axetic anhydrit và
ester. Lượng axit axetic dùng để sản xuất giấm là rất nhỏ so với ở trên.
1.5.2 Sản xuất monome vinyl axetat
Ứng dụng chủ yếu của axit axetic là sản xuất monome vinyl axetate. Ứng dụng này tiêu thụ
khoảng 40% đến 45% sản lượng axit axetic trên thế giới. Phản ứng có sự tham gia của etylen với
ôxy và chất xúc tác là palladi.
2 H
3
C-COOH + 2 C
2
H
4
+ O
2
→ 2 H
3
C-CO-O-CH=CH
2
+ 2 H
2

O
Vinyl axetate có thể được polyme hóa tạo thành polyvinyl axetat hoặc thành các polyme khác ứng
dụng trong sơn và chất kết dính.
1.5.2 Sản xuất este
Các este chính sản xuất từ axit axetic được sử dụng chủ yếu làm dung môi cho mực, sơn và
chất phủ. Các este như ethyl axetat, n-butyl axetat, isobutyl axetat, và propyl axetat, chúng được
sản xuất một cách đặc biệt bằng phản ứng có xúc tác từ axit axetic và rượu tương ứng:
H
3
C-COOH + HO-R → H
3
C-CO-O-R + H
2
O, (R = nhóm ankyl tổng quát)
Tuy nhiên, hầu hết este axetat được sản xuất từ acetaldehyt bằng phản ứng Tishchenko. Thêm
vào đó, các ete axetat được sử dụng làm các dung môi để loại bỏ nitrocellulose, sơn acrylic, véc-
ni, và chất tẩy gỗ. Đầu tiên, glycol monoete được tạo ra từ etylene oxit hoặc propylen oxit với
rượu, sau đó chúng được este hóa với axit axetic. Ba sản phẩm chính là etylen glycol monoetyl ete
axetat (EEA), etylen glycol mono-butyl ete axetat (EBA), và propylen glycol mono-metyl ete
axetat (PMA). Ứng dụng này tiêu thụ khoảng 15% đến 20% sản lượng axit axetic thế giới. Các ete
axetat, ví dụ như EEA, được cho là có hại đối với sức khỏe sinh sản con người.
1.5.3 Sản xuất exetic anhydrit
Sản phẩm tách phân tử nước từ hai phân tử axit axetic tạo thành một phân tử gọi là axetic
anhydrit. Sản xuất axetic anhydrit trên thế giới là một ứng dụng chính chiếm khoảng 25% đến
30% sản lượng axit axetic toàn cầu. Axetic anhydrit có thể được sản xuất trực tiếp bằng cacbonyl
hóa metanol từ axit, và các nhà máy sản xuất theo công nghệ Cativa có thể được điều chỉnh để sản
xuất anhydrit.
Axetic anhydrit là một chất acetyl hóa mạnh. Vì vậy, ứng dụng chính của nó là tạo cellulose
acxtat, một chất dệt tổng hợp cũng được dùng trong phim chụp ảnh. Axetic anhydrit cũng là một
chất phản ứng dùng để sản xuất aspirin, heroin, và các hợp chất khác.

