Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài tiểu luận "Quá trình hình thành và phát triển của khảo cổ học việt nam" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.42 KB, 16 trang )

Bài tiểu luận Khảo Cổ Học
Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
Khảo cổ học là môn học cơ sở của ngành lịch sử cung cấp cho sinh viên những
kiến thức cơ bản về nguồn gốc và sự tiến hóa văn hóa nhân loại qua các thời đại từ
đá cũ đến giai đoạn hình thành nhà nước. Đặc thù của khoa học khảo cổ là phục
dựng lại đời sống của con người trong quá khứ thông qua việc nghiên cứu sử liệu
vật thật trong bối cảnh tự nhiên và văn hóa. Từ những nghiên cứu này, Lịch sử
nhân loại được trình bày trước hết qua cách thức tiếp cận từ những di tích, di vật
thực “mắt thấy, tai nghe” sẽ giúp sinh viên hình dung rõ hơn về cuộc sống của dân
tộc và nhân loại từ khởi đầu cho tới thời cận đại. Môn học chú trọng tới việc cập
nhật tri thức và những diễn giải mới về nguồn gốc và sự tiến hóa nhân loại nhằm
làm nổi bật luận điểm về tính thống nhất và sự phát triển đa dạng của văn hóa
người cũng như nhấn mạnh vai trò của các di sản vật thể và phi vật thể trong đời
sống nhân loại hiện nay.
Bên cạnh việc cung cấp tri thức cụ thể về giai đoạn văn hóa, từng nền văn hóa,
từng di tích, di vật, môn học còn giúp sinh viên làm quen với một ngành khoa học,
những phương pháp và cách thức tiếp cận, nghiên cứu vấn đề, kể cả những
phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại và mối quan hệ của khoa học
khảo cổ với các khoa học xã hội, nhân văn và kỹ thuật khác. Trong môn học này
thông qua một số phần cụ thể, công việc của một nhà khảo cổ từ điền dã đến
nghiên cứu hậu khai quật cũng sẽ được giới thiệu nhằm mục đích cho thấy đây là
một ngành khoa học luôn cố gắng đạt tới kết quả khái quát và khách quan cao nhất
trong diễn giải quá khứ.
Từ việc xác định tầm quan trọng của khảo cổ học bài tiểu luận của tôi xin điểm
lại và nét về quá trình hình thành và phát triển của khảo cổ học việc nam để thấy
rõ bối cảnh ra đời và bước phát triển của khảo cổ học trong tiến trình lịch sử.Do
sự hiểu biết còn hạn chế nên Bài tiểu luận “ Qúa trình hình thành và phát triển của
khảo cổ học việt nam ” còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của giáo
viên.
Người thực hiện: Nguyễn Duy Thành


SVTH: Nguyễn Duy Thành-Lớp K32 Việt Nam Học
1
Bài tiểu luận Khảo Cổ Học
Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia ra đời và tồn tại với lịch sử mấy nghìn năm.
Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển của mình, cộng đồng cư dân sinh
sống trên lãnh thổ Việt Nam đã phát minh ra nhiều giá trị vật chất và tinh
thần mà giá trị của nói vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Khảo cổ học với vai trò của nó là phục dựng lại quá khứ lịch sử thông qua các
bằng chứng văn hoá vật chất bao gồm các di tích, di vật được lưu giữ trong lòng
đất. Do vậy khảo cổ học làm rõ những bí ẩn trong lịch sử văn hóa, văn minh của
con người, nhất là thời kỳ tiền sử khi con người chưa có chữ viết. Khảo cổ học
luôn đem lại những nhận thức mới, bổ sung những cứ liệu quan trọng trong
nghiên cứu tiến trình lịch sử - văn hóa của dân tộc. Năm 1959 nước ta chính thức
mở đầu môn KCHVN tại khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.Để cung cấp
những kiến thức làm tiền đề để nghiên cứu và học tập môn khảo cổ học tôi nghỉ
điều đầu tiên hiểu rõ về nguồn gốc và sự ra đời của ngành khảo cổ học nước ta
nên tôi chọn đề tài “ quá trình hình thành và phát triển khảo cổ học việt nam ” làm
đề tài cho bài tiểu luận giữa kì môn khảo cổ học của mình.
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHẢO CỔ HỌC VIỆT
NAM
2.1 NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO NGÀNH KHẢO CỔ HỌC NƯỚC TA
Cũng giống như hiều dân tộc khác trên trên trên thế giới, ông cha ta từ rất xa
xưa đả quan tâm tới nguồn gốc dân tộc, tổ tiên, dòng họ của mình. Cùng với
những câu chuyện, truyền thuyết, những cuố gia phả trong các đình, chùa hoặc
trong những gia đình đều thờ những báu vật mà tuyên truyền là tự tổ tiên để lại.
nguồn sử liệu chủ viết đầu tiên có ghi chép về những báu vật là cuốn “ Lĩnh nam
chích quái ”. sau đó trong các thư tịch thuộc các triều đại phong kiến việt nam như
an nam chí lược, đại việt sử kí toàn thư, khâm định việt sử thông giám cương mục,

