Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Cùng khám phá: Chinh phục những ngọn núi nguy hiểm, kì vĩ nhất thế giới, những di sản văn hòa thế giới được UNESCO công nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 50 trang )

Cùng khám phá: Chinh
phục những ngọn núi nguy
hiểm, kì vĩ nhất thế giới.
Chinh phục được những ngọn núi cao và
nguy hiểm nhất thế giới luôn là mơ ước của mọi
nhà thám hiểm leo núi, bất chấp sự nguy hiểm
và khó khăn mà chúng mang lại.
1. Eiger, Thụy Sĩ:
Đỉnh núi khổng lồ này cao 3.970 m so với mực nước biển và
được chinh phục lần đầu tiên vào năm 1858. Tuy nhiên, chưa
một ai từng chinh phục được ngọn núi này ở mặt phía bắc,
nơi được coi là dốc và nguy hiểm nhất tại đây cho tới tận
năm 1938. Mặt phía bắc này còn được mệnh danh là “Bức
tường chết người" (Murder Wall) và đã chôn vùi 64 nhà leo
núi thám hiểm khi cố gắng chinh phục nó.
2. Annapurna, Nepal:
Trong tiếng Phạn, Annapurna có nghĩa là “Nữ thần thu
hoạch”. Đây là đỉnh núi cao thứ 10 trên thế giới với độ cao
tới 8.091 m. Kể từ năm 1950, có 157 nhà leo núi tìm cách
chinh phục đỉnh núi nhưng 60 người đã phải thiệt mạng khi
thực hiện lý tưởng đó. Mặt núi phía Nam là địa điểm khó leo
nhất ở Annapurna, và phải đến năm 1970, nó mới được
chinh phục lần đầu tiên.
3. K2, biên giới Pakistan - Trung Quốc:
Với độ cao 8.611 m nằm ở dãy Karakoram, Pakistan, K2
được coi là đỉnh núi cao thứ hai trên thế giới. Không một nhà
leo núi nào dám mạo hiểm leo lên ngọn núi này vào mùa
đông bởi địa thế hiểm trở với các sườn đá dốc đứng, trơn
trượt và thời tiết bất thường nơi đây. Trung bình cứ 4 người
leo lên K2, lại có 1 người bị thiệt mạng. Đỉnh núi này còn
nổi tiếng bởi những cơn bão khắc nghiệt kéo dài tới vài


ngày, nên nó còn được gọi là “Đỉnh núi hoang dã” (Savage
Mountain).
4. Mont Blanc, biên giới Pháp – Ý:
Mặc dù chỉ cao 4.810 m, nhưng Mont Blanc đã lấy mạng của
gần 8.000 người muốn chinh phục nó. Lý do là bởi hàng năm
trung bình có tới 20.000 khách du lịch tới đây. Ngọn núi này
đã từng là nguyên nhân gây ra tranh chấp quyền sở hữu giữa
Pháp và Ý trong nhiều thế kỷ qua và quyết định cuối cùng là
cả hai cùng nắm chủ quyền, dù phần lớn diện tích là thuộc
nước Pháp. Năm 1808, Marie Paradis, nhà leo núi nữ đầu
tiên đã đặt chân lên tới đỉnh của ngọn núi này.
5. Nanga Parbat, Pakistan:
Nanga Parbat là ngọn núi cao thứ 9 trên thế giới với độ cao
8.125 m và cũng chưa ai từng dám khám phá nó vào mùa
đông. Theo tiếng Urdu, Nanga Parbat có nghĩa là núi trọc,
nhưng với việc chứng kiến rất nhiều tai nạn chôn vùi trong
tuyết của các nhà leo núi khiến nó được gọi là “Kẻ ăn thịt
người” hay “Núi quỷ”.
6. Kangchenjunga, Hymalaya:
Ngọn núi cao thứ 3 thế giới này nằm trên lãnh thổ của tỉnh
Taplejung, trải dài trong vùng biên giới giữa Nepal và Ấn
Độ. Kangchenjunga có nghĩa là “Năm kho báu tuyết” vì nó
bao gồm 5 đỉnh, có độ cao đều trên 8.000m và phủ đầy tuyết.
Năm 1955, một đoàn thám hiểm người Anh đã trở thành
nhóm đầu tiên tiến hành chinh phục ngọn núi, nhưng cuối
cùng vẫn không thể đặt chân được lên đến đỉnh núi và phải
bỏ cuộc.
7. Fitz Roy, Patagonia:
Fitz Roy là một trong những ngọn núi hiểm trở nhất thế giới
dù chỉ độ cao của nó chỉ là 3.405m. Trong khi Everest đón

hơn 100 du khách mỗi ngày trong suốt mùa hè, thì ở Fitz
Roy lại chỉ có 1 – 2 người tới đây mỗi năm. Bởi ngọn núi
này không chỉ là một trong những nơi xa xôi, hẻo lánh mà nó
còn gây ra nhiều vấn đề khó khăn cho các nhà leo núi cả về
tinh thần lẫn kỹ thuật.
8. Vinsion Massif, Nam Cực:
Ngọn núi cao nhất Nam cực này có độ cao 4.892m và phải
tới năm 1958 mới được phát hiện bởi một máy bay của Hải
quân Mỹ. Năm 1966, các nhà leo núi đã chinh phục được nó
và từ đó tới nay có tới 1.400 người đã lên tới đỉnh nhưng
cũng không ít người đã phải bỏ mạng nơi đây.
9. Matterhoen, biên giới Thụy Sĩ – Pháp:
Matternhoen là một trong những ngọn núi nguy hiểm nhất
của dãy Alps. Cuộc thám hiểm đầu tiên vào năm 1865 đã kết
thúc trong bi kịch khi bốn nhà leo núi trong đoàn đã thiệt
mạng trên đường đi xuống.
10. Everest, Himalaya:
Nằm ở biên giới giữa Nepal và Tây Tạng, Everest được
mệnh danh là “nóc nhà của thế giới” với độ cao 8.848m.
Trong tiếng Nepal, nó được gọi là Sagarmatha và ở Tây
Tạng, nó lại có tên là Chomolungma. Mỗi năm có tới hàng
trăm khách du lịch tới đây để được chinh phục điểm đến
tuyệt vời nhất hành tinh này, dù không ít người thiệt mạng,
hàng trăm người phải bỏ cuộc và không thể tới được đỉnh.
15 HANG ĐỘNG KÌ VĨ, BÍ ẨN
NHẤTHẾ GIỚI.
Hang động Sơn Đoòng nằm ở tỉnh Quảng Bình (Việt
Nam) hiện đang được biết đến là hang động lớn nhất thế giới
với chiều dài khoảng 9km, cao 200m có nơi lên đến 250m và
rộng 200m. Nơi đây bao gồm hệ sinh thái đa dạng, có cả một