1.5.4 Giấm

Đề tài Tổng hợp axit axetic – Môn Tổng hợp hữu cơ hóa dầu – Trang 8/21
Ở dạng giấm, các dung dịch axit axetic (nồng độ khối lượng của axit 4% đến 18%) được dùng
trực tiếp làm gia vị, và cũng làm chất trộn rau và trong các thực phẩm khác. Giấm ăn (table
vinegar) thì loãng hơn (4% đến 8%), trong khi loại giấm trộn thương mại thì nồng độ cao hơn.
Lượng axit axetic dùng làm giấm không chiếm tỉ lệ lớn trên thế giới, nhưng là một ứng dụng nổi
tiếng và được dùng từ rất lâu.
1.5.5 Làm dung môi
Axit axetic băng là một dung môi protic phân cực tốt như đề cập ở trên. Nó thường được dùng
làm dung môi tái kết tinh cho các hợp chất hữu cơ tinh khiết. axit axetic tinh khiết được dùng làm
dung môi trong việc sản xuất axit terephthalic (TPA), một nguyên liệu thô để sản xuất polyetylen
terephthalat (PET). Năm 2006, khoảng 20% axit axetic được dùng để sản xuất TPA.
Axit axetic thường được dùng làm dung môi cho các phản ứng liên quan đến cacbocation, như
Friedel-Crafts alkylation. Ví dụ, một giai đoạn trong sản xuất long não tổng hợp thương mại liên
quan đến sự tái sắp xếp Wagner-Meerwein của tạo amfen isobornyl axetat; ở đây axit axetic đóng
vai trò vừa là dung môi, vừa là chất ái nhân để giữ carbocation tái sắp xếp. axit axetic là dung môi
tự chọn khi giảm một nhóm nitơ aryl tạo anilin bằng cách sử dụng cacbon mang palladi.
Axit axetic băng được sử dụng trong hóa phân tích để ước tính các chất có tính kiềm yếu như
các amit hữu cơ. axit axetic băng có tính bazơ yếu hơn nước, vì vậy amit ứng xử như một bazơ
mạnh trong dung dịch axit trung bình này. Sau đó nó có thể được chuẩn độ bằng cách sử dụng
một dung dịch axit axetic băng của một axit rất mạnh như axit percloric.
1.5.6 Các ứng dụng khác
Các axit axetic loãng cũng được dùng tạo độ chua nhẹ. Ví dụ như trong quy mô gia đình, nó
được dùng làm chất tẩy cặn vôi từ vòi nước và ấm đun nước.
Các dung dịch axit axetic băng loãng có thể được dùng trong các phòng thí nghiệm lâm sàng
để dung giải các hồng cầu cũng như đếm bạch cầu. Một ứng dụng lâm sàng khác là dung giải các
hồng cầu, mà có thể làm mờ các thành phần quan trọng khác trong nước tiểu khi phân tích dưới
kính hiển vi.
1.6 Điều chế

Axit axetic được sản xuất theo cả hai phương pháp sinh học và tổng hợp. Ngày nay, lượng axit
sản xuất theo phương pháp sinh học chỉ chiếm khoảng 10% sản lượng thế giới, nhưng nó vẫn là
một phương pháp quan trọng dùng để sản xuất giấm, theo các luật về độ tinh khiết thực phẩm ở
một số quốc gia quy định rằng giấm sử dụng trong thực phẩm phải có nguồn gốc từ sinh học.
Khoảng 75% axit axetic được sản xuất công nghiệp được dùng để sản xuất theo phương pháp
cacbonyl hóa metanol. Khoảng 15% còn lại được sản xuất từ các phương pháp thay thế khác.
Tổng sản lượng axit axetic giấm ước tính khoảng 5 triệu tấn/năm, khoảng nửa trong số đó được
sản xuất ở Hoa Kỳ. Sản lượng ở châu Âu khoảng 1 triệu tấn/năm và đang giảm, trong khi đó Nhật
Bản sản xuất khoảng 0,7 triệu tấn/năm. Khoảng 1,5 triệu tấn được tái chế hàng năm, nâng tổng
sản lượng trên thị trướng thế giới lên 6,5 triệu tấn/năm. Hai nhà sản xuất axit axetic giấm lớn nhất
là Celanese và Công ty hóa BP. Các nhà sản xuất lớn khác như Millennium Chemicals, Sterling
Chemicals, Samsung, Eastman, và Svensk Etanolkemi.
1.6.1 Carconyl hóa metanol
Hầu hết axit axetic giấm được sản xuất bằng phương pháp cacbonyl hóa metanol. Trong quy
trình này, metanol và cacbon monoxit phản ứng với nhau tạo ra axit aextic theo phương trình:
CH
3
OH + CO → CH
3
COOH

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Huyền – Sinh viên thực hiên: Bảo Nhiệm, Văn Dũng, Quốc Nam- 9/21
Quá trình này liên quan đến chất trung gian iodometan, và diễn ra theo 3 bước. Chất xúc tác,
thường là phức chất kim loại, được dùng trong bước 2.
1. CH
3
OH + HI → CH
3
I + H
2

O
2. CH
3
I + CO → CH
3
COI
3. CH
3
COI + H
2
O → CH
3
COOH + HI
Bằng cách theo thế các điều kiện phản ứng, anhydrit axetic cũng có thể được tạo ra trong từ
các vật liệu này. Bởi vì cả metanol và cacbon monoxit đều là các hàng hóa nguyên liệu, cacbonyl
hóa metanol trong một thời gian dài là phương pháp sản xuất axit axetic được ưa chuộng. Henry
Drefyus ở British Celanese đã xây dựng một nhà máy sản xuất theo phương pháp này vào năm
1925. Tuy nhiên do thiếu các vật liệu có thể chứa các hợp chất gây ăn mòn ở áp suất cao (khoảng
200 atm hoặc hơn) đã không được khuyến khích thương mại hóa phương pháp này. Phương pháp
cacbonyl hóa metanol thương mại đầu tiên, sử dụng chất xúc tác coban, đã được công ty hóa chất
Đức BASF phát triển năm 1963. Năm 1968, chất xúc tác gốc rhodi (cis−[Rh(CO)
2
I
2
]