đại nam nhất thống chí…đều có đề cập ddens nhiều cổ tích và cổ vật, những hàng
động và đống vỏ sò, vỏ ốc ở các địa phương. Tuy nhiên trong suốt thời phong
SVTH: Nguyễn Duy Thành-Lớp K32 Việt Nam Học
2
Bài tiểu luận Khảo Cổ Học
Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam
kiến, việt nam chưa có một tổ chức khảo cổ riêng biệt nào, cũng như chuuwa có
một cuộc điều trr, khai quật khảo cổ nào được tiến hành.
2.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHẢO CỔ HỌC VIỆT
NAM
Có thể nói Khảo cổ học việt nam còn rất trẻ so với khảo cổ học thế giới. Theo
giáo sư Trần Quốc Vượng “Gần một trăm năm đô hộ của thực dân Pháp, Khảo cổ
học VN là con số 0”. Ngoài một số
thư ký khảo cổ học (KCH) đã
làm việc cho Pháp như cụ Trần
Huy Bá, Lê Xuân Động, bà
Hoàng Thị Thân, thì không có
một nhà nghiên cứu KCH nào.
Tuy nhiên, người Pháp đã
làm nhiều việc cho nền Khảo cổ
học VN (KCHVN). Phần lớn
những người Pháp được phân
công sang VN để nghiên cứu địa
chất, tiến hành khai thác thuộc
địa đều là những nhà địa chất
học, do ngẫu nhiên tìm ra những di chỉ KCH và từ đó họ bước vào nghiên cứu
Trong quá trình phát triển của khảo cổ học trong thời kì này được chia thành hai
giai đoạn nhỏ:
-giai đoạn đầu liên quan đến hoạt động thăm dò, thu thập tin tức và tiến hành
chiến tranh xâm lược trên bán đảo đông dương. Để thu thập tin tức và vẽ bản đồ,

thực dân pháp đả lợi dụng các nhà kgaor cổ học chuyên nghiệp hoặc cử những tên
thực dân đội lốp “thầy tu”, “học giả” để thâm nhập xâu vào lãnh thổ ba nước đông
dương. Mặc dù vậy, trong hành trình của mình, nhiều người trong số họ đả thu
lượm được nhiều cổ vật, miêu tả sơ sài một số di tích cổ như: thành cổ loa, hoa
lư…
SVTH: Nguyễn Duy Thành-Lớp K32 Việt Nam Học
3
Bài tiểu luận Khảo Cổ Học
Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam
-giai đoạn tiếp sau gắn liền với chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của tòn
quyền đume. Với mục đích thăm dò khai thác khoáng sản phục vụ cho chính quốc
Nền KCHVN luôn ghi nhận công lao của các nhà địa chất kiêm khảo cổ học Pháp,
như Hăngri Măngsi đã phát hiện ra nền văn hóa Bắc Sơn; nhà địa chất học
Mađơlen Côlani đã phát hiện ra nền văn hóa Hòa Bình; ông Hăngri Phôngten với
văn hóa Bắc Sơn. Phát hiện ra văn hóa Đông Sơn và tìm ra thời đại đồ đồng là ông
Pagiô Họ quây quần trong cơ quan Viện Viễn đông Bác Cổ (EFEO) cùng nghiên
cứu về KCHVN và
cả những nền văn hóa
lớn như Hòa Bình,
Bắc Sơn, Hạ Long,
Đông Sơn đều do
người Pháp phát hiện
sau này được các nhà
KCHVN tiếp tục
nghiên cứu sâu và
khẳng định.
Cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX, sau “thời
kỳ bình định”, nhà
cầm quyền Pháp lập

