Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Tài liệu Đề tài "Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch" docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.75 KB, 57 trang )

Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
Luận văn
Đề tài: Không gian nghệ
thuật trong thơ Lý Bạch
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 1
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
Mục lục
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 2
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
A . MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Trong lịch sử xã hội phong kiến Trung Quốc, đời Đường có vị trí khá
đặc biệt. Nếu đời Hán là một triều đại có chế độ phong kiến trung ương tập
quyền vững mạnh đầu tiên của Trung Quốc thì đời Đường là thời kỳ cực thịnh
của xã hội phong kiến đó. Ở đời Đường, Trung Quốc là một quốc gia phát
triển, phồn vinh trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội văn hoá.
Thời đó các nghành nghệ thuật đều phát triển (hội hoạ, âm nhạc, kiến
trúc, điêu khắc, văn học……) trong đó phát triển nhất là hội hoạ và văn học.
Trong văn học thì thơ là bộ phận có thành tựu cao nhất.
Trung Quốc là một nước có truyền thống về thơ, từ kinh thi đến thơ hiện
đại, thơ đều có những đặc sắc riêng. Những người Trung Quốc cũng như thế
giới đều công nhận thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca nhân loại.
Thơ Đường phản ánh một cách toàn diện xã hội đời Đường, thể hiện
quan niệm, nhận thức, tâm tư...của con người đời Đường một cách sâu sắc,
nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức hoàn mỹ. Thành tựu trên
các phương diện của thơ Đường đều đạt đến đỉnh cao.
Thơ Đường là sự kế thừa và phát triển cao độ của thơ cổ điển Trung
Quốc. Nó là Tập Đại Thành cho nên những phương diện của thi pháp thơ cổ
điển Trung Quốc đều tiêu biểu.
Thi pháp thơ Đường mà chúng ta đề cập đến ở đây thuộc về thi pháp
miêu tả nghiên cứu thi pháp thơ của một thời đại một giai đoạn trong tiến


trình lịch sử thơ Trung Quốc, thi pháp là hệ thống hình thức, hệ thống phương
tiện nghệ thuật của thơ. hệ thống hình thức này bản thân nó là một mắt xích
trên tiến trình thi pháp thơ Trung Quốc. Nó chịu ảnh hưởng của thời đại, của
quan niệm triết học, của các loại hình nghệ thuật khác và của các giai đoạn
thơ ca, nó là kiểu tư duy nghệ thuật hoàn chỉnh và độc đáo. Cái mà Lỗ Tấn
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 3
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
nói : ….thơ Trung Quốc đến Đường có một sự biến đổi lớn chính là ở việc
hình thành một kiểu tư duy nghệ thuật, một hệ thống thi pháp mới.
Trong hệ thống thi pháp này có một nhân tố rất quan trọng không thể
thiếu được đó là không gian nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trong thơ
Đường rất rộng lớn mà ta có thể bắt gặp với nhiều loại không gian nghệ thuật
khác nhau, đó là không gian đời thường, không gian vũ trụ rộng lớn được thể
hiện trong các tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau. Song ở đề tài nghiên cứu
khoa học này tôi chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu không gian nghệ thuật
trong thơ Lý Bạch.
Bởi rằng, Lý Bạch là một trong ba nhà thơ lớn nổi tiếng ở thời thịnh
Đường. Ông đã đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển nền thơ ca Trung
Quốc bên cạnh đó tìm hiểu về không gian nghệ thuật trong thơ ông còn giúp
chúng ta tiếp cận và cảm nhận sâu sắc, thấu đáo hơn về nội dung và nghệ
thuật trong thơ Đường, để từ đó có cái nhìn sâu sắc thấu đáo, kỹ lưỡng, toàn
diện cho việc giảng dạy các tác phẩm thơ đường trong chương trình ngữ văn
THCS. Mặt khác thơ Lý Bạch đã ảnh hưởng sâu sắc tới các nhà thơ lớn của
Trung Hoa sau này như Tô Đông Pha, Lục Du đời Tống, Cao Khải Minh đời
Minh, Củng Tự Thân đời Thanh đều ảnh hưởng thơ ông với mức độ khác
nhau. Còn ở Việt Nam, người ảnh hưởng nhiều nhất và rõ nhất là thi sỹ Tản
Đà. Tản Đà cũng thích múa kiếm, thơ cũng ngông, và cũng có nhiều bài thơ
về núi sông đất nước, trăng rượu khá hay……
Hy vọng rằng, với đề tài nghiên cứu khoa học này chúng ta sẽ biết rõ
hơn về cuộc đời sự nghệp của nhà thơ Lý Bạch đặc biệt là sẽ cảm nhận rõ

