Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Quá trình hình thành và phát triển của công ty Unilever Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.27 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay tất cả các công ty luôn phải hoạt động trong môi trường cạnh
tranh khốc liệt và các đối thủ cạnh tranh liên tục thay đổi chính sách nhằm thu
hút khách hàng về phía mình. Mỗi loại hàng hoá, người tiêu dùng đứng trước
rất nhiều sự lựa chọn khác nhau về chủng loại và nhãn hiệu hàng hoá. Đồng
thời nhu cầu của khách hàng cũng ngày càng phong phú đa dạng. Do đó khách
hàng có quyền lựa chọn những hàng hoá có sức hấp dẫn nhất thoả mãn tối đa
nhu cầu và lợi ích của mình.
Đứng trước môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy, các công ty phải làm
gìđể tồn tại và chiến thắng. Trước hết công ty phải được tổ chức hoạt động
một cách khoa học hợp lý, bộ máy gọn nhẹ làm sao phát huy hết được năng
lực của tất cả các nhân viên. Mặt khác các công ty phải không ngừng tăng
cường sức mạnh tài chính của mình để có thể đáp ứng được sự đổi mới quá
trình sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất chiếm lĩnh thị trường...
Trong bài viết này em xin được đề cập đến tình hình tổ chức và tài chính
của công ty liên doanh Unilever Việt Nam.
I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ
CHỨC CỦA CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Unilever Việt Nam.
Năm 1995, tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng Unilever bắt đầu đầu tư vào
Việt Nam. Đến nay tập đoàn đãđầu tư tổng cộng trên 100 triệu USD. Các công
ty thành viên của Unilever Việt Nam bao gồm: Lever Việt Nam, liên doanh
với Công ty xà phòng Hà Nội và Tổng công ty hoá chất Việt Nam; Công ty
ELIDA P/S sản xuất kem đánh răng, liên doanh với Công ty hoá mỹ phẩm.
Unilever có 5 nhà máy sản xuất tại Hà Nội và Thành phố. HCM.
Với các nhãn hiệu quen thuộc như OMO, VISO, Lux, LifeBouy, chè
Lipton... Unilever được đánh giá là một trong những tập đoàn sản xuất hàng
tiêu dùng hoạt động thành công nhất tại thị trường Việt Nam. "Một khi đã
quyết định cắm rễ" tại Việt Nam, chúng tôi xác định sẽở lại lâu dài. Khi tốc độ
trong kinh doanh là quan trọng thì hành động đúng lại còn mang tính quyết
định hơn thế nữa. Điều nay có nghĩa là chúng tôi dành đủ thời gian vào việc