ra một số cơ quan nghiên cứu nhằm mục đích để điều tra, tìm hiểu kỹ xứ thuộc địa
về mọi mặt đặng phục vụ đắc lực cho công cuộc thống trị về chính trị, tinh thần và
bóc lột kinh tế. Năm 1898, Uỷ ban Khảo cổ học Đông Dương ra đời. Hai năm sau,
Uỷ ban này đổi thành trường Vi ễn Đông bác cổ (Ecoe Francaise d’Extrême
orient, EFEO). Nhà trường có một tập san (BEFEO) để công bố những phát hiện
khảo cổ học ở Đông Dương. Người Pháp nắm độc quyền tất cả (tổ chức, nghiên
cứu, công bố), không dạy khảo cổ học cho người bản xứ và không cho người bản
xứ tham gia nghiên cứu khảo cổ học. Bởi thế mà người nước ngoài chỉ biết đến
SVTH: Nguyễn Duy Thành-Lớp K32 Việt Nam Học
4
Bài tiểu luận Khảo Cổ Học
Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam
khảo cổ Việt Nam - quá khứ lịch sử Việt Nam qua những phát hiện và công bố
của người Pháp và một số học giả nước ngoài. Cũng cần phải nói thêm rằng,
những kết quả nghiên cứu khảo cổ Việt Nam lúc đó không những không được
công bố đầy đủ mà còn bị
đánh giá sai lệch lịch sử. Dù
sao thì người Pháp và các
học giả nước ngoài cũng có
công đầu trong việc phát
hiện, khai quật, nghiên cứu,
xác lập một số nền văn hoá
khảo cổ ở Việt Nam, như các
văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn,
Sa Huỳnh và Đông Sơn
Đây cũng là cơ quan đóng
vai trò chủ yếu trong việc
tìm kiếm, thu thập, lưu giữ
và nghiên cưú những cổ tích
ở Việt Nam và Đông Dương.

Cùng với viện Viễn đông
Bác cổ, Sở Địa chất Đông Dương cũng có nhiều đóng góp cho ngành khảo cổ học,
do các nhà địa chất làm việc ở đây đã phát hiện và nghiên cứu nhiều nền văn hóa
khảo cổ thời đồ đá Việt Nam. Từ sau Hội nghị quốc tế về tiền sử học Viễn Đông
lần thứ I tổ chức tại Hà Nội năm 1932, học giả phương Tây bắt đầu biết đến Việt
Nam – ĐNA là một khu vực có nền văn hóa độc đáo, một nền văn minh ở trình độ
cao chứ không phải là một khu vực trì trệ lạc hậu như quan niệm trước đây. Các
học giả Pháp đã có công phát hiện các nền văn hóa sơ kỳ đá mới như Hòa Bình,
Bắc Sơn…và bước đầu nghiên cứu các nền văn hóa thời kim khí như Đông Sơn,
Sa Huỳnh. Từ sau năm 1954 đến nay các nhà khảo cổ học Việt nam đã phát hiện
và nghiên cứu nhiều nền văn hóa thuộc các giai đoạn khác nhau, lấp được những
“khoảng trống” trong lịch sử Việt nam từ thời Tiền-Sơ sử đến các triều đại phong
SVTH: Nguyễn Duy Thành-Lớp K32 Việt Nam Học
5
Bài tiểu luận Khảo Cổ Học
Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam
kiến sau này.Cũng trong giai đoạn này miền bắc việt nam, một nền khảo cổ học
mới, khảo cổ học macsxit đả hình thành và bước đầu phát triển. một năm sau ngày
giải phóng thủ tướng chính phu thành lập vụ bảo tồn, bảo tàng-cơ quan chuyên
trách việc bảo vệ các di tích và sau đó, năm 1957, cho ban hành nghị ddingj bảo
vệ các di tích lịch sử và khảo cổ.
Về lý thuyết, nền KCHVN ra đời từ khoa Sử, trường Đại học Tổng hợp năm
1959, nhưng trên thực tế phải đến năm 1960 mới thực sự được định hình khi yếu
tố nội sinh được kết hợp chặt chẽ với yếu tố ngoại sinh. Đây cũng là lúc GS.TS
Paven Borikovski (nhà KCH lớn của Liên Xô) sang Việt Nam hướng dẫn thêm lý
thuyết khảo cổ học, phương pháp tìm hiểu thực tiễn văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn,
Đông Sơn tiến hành khai quật, tìm ra di tích Thiệu Dương, di tích đồ đá cũ ớ
Núi Đọ, những di tích đồ đá mới ở Đông Khối
Từ đó đến nay, những người làm KCHVN đều cho rằng GS.TS Paven
Borikovski là yếu tố trợ lực ngoại sinh, có những đóng góp đáng kể cho nền

