Phân tích khó khăn, thuận lợi và đề xuất các giải pháp trong việc phát triển kinh doanh
thành công các cây trồng CNSH ở Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
AN TOÀN SINH HỌC
Đề tài:” Phân tích khó khăn, thuận lợi và đề xuất các giải pháp trong việc phát
triển kinh doanh thành công các cây trồng CNSH ở Việt Nam”
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo
Hà Nội, 4/2013
Page 1
Nhóm sinh viên thực hiện NHÓM 4 (CNSHA-K55)
Lương Thị Điệu 550336
Vũ Tất Đạt 550334
Phạm Thế Đồng 550337
Nguyễn Quốc Đại 550333
Phân tích khó khăn, thuận lợi và đề xuất các giải pháp trong việc phát triển kinh doanh
thành công các cây trồng CNSH ở Việt Nam
I.Đặt vấn đề
Hiện nay dân số tăng nhanh kéo theo việc không ngừng tăng nhanh nhu
cầu về ăn ở, lương thực thực phẩm. Diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp bị
suy giảm đáng kể không chỉ bởi nạn chặt phá rừng, biến đổi khí hậu mà còn để
phục vụ cho sản xuất công nghiệp cũng như giải quyết vấn đề nhà ở cho con
người. Chính vì vậy để tăng sản lượng lương thực thực phẩm thì chỉ có con
đường là cải thiện và nâng cao năng suất cây trồng. Những cây trồng, vật nuôi
tương lai phải đáp ứng được các yêu cầu như: cho năng suất, chất lượng cao,
an toàn với môi trường và sức khỏe con người, có khả năng tăng trưởng bền
vững…
Công nghệ sinh học đang phát triển vượt bậc tạo ra những sản phẩm có ý
nghĩa vô cùng to lớn và cây trồng công nghệ sinh học là một trong những sản
phẩm đáp ứng được các yêu cầu trên, những lợi ích to lớn ấy đã được chứng
minh bằng những bằng chứng cụ thể khiến ta không thể phủ nhận.Thực vậy,
Công nghệ sinh học của ta hiện nay vẫn chỉ đang ở giai đoạn ban đầu làm
quen, tiếp cận với các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu Công nghệ sinh học
và cũng mới chỉ có mặt tại một số Viện nghiên cứu và một số trường Đại học
lớn. Công nghệ sinh học là một trong số ít các chương trình Khoa Học Công
Nghệ trọng điểm được Nhà nước quan tâm đầu tư từ năm 1986 đến nay
(Chương trình Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp và 3 chương trình
Công nghệ sinh học từ 1991-2005). Tuy nhiên, có thể nói trải qua hơn 20
năm triển khai nghiên cứu với hàng trăm tỷ đồng đã được đầu tư những kết
quả từ các Chương trình Công nghệ sinh học mang lại còn quá nhỏ bé và
khiêm tốn. Hầu như không có một dấu ấn nào từ các chương trình Công nghệ
sinh học trên mang lại. Cũng trong thời gian đó, ở các nước xung quanh như
Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan, từ xuất phát điểm gần như ta Công nghệ
sinh học của họ đã trở thành một lĩnh vực công nghệ cao và một ngành kinh
tế mũi nhọn thật sự.
Cây trồng công nghệ sinh học mang lại nhiều lợi ích như vây, liệu ta nên
thương mại hóa không, và ta sẽ gặp những thuận lợi, khó khăn gì trong việc
kinh doanh thành công cây trồng công nghệ sinh học và giải pháp để khác
phục như thế nào.
Page 2
Phân tích khó khăn, thuận lợi và đề xuất các giải pháp trong việc phát triển kinh doanh
thành công các cây trồng CNSH ở Việt Nam
II. Nội dung trình bày
1. Phân tích những thuận lợi trong việc kinh doanh cây trồng công nghệ sinh học
ở Việt Nam
• Cơ sở vật chất
Mạng lưới các phòng thí nghiệm về CNSH ở các trường đại học và các viện
nghiên cứu. Những phòng thí nghiệm này bước đầu đã có điều kiện tối thiểu
để làm việc.
• Nguồn nhân lực
Đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực CNSH thì đã và đang được xây dựng, có trình
độ cao có khả năng đặt ra các vấn đề về và nhiệm vụ khoa học và công
nghệPhân tích những khó khăn trong việc kinh doanh cây trồng công nghệ
sinh học ở Việt Nam.
• Nhu cầu thị trường
+ Chính sách của nhà nước
- Trong vòng 5 năm qua, ngân sách nhà nước đã đầu tư khoảng 2 triệu USD cho
một vài phòng thí nghiệm
- Chương trình 52D (1986-1990): “Nghiên cứu sinh học phục vụ nông nghiệp”
với 25 đề tài về công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào và công nghệ chế biến.