) được phát
hiện có thể vận hành một cách hiệu phả ở áp suất thấp mà hầu như không có sản phẩm phụ. Nhà
máy đầu tiên cử dụng chất xúc tác này được công ty hóa chất Hoa Kỳ Monsanto xây dựng năm
1970, và cacbonyl hóa metanol với xúc tác rhodi trở thành một phương pháp phổ biến dùng để

sản xuất (xem công nghệ Monsanto). Vào cuối thập niên 1990, Công ty hóa chất BP thương mại
hóa chất xúc tác Cativa ([Ir(CO)
2
I
2
]

), được chết từ rutheni. Công nghệ Cativa dùng chất xúc tác
iridi này sạch hơn và hiệu quả hơn và đã thay thế phần lớn công nghệ Monsanto, thường dùng
trong cùng một nhà máy sản xuất.
1.6.2 Ôxy hóa axetaldehyt
Trước khi thương mại hóa công nghệ Monsanto, hầu hết axit aextic được sản xuất bằng cách
ôxy hóa axetaldehyt. Phương pháp này là phương pháp quaan trọng thứ hai vẫn còn được sử dụng
mặc dù nó không thể cạnh tranh với phương pháp carbonyl hóa metanol.
Axetaldehyt có thể được sản xuất bằng cách ôxy hóa butan hoặc naphtha nhẹ, hoặc hydrat
hóa etylen. Khi butan hoặc naphtha nhẹ được nung nó trong không khí có mặt các ion kim loại
khác nhau như mangan, coban, và crôm, peroxit và sau đó phân hủy tạo ra axit axetic theo phương
trình phản ứng:
2 C
4
H
10
+ 5 O
2
→ 4 CH
3
COOH + 2 H
2
O
Phản ứng đặc trưng là sự kết hợp của nhiệt độ và áp suất được đều chỉnh sau cho đủ nóng để

có thể giữ butan ở dạng lỏng. Các điều kiện phản ứng đặc trưng là 150 °C và 55atm. Các sản
phẩm phụ cũng có thể được tạo ra, như butanon, etyl axetat, axit formic, và axit propionic. Các
sản phẩm này cũng có giá trị thương mại, và các điều kiện phản ứng có thể được thay thế để tạo ra
số lượng sản phẩm nhiều hơn. Tuy nhiên, việc phân tách axit axetic ra khỏi hỗn hợp này làm cho
phương pháp này khá tốn kém.
Cùng các điều kiện và sử dụng các chất xúc tác tương tự trong việc ôxy hóa butan, axetaldehyt có
thể bị ôxy hóa bởi oxy trong không khí tạo ra axit axetic:
2 CH
3
CHO + O
2
→ 2 CH
3
COOH
Sử dụng các chất xúc tác hiện đại, phản ứng này có thể tạo ra axit axetic hơn 95%. Các sản
phẩm phụ là etyl axetat, axit formic, và formaldehyt đều có điểm sôi thấp hơn axit axetic nên sẽ
dễ tách chúng ra bằng cách chưng cất.
1.6.3 Ôxy hóa etylen
Axetaldehyt có thể được điều chế từ etylen theo phản ứng Wacker, và sau đó ôxy hóa như
nên bên dưới. Trong thời gian gần đây, việc chuyển đổi etylen thành axit axetic qua theo một

Đề tài Tổng hợp axit axetic – Môn Tổng hợp hữu cơ hóa dầu – Trang 10/21
bước, chi phí rẻ hơn đã được công ty Showa Denko thương mại hóa, công ty này đã xây dựng một
nhà máy oxy hóa etylen ở Ōita, Nhật Bản năm 1997. Quá trình này sử dụng chất xúc tác là kim
loại palladi với sự hỗ trợ của axit heteropoly như axit tungstosilicic. Nó được xem là một phương
pháp có thể cạnh tranh với phương pháp carbonyl hóa metanol đối với các nhà máy nhỏ hơn
(100–250 ngàn tấn/năm), tùy thuộc vào giá địa phương của etylen.
1.6.4 Lên men ôxy hóa
Trong lịch sử nhân loại, axit axetic, ở dạng giấm, đã được tạo ra từ các vi khuẩn axit axetic
thuộc chi Acetobacter. Khi cung cấp đủ ôxy, các vi khuẩn này có thể tạo ra giấm từ các thực phẩm