KCHVN.
Sau này có thêm một số nhà KCH được đào tạo từ Trung Quốc như: PGS Lê
Xuân Diệm, PGS Hoàng Xuân Chinh, PGS. TS Diệp Đình Hoa, PGS Chữ Văn
Tần, Nguyễn Duy Tỳ được đào tạo từ Liên Xô, Trung Quốc. Còn lại đa số được
đào tạo tại trường Đại học Tổng hợp.
Năm 1968, Viện Khảo cổ học thuộc ủy ban KHXH Việt Nam, nay là viện
KHXH và Nhân Văn quốc gia được thành lập. Lực lượng chủ yếu lấy từ trường
Đại học Tổng hợp, đội khảo cổ học Bảo tàng lịch sử.
Gần 40 năm làm việc cần mẫn, những thế hệ cán bộ của Viện KCHVN đã làm
được khá nhiều việc. Họ đã rất tích cực trong việc nghiên cứu lịch sử bảo vệ và
phát huy di sản văn hóa dân tộc, xây dựng cơ sở phát triển nguồn cán bộ cho công
tác này đúng với chức năng góp phần mang lại thành công chung cho nền
KCHVN.
SVTH: Nguyễn Duy Thành-Lớp K32 Việt Nam Học
6
Bài tiểu luận Khảo Cổ Học
Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam
Tất nhiên trong thời gian ngắn rất khó lấp đầy lỗ trống lớn của nền KCHVN.
Ngoài lớp của giáo sư Hà Văn Tấn, đến nay đã có thêm ba lớp các nhà khoa học
làm công tác KCH. Lớp thứ hai được đào tạo tại trường Đại học Tổng hợp, Trung
Quốc, Liên Xô đã và đang tham gia công tác nghiên cứu tại các viện khảo cổ,
lịch sử, bảo tàng trải qua nhiều thực
tiễn đến nay đã trở thành những GS,
PGS, TS giàu kinh nghiệm. Lớp thứ
ba được đào tạo tại khoa Sử, trường
Đại học Tổng hợp xưa và nay là
Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn đã bắt tay ngay vào nghiên
cứu KCH miền trung, miền nam Việt
Nam. Lớp thứ tư được đào tạo trong

thời đại mới, có đủ điều kiện về khoa
học kỹ thuật cùng với kế thừa kinh
nghiệm của các lớp trước sẽ đưa nền
KCHVN tiến xa hơn.
- Mặc dù có sự giúp đỡ từ bên ngoài
nhưng trước hết cần khẳng định, nền
KCHVN là do chính các nhà khoa
học VN tạo dựng.
Các nhà KCHVN có ưu điểm bám
chắc thực tiễn của đất nước. Xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh "Vừa làm vừa
học, vừa học vừa làm". Đây là tư duy chiến lược về giáo dục của Việt Nam từ
thập niên 50 của thế kỷ 20.
SVTH: Nguyễn Duy Thành-Lớp K32 Việt Nam Học
7
Bài tiểu luận Khảo Cổ Học
Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam
Trên con đường phát triển và khẳng định mình, các nhà khoa học Việt Nam đã
tập trung vào những đề tài trọng
điểm, làm khoa học nhưng đồng
thời phục vụ kịp thời và có hiệu quả
những nhiệm vụ, chính trị do Đảng
và Nhà nước giao phó
Sở dĩ, ngành KCH có được
thành công hôm nay là do ngay từ
đầu đã đi đúng hướng: Kết hợp giữa
lý thuyết và thực tiễn, có kế thừa và
có phát triển. Qua thực tiễn phong
phú, đa dạng và dày đặc những phát
hiện KCH, những vấn đề cần
nghiên cứu, giải quyết KCHVN