hơn , đầy đủ hơn về không gian nghệ thuật trong thơ ông từ giúp chúng ta
khai thác đầy đủ, toàn diện về vẻ đẹp nghệ thuật cũng như nội dung trong thơ
Lý Bạch nói riêng và trong thơ đường nói chung.
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 4
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề :
Lý Bạch là một nhà thơ có ảnh hưởng lớn đối với thi đàn đời Đường và
thơ ca nhiều thế hệ sau. đọc thơ Lý Bạch ai cũng thấy rõ nét ngang tàng khí
phách phóng khoáng, ý chí mạnh mẽ, lời hay…ông có một phong cách riêng
mà không có một nhà thơ nào có. Lý Bạch được gọi là thi tiên bởi chất lãng
mạn trữ tình trong thơ ông phóng khoáng, hoành tráng đa dạng ở trong các đề
tài quen thuộc người khác đã viết. Sau Khuất Nguyên thơ Lý Bạch đã khắc
hoạ thêm đươc những cảm hứng thi ca, những ngôn từ điêu luyện, tự nhiên
với sắc thái lãng mạn nên dễ chinh phục mọi người. Đặc biệt tác phẩm của
ông có đề tài và chủ đề phong phú và có giá trị. Mọi tác phẩm của ông cũng
như phong cách thơ đều được giới nghiên cứu phê bình chú ý. Đặc biệt là vấn
đề không gian nghệ thuật.
Đã có rất nhiều tác giả say sưa nghiên cứu về vấn đề này nhưng mỗi
người lại tìm hiểu khai thác ở những cái nhìn, khía cạnh khác nhau về không
gian nghệ thuật trong thơ ông.
Ta đã từng biết đến cuốn Thi Pháp Thơ Đường của tác giả Nguyễn Thị
Bích Hải (NXB Thuận Hoá_Huế 1995) đã nghiên cứu một cách tổng thể về
con người trong thơ đường, không gian, thời gian nghệ thuật, thể loại và kết
cấu, ngôn ngữ thơ Đường đã góp phần làm rõ không gian nghệ thuật đặc trưng
trong thơ Lý Bạch đó là kiểu không gian thiên nhiên, có một sự thống nhất cao
độ, giữa cái cao cả và cái đẹp
Hồ Sỹ Hiệp với cuốn Lý Bạch được dùng trong tủ sách văn học nhà
trường ( NXB Bến Tre - 2002 ) giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cuộc đời, thân
thế, sự nghiệp, quá trình sáng tác thơ ca đồng thời giới thiệu một số tác phẩm
tiêu biểu đưa ra ý kiến bình luận. tuy ở mức độ khái quát nhưng vấn đề không

gian nghệ thuật cũng được thế giới nhắc đến, bút pháp khoa trương và nhân
cách hoá của Lý Bạch đã đem lại cho thơ ca của ông nhiều hình tượng sinh
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 5
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
động có màu sắc tươi vui và tình cảm nồng nàn thấm thía. Bất cứ là cảnh vật
thiên nhiên hay tư thế con người đều được thể hiện bằng hình tượng đột xuất,
qua những lời thơ bóng bẩy tạo nên một cảm giác lung linh đẹp đẽ vô cùng.
lắm khi thời gian và không gian mất cả sức hạn chế.
Trong cuốn Để học tốt văn học nước ngoài trung học cơ sở do Đoàn
Thị Kim Nhung và Tạ Thị Thanh Hà viết (NXB Đại Học Quốc Gia TPHCM -
2006) cũng đã từng đề cập đến không gian nghệ thuật. Hình tượng thơ Lý
Bạch bay bổng kỳ vĩ nhưng vẫn còn bó hẹp ở một số bài nhất định. Ngoài ra,
còn có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị mỗi công trình đề cập đến
những khía cạnh nổi bật tiêu biểu trong thơ Lý Bạch với đề tài nghiên cứu
khoa học này chúng tôi sẽ đi sâu vào khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu về
không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch để có cái nhìn tổng thể khái quát
nhất về một trong những yếu tố thi pháp nghệ thuật trong thơ Lý Bạch đồng
thời giúp bạn đọc hiểu hơn về các kiểu không gian nghệ thuật khác nhau trong
thơ ông. Mong rằng, đề tài hoàn thành sẽ giúp các bạn học sinh, sinh viên dễ
dàng tiếp cận được các tác phẩm của ông hơn đồng thời có cách nhìn đúng
đắn hơn và toàn diện hơn về thi pháp thơ ca thời Đường nói chung và Lý
Bạch nói riêng.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
1. Đối tượng của đề tài :
Đối tượng của đề tài mà chúng tôi nghiên cứu ở đây là một vấn đề thuộc
thi pháp nghệ thuật đó chính là không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch.
Không gian nghệ thuật trong tác phẩm của Lý Bạch xuất hiện với một tần
số lớn, đậm nét với các kiểu không gian khác nhau, có khi là không gian bình
thường nhỏ hẹp làng quê, không gian triều đình… nhưng cũng có khi là
không gian vũ trụ rộng lớn bao la những không gian ấy cứ lặp đi lặp lại như

một nét nghệ thuật, một mô típ nghệ thuật trong thơ Lý Bạch vì vậy mà
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 6
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
nghiên cứu về không gian nghệ thuật chính là một cách giúp chúng ta cảm
nhận về thơ Lý Bạch.
2. Phạm vi nghiên cứu :
Ở bài tập lớn này chúng tôi đã đi vào nghiên cứu các vấn đề sau : Trước
hết giúp người đọc hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Lý Bạch.
Sau đó là giới thiệu chung về một số khái niệm về không gian và thời gian
nghệ thuật, các kiểu không gian trong thơ Đường. Đặc biệt là sẽ đi sâu nghiên
cứu kỹ, cụ thể về không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch. Để bài nghiên cứu
được sâu sắc thì ngoài ra chúng tôi còn điểm qua phần so sánh không gian
nghệ thuật trong thơ Lý Bạch và thơ Đỗ Phủ để thấy được sự giống nhau và
khác nhau về cách nhìn nhận của hai nhà thơ lớn cùng thời về một vấn đề
không gian nghệ thuật.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
1. Tìm đọc các tài liệu nói về tác giả Lý Bạch.
2. Phân tích - chứng minh.
3. Thống kê - phân loại.
4. Diễn dịch - quy nạp.
5. So sánh - đối chiếu.
6. Trao đổi - đàm thoại
V. Đóng góp của đề tài
Từ xưa cho tới nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu
thơ Đường nói chung và nhà thơ Lý Bạch nói riêng. Song mỗi người lại đi tìm
hiểu ở những vấn đề khác nhau với nhiều khía cạnh và góc độ nào đó. Trong
đó không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch cũng được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm và đã khám phá về nó. Tuy vậy ở đề tài này chúng tôi cũng muốn
một lần nữa tìm hiểu về không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch để có thể
hiểu rõ cảm nhận thật sâu sắc và toàn diện về không gian nghệ thuật một vấn

SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 7
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
đề thuộc thi pháp nghệ thuật trong thơ Đường. Để từ đó giúp bạn đọc có thể
dễ dàng tiếp nhận thơ Lý Bạch nói riêng cũng như thơ Đường nói chung.
VI. Cấu trúc đề tài:
A. Mở đầu
B. Nội dung
Chương I: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lý Bạch
I. Cuộc đời
II. Sự nghiệp thi ca của Lý Bạch
Chương II: Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
I. Giới thiệu một số khái niệm
II. Những không gian nghệ thuật trong thơ Đường
III. Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
IV. Tìm hiểu không gian nghệ thuật trong một số tác phẩm của Lý
Bạch ở chương trình Ngữ Văn THCS
C. Kết luận
D. Tài liệu tham khảo
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 8
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
B. NỘI DUNG
Chương I: Cuộc đời và sự nghiệp của Lý Bạch
I. Cuộc đời
Lý Bạch (701- 762) tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê quán
ở Thành Kỷ, Lũng Tây (nay thuộc tỉnh Nam Túc). Song sinh ra và lớn lên ở
làng Thanh Liên, huyện Chương Minh (còn gọi là Long Xương hoặc Xưởng
Minh) thuộc Miên Châu (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên).
Tứ Xuyên là vùng đất địa linh nhân kiệt. Tứ Xuyên là đất Thục xưa có
núi hiểm trở, là quê hương của nhiều nhân tài, nơi đây sông nước cheo leo
gập gềnh có eo Tam Hiệp nổi tiếng, có núi Nga Mi, không phải ai cũng dễ

qua… Núi sông hùng vĩ là một trong những nhân tố tạo ra thiên tài Lý Bạch
Thiếu thời Lý Bạch rất tài hoa. Từ nhỏ ông đã giỏi thơ phú, trọng
nghĩa khinh tài, thích múa kiếm, thích làm hiệp sách. Lúc nhỏ ông được học
nhiều, tư chất thông minh. Chính Lý Bạch cho ta biết: Ngũ tuế tụng lục giáp,
Thập tuế quan bách gia (5 tuổi đã đọc sách dạy can chi, 10 tuổi đã xem sách
bách gia chi tử), Thập ngũ quan kỳ thư, Tác phú lăng Tương Như (15 tuổi đã
xem những sách lạ, làm phú lấn át cả Tư Mã Tương Như). Ngoài ra còn học
đấu kiếm. Kiếm là người bạn thân suốt đời,cũng là vật ký thác lý tưởng của
nhà thơ. Năm 18 tuổi ông lên Đái Thiên Sơn đọc sách và giao du với một số
đạo sĩ. Từ 20 tuổi, ông đi chơi nhiều nơi danh lam thắng cảnh ở đất Thục, 25
tuổi nhà thơ xuống núi Nga Mi, Từ giã cha mẹ, quê hương, chống kiếm viễn
du.
Năm 26 tuổi Lý Bạch rời Ba Thục. Vốn là người say cảnh thiên nhiên
hùng vĩ, non xanh nước biếc, trước khi lên kinh thành, Lý Bạch du ngoạn hồ
Động Đình, đến vùng sông Tương, qua Giang Hạ, Kim Lăng, Dương Châu,
vào Ngô Việt lại quay về Giang Hạ, rồi đến An Lục. Ở An Lục ông lấy vợ.
Vợ ông là cháu gái quan tể tướng nhà Đường hồi hưu là Hứa Ngữ Sử, ở đây
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 9
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
ông quen Mạnh Hạo Nhiên hai người gắn bó mãi sau này và đã có nhiều bài
thơ viết về mạnh Hạo Nhiên.
Khát vọng tham gia chính trường của Lý Bạch lúc này thật mạnh. Theo
ông đi thưởng ngoạn phong cảnh chủ yếu là để mở rộng giao du, tạo điều kiện
cho việc tham dự vào trường chính trị lập nên công danh sự nghiệp. Lý Bạch
cho rằng kẻ sĩ, kẻ đại trượng phu phải có chí tang bồng hồ thỉ, phải có chí bốn
phương (Thư gửi Bùi Trưởng Sử). Ông cho mình là kẻ hùng tài, với tài năng
kiệt xuất một ngày kia có thể từ địa vị khách áo vải nhảy lên hàng khanh
tướng, làm rõ lời bàn của Quản Trọng, Án Anh, tính mưu chước của đế
vương, đem tài năng, trí tuệ nguyện giúp nhà vua để cho thiên hạ yên ổn, bốn
biển thanh bình (Thư để lại thay Thọ Sơn đáp Mạnh Thiếu Phủ).

Năm 742 Lý Bạch được một đạo sĩ cũng là một nhà thơ là Ngô Quân
tiến cử lên vua Đường, sau đó ông về Tràng An kinh đô nhà Đường. Ở đây
ông được Hạ Tri Chương rất phục tài, khen ông là tiên trên trời xuống trần
(trích tiên). Lý Bạch nổi tiếng ngay, giữa kinh thành, bởi tiếng tăm của Hạ Tri
Chương rất lớn hồi này.
Lý Bạch được mời vào cung, Huyền Tông ban cho ông chức Hàn Lâm
cung phụng. Thực chất chức này chỉ là người ở bên vua giúp vui trong các
cuộc yến tiệc,… Đường Huyền Tông lúc này đã say mê hưởng lạc, cầu tiên,
cầu thuốc trường sinh và bên mình lại có Dương Quý Phi. Lý Bạch thường chỉ
được hầu hạ bên vua, mà thơ phú giữa bữa tiệc, tô thêm chất hào hoa cho vua,
mà mình chẳng qua cũng chẳng hơn đám cô nhi, vũ nữ,… Có thể nói phần
nào Lý Bạch đã vỡ mộng, tâm tình bi phẫn bao nhiêu khát vọng, hăm hở vụt
tắt. Ba năm ở kinh thành Lý Bạch rõ hở mặt xa hoa thối nát của đám quyền
quý và mộng trở thành người kinh bang tế thế của ông đã không còn như xưa,

SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 10
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
Ông chỉ còn thú vui, uống rượi, làm thơ vui chơi với bè bạn, sau đó
dâng sớ xin rút khỏi triều đình,… Rời Tường An sang Lạc Dương, ông gặp
Đỗ Phủ, hai người kết bạn, rồi cùng nhau cao thích sang vùng Sơn Đông săn
bắn ngao du sơn thuỷ. Chia tay nhau, Đỗ Phủ về Trường An, Lý Bạch lại tiếp
tục du lịch khắp lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang. Tin ở tài sức mình và
phần nào thấy trách nhiệm của kẻ đại trượng phu trước tình hình xã hội đã bắt
đầu rối ren, thế nước suy yếu, Lý Bạch vẫn muốn gặp lại dịp lập nên sự
nghiệp, mặt khác ông bất đắc chí, mầm mống tư tưởng tiêu cực bắt đầu xuất
hiện . Rất nhiều lần ông muốn thổ lộ ý muốn ở ẩn. Song ông phải là nhà thơ
xuất thế nên khi sự biến An Lộc Sơn xẩy ra ông hăm hở xông vào trường
chính trị.
Khi An Lộc Sơn chiếm Tường An. Huyền Tông chạy vào đất Thục ra
lệnh cho con là Vương Lĩnh, Lý Lân bảo vệ miền trung hạ du Trường Giang.

Lý Lân mời Lý Bạch ra giúp ông nhận lời, nhưng khi Lý Lân bị giết Lý Bạch
bị kết tội mưu phản, phải đi đày Quý Châu, đi được nửa đường thì được ân
xá. Năm 761, ông còn xin gia nhập ngũ để truy kích tàn quân Sử Triều Nghĩa
nhưng giữa đường thì bị bệnh phải trở về và năm sau đó thì mất, để lại cho
đời gần 1000 bài thơ và một số bài văn xuôi khác.
II. Sự nghiệp thi ca của Lý Bạch
Lý Bạch là một nhà thơ nổi danh thời thịnh Đường. Cùng với Đỗ Phủ
và Bạch Cư Dị, ông là một trong 3 nhà thơ lớn của Đường thi Trung Quốc. Sự
nghiệp sáng tác thơ ca của ông được kéo dài mãi cho đến tận những năm cuối
đời. Tuyệt đại bộ phận thơ Lý Bạch là trữ tình, trong đó có bộ phận không
nhỏ mang đậm màu sắc lãng mạn. Qua thơ văn ông, trước hết có thể dựng lại
tâm tư, hình ảnh một kẻ sĩ hoài bão, có tài năng có tâm hồn lạc quan, hào
phóng.
1. Nội dung tư tưởng trong thơ Lý Bạch
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 11
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
Lý Bạch vốn là người tự do, ông đọc sách nhiều. Tuy tam giáo bao trùm
đời sống tư tưởng, nhưng thâm tâm Lý Bạch, đã hình thành một lối sống tự do
cho riêng mình, lấy tài mình để, ngang dọc với đời ,với ý nghĩ không chịu
khuất mình, không cầu cạnh ai, giao thiệp ngang hàng với các bậc vương hầu,
… Ý chí lớn như thế nên Khổng Tử, người được thiên hạ coi là bậc thánh ông
cũng chẳng coi ra gì. Đã có lần ông diễu Khổng Tử:
Sở Cuồng chính là ta
Hát rong cười Khổng Tử…
Yêu thiên nhiên, thích bản chất trời cho của vũ trụ tư tưởng của Lý
Bạch thiên về đạo Lão… Có lẽ ông đọc nhiều Lão -Trang nên trong sáng tác
của ông người ta còn thấy những dấu ấn của những tư tưởng của Trang Tử.
Lý Bạch còn mang trong mình tư tưởng kiếm khách, hiệp khách. Trong
thơ ông thường hay nhắc đến Kịch Mạnh, một nghĩa hiệp nổi tiếng thời Chiến
Quốc. Ông có cả một bài thơ ca ngợi các bậc vung kiếm dẹp những chuyện

bất bằng, sẵn sàng làm những việc phi thường để trả nghĩa lớn đó là bài, Hiệp
khách hành:
Khách Triệu mũ giải thô
Loáng sương tuyết gươm Ngô
Yên bạc ngời ngựa trắng
Như sao bay vù vù…
Một mạng người, mươi bước
Ngàn dặm chẳng ai đâu…
Nghiêng về chí hướng này,cũng phù hợp với tính tình phóng khoáng
của Lý Bạch… Hiệp khách thường ở nơi núi non, như một loại bán tiên (một
nửa là tiên). Bởi cõi tiên toàn là người trong sạch:
Người trời hiền, chuộng yên
Trăng vốn thường đa cảm
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 12
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
( Cổ lãng nguyệt hành)
Ông từng tự hào Tài tôi có thể giúp nước, cứu đời, khí tiết tôi có thể
sánh với Sào Phủ, Hứa Do, văn tôi có thể biến đổi phong tục, trí tội có thể hiểu
mọi lẽ của trời đất và con người. Trong bài phú Đại bàng, ông đã đối lập tư
thế hùng dũng hiên ngang của đại bàng với vẻ dung tục tầm thường của chim
hộc. Hình ảnh chim đại bàng xuất hiện không ít lần trong thơ văn ông:
Đại bàng một lúc theo gió
Chín vạn dặm cao vút tận trời
Dẩu khi gió ngừng, sa xuống đất
Chân còn lê tới tận biển khơi
(Tăng Lý Ung)
Hình ảnh chim đại bàng bay cao chín vạn dặm rõ ràng là thoát thai từ
Tiêu dao du của Trang Tử, song ở đây không hề mang ý vị tiêu cực, thoát tục.
Cho đến giờ phút cuối, con chim đại bàng ấy:
Giữa trời cánh gãy sức kiệt dần