sinh cồn khác nhau. Các loại được sử dụng như rượu táo, rượu vang, và các loại ngũ cốc, gạo,
mạch nha hoặc khoai tây lên men. Phản ứng hóa học chung nhất do các vi khuẩn thực hiện là:
C
2
H
5
OH + O
2
→ CH
3
COOH + H
2
O
Dung dịch rượu loãng trộn với Acetobacter và giữ ở nơi thoáng khí, ấm sẽ tạo ra giấm trong
vòng vài tháng. Các phương pháp sản xuất giấm công nghiệp, người ta tăng tốc độ phản ứng bằng
cách cung cấp nhiều ôxy cho vi khuẩn.
Các lô giấm đầu tiên được sản xuất bằng phương pháp lên men có thể là lỗi trong quá trình
làm rượu vang. Nếu hèm rượu nho được lên men ở nhiệt độ quá cao, acetobacter sẽ phát triển lấn
án nấm men có mặt tự nhiên trong nho. Vì nhu cầu giấm cho mục đích ẩm thực, y tế, và vệ sinh
gia tăng, những người bán rượu nho học nhanh chóng cách sử dụng các vật liệu vô cơ khác để sản
xuất giấm trong các tháng hè nóng trước khi nho đã chính và sẵn sàng để sản xuất rượu vang.
Phương pháp này chậm, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thành công, khi những người bán
rượu không hiểu quá trình này.
[16]
Một trong những công nghệ thương mại hiện đại đầu tiên là "phương pháp nhanh" hoặc
"phương pháp Đức", đã được ứng dụng ở Đức năm 1823. Trong phương pháp này, quá trình lên
men diễn ra trong một tháp bọc bằng gỗ bào hoặc than. Các chất cung cấp cồn được cung cấp từ
trên đỉnh tháp, và không khí sạch được cung cấp từ dưới lên bằng thông khí tự nhiên hoặc bơn đối
lưu. Việc cung cấp không khí được cải thiên trong quá trình này làm giảm bớt thời gian điều chế
giấm từ vài tháng còn vài tuần.

[17]
Ngày nay, hầu hết giấm được sản xuất trong các thùng để ngầm được Otto Hromatka và
Heinrich Ebner sử dụng đầu tiên năm 1949.
[18]
Trong phương pháp này, rượu được lên men thành
giấm trong bồn được đảo liên tục, và ôxy được cung cấp bằng cách thổi bọt khí qua dung dịch. Sử
dụng các ứng dụng hiện đại của phương pháp này, giấm chứa 15% axit axetic có thể được đều
chết trong vòng 24 giờ, thậm chí đạt được độ giấm 20% trong vòng 60 giờ.
1.6.5 Lên men kỵ khí
Các loài vi khuẩn kỵ khí bao gồm cả thuộc chi Clostridium, có thể chuyển đổi đường thành
axit axetic một cách trực tiếp mà không cần phải qua bước trung gian là tạo thành etanol. Phản
ứng chung mà các vi khuẩn thực hiện có thể được biểu diễn:
C
6
H
12
O
6
→ 3 CH
3
COOH
Trên quan điểm của một nhà hóa học công nghiệp, một điểm đáng chú ý là các vi khuẩn
acetogen có thể tạo ra axit axetic từ các hợp chất chứa 1 cacbon như including metanol, cacbon
mônôxít, hay hỗn hợp của cacbon dioxit và hydro:
2 CO
2
+ 4 H
2
→ CH
3

COOH + 2 H
2
O
Khả năng Clostridium chuyển hóa trực tiếp các loại đường hoặc tạo ra axit axetic với chi phí
đầu vao thấp, có nghĩa rằng các vi khuẩn này có thể có khả năng tạo ra axit axetic hiệu quả hơn
phương pháp ôxy hóa etanol như Acetobacter. Tuy nhiên, vi khuẩn Clostridium íy chịu axit hơn

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Huyền – Sinh viên thực hiên: Bảo Nhiệm, Văn Dũng, Quốc Nam- 11/21
Acetobacter. Ngay cả hầu hết các chủng Clostridium chịu axit nhất có thể tạo ra giấm chỉ đạt vài
phần trăm axit axetic, so với các chủng Acetobacter có thể tạo ra giấm với nồng độ axit lên đến
hơn 20%. Hiện tại, chi phí để sản xuất giấm bằng Acetobacter vẫn cao hơn dùng Clostridium và
sau đó tách nó. Kết quả là, mặc dù vi khuẩn acetogenic đã được biết đến rộng rãi từ năm 1940,
việc sử dụng ở quy mô công nghiệp của loại vi khuẩn này vẫn còn giới hạn trong một vài ứng
dụng.
PHẦN 2. TỔNG HỢP AXIT AXETIC
2.1 Nguyên liệu chính
Nguyên liệu chính của quá trình tổng hợp này là axetandehit. Có công thức cấu tạo
CH
3
OH.
2.2 Cơ chế phản ứng
Quá trình oxy hóa axetanđehit để tạo thành axit axetic, xảy ra theo cơ chế tạo gốc tự do.
Trong đó, sinh ra sản phẩm trung gian là axit peaxetic (phương trình 3).