có quá nhiều công việc để làm, phải
làm
Ngành KCHVN cần đoàn kết lại hơn nữa với phương pháp liên ngành - đa
ngành - xuyên ngành để phát triển một cách toàn diện, hội tụ cả văn hóa lịch sử và
văn hóa nhân học. Hiện nay, không chỉ có KCHVN đi theo con đường này mà còn
có các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác cũng triển khai nhưng còn chậm.
Từ sau năm 1954, Một nền khảo cổ học Việt Nam mới, độc lập, một nền khảo
cổ học Mác xít - Lêninnít thực sự mới phát sinh và bước đầu phát triển từ sau khi
đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi và lập lại hoà bình ở miền Bắc Việt Nam.
Vừa ra khỏi cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp, ngay
trong trời kỳ hàn gắn những vết thương chiến tranh và khôi phục nền kinh tế,
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những nghị định, những chủ trương chính sách để
bảo vệ các di tích lịch sử.
SVTH: Nguyễn Duy Thành-Lớp K32 Việt Nam Học
8
Bài tiểu luận Khảo Cổ Học
Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam
Phủ Thủ tướng ban hành Nghị định bảo vệ di tích 519/TTG-1957 (Nay là Luật
Di sản Văn hoá).
Thành lập Vụ Bảo tồn Bảo tàng, cơ quan chuyên trách việc bảo vệ các di tích
lịch sử (1956) (nay là Cục Di sản Văn hoá).
Thành lập nhiều cơ quan chuyên nghiên cứu Khảo cổ học, nhất là thành lập
Viện Khảo cổ học (1968).
Tăng cường đào tạo cán bộ nghiên cứu khảo cổ học ở các trường đại học trong
nước và ngoài nước.
Trước năm 1975, khi miền Nam
Việt Nam chưa hoàn toàn giải
phóng, nước nhà chưa được thống
nhất và giang sơn chưa thu về một
mối, thì Khoa Lịch sử Trường Đại

học Tổng hợp Hà Nội là nơi gần
như duy nhất đào tạo cán bộ nghiên
cứu khảo cổ học cho cả nước. Bởi
vì, ngay cả cho đến nay, số cán bộ
nghiên cứu được đào tạo ở nước
ngoài và ở các trường khác trong
nước cũng rất ít ỏi.
Sự ra đời và phát triển của Bộ
môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử,
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
gắn liền và chịu sự chi phối của
những hoàn cảnh lịch sử của đất nước. Có thể nói, Bộ môn Khảo cổ học gặp muôn
vàn khó khăn, nhất là ở giai đoạn đầu, trong việc xậy dựng đội ngũ, trong đào tạo
và nghiên cứu khoa học. Bởi vì, Bộ môn Khảo cổ học phải bắt đầu đi lên từ “hai
bàn tay trắng”, - không cán bộ, không bài giảng, không giáo trình, không có kinh
nghiệm và phương pháp, không có cả trang thiết bị nghiên cứu tối thiểu…
SVTH: Nguyễn Duy Thành-Lớp K32 Việt Nam Học
9
Bài tiểu luận Khảo Cổ Học
Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam
Trong những năm đầu, từ 1956- 1967, nhất là từ năm 1956-1960, việc dạy và
học khảo cổ học trong trường còn nhiều khó khăn và hạn chế. Trong các năm
1956-1957, khảo cổ học chưa hình thành về mặt tổ chức, chỉ mới có 2 cán bộ (nay
là GS. Hà Văn Tấn và cố GS. Trần Quốc Vượng) được phân công chuẩn bị để dạy
khảo cổ học, vẫn sinh hoạt chung trong tổ Lịch sử Việt Nam cổ đại.
Sau 2 năm, năm 1959,
trên cơ sở tham khảo, tiếp
thu có chọn lọc các cuốn cơ
sở khảo cổ học của Liên Xô,
Trung Quốc, tham khảo tài