tìm hiểu môi trường kinh doanh và những đặc thù của người tiêu dùng Việt
Nam", ông Michelle Dallemagne nói. Unilever đãđầu tư tiền cả thời gian để
tạo được niềm tin với Chính phủ và các đối tác Việt Nam. Unilever gọi đây là
tham vọng nhưng kiên trì. Đầu tư lớn của Unilever vào Việt Nam (hơn 100
triệu USD) cũng đã thể hiện kỳ vọng của công ty: không kiếm lợi trước mắt,
đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Việc quyết định đầu tư lâu dài tại Việt Nam đã giúp Unilever có thời gian
để tìm hiểu đặc thù thị trường, tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam cũng như
các nét văn hoá truyền thống. Sản phẩm kem đánh răng P/S muối là kết hợp
hoàn hảo giữa văn hoá cổ truyền và hiện đại. Unilever đã giúp người tiêu dùng
bảo tồn được thói quen đánh răng có vị muốn, đem lại một cách chăm sóc
răng mới. Hay với dầu gội đầu Sunsulk bồ kết, người gội không bị mất đi
hương vị quen thuộc của quá khứ. Đây chỉ là hai sản phẩm rất được ưa chuộng
ở thị trường Việt Nam Sunsilk bồ kết chiếm 80% trong tổng số Sunsilk, P/S
muối chiếm 40% trong tổng số các loại P/S.
Càng đi sâu về các địa phương, người ta càng thấy nổi bật sự tồn tại của
Unilver. Có lẽở bất cứ một địa phương nào, kể cả miền núi, OMO, VISO,
Lux... đều tìm đến với người tiêu dùng. Mặc dù thu nhập tại nông thôn, nơi
80% dân số, thấp hơn nhiều so với ở thành thị nhưng Unilver hiểu rằng 60
triệu con người cũng có những nhu cầu nhưở thành vị. Thách thức ởđây làđịnh
giá các thành phẩm vàđa dạng chúng được đến với họ. Những sản phẩm của
Unilever thích hợp với người Việt Nam một cách khó giải thích. Rất nhiều
người (đặc biệt ở nông thôn) đã dùng từ OMO thay cho từ bột giặt, coi như
bột giặt nghiễm nhiên là OMO.
"Tư duy theo kiểu Việt Nam", là chiến lược kinh doanh đi sát với văn
hoá cũng như các sản phẩm hoàn hảo trên không hềđược sao chép từ một quốc
gia nào khác. Ông chủ tịch Unilever, cho biết: "Mỗi quốc gia có những đặc
điểm riêng: nhân chủng học, địa lý, văn hoá... Chúng tôi không thểáp dụng kế
hoạch xây dựng mạng lưới bán hàng của Philippines, đất nước có hàng gnhìn
hòn đảo nhỏ, hay sao chép kinh nghiệm bán thực phẩm ở thị trường Indonesia,

nơi phần lớn dân không ăn thịt lợn. Chính vì thế chúng tôi phải dành thời gian
để hiểu rõ văn hoá, tâm sinh lý của một đất nước khi đã quyết định đầu tư"
Muốn tư duy như người Việt Nam, Unilever đã lựa chọn đội ngũ lãnh
đạo có khả năng thích ứng cao, nhạy cảm trước các vấn đề mang tính văn hoá,
kiên trì và quyết tâm phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên người Việt Nam.
Ngay từ những ngày đầu, người Việt Nam đã giữ những vai trò quản lý cao
cấp then chốt để tạo thuân lợi cho quá trình tìm hiểu và hoà nhập của công ty
và tạo môi trường địa phương.
Ngoài 1500 nhân viên công ty, Unilever đang tạo ra 5.500 công ăn việc
làm cho các bên thứ ba. Họ cung cấp khoảng 40% sản lượng, 20% nguyên liệu
và 87% vật liệu bao bì cho tập đoàn. Mục tiêu của Unilever là tạo ra môi
trường cũng có lợi cho các doanh nghiệp bên thứ ba. Unliever đã hỗ trợ về
vốn, công nghệ, kiểm soát chất lượng, các tiêu chẩn an toàn và môi trường cho
nhiều hãng sản xuất và các nhà cung ứng. Xí nghiệp hoá Mỹ phẩm Bicico, nhà
cung cấp kem giặt cho Unilever, đãđược hỗ trợ về vốn và công nghệ xây dựng
nhà máy sản xuất chất rửa dạng lỏng năm 1997 và nhà máy kế tiếp năm 1999.
Nhờ vậy, trong 5 năm qua, sản lượng của xí nghiệp đã tăng gần 8 lần (23.000
tấn năm 2000), doanh số tăng gần 16 lần (285.000 USD năm 2000). Đối với
76 nhà cung ứng nguyên liệu và 54 nhà cung ứng bao bì (tổng doanh số 34
triệu USD), Unilever đã xác định các tiêu chuẩn chất lượng, thiết lập đầu vào
công nghệ và hỗ trợ tài chính đểđảm bảo sự tăng trưởng.
Trong mạng lưới phân phối, các đại lý bán buôn, bán lẻ trước kia đãđược
chuyển đổi thành các nhà phân phối bao quát hơn 100.000 địa điểm bán lẻ trên
toàn quốc. Unilever đã sử dụng hệ thống bán lẻđểđưa được sản phẩm đến tận
vùng xa một cách nhanh chóng và tin cậy. Unilever hỗ trợ các nhà phân phối
bằng các khoản cho vay mua xe cộ, các chương trình đào tạo bán hàng. Nhận
biết được thế mạnh của các doanh nghiệp trong nước, Unilever đã tiếp cận họ
trên tinh thần "cộng sinh", chia sẻ thành công thông qua hợp tác, nhờ vậy Tập
đoàn có thể giữđược các hoạt động gọn nhẹ, có hiệu quả về chi phí và linh
hoạt trong việc sử dụng các nguồn tài chính của tập đoàn.