Đề tài Tổng hợp axit axetic – Môn Tổng hợp hữu cơ hóa dầu – Trang 12/21
Axit peaxetic sau đó có thể phản ứng với axetanđehit để tạo thành axetanđehit
monopeaxetat (AMP). AMP phân hủy nhanh chóng tạo thành axit axetic, nhờ quá trình chuyển vị
của gốc hiđrit trong phản ứng Baeyer-Villiger. Ngoài ra, còn xảy ra quá trình chuyển dịch gốc
metyl để tạo metyl format:
Quá trình chuyển dịch của nhóm anlkyl trở nên dễ dàng hơn nhiều, đối với các anđehit cao

hơn, đặc biệt là nếu có nhánh ở vị trí α.Giai đoạn ngắt mạch, trước tiên xảy ra theo hướng phản
ứng lưỡng tử, của các gốc axetylperoxy, tạo sản phẩm trung gian là tetraoxit:
Phản ứng trên, là nguồn gốc sinh ra hầu hết các sản phẩm phụ của quá trình oxy hóa
axetanđehit như: CO, CH
3
OH, HCHO và HCOOH. Sự oxy hóa không có xúc tác, có thể làm giảm
hiệu ứng cung cấp cho quá trình chuyển hóa axetanđehit, dẫn đến làm giảm tối thiểu nồng độ
CH
3
CHO cần duy trì trong môi trường phản ứng. Nó cũng giữ cho nồng độ các gốc axetyl peroxyt
ổn định ở mức thấp, bằng cách thúc đẩy phản ứng (3). Trong phản ứng không có xúc tác, cần đặc
biệt chú ý ngăn chặn nồng độ của AMP đạt tới giới hạn nổ.
Các phản ứng phân hủy gốc tự do, có thể trở nên quan trọng ở nhiệt độ cao hoặc khi nồng
độ oxy thấp:

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Huyền – Sinh viên thực hiên: Bảo Nhiệm, Văn Dũng, Quốc Nam- 13/21
Tốc độ của phản ứng đecacbonyl hóa tăng khi tăng nhiệt độ, tuy nhiên nó chỉ trở nên quan trọng,
khi oxy không đủ để lọc sạch các gốc axetyl (phương trình 2).
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng
2.3.1 Ảnh hưởng của nguyên liệu axetanđehit
Do CH
3
CHO dễ bị biến đổi thành parađehit. Vì vậy, mà làm cho sản phẩm của quá trình
không tinh khiết, có lẫn nhiều tạp chất, gây khó khăn cho việc tinh chế và làm sạch sản phẩm,
hiệu quả không cao.
Cùng một điều kiện oxy hóa và xúc tác, axetanđehit có thể bị biến đổi thành nhiều sản phẩm khác
nhau:
Để khắc phụ các hiện tượng này, ta phải khống chế nghiêm ngặt chế độ oxy hóa, dùng xúc
tác thích hợp và sử dụng axetanđehit > 99%, không quá 1% parađehit và anđehit crotonic.
Mặt khác, hàm lượng của axetanđehit có ảnh hưởng đến quá trình tạo thành axit peraxetic,