Hơi gió còn chuyển lay vạn thế.
(Lâm chung Ca)
Cho đến năm cuối đời ông vẫn cất lên tiếng nói hào sảng
Ra cửa vợ con níu áo hỏi
Chinh Tây bao độ trở về ông
Trở về nếu đeo hoàng Kim ấn
Chớ thấy Tô Tần chẳng xuống khung!
(Từ biệt vợ lên đường tòng quân)
Tư tưởng hăm hở tiến thủ giúp nước cứu đời nói trên có bắt nguồn từ
phần tích cực nhập thế của nho gia, song trong thơ ông lại thường xuất hiện
những vần thơ phê phán nho giáo khá sắc sảo:
Ông đồ nước lỗ học ngũ kinh
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 13
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
Bạc đầu nhai hết từng chương cú
Hỏi ông giúp đời thế nào đây
Lơ mơ như người mây khói phủ
… Việc đời đã chẳng hiểu chi chi
(Giễu ông đồ nước Lỗ)
Tinh thần lạc quan phong khoáng của ông in đậm nét trong hàng loạt
bài thơ miêu tả cảnh non sông hùng vĩ của đất nước trung hoa, từ sông Hoàng
Hà, Trường Giang cho đến hồ Động Đình, từ núi Thái Sơn, núi Thái Hoàng
cho đến con đường đi lên đất Thục khó, khó hơn đường đi lên trời xanh (Thục
đạo chi nan, nan cư thướng thanh thiên).
Tinh thần lạc quan, hào phóng, yêu đời của ông in đậm trong hình ảnh
những người phụ nữ hái sen (Thái liên khúc) trong tiếng ca điệu múa của
người nông dân thuần hậu (Tặng Uông Lân), trong hình bóng lộng lẫy của
người thợ rèn giữa đêm khuya thanh vắng :
Cửa lò rực trời đất
Khói tím nhảy tia hồng

Chàng ca, trăng rực sáng
Xao động cả dòng sông
( Thu Phố ca )
Song như ta biết, Lý Bạch cũng đã từng nếm mùi thất bại trên con
đường công danh, sự nghiệp, từng chứng kiến tận mắt cuộc sống xa hoa truỵ
lạc của cung đình, tiếp xúc ít nhiều với cuộc sống dân chúng.
Mặt khác những học thyết, tư tưởng mà Lý Bạch tiếp thu lại rất đa dạng
và phức tạp. Chẳng hạn, Lý Bạch không chỉ yêu thích tư tưởng đạo gia ( học
thuyết Lão Trang ) vốn đã phức tạp mà còn say mê cả đạo giáo ( cầu tiên,
luyện đan….).
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 14
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
Thơ ông hướng về cái đẹp, ca ngợi cái đẹp và phản ứng với cái xấu. Là
hai mặt nhiều khi khó tách rời trong tư tưởng, tình cảm và thơ ca Lý Bạch.
dường như ở đây ta bắt gặp cái mà các nhà lý luận hay gọi là tích phân cực
trong tình cảm của tác giả lãng mạn.
Thơ Lý Bạch coi khinh bọn quyền quý, phê phán bọn mũ cao áo dài xa
hoa thối nát. Bài cổ phong thứ 15 Lý Bạch viết:
Cớ sao bậc cao sỹ
Vứt như rác bên đường
Châu ngọc mua cười hát
Tấm cám nuôi hiền lương
Ông nói đến những thời đen tối do sự xa hoa của vua quan nhà Đường
gây ra ngay khi làm quan ở Tràng An trong bài hành lộ nan (đường đi khó)
bài thứ 2 ông viết
Đường lớn như trời xanh
Ta còn chưa đến được
Thẹn không bằng lũ nhóc Trường An
Đá gà, đấu chó chơi thoả thích…
Dẫu đả kích quyết liệt đến đâu rốt cuộc nhà thơ cũng chỉ là một kẻ

bướng bỉnh cô độc, nên từ đó đôi khi không khỏi cảm thấy bế tắc rồi đi tìm
những lối thoát tiêu cực, coi đời như một giấc mộng lớn (ngày xuân say rượu
tỉnh dậy nói chí mình) hoặc dùng rượu để giải sầu.
Sầu lai, ẩm tử nhị thiên thạch
( Sầu đến, nốc hai nghìn thạch rượu )
Song, rượu không chỉ làm cho nhà thơ say tuý luý mà quên hết sự đời .
Cất chén tiêu sầu, sầu cứ sầu
Rút dao chặt nước, nước cứ chảy
(Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 15
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
Trừu đao đoạn thuỷ, thuỷ cánh lưu)
(Trên lầu Tạ Diễu….)
Bình vàng, rượu trong, cốc đáng vạn
Mâm ngọc, nhắm quý, giá mười ngàn
Dằn chén, ném đũa, nuốt không được
Vung gươm bốn mặt lòng mênh mang
Lý Bạch muốn điều hoà những mâu thuẫn trong tư tưởng tình cảm bằng
một lối sống độc đáo theo tinh thần của lão tử công thành, thân thoái:
Việc xong phủi áo cút
Chẳng cho đời biết ai
( Hiệp khách hành )
Nguyện một phen tôn thờ minh chủ
Khi công thành quay trở về rừng cũ
( viết để lại khi từ biệt Vương Tư Mã Trung )
Lối ứng xử đó trước hết phản ánh mâu thuẫn trong quan điểm sống của
Lý Bạch. Một bên là tinh thần hăm hở, lập công, khát vọng công danh, một
bên là tinh thần bảo mạng, ý muốn ẩn dật. Tuy nhiên đây không phải là câu
chuyện cá nhân. Thỏ khôn chết, chó săn bị phanh thây; chim cao hết, cung tốt
ném vào kho; nước địch bị phá, mưu thần đi đời, (lời Hàn Tín nói về cách đối