khu rừng nhiệt đới, một dòng sông ở trong hang.
Hang động băng ở Mutnovsky Volcano (Nga) được hình
thành do dòng nước nóng bắt nguồn từ núi lửa miệng
Mutnovsky chảy bên dưới những cánh đồng tuyết.
động lớn nhất thế giới với chiều dài khoảng 9km, cao 200m
có nơi lên đến 250m và rộng 200m. Nơi đây bao gồm hệ
sinh thái đa dạng, có cả một k
Hang động Reed Flute nằm ở tỉnh Quảng Tây, Trung
Quốc, là điểm tham quan được biết đến cách đây ít nhất
1200 năm. Bên trong hang có rất nhiều măng đá, nhũ đá
tuyệt đẹp với hình dạng
Hang động Reed Flute nằm ở tỉnh Quảng Tây, Trung
Quốc, là điểm tham quan được biết đến cách đây ít nhất
1200 năm. Bên trong hang có rất nhiều măng đá, nhũ đá
tuyệt đẹp với hình dạng
Ellison là hang động tuyệt vời nằm ở phía Bắc Georgia
(Mỹ) thu hút rất nhiều người đam mê khám phá những vùng
đất lạ. Người ta sử dụng dây thừng hoặc dòng dọc để thăm
thú cảnh quan bên trong hang. Lưu ý bạn phải là người giàu
kinh nghiệm nếu không sẽ rất nguy hiểm bởi Ellison là hang
động cực kỳ sâu.
Hang động Phraya Nakhon, Thái Lan là một địa danh lịch
sử nổi tiếng, là nơi thưởng ngoạn của các quốc vương ở Thái
Lan. Ngôi đình ở vị trí trung tâm của hang động được xây
dựng vào năm 1890 để đón Vua Chulalongkorn ghé thăm.
Hẻm núi Antelope nằm ở tiểu bang Arizona (Mỹ) được
chạm khắc bởi gió và lũ quét qua hàng nghìn năm, đó là lý
do vì sao các phiến đá rất mịn màng và trơn tru. Lũ quét và
gió mùa thường xảy ra mà không hề có tín hiệu cảnh báo
trước, bởi lẽ đó một vài du khách không thiếu thận trọng đã

bị lũ quét lấy đi mạng sống.
Hang đá cẩm thạch ở Patagona nổi tiếng với màu nước
xanh ngọc tuyệt đẹp phản chiếu lên vòm đá cẩm thạch trắng.
Hang động này còn được gọi với cái tên rất đặc biệt “Thánh
đường cẩm thạch” bởi cấu trúc uốn cong và màu sắc ấn
tượng của nó.
Rất ít người biết đến hang động Kyaut Se ở Myanmar, đây
là hang động rất đặc biệt được bài trí như một ngôi chùa Phật
giáo
Hang động Tham Lod (Thái Lan), nơi có dòng sông Nam
Lang chảy qua nằm ở miền Bắc Thái Lan. Ở trong hang có
rất nhiều nhũ đá, măng đá tuyệt đẹp và là nơi cư chú của
hàng trăm ngàn chim con chim yến ở Thái Bình Dương.
Hang động Waitomo Glowworm thuộc đảo Bắc, New
Zealand nổi tiếng với vô vàn những con đom đóm phát ra
ánh sáng kỳ diệu. Bất cứ ai khi lần đầu đặt chân tới đây đều
phải ng• ngàng trước vẻ đẹp huyền bí như những ngôi sao
xuất hiện dưới lòng đất của nó.
Hang động nằm trên bờ biển ở Algarve, Bồ Đào
Nha được hình thành do tác động của nước và sóng biển vào
những phiến đá lớn.
Hang động băng Mendenhall (Mỹ) được tạo nên bởi sự tan
chảy của băng. Do điều kiện thời tiết luôn thay đổi nên vẫn
chưa thể biết được liệu hang động có thể tồn tại trong thời
gian dài hay không.

Trước đây, trong hang động Batu (Malaysia) có rất nhiều
phân chim và nó được khai thác phục vụ cho mục đích nông
nghiệp, nhưng ngày nay hang động được bài trí thêm những
bức tượng và mở cửa đón khách du lịch. Du khách đến đây

sẽ rất thuận tiện trong việc giao tiếp bởi tiếng Anh, tiếng
Trung là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến.
Xem Album tự động| |< << 1 2 6 7 >> >|
Hang động băng ở lưu vực sông Vatnajökull, Iceland,
dòng sông băng lớn nhất châu Âu là hang động được hình
thành do quá trình băng tan, nơi này rất nguy hiểm bởi các
dòng sông băng liên tục thay đổi.

×