nếu hàm lượng axetanđehit trong thiết bị oxy hóa tăng lên quá mức, thì lượng peraxit tạo thành
giảm xuống, còn nếu
giảm hàm lượng CH
3
CHO, thì làm tăng lượng peraxit trong vùng phản ứng, vì giai đoạn 1 tạo
peraxit nhanh hơn giai đoạn 2. Điều này, dẫn đến sự tích tụ axit peraxetic, sẽ không có lợi cho quá
trình và dễ gây nổ.
Vì vậy, cần phải khống chế làm lượng axetanđehit thích hợp khi cho vào.
2.3.2 Oxy
Vận tốc oxy hóa không phụ thuộc vào nồng độ oxy mà chỉ phụ thuộc vào tốc độ hòa tan
khí O2 vào khối lỏng (yếu tố khuyếch tán khi chuyển oxy từ pha khí và pha lỏng).
2.3.3 Xúc tác
Xúc tác sử dụng cho quá trình oxy hóa CH3CHO, có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng và
hướng phản ứng theo chiều tạo sản phẩm chính và đảm bảo quá trình chảy qua tất cả giai đoạn với
vận tốc như nhau.
Các xúc tác như axetat của sắt, đồng, coban đều làm tăng nhanh quá trình oxy hóa
axetanđehit thành axit peraxetic, nhưng làm chậm tốc độ của giai đoạn tạo thành anhyđrit. Do đó,
một khối lượng axit peraxetic tích tụ lại trong thiết bị phản ứng dẫn đến tiếng nổ. Mặt khác, khi sử
dụng hỗn hợp axetat của đồng,coban) làm xúc tác và tiến hành trong môi trường dung môi là etyl
axetat, thì có thể nhận được axit axetic cùng với anhyđrit axetic, và hiệu suất anhyđrit axetic lớn
hơn, do etyl axetat có khả năng tạo hỗn hợp đẳng phí với nước, làm tách nước ra khỏi quá trình.
Điều này chứng tỏ, hiệu suất sản phẩm chính, phụ thuộc vào bản chất của xúc tác. Hiện nay, xúc
tác tốt nhất cho quá trình là axetat mangan và xúc tác hỗn hợp của axetat (mangan – coban), cho
hiệu suất sản phẩm chính cao, khắc phục được nhược điểm của các xúc tác đã kể trên, có khả
năng tái sinh axit peraxetic. Đặc biệt là hỗn hợp xúc tác của axetat (mangan – coban) có hoạt độ
và độ chọn lọc cao, do có sự tổ hợp tương trợ lẫn nhau.Hàm lượng xúc tác có mặt trong khối phản
ứng, có ảnh hưởng đến vận tốc oxy hóa. Khi tăng nồng độ xúc tác thì tốc độ phản ứng không tăng
hoặc tăng rất chậm. Giới hạn đã định là 0,05 đến 0,1% trọng lượng.
2.3.4 Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng, ảnh hưỏng đến quá trình oxy hóa axetanđehit. Nhiệt độ ảnh

hưởng đến nồng độ axit peaxetic, tức là ảnh hưởng đến vận tốc oxy hóa. Khi tăng nhiệt độ sẽ thúc
đẩy được các giai đoạn phản ứng, đặc biệt là phản ứng phân hủy axit peaxetic. Quá trình oxy hóa
pha lỏng axetanđehit thường được tiến hành trong khoảng nhiệt độ 60 ÷ 80
O
C. Nếu nhiệt độ thấp

Đề tài Tổng hợp axit axetic – Môn Tổng hợp hữu cơ hóa dầu – Trang 14/21
hơn sẽ dẫn tới quá trình tích tụ hợp chất axit peaxetic trong phản ứng và phát sinh hiện tượng nổ.
Nếu nhiệt độ tăng cao quá, tuy làm tăng tốc độ phản ứng chính, song cũng thúc đẩy các phản ứng
phụ, đặc biệt là phản ứng oxy hóa hoàn toàn axetanđehit, do chúng dễ bay hơi, đồng thời gây
nguy hiểm, vì hơi axetanđehit bay lên tạo với oxy hỗn hợp nổ trong giới hạn rộng. Do đó, việc
tăng nhiệt độ lại phải đi kèm với việc tăng áp suất. Để duy trì nhiệt độ trong thiết bị trong khoảng
như vậy, người ta phải giải nhiệt phản ứng bằng cách tiến hành oxy hóa trong thiết bị dạng tháp,
trong tháp có đặt các ống xoắn làm lạnh.
2.3.5 Áp suất
Nói chung, áp suất ít ảnh hưởng đến quá trình. Tuy nhiên, do axetanđehit là chất lỏng rất
dễ bay hơi, mà điều kiện làm việc đòi hỏi phải tiến hành trong pha lỏng, nên trên thực tế người ta
thường thực hiện quá trình ở áp suất 3 ÷ 4 at, để giữ cho axetanđehit ở trạng thái lỏng tại nhiệt độ
phản ứng (60 ÷ 75
O
C). Nếu sử dụng áp suất cao quá, sẽ gây tốn kém cho việc chế tạo thiết bị.
2.3.6 Lượng nước
Lượng nước trong thiết bị phản ứng có ảnh hưởng tới hiệu suất thu sản phẩm. Khi lượng
nước giảm,dẫn đến tăng quá trình tạo thành của sản phẩm phụ anhyđrit axetic, đồng thời hiệu suất
của sản phẩm chính giảm, do vận tốc của phản ứng thủy phân anhyđrit axetic giảm. Khi lượng
nước tăng, thì hàm lượng axit peraxetic tăng và hiệu suất sản phẩm chính tăng, tuy nhiên nếu
lượng nước tăng quá, sẽ làm pha loãng sản phẩm, gây khó khăn cho quá trình tinh chế sau này.
PHẦN 3. DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ TỔNG HỢP AXIT AXETIC
3.1 Thiết bị
3.1.1 Thiết bị chính