xử của Lưu Bang đối với các cận thần) là hiện tượng xảy ra thường xuyên
trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Đằng sau những suy nghĩ tâm tư đó của
Lý Bạch, chúng ta thấy bóng dáng của xã hội đương thời, một xã hội xuất hiện
ngày càng rõ những dấu hiệu suy thoái.
Thơ Lý Bạch có một phong cách phóng khoáng, hào hùng, rất đặc biệt.
phong cách gắn liền với nội dung và tư tưởng các bài thơ và cũng gắn liền với
nhân cách của nhà thơ, lời thơ không sắp đặt, không trau chuốt, đẹp một cách
tự nhiên. ( Trường Chính – thơ Đường tập 2 ). Nhìn chung thơ Lý Bạch rất đa
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 16
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
dạng, phong phú, hùng tráng và khí thế ngang tàng, nói được cái tư tưởng của
con người trước cuộc đời, vũ trụ, thiên nhiên,…đó là vẻ đẹp để người đời mãi
mãi yêu mến cảm phục và cảm thông với ông!...
2. Giá trị nghệ thuật trong thơ Lý Bạch.
Hình tượng trong thơ Lý Bạch thường mang kích cỡ khác thường, phá
khổ. Những hình tượng gợi cái ao lớn, kỳ vĩ mạnh mẽ như dòng sông Hoàng
Hà từ vạn dặm chảy vào giữa cõi lòng. Hình ảnh cùng con người dạo chơi
trên núi Thiên Mụ, đứng trên đỉnh núi với tay đến tậ trời, hình ảnh dải ngân
hà tột khỏi mây…là những hình tượng bắt nguồn từ trí tưởng tượng phong
phú và bút pháp khoa trương phóng đại vốn là đặc trưng trong thơ lãng mạn.
Tiếp xúc với thơ Lý Bạch chúng ta luôn bắt gặp một tâm hồn phóng
túng bay bổng. Vì thích phóng túng nên Lý Bạch không chịu theo con đường
thi cử, không chịu bạc đầu nhai hết từng chương cú, thích đấu kiếm thích Lão
Trang. Vì thích phóng túng nên dù có vào triều cũng không chịu uốn gối làm
một kẻ nịnh thần, nên trong số gần 1000 bài thơ, ông chỉ viết có 70 bài ngũ
luật và 12 bài thất luật. Thật là một nhân cách nhất quán. Trong điều kiện lịch
sử đương thời, đó là một nhân cách đáng quý, tiến bộ.
Về phương diện sáng tạo hình tượng, tính cách nói trên đã đem lại cho
nhà thơ một năng lực hư cấu mạnh mẽ. Trí tưởng tượng của ông bay vút tận
các vì sao vượt qua biển cả, ngược dòng quá khứ lịch sử xa xăm, thâm nhập

vào thế giới thần thoại, truyền thuyết lung linh huyền ảo, cũng như lách vào
mỗi sự vật nhỏ nhoi, bình thường để rồi dựng nên hình ảnh chân thực mà sinh
động, gần gũi mà mới mẻ, bình thường mà kỳ lạ. Khoa trương nhân cách hoá,
những thủ pháp phổ biến để xây dựng hình tượng của nhà thơ, đã được vận
dụng một cách sáng tạo và bạo dạn. Bạo dạn tới mức phi lý nhưng ngẫm nghĩ
kỹ, ta lại thấy thật hợp lý. Khi phân tích câu Hoa tuyết Yên Sơn lớn như chiếu
(Bắc phong hành). Lỗ Tấn viết: Hoa tuyết Yên Sơn lớn như chiếu, là khoa
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 17
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
trương, song Yên Sơn rốt cuộc quả là có hoa tuyết, vì vậy nó vẫn bao hàm cái
thực ở trong đó, khiến chúng ta lập tức biết được ở, Yên Sơn vốn có cái lạnh
đến dường ấy. Nếu nói Hoa tuyết Quảng Châu lớn như chiếu thì chỉ biên
thành một câu nói đùa.
Thiên nhiên trong thơ Lý Bạch không chỉ được khắc hoạ thông qua sự
lãnh hội thẩm mỹ của nhà thơ mà có khi còn là hoá thân của nhà thơ, là người
bạn thân tình của nhà thơ nữa. Bởi vậy thủ pháp nhân cách hoá được tác giả
sử dụng một cách phổ biến trong những bài thơ viết về thiên nhiên. Trong thơ
Lý Bạch hầu như mọi sự vật trong thiên nhiên đều có thể hiểu tâm sự của nhà
thơ, của con người
Gió xuân xót ly biệt
Chẳng khiến Liễu xanh cành
(Đinh Lao Lao)
Nhìn nhau mãi không chán
Ta với núi Kinh Đình
(Ngồi một mình trước Kinh Đình)
Thủ pháp nhân cách hoá làm cho sự vật dù yên tĩnh, vô tư cũng trở nên
đầy sức sống. Tuy vậy tác giả không tuỳ tiện gán ghép ý muốn chủ quan của
mình vào sự vật. Qua các ví dụ trên, ta thấy nhà thơ rất tôn trọng đặc điểm
vốn có của sự vật được nhân hoá
Trong thơ ca của mình, Lý Bạch từng ca ngợi hoặc dẫn dựng những câu

thơ nổi tiếng mới mẻ, tự nhiên và giàu tính sáng tạo như: Bờ ao cỏ xuân mượt,
Non nước ngời trong sáng của Tạ Linh Vân. Và Sông lẳng phẳng như lụa, gió
bấc thổi mưa bay của Tạ Diễu,…Chính vì lẽ đó mà ngôn ngữ của ông đã sinh
động, tự nhiên, lại còn trong sáng hoa mỹ. Thêm vào đó là sức tưởng tượng
lãng mạn và nổi nhiệt tình dạt dào của ông cùng khiến cho ngôn ngữ của ông
trở thành cao hoa, hào phóng như người xưa thường nói.
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 18
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
Người ta gọi Lý Bạch là thi tiên bởi thơ thiên nhiên của ông rất hay.
Sông núi, nước khe, hang trời, biển động…đều rất hùng tráng trong thơ Lý
Bạch. Những bài nổi tiếng này là Thục đạo nan, hành lộ nan, Nga Mi sơn
nguyệt ca…
Thơ trăng Lý Bạch huyền ảo vô cùng…trăng trên núi, trăng trên sông,
trăng với sử sách, trăng ở quán trọ, và trăng trong cả lúc cô đơn nhất. Với bài
Tĩnh dạ tứ ta cũng đủ xao lòng cùng Lý Bạch trước trăng:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương.
Nhưng rượi trong thơ Lý Bạch mới thật vô địch. Khó ai có thể làm thơ
về rượu hay hơn ông. Thơ nói đến rượu được viết khá nhiều…có những bài ở
đề tài khác nhau, Lý Bạch vẫn thường hay nhắc đến rượu ở bài nào cũng mang
một tâm trạng, một hoàn cảnh rất khác nhau. Nổi tiếng nhất là bài Tương tiến
tửu…một bài thơ viết đã hơn nghìn năm mà người Á Đông từ thế kỷ XX trở
về trước, ngồi vào tiệc không ai không nhắc đến những câu thơ:
Biết chăng ai,
Sông Hoàng Hà ngọn nước tại lưng trời
Tuôn xuống bể vời lại được
Biết chăng nữa,
Đài gương mái tóc bạc