liệu Pháp và nghiên cứu trực
tiếp trên các di tích di vật
khảo cổ của Việt Nam, các
cán bộ khảo cổ học trẻ của
Việt Nam đã xây dựng được
bài giảng về khảo cổ học đại
cương cho sinh viên năm thứ
nhất của Khoa Lịch sử.
Mặt khác để có tài liệu
giảng dạy và học tập, từ
nguồn tài liệu lấy ở Tổng cục
Địa chất, Viện Bảo tàng Lịch
sử Việt Nam và tự thu thập, Khoa Lịch sử đã lập được một phòng trưng bày với 2
tủ hiện vật các loại.
Năm 1960 là năm đáng ghi nhớ đối với những cán bộ giảng dạy và nghiên cứu
khảo cổ học ở Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bởi vì, lúc này,
cùng với phong trào xây dựng nhà trường XHCN, Trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội có điều kiện mời nhiều nhà khoa học nước ngoài, trong đó có chuyên gia
khảo cổ học Xô Viết đến giảng dạy, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và nghiệp vụ
SVTH: Nguyễn Duy Thành-Lớp K32 Việt Nam Học
10
Bài tiểu luận Khảo Cổ Học
Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam
cho đội ngũ cán bộ của nhà trường. Đặc biệt, việc in cuốn Lịch sử chế độ cộng sản
nguyên thuỷ ở Việt Nam
[1]
chủ yếu dựa vào tài liệu khảo cổ học, có một ý nghĩa
rất lớn.
Về khảo cổ học, trường mời GS.TS. P.I.Borixkovxki, một chuyên gia khảo cổ
học lớn, một nhà khoa học hết sức nhiệt thành trong việc giúp đỡ, bồi dưỡng cho

cán bộ khảo cổ học Việt Nam không chỉ tiếp thu được nhiều kiến thức về cơ sở
khảo cổ học mà còn học hỏi được nhiều phương pháp nghiên cứu khảo cổ học và
đi sâu tìm hiểu một số chuyên đề khảo cổ học. Sau khoá học, tập bài giảng của
chuyên gia được tập hợp lại thành cuốn Cơ sở khảo cổ học. Đây là cuốn sách công
cụ quan trọng giúp rất nhiều cho việc giảng dạy và học khảo cổ học ở Khoa Lịch
sử.
Trên cơ sở những kiến thức mới,
những phương pháp mới, các cán bộ khảo
cổ học trẻ Việt Nam còn nhanh chóng
vượt qua những khó khăn lúc ban đầu, có
khả năng tiếp thu và vận dụng những
thành tựu khảo cổ học thế giới trong việc
giải quyết dần từng bước những vấn đề
của khảo cổ học Việt Nam. Bấy giờ, ngoài
việc dạy cơ sở khảo cổ học, Trần Quốc
Vượng và Hà Văn Tấn còn biên soạn các
sách công cụ phục vụ cho giảng dạy và
học tập. Đó là cuốn Sơ yếu khảo cổ học
nguyên thuỷ Việt Nam (1961). Cuốn sách
này được coi như giáo trình khảo cổ học đầu tiên của Việt Nam. Sự ra đời của nó
đánh dấu bước trưởng thành của khảo cổ học Việt Nam. Sự trưởng thành của đội
ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khảo cổ học còn được thể hiện ở chỗ, từ năm
học 1964-1965, Khoa Lịch sử đã xây dựng một số chuyên ban ở năm học thứ 4,
trong đó có chuyên ban Dân tộc - Khảo cổ.
SVTH: Nguyễn Duy Thành-Lớp K32 Việt Nam Học
11
Bài tiểu luận Khảo Cổ Học
Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam
Song song với quá trình bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đội ngũ
những cán bộ dạy khảo cổ học cũng được bổ sung thêm về số lượng lấy từ nguồn