STT Tên thiết bị Vị trí Số lượng
1 Tháp oxi hóa 4 1
2 Tháp thu hồi (tháp tinh chế) 8,14 2
3 Thiết bị phản ứng 16 1

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Huyền – Sinh viên thực hiên: Bảo Nhiệm, Văn Dũng, Quốc Nam- 15/21
3.1.2 Thiết bị phụ trợ
STT Tên thiết bị Vị trí Số lượng
1 Tháp chuẩn bị xúc tác lỏng 1 1
2 Thừng chứa trung gian 2 1
3 Bể chứa andehit 3 1
4 Thiết bị ngưng tụ làm lạnh 5,11 2
5 Thiết bị phân ly 6 1
6 Bộ lọc khí 7 1
7 Thiết bị đun sôi 9,13 2
8 Thiết bị ngưng tụ hồi lưu 10,15,19 3
9 Bộ phận thu gom axit 12 1
10 Bộ phận bốc hơi 17 1
11 Tháp đệm 18 1
12 Bơm 20 1
3.2 Mô tả dây chuyền công nghệ tổng hợp axit axetic
Dung dịch xúc tác được chuẩn bị trong thiết bị (1), bằng cách hòa tan axetat mangan trong
axit axetic. Dung dịch này, cho qua thùng chứa trung gian (2 ) cùng với axetanđehit đã được làm
lạnh bằng nước muối từ bể chứa axetanđehit (3), nhờ bơm (20) nạp ở áp suất 4t vào phía đáy tháp
oxy hóa (4). Tháp này, bên trong được chế tạo bằng nhôm hoặc thép hợp kim không gỉ (Cr–Ni–
Mo). Oxy kỹ thuật được đưa vào (4) đến (5) dọc theo chiều cao của cột tháp, qua ống phân phối
đặc biệt.
Cột tháp được nạp đầy chất lỏng đến gần phần mở rộng. Chất lỏng chuyển động càng lên cao,
nồng độ axit axetic càng tăng, nồng độ axetanđehit càng giảm. Trong quá trình oxy hóa, đáy cột
tháp được duy trì ở nhiệt độ 60

O
C và áp suất 3,8 ÷ 4at, còn trên đỉnh cột tháp, giữ ở nhiệt độ và áp
suất tương ứng là 75
O
C và 2,8 ÷ 3at. Việc khống chế nghiêm ngặt chế độ nhiệt độ, có ý nghĩa hết
sức quan trọng, bởi vì nếu nhiệt độ thấp hơn khoảng 60 – 70
O
C, thì sẽ dẫn tới quá trình tích tụ pe
axit axetic, còn nếu nhiệt độ cao hơn, sẽ thúc đẩy phản ứng phụ, đặc biệt là phản ứng oxy hóa
hoàn toàn axetanđehit. Để pha loãng hỗn hợp hơi gây nổ, (tức tránh quá trình tích tụ pe axit axetic
và quá trình tương hợp của hỗn hợp hơi xetanđehit và oxy gây nổ) người ta cho nitơ liên tục vào
phần trên cùng của cột tháp.
Hỗn hợp hơi và khí đi ra từ cột oxy hóa (4), được đưa sang thiết bị ngưng tụ làm lạnh (5),
tại đây có nhiệt độ 20 ÷ 30
O
C nên hơi axit axetic, axetanđehit và hơi nước được ngưng tụ. Phần
dung dịch ngưng tụ trong đó hòa tan phần lớn axetanđehit chưa phản ứng, sau đó được tách riêng
khỏi hơi trong thiết bị phân ly (6) và được đưa trở lại đáy cột tháp oxy hóa. Hơi tách ra, được rửa
trong tháp rửa (7) bằng nước để tách hết phần axetanđehit dư và axit axetic, rồi thải ra ngoài trời.
axit axetic thô, lấy liên tục từ phần nở rộng của cột tháp oxy hóa (4), qua máng cạnh sườn,
đưa sang tháp tinh chế (8), tại đây các hợp chất có nhiệt độ sôi thấp (tức là các sản phẩm dễ bay
hơi) bị đuổi ra. Hơi của chúng được ngưng tụ trong thiết bị hồi lưu (10), một phần ngưng tụ được
hồi lưu về (8), phần còn lại qua thiết bị ngưng tụ làm lạnh (11), rồi vào bộ phận thu gom (12 ) và
đưa đi xử lý tiếp. axit axetic đã tách khỏi các tạp chất có nhiệt độ sôi thấp, (phần lớn ở đáy cột
(8)) được đưa liên tục vào thiết bị đun sôi (13), rồi vào tháp (14) để chưng cất lần 2, tại đây ở