- Chương trình KC-08 (1991-1995): “Chương trình Công nghệ Sinh học” với 15
đề tài về ứng dụng CNSH trong chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, chế biến
thực phẩm, chế phẩm y sinh và công nghệ xử lý môi trường.
- Chương trình KHCN-02 (1996-2000): “Công nghệ Sinh học phục vụ phát triển
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bền vững, bảo vệ môi trường và sức khoẻ” với
29 đề tài về ứng dụng CNSH trong chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, sản
xuất vacxin, phân bón và thuốc trừ sâu sinh học, bảo quản và chế biến nông,
lâm và thuỷ sản.
- Chương trình KC-04 (2001-2005): “Nghiên cứu khoa học và phát triển
CNSH” với 30 đề tài/dự án về ứng dụng sinh học phân tử trong chọn tạo
giống cây trồng, vật nuôi, chẩn đoán bệnh, sản xuất vacxin và công nghệ xử
lý môi trường.
- Năm 2000, Chương trình Kỹ thuật-Kinh tế về CNSH do các doanh nghiệp
chủ trì được tổ chức nhằm đưa nhanh những kết quả nghiên cứu về CNSH
Page 3
Phân tích khó khăn, thuận lợi và đề xuất các giải pháp trong việc phát triển kinh doanh
thành công các cây trồng CNSH ở Việt Nam
vào sản xuất công nghiệp. Hiện đã có 16 dự án được xây dựng và 6 dự án
đang thực hiện.
- Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng
dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
đến năm 2020"
- Một số cây trồng công nghệ sinh học đã được đưa vào trồng thử nghiệm.
“Theo Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Trí Ngọc, từ tháng
11-2009, cây trồng biến đổi gen (bước đầu là bắp) đã được Bộ NN-PTNT
cho phép thí điểm khảo nghiệm trên diện hẹp tại 2 tỉnh Hưng Yên và Bà Rịa -
Vũng Tàu. Bước đầu, các nhà khảo nghiệm đã xác nhận bắp biến đổi gen có
khả năng chống sâu bệnh hơn hẳn so với bắp thường và không bị ảnh hưởng
bởi thuốc diệt cỏ.
Sau đó, Bộ NN-PTNT đã cho phép 3 tập đoàn giống cây trồng hàng đầu thế
giới triển khai khảo nghiệm trên diện rộng tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên,
Bà Rịa - Vũng Tàu và Đắc Lắc, đại diện cho từng vùng miền khác nhau.
Trong đó, tỉnh Đắc Lắc được Công ty TNHH Dekalb Việt Nam và Viện
Nghiên cứu KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên phối hợp thực hiện trồng
khảo nghiệm 1ha bắp tại TP Buôn Ma Thuột”
+ Thị trường nông sản
- Là nước nông nghiệp nhưng với ngô và đậu tương, Việt Nam liên tục phải
nhập khẩu theo chiều hướng năm sau cao hơn năm trước. Trong năm 2012,
có hơn 1,6 triệu tấn ngô được nhập khẩu, tăng hơn 66% so với năm trước đó.
Tương tự như vậy, 2012 nhập khẩu xấp xỉ 1,3 triệu tấn đậu tương, so với
trước đó 1 năm tăng gần 53%. Nguồn ngoại tệ phải chi ra để nhập khẩu ngô
và đậu tương trong năm 2012 lên đến gần 1,3 tỷ USD.
+ Thị trường thức ăn chăn nuôi
- Giá trị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đậu nành, ngô để sản xuất
thức ăn chăn nuôi đã lên tới 2,37 tỷ USD trong năm 2011.
+ Nhiên liệu và nguyên liệu sinh học.
+ Sản phẩm cây trồng chống chịu sự biến đổi khí hậu.
Page 4
Phân tích khó khăn, thuận lợi và đề xuất các giải pháp trong việc phát triển kinh doanh
thành công các cây trồng CNSH ở Việt Nam
+ Những ưu điểm của cây trồng công nghệ sinh học mà cây trồng truyên
thống không đáp ứng được như sản lượng để đảm bảo an ninh lương thực và
sự biến đổi khí hậu.
+ Tiếp cận với các thành tựu và công nghệ trong việc tạo ra cây trồng công
nghệ sinh học từ các nước phát triển.
+ Sự gia tăng dân số nhanh chóng ở Việt Nam mở ra một thị trường lớn cây
trồng công nghệ sinh học.