đào tạo trong và ngoài nước. Số lượng cán bộ tăng từ 2 (1957) lên 4 (1962) và đến
1989 đạt tới con số 13. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, trong thời gian từ
1967 đến 1985, có 7 cán bộ xin thuyên chuyển công tác với nhiều lý do chính
đáng khác nhau. Bộ môn Khảo cổ học hiện chỉ có 4 cán bộ cơ hữu và 2 cán bộ
hợp đồng.
Sự trưởng thành về mặt tổ chức được đánh dấu bởi việc thành lập Nhóm Khảo
cổ học do GS. Trần Quốc Vượng phụ trách. Nhóm Khảo cổ học là một trong hai
nhóm của Tổ Dân tộc- Khảo cổ. Mặc dù nằm trong Tổ Dân tộc- Khảo cổ do cố
PGS. Vương Hoàn Tuyên làm Chủ nhiệm, nhưng Nhóm Khảo cổ học hoạt động
độc lập như một bộ môn của Khoa Lịch sử.
Năm 1967 được coi là cái mốc mở đầu cho giai đoạn hai, với sự ra đời của Bộ
môn Khảo cổ học thay cho Nhóm Khảo cổ học ở giai đoạn trước. Chủ nhiệm Bộ
môn Khảo cổ học từ năm 1967 đến 1980 là: PGS. TS Diệp Đình Hoa, GS. Trần
Quốc Vượng (1980-1992), PGS. TS. Hán Văn Khẩn (1993- 2009) và PGS.TS.
Lâm Thị Mỹ Dung (2009 đến nay).
Bộ môn Khảo cổ học là một trong những bộ môn mạnh của Khoa Lịch sử, đủ
sức dạy khảo cổ học cho sinh viên năm thứ nhất và dạy các môn chuyên ngành
cho sinh viên năm thứ tư, học viên cao học cũng như nghiên cứu sinh trong và
ngoài nước, có uy tín và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành Khảo cổ
học Việt Nam.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, cùng với sự lớn mạnh của ngành
Khảo cổ học cả nước, Bộ môn Khảo cổ học đã trưởng thành về mọi mặt, không
chỉ trong đào tạo mà cả trong nghiên cứu khoa học.
* Về công tác đào tạo.
Trước hết, Bộ môn Khảo cổ học rất tự hào với việc đào tạo cho đất nước một
đội ngũ đông đảo những người làm công tác nghiên cứu khảo cổ học.
Từ năm 1967 đến nay, do được bổ sung thêm cán bộ, do trình độ cán bộ được
nâng cao, nhiều người là giảng viên chính, phó tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư nên
SVTH: Nguyễn Duy Thành-Lớp K32 Việt Nam Học
12

Bài tiểu luận Khảo Cổ Học
Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam
việc đào tạo không những được mở rộng về quy mô mà còn được nâng cao về
chất lượng. Hàng năm bộ môn đảm nhận một khối lượng công việc lớn, bao gồm:
dạy Cơ sở khảo cổ học cho sinh viên năm thứ nhất (chính quy, mở rộng và tại
chức); dạy chuyên đề cho sinh viên năm thứ tư; hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất
và thứ tư thực tập, thực tế, điều tra, khai quật khảo cổ học; hướng dẫn sinh viên
năm thứ hai và thứ ba làm niên luận; hướng dẫn sinh viên năm thứ tư viết khoá
luận tốt nghiệp…
Nhiều người trưởng thành nhanh chóng trong nghiên cứu khoa học và trong
công tác quản lý. Nhiều người đã được phong học vị, học hàm cao như tiến sĩ, phó
giáo sư, giáo sư. Nhiều người là trưởng phó phòng, trưởng phó ban, giám đốc, phó
giám đốc, viện trưởng, viện phó hoặc thứ, bộ trưởng.
Trong thời gian qua, nhất là trong những năm gần đây, ngoài đào tạo cử nhân,
Bộ môn Khảo cổ học còn
đào tạo hoặc phối kết hợp
với các Viện nghiên cứu
đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ.
* Về công tác nghiên cứu
khoa học
Công tác nghiên cứu khoa
học có vị trí quan trọng
không kém nhiệm vụ đào
tạo. Việc nghiên cứu khoa
học luôn gắn liền với công
tác đào tạo, góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo và
nâng cao trình độ của đội
ngũ cán bộ.
Trước hết việc biên soạn