Unilever là Công ty quốc gia trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm tẩy
rửa, chăm sóc cá nhân và thực phẩm đầu tiên đầu tư vào Việt Nam với 4 dựán
cùng nguồn vốn đầu tư hơn 100 triệu đôla Mỹ. Đây cũng là một trong những
công ty nước ngoài đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về
những thành công trong lĩnh vực và những đóng góp về mặt xã hội.
Từ năm 1995 đến nay, sau 8 năm hoạt động, mức đóng góp vào ngân
sách đã tăng gấp 13 lần tương ứng với 130 tỷđồng/ năm. Thành công của các
doanh nghiệp của Unilever chính là nhờ sự hiểu biết sâu sắc thị trường Việt
Nam vàđịa phương hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh như kết hợp thành
công công thức quốc tế với chất lượng Việt Nam, trong đó sử dụng tới 60%
nguyên vật liệu và 100% bao bì sản xuất trong nước. Ngoài 1.800 nhân viên,
công ty còn tạo việc làm cho hơn 5.500 lao động vệ tinh.
Trong 8 năm qua, Unilever cũng đã dành 20 tỷđồng tài trợ cho các hoạt
động phát triển xã hội và nhân đạo. Không chỉ là nhà tài trợ cho đội tuyển
quốc gia Việt Nam, tài trợ giải vôđịch bóng đá quốc gia năm 2001, hàng năm
công ty còn tổ chức ngày hội bóng đá của mình nhằm tăng cường sự giao lưu
hiểu biết và hợp tác giữa các thành viên, các đối tác, các nhà phân phối để
cùng sản xuất và kinh doanh thành công hơn.
Unilever Việt Nam có 5 nhà máy ở Hà Nội, Củ Chi, thủĐức và khu công
nghiệp Biên Hoà, Công ty có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc
thông qua hơn 350 nhà phân phối và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ. Hiện nay
công ty đạt mức tăng trưởng khoảng 35 -40% và tuỷen dụng hơn 2000 nhân
viên. Ngoài ra công ty hợp tác với nhiều nhà máy xí nghiệp nội địa trong các
hoạt động sản xuất gia công, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất và bao bì
thành phẩm. Các hoạt động hợp tác kinh doanh này đã giúp Unilever tiết kiệm
nhiều chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm, và ngược lại giúp các đối tác
Việt Nam phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo thu nhập cho nhân viên và
tạo thêm khoảng 5500 công ăn việc làm.
Ngay sau khi đi vào hoạt động, các nhãn hàng nổi tiếng thế giới của
Unilever như OMO, Sunsilk, Clear, Lifebuoy, Lux, Dove, Ponds, Close - Up,

Cornetto, Pađle Pop, Lipton, Knorr... Cùng với các nhãn hàng truyền thống
của Việt Nam là Viso và P/S đãđược giới thiệu rộng rãi, được người tiêu dùng
Việt Nam tín nhiệm, đánh giá cao, và luôn dẫn đầu trên thị trường. Đây là kết
quả của những nỗ lực không ngừng của công ty trong hoạt động nghiên cứu
phát triển sản phẩm có chất lượng cao, phát huy sức mạnh của các sản phẩm
truyền thống (dầu gội Bồ kết, kem đánh răng muốn), xây dựng hệ thống phân
phối cung ứng phục vụ tiện lợi cho người dân ở mọi nơi, đáp ứng kịp thời nhu
cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam.

×