Sớm như tơ mà tối đã như sương…
Và cũng chỉ Lý Bạch mới viết nổi bài thơ Nguyệt hạ độc chước (uống
rượu dưới trăng) này:
Trong hoa rượu đã sẵn bình,
Người thân cũngchẳng có, một mình uống thôi
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 19
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
Gọi trăng nâng chén ta mời
Một trăng, một bóng với người là ba
Trăng kia uống được đâu mà
Bóng kia lẵng nhẵng theo ta chẳng rời
bạn cùng nhé! Bóng, trăng ơi
Chơi xuân cho kịp kẻo hoài mất xuân…
Một điểm nửa trong thơ Lý Bạch là tính chất bình dị, tự nhiên, đây cũng
là sản phẩm tát yếu của tính cách không trói buộc. Bản thân Lý Bạch đã từng
nêu chủ trương:
Nước trong sẽ nở hoa sen,
Thiên nhiên là đẹp,chớ nên vẽ vời
Nhiều bài thơ Lý Bạch giản dị như một bài dân ca và giống dân ca rất
nhiều mặt:
Trường An trăng một mảnh
Đập vải tiếng muôn nhà
Gió thu thổi về mãi
Đưa đến tình ải xa
Bao giờ dẹp xong giặc
Để chàng thôi xông pha
Thơ Lý Bạch không bị gò bó theo khuôn khổ, luật lệ và không bị hạn
chế về câu chữ, cách gieo vần, có khả năng diễn đạt được nhiều sắc thái, tình
cảm cũngnhư phản ánh được nhiều vấn đề xã hội rộng lớn. Hình thức này phù
hợp với tư tưởng bay bổng phóng khoáng của thi tiên Lý Bạch, vì thế đọc thơ

ông người ta cảm nhận được vể dịu dàng tươi mát, có lúc khẳng khái tươi vui:
Lý Bạch là một nhà thơ lãng mạn tích cực vĩ đại, trong lịch sử phát triển
thơ ca cổ điển Trung Quốc, thành tựu của ông đã đạt đến đỉnh cao của nghệ
thuật lãng mạn. Dù đứng về mặt tinh thần hay mặt bút pháp đều có những ảnh
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 20
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
hưởng to lớn đối với thi ca đời Đường và các thế hệ sau này. Hán Dũ đời
Đường đánh giá ông rất cao
Văn chương Lý Đỗ còn
Ánh sáng chiếu muôn trượng
(Điệu Trương Tích)
Chương II: Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
I. Giới thuyết một số khái niệm
1. Khái niệm không gian
Không gian là khoảng mênh mông, vô hạn bao trùm vạn vật (Ngôn ngữ
học Việt Nam). Nó là một trong những nhân tố bảo đảm sự tồn tại của con
người và vật chất. Nó quen thuộc đến nỗi nhiều khi chúng ta không cảm thấy
được, nhưng thực sự nó luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Như không gian
trường lớp, không gian làng quê, không gian đô thị…
Không gian cũng như thời gian, là hình thức tồn tại của con người khó
mà hiểu được con người nếu không hiểu được không gian tồn tại của nó.
Người ta cũng thường dùng những từ như vũ trụ, thế giới nhằm để chỉ
không gian.
2. Khái niệm không gian nghệ thuật
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử -
Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) viết: Hình thức bên trong của hình tượng
nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ
thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong tường nhìn nhất
định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính
của nó: cái này bên kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối cao thấp, xa, gần, rộng

dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về
không gian, nên mang tính chủ quan. Ngoài không gian vật thể, có không gian
tâm tưởng (gần nhau đây mà xa biết bao nhiêu. Giữa hai đứa mênh mông là
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 21
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
biển rộng - Tố Hữu). Do vậy không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối,
không gian quy được vào không gian địa lý. Không gian, nghệ thuật trong tác
phẩm văn học có tác dụng mô hình hoá các mối liên hệ của bức tranh thế giới
như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự. Không gian nghệ thuật có thể
mang tính địa điểm, tính phân giới, dùng để mô hình hoá các phạm trù thời
gian như bước đường đời, con đường cách mạng. Không gian nghệ thuật có
thể mang tính cản trở, để mô hình hoá các kiểu tính cách con người.
Không gian nghệ thuật có thể là không có tính cản trở, trong cổ tích,
làm cho ước mơ công lý được thực hiện dễ dàng. Ngôn ngữ của không gian
nghệ thuật rất đa dạng và phong phú
Các cặp phạm trù cao - thấp, xa - gần, rộng - hẹp, cong - thẳng,
bên này- bên kia, vững chắc - bập bênh, ngay - lệch… đều được dùng để biểu
hiện các phạm vị giá trị phẩm chất của đời sống xã hội.
Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác
phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế
giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung
cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại
hình của các hình tượng nghệ thuật.
Trong thi pháp thơ Đường của Nguyễn Thị Bích Hải cho rằng: Trong
tác phẩm nghệ thuật con người xuất hiện với tư cách là hình tượng con người
và không gian tượng trưng cũng chỉ là hình tượng không gian. Không gian
nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng. Vậy không gian nghệ thuật là
hình tượng không gian trong tác phẩm (Trần Đình Sử - giáo trình thi pháp
học)
Góc mái ngư ông về viễn phố