chương trình, giáo trình cơ
sở khảo cổ học và các
SVTH: Nguyễn Duy Thành-Lớp K32 Việt Nam Học
13
Bài tiểu luận Khảo Cổ Học
Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam
chuyên đề được coi là nhiệm vụ
hàng đầu của công tác nghiên cứu
khoa học. Ngoài cuốn Cơ sở Khảo
cổ học (1975), Bộ môn đã biên soạn
xong chương trình chi tiết môn
Khảo cổ học đại cương cho Trường
Đại học Đại cương và Khung
chương trình đào tạo cử nhân khoa
học khảo cổ cho giai đoạn 2 của
Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn. Bộ môn đã hoàn thành
công tác biên soạn bài giảng các
chuyên đề cho năm thứ 4 chuyên
ban Khảo cổ học và đó xuất bản giáo
trình Cơ sở Khảo cổ học mới vào
năm 2008. Các cán bộ của Bộ môn đó viết và xuất bản một số sỏch chuyờn khảo,
giỏo trỡnh chuyờn đề phục vụ cho công tác nghiên cứu và đào tạo, đó là những
cuốn Văn hóa Phùng Nguyên, Xóm Rền của PGS.TS. Hán Văn Khẩn, Thời đại đồ
đồng của PGS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung, Gò Mả Vôi – Những phát hiện mới về khảo
cổ học của Nguyễn Chiều, Lâm Thị Mỹ Dung và Andreas Reinecke…Kết quả
nghiên cứu của Bộ môn Khảo cổ học là rất to lớn. Hàng trăm bài thông báo và
nghiên cứu của cán bộ đã được công bố trong “Những phát hiện mới về khảo cổ
học” hàng năm, trên tạp chí Khảo cổ học và nhiều tập san nghiên cứu lịch sử, văn
hoá, nghệ thuật hoặc xuất bản thành sách. Kết quả tìm tòi nghiên cứu di tích di vật

còn được thể hiện qua hàng chục khoá luận cử nhân, luận văn thạc sỹ và luận án
tiến sỹ khảo cổ đã được bảo vệ thành công ở Khoa Lịch sử.
* Về hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học
Đây là khâu rất quan trọng giúp cho viêc mở rộng, nâng cao hiệu quả đào tạo
và nghiên cứu khoa học.
SVTH: Nguyễn Duy Thành-Lớp K32 Việt Nam Học
14
Bài tiểu luận Khảo Cổ Học
Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam
Bộ môn Khảo cổ học đã xây dựng, mở rộng hợp tác đào tạo và nghiên cứu
khoa học với nhiều cơ quan và cá nhân từ Trung ương đến các địa phương. Nhiều
cơ quan và nhiều cá nhân thuộc các cơ quan khác nhau, như Viện Khảo cổ học,
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện Bảo tàng Mỹ thuật và Cục Di sản Văn hoá đã
tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tập, hướng dẫn khoá luận, luận văn và luận
án.
Nhiều cán bộ của Bộ môn Khảo cổ học đã được các cơ quan bên ngoài mời
tham gia giảng dạy, bồi dưỡng đào tạo cán bộ, bồi dưỡng thi tuyển nghiên cứu
sinh, hướng dẫn nghiên cứu sinh, tham gia hợp đồng chấm luận án tiến sỹ, tham
gia nghiên cứu hoặc tham gia Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ và cấp
Nhà nước.
Việc hợp tác quốc tế, tuy còn ít, nhưng đã có kết quả tốt. Một số giáo sư được
mời tham gia hợp tác nghiên cứu, giảng dạy ở Pháp, Mỹ, Úc. Một số cán bộ của
Bộ môn hợp tác nghiên cứu văn hoá Sa Huỳnh, văn hoá Đông Sơn, một số thành
cổ, cảng thị cổ và đô thi cổ.
3 KẾT LUẬN
Hơn một thế kỉ trôi qua
SVTH: Nguyễn Duy Thành-Lớp K32 Việt Nam Học
15
Bài tiểu luận Khảo Cổ Học
Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam

Mục lục
Lời nói đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Nội dung
2.1 Những tiền đề cho ngành khảo cổ học ở nước ta
2.2 Quá trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam
Danh mục các tài liệu tham khảo
Http//:www.baotanglichsu.vn
Http//:tailieu.vn
Http//:vanhoaphuongdong.com
Http//:www.khaocohoc.gov.vn
Giáo trình khảo cổ học việt nam
SVTH: Nguyễn Duy Thành-Lớp K32 Việt Nam Học
16

×