Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đến đời sống tâm lý sinh viên trên địa bàn thành phố HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.79 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN LOGIC VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP,
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TÂM LÝ
SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Xuân Sang
Khóa lớp: K51D
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2013
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
STT Họ và tên MSSV
1 Bùi Thanh Sơn 1201016447
2 Nguyễn Ngọc Sơn 1201016448
3 Nghiêm Nguyễn Mai Oanh 1201016387
4 Trần Tố Tâm
1201016462
5 Nguyễn Thị Kim Quy 1201016435
6 Lê Thị Hoài Vi
1201016651
7 Phạm Thị Thúy
1201016541
8 Lê Thị Quy 1201016434
9 Hoàng Minh Thái
1201016466
10 Đinh Bá Minh Quân
1201016429
11 Lê Thị Hoài Thu 1201016513
12 Phạm Lê Hải Như
1201016375
13 Đỗ Thị Thu Thảo


1201016481
I. Tính cấp thiết của đề tài
Trong số những thành tựu quan trọng nhất mà loài người đạt được trong thời gian gần đây,
những phát triển nhảy vọt của các kỹ thuật truyền thông là một hiện tượng gây kinh ngạc và có
những ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Bên cạnh sự cải tiến không ngừng về tốc độ, dung lượng và
tính đa dạng, các phương tiện truyền thông tăng nhanh khả năng chuyển tải lẫn chất lượng kỹ
thuật của chúng. Những thay đổi ấy làm cho các phương tiện truyền thông có khả năng lan xa và
thấm sâu, làm thay đổi cả bản chất của xã hội cũng như đời sống tâm lý, các chuẩn mực văn hoá
và những thói quen của con người,đặc biệt là đối với tầng lớp tri thức trẻ.Xét riêng tại Việt Nam,
ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đến đời sống tinh thần của mỗi người là hết sức rõ ràng,
đặc biệt là đối với sinh viên - đối tượng đi đầu trong việc tiếp thu cái mới, cái lạ.
Các phương tiện truyền thông kỹ thuật số hôm nay mở ra nhiều loại hoạt động hấp dẫn, cuốn hút
sinh viên Việt Nam hơn bao giờ hết, và tạo ra nơi họ hàng loạt những nhu cầu mới mà các thế hệ
trước đây không tưởng tượng nổi. Các loại điện thoại di động ngày càng đa dạng, đa chức năng,
với các dịch vụ như ghi âm, chụp hình,xem phim…; các trang web có khả năng tương tác cao
mọc lên như nấm, cho phép sinh viên có thể tiếp cận thông tin đa dạng từ kinh tế, chính trị đến
giải trí, thể thao…. cùng rất nhiều phương tiện truyền thôngmớimẻ khác đang len lỏi khắp nơi và
trong lúc đem lại cho con người nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng những cơ hội để có
một cuộc sống tốt hơn,tuy nhiên chúng cũng đặt ra rất nhiều thách đố. Những khoảng cách về
không gian và thời gian đang bị thu hẹp và trở nên tương đối; một thế giới ảo đầy hấp dẫn
đang mở rộng và đan xen với thế giới thực, gây nên những ảo tưởng dẫn đến nhiều đổ vỡ và các
vấn đề chưa từng có trước đây; các mối giao tiếp giữa con người với nhau và những vấn đề liên
quan đến tình bạn, tình yêu hay các quan hệ xã hội thời hiện tại đều có nhiều gắn kết với các
phương tiện truyền thông hiện đại. Cuộc sống sinh viên đang bị phụ thuộc vào chúng ngày càng
nhiều hơn, và nhiều lĩnh vực của đời sống như phẩm giá con người và các giá trị của cuộc sống
đang có nguy cơ bị “biến chất” trầm trọng.
Như thế, các phương tiện truyền thông đang tác động mạnh mẽ đến hành vi tâm lý của sinh viên
thành phố Hồ Chí Minh, hình thành nên loại ngôn ngữ giao tiếp đặc thù, những lối sống khác xa
trước đây và những nhu cầu mới làm cho sinh viên bị lệ thuộc vào nó. Cụ thể hơn, những điểm
tích cực và tiêu cực của những tác động ấy đối với sinh viên là gì, làm sao để phòng tránh những

