Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Nhà thơ Lý Bạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.01 KB, 1 trang )

Lý Bạch
Nguồn: Sưu tầm
Người gửi: Nguyễn Lương Hùng (trang riêng)
Lý Bạch; tự: Thái Bạch; hiệu: Thanh Liên Cư Sĩ; sinh năm 701 mất năm 762, nhà thơ đời
Đường, Trung Quốc. Bộc lộ tài hoa từ thuở nhỏ. Giỏi thơ phú, đọc rộng, biết nhiều. Từ 25 tuổi, đi
lãng du khắp nơi. Làm việc ở Hàn lâm viện một năm nhưng không được coi trọng, bị dèm pha,
hơn một năm sau rời Tràng An. Năm Thiên Bảo thứ ba (774), kết giao với Đỗ Phủ. Khi xảy ra
loạn An Lộc Sơn, ông đã từng phục vụ cho Vĩnh vương Lý Lân, vì Lân thất bại nên ông cũng bị
liên luỵ và bị đầy đi Dạ Lang. Cuối đời lang thang cùng khổ, chết ở Đương Đồ. Thơ ông thể hiện
tinh thần ngạo mạn, miệt thị bọn quyền quý phong kiến và phê phán sâu sắc sự thối nát của nền
chính trị đương thời, thông cảm với nỗi cực khổ của nhân dân; lên án các thế lực phiến loạn An
Lộc Sơn, ca ngợi cuộc chiến tranh giữ gìn sự thống nhất đất nước. Ông giỏi về miêu tả cảnh sắc
thiên nhiên tráng lệ, diễn đạt tình yêu đất nước non sông. Thơ ông hùng tráng, sảng khoái, tưởng
tượng phong phú, ngôn ngữ tự nhiên, âm điệu hài hoà biến hoá. Là đỉnh cao mới về thơ ca lãng
mạn tích cực sau Khuất Nguyên. Các bài thơ "Thục đạo nan", "Hành lộ nan", "Mộng du Thiên Mụ
ngâm lưu biệt", "Tĩnh dạ từ", "Tảo phát Bạch Đế thành" được mọi người truyền tụng. Nhưng
trong một số tác phẩm cũng có những nét tiêu cực như thoả sức rượu chè và có ý muốn đi cầu
tiên, học đạo. Tác phẩm có "Lý Thái Bạch tập".

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×