Đề tài Tổng hợp axit axetic – Môn Tổng hợp hữu cơ hóa dầu – Trang 16/21
nhiệt độ 125
O
C, axit axetic bay hơi tách khỏi xúc tác, paraanđehit, axit crotonic và các sản phẩm

đã bị hóa nhựa khác. Hơi axit axetic, được ngưng tụ trong thiết bị ngưng tụ hồi lưu (15), một phần
axit axetic tách ra đưa trở lại tưới trong tháp (14), một lượng nào đó lấy cho vào (1) để chuẩn bị
dung dịch xúc tác, còn phần lớn đưa đi để làm sạch khỏi tạp chất trong thiết bị phản ứng (16). Ở
đây, axit axetic được làm sạch bằng KMnO4 để oxy hóa các tạp chất chứa trong nó.
Để tách axetat mangan tạo thành, người ta cho bay hơi axit axetic một lần nữa trong bộ
phận đun bốc hơi (17) ở nhiệt độ 120 ÷ 125
O
C, hơi đi ra được đưa vào tháp đệm (18) để lọc sạch
hơi axit axetic một lần nữa, rồi qua ngưng tụ ở thiết bị ngưng tụ (19), đưa tiếp sang thiết bị phân
ly (6). axit axetic sạch (sản phẩm tinh khiết) được gọi là axit axetic thương phẩm, một phần nhỏ
lượng axit này đưa trở lại tháp (18). Trong phương pháp này, để thu được 1tấn axit axetic cần
0,78 ÷ 0,8tấn CH
3
CHO, 240m3 oxy kỹ thuật và 9kg KMnO4.
3.3 Sơ đồ công nghệ

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Huyền – Sinh viên thực hiên: Bảo Nhiệm, Văn Dũng, Quốc Nam- 17/21
Hình 5.6. Sơ đồ công nghệ tổng hợp axit axetic bằng phương pháp oxy hóa axetanđehit trong pha lỏng.
1 - Thiết bị chuẩn bị xúc tác lỏng; 2 – Thùng chứa trung gian; 3 - Bể chứa axetanđehit; 4 – Tháp oxy hóa;
5, 11 - Thiết bị ngưng tụ làm lạnh; 6 - Thiết bị phân ly; 7 - Bộ lọc khí; 8, 14 – Tháp thu hồi; 9, 13 - Thiết bị đun sôi; 10, 15, 19 -
Thiết bị ngưng tụ hồi lưu; 12 - Bộ phận thu gom axit; 16 - Thiết bị phản ứng; 17 - Bộ phận bốc hơi; 18 – Tháp đệm; 20 – Bơm.

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Huyền – Sinh viên thực hiên: Bảo Nhiệm, Văn Dũng, Quốc Nam- 19/21
KẾT LUẬN
• Đề tài này đã giúp chúng ta hiểu thêm kiến thức về axit axetic.
• Đề tài tìm hiểu khí hoá than đã đưa ra những vấn đề sau :
 Tính chất lý hóa,vai trò của axit axetic.
 Những lợi ích to lớn của axit axetic mang lại trong cuộc sống và trong tổng hợp hữu cơ hoá
dầu.
 Làm rõ quá trình tổng hợp axit axetic bằng phương pháp oxy hóa axetandehit trong pha lỏng.

 Đề tài còn cho thấy khả năng ứng dụng là trong tầm tay của chúng ta. Thiết nghĩ Nhà Nước nên
có những chính sách cụ thể để khuyến khích các nhà đầu từ áp dụng công nghệ này nâng cao chất
lượng nền kinh tế cho đất nước
Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm,và sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên Lê Thị Kim Huyền chúng tôi
đã hoàn thành đề tài này.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Thị Kim Huyền
Bài giảng Tổng hợp hữu cơ hóa dầu - 2009.

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Huyền – Sinh viên thực hiên: Bảo Nhiệm, Văn Dũng, Quốc Nam- 21/21

×