tác hại cũng như phát huy những điểm tốt mà phương tiện truyền thông đem đến cho sinh viên
thành phố Hồ Chí Minh? Đó cũng là lí do chúng tôi tin tưởng và lựa chọn đề tài: “ẢNH
HƯỞNG CỦA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TÂM LÝ SINH IÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” cho bàinghiên cứu của mình
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chúng ta đang từng ngày từng giờ chứng kiến một sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông
tin và một điển hình là phương tiện truyền thông. Cùng với đó, các vấn đề liên quan đến sự phát
triển đa dạng các loại hình truyền thông cũng là mối quan tâm lớn, tỉ lệ thuận với tốc độ phát
triển của chính nó. Đó là lý do tại sao mà không ít giấy mực đã, đang và sẽ được dành riêng để
bàn luận. Thực tế, chúng ta có thể quan sát được khá nhiều các công trình nghiên cứu về phương
tiện truyền thông, từ sự ra đời, sự phát triển, đến sự tác động của nó đối với đời sống con người
trên một kênh truyền thông rất phổ biến đó là Internet, hoặc ngoài ra, bài bản hơn là các bài
nghiên cứu khoa học đã có sẵn nói về các vấn đề lien quan tới tác động của phương tiện truyền
thông đối với đời sống người dân Việt Nam. Tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu hiện có đều chỉ
đơn thuần phản ánh thưc tế mà chưa đi sâu vào giải pháp, đồng thời đối với một đối tượng cụ
thể, trong một phạm vi cụ thể như sinh viên trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì chưa có tài
liệu nào đề cập tới cả. Như vậy, để phần nào bổ sung vào nguồn thông tin chưa đầy đủ hiện tại về
tác động của phương tiện truyền thông, đề tài “sự tác động của phương tiện truyền thông đối với
hành vi tâm lý của sinh viên trong địa bàn thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay”, sẽ đi
sâu vào phân tích sự thay đổi tiêu cực và tích cực hành vi tâm lý của con người nhưng theo
hướng tìm ra giải pháp giải quyết, đồng thời sẽ hướng sự tập trung vào một đối tượng cụ thể đó
là sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
III.Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các những ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông mà sinh
viên thành phố Hồ Chí Minh hay tiếp cận trong giai đoạn hiện nay
- Mục tiêu nghiên cứu:
• Thu thập,tìm kiếm những phương tiện truyền thông sinh viên Việt Nam hay tiếp
cận
• Phân tích,đánh giá tính phù hợp của các thông tin trên các phương tiện truyền
thông này

• Khảo sát, tìm hiểu thái độ, nhận thức của một bộ phận sinh viên về các thông tin
trên các phương tiện truyền thông
• Đưa ra một số biện pháp khắc phục, trong đó có giới thiệu các trang thông tin
đáng tin cậy và hữu ích cho sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học và giải
trí.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thiết kế bảng hỏi, khảo sát, tìm hiểu những phương tiện truyền thông mà sinh viên Việt
Nam hay cập nhật thông tin hiện nay.
- Phỏng vấn sâu sinh viên để tìm hiểu những thói quen trong việc lựa chọn các phương tiện
truyền thông trên( theo tiêu chí nào, ví dụ: thuận tiện cho bản thân, dễ theo dõi mỗi ngày,
cảm thấy nguồn tin là chân thật và đáng tin cậy…)
- Khảo sát,phỏng vấn sâu sinh viên để tìm hiểu thái độ của sinh viên về các phương tiện
truyền thông và ảnh hưởng của nó đến đời sống tâm lý (ví dụ: cảm thấy thế nào về các
thông tin đăng trên mạng xã hội, có đáng tin cậy hay không, có ảnh hưởng đến tâm lý của
mình không….)
- Xử lý, phân tích số liệu để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn các phương tiện
truyền thông của sinh viên Việt Nam hiện nay.
- Đưa ra một số đề xuất cho các bạn sinh viên về các phương tiện truyền thông đáng tin
cậy, nêu rõ nguyên nhân lựa chọn.
V.Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ yếu,bên cạnh đó phối hợp phương pháp định
tính:
• Phương pháp nghiên cứu định tính : phỏng vấn bằng câu hỏi gợi ý trong bảng câu hỏi để
bổ sung và lý giải những con số thu thập được thông qua bảng hỏi, từ đó rút ra kết luận
về ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đến đời sống tâm lý sinh viên thành phố
Hồ Chí Minh.
• Phương pháp nghiên cứu định lượng:
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi dưới dạng viết và câu trả lời tương ứng.
+ Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5 với 2 loại câu hỏi là câu hỏi mở và câu hỏi
đóng.

VI.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian : thành phố Hồ Chí Minh
Phạm vi nội dung:nghiên cứu về các phương tiện truyền thông có tầm ảnh hưởng đến sinh viên,
qua đó nghiên cứu sâu hơn về sự tác động của các phương tiện truyền thông đối với đời sống tâm
lý của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay:tác động tốt và tác động xấu.
VII.Kết quả nghiên cứu dự kiến
Có cái nhìn cụ thể về các mặt tác động của phương tiện truyền thông đến đời sống tâm lý của
sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Đề ra được các giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn các tác động xấu của phương tiện truyền
thông đến sinh viên và phát huy tính hữu ích của phương tiện truyền thông đối với đời sống tinh
thần của sinh viên.
VIII. Kết cấu đề tài, nội dung nghiên cứu
MỞ ĐẦU
ChươngI. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm về truyền thông và các phương tiện truyền thông
2. Sự ra đời,phát triển của các phương tiện truyền thông mới và những thay đổi đời sống tâm
lý của sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Chương II. THỰC TRẠNG
1. Số lượng sinh viên Việt Nam sử dụng các phương tiện truyền thông.
2. Kết quả phân tích tình hình
3. Tác động của phương tiện truyền thông đối với đời sống tâm lý sinh viên
3.1.Tác động tích cực
3.2.Tác động tiêu cực
4. Nguyên nhân
Chương III. GIẢI PHÁP
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Hoài Sơn,2008, Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở
Việt Nam
2. Báo cáo nghiên cứu hành vi sử dụng internet tại Việt Nam năm 2010.

3. Báo cáo nghiên cứu thị trường internet Việt Nam.
4. Website:

×