Gõ sừng mục tử lại cô thôn
(Bà Huyện Thanh Quan - Chiều hôm nhớ nhà)
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 22
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
Cái viễn phố cô thôn ở đây chính là không gian được chuyển hoá vào
trong trí tưởng tâm hồn của nhà thơ, được thể hiện bằng ngôn ngữ thơ và đến
người đọc, gợi dậy những viễn phố cô thôn hiu hắt người đọc.
Trong ca dao Việt Nam, chẳng hạn con người tồn tại nơi làng quê với
gốc đa, bến nước, sân đình…với đồng sâu, đồng cạn…Đó là không gian quen
thuộc và mang tính quan niệm. Người dân quê Việt Nam chỉ quen thuộc với
loại không gian đó nên họ chỉ có thể miêu tả loại không gian đó mà thôi
Trong văn học dân gian, đó là không gian làng quê. Nhưng trong văn
chương bác học thì khác
Thế sự du du nai lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
(Đăng Dung - Cảm Hoài)
Nhất lung thiên địa tàng thân tiểu
Vạn lý thanh vân cử mục tần
(Nguyễn Hữu Cầu – chim trong lồng)
Đó là không gian vũ trụ bao la cho khí phách của người tráng sĩ trung
thành. Ngay cả khi miêu tả không gian làng quê thì các làng quê trong con
mắt của Tam Nguyên Yên Đỗ xũng khác xa trong con mắt anh nông dân tát
nước đầu đình
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hiu hắt
(Nguyễn Khuyến – Thu Vịnh)
Chỉ cần thấy không gian trong tác phẩm, ta có thể xác định được nó
thuộc loại văn chương nào. Mỗi bộ phận văn học có thế giới riêng, có cái mã
riêng của nó. Ngay ở mỗi tác giả nhưng khi sử dụng ở nhiều thể loại khác
nhau, không gian nghệ thuật cũng khác nhau, chẳng hạn như Nguyễn Du

SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 23
Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
trong truyện Kiều thường xuất hiện không gian vũ trụ nhưng trong hát
phường vải lại là không gian của đời thường
Khi phân tích không gian nghệ thuật trong thơ, chúng ta có thể phân
tích theo ba chiều của không gian vật lý mà trung tâm của nó chính là con
người. Phải biết phát hiện không gian tầm thường, không gian vũ trụ, phát
hiện được tính chất động, tĩnh, thực, hư của nó. Từ đó tìm hiểu mối quan hệ
khăng khít giữa nó với thế giới nghệ thuật. Nhưng quan trọng nhất là xem xét
không gian nghệ thuật như một quan niệm về thế giới và con người; như một
phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát
tư tưởng thẩm mĩ, để từ đó lý giải khả năng phản ánh hiện thực của một hệ
thống thơ nhất định
II. Những kiểu không gian nghệ thuật trong thơ Đường
Trong thơ Đường có 2 kiểu con người chủ yếu: Con người vũ trụ
và con người xã hội, tương ứng với hai kiểu con người đó cũng có hai kiểu
không gian vũ trụ và không gian đời thường.
1. Không gian vũ trụ
Trong thơ Đường tuy có hai kiểu không gian nghệ thuật, nhưng không
gian vũ trụ vẫn chiếm ưu thế.
Trong bài Thử tìm hiểu tứ thơ của thơ Đường, sau khi thực hiện một
phép thống kê, Nhữ Thành Lý giải rằng: Bầu trời và thiên nhiên là cái nền của
thơ Đường. Vì thơ Đường cốt nêu lên tình huống thống nhất chủ yếu là tính
thống nhất của con người với thiên nhiên cho nên tất yếu nó hướng về thiên
nhiên.
Sở dĩ thơ Đường thể hiện tính thống nhất giữa con người với thiên
nhiên vì quan niệm nghệ thuật về con người của nó (của thơ Đường) là con
người vũ trụ. Là con người vũ trụ nó phải đứng giữa đất trời, ở vị trí trung
tâm của vũ trụ, và từ một điểm (điểm trung tâm), con người nhìn ra mọi phía
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 24

Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch
Trong thơ Đường, vị trí trung tâm ấy được xác định như một lẽ tự nhiên
và bao giờ cũng đẹp
Nhân phan minh, nguyệt bất khả đắc
Nguyệt hành khước dữ nhân tương tuỳ
(Lý Bạch – Bã tửu vẩn nguyệt)
(Người với lên trăng vịn chẳng được
Khi đi trăng lại mãi theo nhau)
Con người ở đâu thiên nhiên cũng bao quanh, và khi con người di
chuyển thì cả vũ trụ cũng di chuyển dời theo để con người vẫn ở vị trí trung
tâm
Mộ tòng lịch sơn hà
Sơn nguyệt tuỳ nhân quy
(Lý Bạch – Há Chung nam sơn…)
(Chiều hôm bước xuống chân đèo
Ánh trăng trên núi cũng theo người về)
Không gian vũ trụ bao bọc con người, trong vòng trời che đất chỉ con
người luôn luôn có sự hô ứng, tương thông tương cảm với đất trời, với thiên
nhiên, vạn vật
Thanh sơn hoành Bắc quách
Bạch thuỷ nhiễu Đông hành
Thử địa nhất vi biệt
Cô bồng vạn lý chinh
Con người đựoc bao bọc giữa sơn với thuỷ, hữu tình như vậy mà lại
phải chia tay để dấn thân vào nơi vô định, phiêu bạt như một ngọn cỏ bồng bé
nhỏ trên vạn dặm xa xôi.
Vì con người ở vị trí trung tâm nên không gian quanh nó mang tính
chất đối xứng và con người chính là trung tâm của không gian ấy
SVTH: Trần Thị Khương K28 Văn - Sử Trang 25

×