2. Phân tích những khó khăn trong việc kinh doanh cây trồng công nghệ
sinh học ở Việt Nam
• Khó khăn về mặt kinh tế
Khó khăn của các công ty sản xuất giống cây trồng. Để có thể đưa ra một
giống cây trồng GM ra thương mại hóa thì trước đó các công ty giống phải tiến
hành hàng loạt các thí nghiệm kiểm tra mức độ an toàn sinh học va bảo đảm đạt
đầy đủ các tiêu chuẩn đánh giá. Chi phí cho các quy trình kiểm tra là rất lớn. Đây
Page 5
Phân tích khó khăn, thuận lợi và đề xuất các giải pháp trong việc phát triển kinh doanh
thành công các cây trồng CNSH ở Việt Nam
cũng là rủi ro đối với các công ty sản xuất giống GMO khi có thể giống GMO
không thông qua kiểm tra và không được thương mái hóa, khi đó số tiền đầu tư bỏ
ra không thể thu hồi lại.
Tổng chi phí để giống cây bông Bt được phê duyệt là khoảng 1.600.000 -
1.800.000 USD khi Monsanto tiến hành ở Mỹ. Tuy nhiên chi phí bỏ ra ít tốn kém
hơn khi Monsanto tiến hành thử nghiệm tại Ấn Độ, VD: tiến hành thử nghiệm dị
ứng với chuột nâu Na uy là 35.000 USD thay vì 150.000USD.
Chi phí để có thể đưa một giống cây GM là rất lớn và chỉ các tập đoàn kinh
tế lớn mới có khả năng đáp ứng. Vấn đề chi phí sản xuất giống lớn cũng là thách
thức đối với các công ty sản xuất giống nhỏ, các viện nghiên cứu thuộc nhà nước ở
những nước đang phát triển.
Chi phí mà người nông dân phải bỏ ra để mua hạt giống GM là đắt hơn rất
nhiều so với hạt giống bình thường. Nông dân Ấn Độ đã phải bỏ ra 10 bảng Anh
cho 100g hạt giống GM, số lượng hạt giống ít hơn 1000 lần so với 10 bảng Anh để
mua hạt giống truyền thống. Sau mỗi vụ thu hoạch, nông dân phải mua hoàn toàn
hạt giống mới với giá mà nhà sản xuất giống đưa ra (cao hơn nhiều so với hạt
giống thường như đã nêu ở trên). Điều này dẫn đến nông dân phụ thuộc hoàn toàn
vào công ty giống GM độc quyền. Người dân không có cơ hội lựa chọn từ các
công ty khác nhau như đối với khi mua các hạt giống bình thường.
Page 6
Phân tích khó khăn, thuận lợi và đề xuất các giải pháp trong việc phát triển kinh doanh
thành công các cây trồng CNSH ở Việt Nam
Bên cạnh gánh nặng chi phí để mua hạt giống GM, nông dân còn phải bỏ ra
số tiền lớn để mua thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu. Do sự thiếu hiểu biết, nông dân đã
lạm dụng, phun nhiều loại thuốc diệt cỏ khác nhau đối với trồng những giống cây
GM kháng thuốc diệt cỏ. Một nghiên cứu tại Ấn Độ năm 2007 đã kết luận rằng
trồng bông Bt không làm giảm lượng thuốc từ sâu.
Vấn đề bản quyền giống cây trồng nằm trong tay các tập đoàn cung cấp
giống sẽ làm người nông dân luôn bị phụ thuộc vào nguồn giống, phân bón, hóa
chất… với giá cả hoàn toàn do phía cung cấp định đoạt.
Đối với các trang trại chăn nuôi lớn, các nông dân phải sử dụng sản phẩm
GMO làm thức ăn chăn nuôi gia súc cũng phải chịu gánh nặng về kinh tế để chi trả
cho khoản này. Giá sản phẩm GMO cao hơn so với sản phẩm thường, mặt khác là
do các công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi cũng đội giá sản phẩm lên cao hơn so
với giá trị thực tế.
• Khó khăn về thị trường tiêu thụ
Sự độc quyền của các công ty giống GM dẫn đến nguy cơ phá sản, mất
thị trường của các công ty giống truyền thống do không có sức cạnh tranh
Page 7
Phân tích khó khăn, thuận lợi và đề xuất các giải pháp trong việc phát triển kinh doanh
thành công các cây trồng CNSH ở Việt Nam
với giống GM. Từ sự độc quyền về giống GM, sẽ xuất hiện nguy cơ công
ty giống GM lũng đoạn thị trường giống. Vấn đề bản quyền giống cây
trồng nằm trong tay các tập đoàn cung cấp giống sẽ làm người nông dân
luôn bị phụ thuộc vào nguồn giống, phân bón, hóa chất… với giá cả hoàn
toàn do phía cung cấp định đoạt. Đây là một tác động kinh tế xấu, đặc
biệt là đối với nông dân ở các nước đang phát triển có trồng cây GM.
Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh giá các sản phẩm
GMO là rẻ hơn so với các sản phẩm bình thường. Vấn đề đầu ra cho các
sản phẩm GMO cũng là nỗi lo lớn đối với nông dân trồng cây GM. Hiên
nay, diện tích trồng cây GM chủ yếu là đậu tương, bông. Hai loại cây này
phục vụ chủ yếu cho công nghiệp và làm thức ăn chăn nuôi. Nông dân
trồng cây GM có thể bị ép giá bởi các công ty thu mua, do không có đầu
ra nào khác cho sản phẩm GMO.
Đối với người nông dân sử dụng sản phẩm GMO làm thức ăn chăn nuôi.
Cũng vấp phải khó khăn cho đầu ra của sản phẩm. Do chi phí mua thức
ăn chăn nuôi có nguồn gốc GMO đắt hơn so với thức ăn bình thường.
Kéo theo đó là giá thành sản phẩm sẽ đắt hơn so với các sản phẩm từ
chăn nuôi truyền thống. Khi tiêu thụ trên thị trường, các sản phẩm này
không có giá cả cạnh tranh được với các sản phẩm truyền thống hoặc sản
phẩm nông nghiệp hữu cơ
Có sự mâu thuẫn thị trường tiêu thụ sản phẩm GMO tại chính quốc gia có
trồng cây GMO. Tại chính quốc gia đó, cấm bán các thực phẩm GMO
trong nước nhưng lại bán chúng ra nước ngoài.
Trong trường hợp GMOs được chấp nhận một cách rộng rãi thì các sản
phẩm truyền thống đứng trước nguy cơ mất thị trường bởi các sản phẩm
từ GMOs có những ưu điểm hơn về chất lượng hoặc màu sắc, mẫu mã.
Page 8
Phân tích khó khăn, thuận lợi và đề xuất các giải pháp trong việc phát triển kinh doanh
thành công các cây trồng CNSH ở Việt Nam
“Năm 2012, nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long sản xuất được
hơn 24 triệu tấn lúa (đóng góp 90% trong tổng lượng gạo xuất khẩu
của Việt Nam); 1,3 triệu tấn cá tra (kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,7 tỉ
USD) Thế nhưng theo Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu
Long, gần một nửa dân số của vùng này có thu nhập chưa tới
1USD/ngày/người.” Điều này cho thấy thu nhập của người nông dân lại rất
thấp trong khi giá thành cây trồng công nghệ sinh học lại cao.
• Khó khăn về mặt xã hội
Nhận thức không đúng đắn của người dân về cây trồng công nghệ sinh
học
Vấn đề đầu ra cho các sản phẩm từ GMO cũng gặp khó khăn. Nhiều nơi
người tiêu dùng không chấp nhận sản phẩm GMO.
Luồng ý kiến đòi dán nhãn cây trồng biến đổi gen làm cho các doanh
nghiệp không dám đầu tư.
• Quy trình cấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện để làm
thực phẩm rất phức tạp, nhiều thủ tục rườm rà.
3. Giải pháp
• Thu hút nguồn vốn đầu tư, tài trợ từ trong và ngoài nước.
• Xây dựng một quy trình nghiên cứu- khảo nghiệm- kiểm định riêng để
giảm chi phí.
• Nâng cao nhận thức của người dân: Tổ chức các buổi seminar, xây dựng
mô hình cụ thể, hoặc thông qua các phương tiện truyền thông…
• Đưa ra giá thành phù hợp với người nông dân.
• Có những hình thức hỗ trợ cho nông dân nghèo.
• Hướng dẫn kỹ thuật trồng đối với các cấy trồng công nghệ sinh học.
• Khoanh vùng cây trồng công nghệ sinh học bảo tính đa dạng nguồn gen.
III. Kết luận
Cây trồng công nghệ sinh học mang lại nhiều lơi ích mà chúng ta
không thể phủ nhận. Có thể nói việc phát triển cây trồng CNSH và thương
Page 9
Phân tích khó khăn, thuận lợi và đề xuất các giải pháp trong việc phát triển kinh doanh
thành công các cây trồng CNSH ở Việt Nam
mại hóa chúng trong thị trường Việt Nam là hướng đi đúng dắn, tất yếu và
sẽ thành công trong tương lai.
Page 10
Phân tích khó khăn, thuận lợi và đề xuất các giải pháp trong việc phát triển kinh doanh
thành công các cây trồng CNSH ở Việt Nam
Tài liệu tham khảo:
i. Nguyễn Thị Phương Thảo, Cây Trồng Công Nghệ Sinh Học (Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội,
2011), pp. 86-88.
ii. />2005-2015&catid=10%3Akhoahoc-congnghe&Itemid=82
iii. />
iv. lam-nhieu-thu-nhap-chang-bao-nhieu
Page 11