Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

skkn kinh nghiệm giảng dạy những văn bản nghị luận trong chương trình ngữ văn lớp10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.23 KB, 38 trang )







SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY VĂN BẢN
NGHỊ LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN LỚP 10 THPT


MỤC LỤC

Trang
I. Lý do chọn đề tài. 2
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 3
1. Hệ thống văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 10 3
2. Kết quả khảo sát và những nhược điểm còn tồn tại trong dạy và học 5
III. Nội dung đề tài . 6
1. Cơ sở lý luận . 6
2. Giải pháp thực hiện . 7
2.1. Xuất phát từ đặc trưng phong cách thể loại 7
2.1.1. Khái niệm 7
2.1.2. Chức năng và đặc trưng 9
2.1.3. Đặc điểm 13
2.2. Vận dụng lịch sử giai đoạn xuất hiện của tác phẩm để lí giải 15
2.3. Bám sát nội dung và hình thức văn bản để triển khai 16
2.4. Gia tăng chất văn học 17


2.5. Sử dụng vai trò tưởng tượng, liên tưởng của học sinh 18
3. Thực hiện: Thiết kế bài học. 20
IV. Kết quả 33
V. Bài học kinh nghiệm 33
VI. Kết luận 34
VII. Tài liệu tham khảo 36




I. Lý do chọn đề tài:
1. Chương trình Ngữ Văn lớp 10 đến nay đã trải qua 5 năm thực hiện đổi
mới sách giáo khoa của Bộ Giáo dục Đào tạo. Bên cạnh việc lựa chọn
các tác phẩm văn học mang tính hình tượng, sử dụng hư cấu với một số
thể loại chính như: thơ, truyện, tiểu thuyết (gọi chung là văn bản nghệ
thuật) là việc sử dụng tác phẩm văn học không hư cấu được viết bằng
nhiều thể loại khác nhau theo mỗi giai đoạn như: nghị luận, sử kí, văn tế,
phú, dân ca lịch sử,…Nếu như chương trình sách giáo khoa trước đây ít
chú ý thể loại văn nghị luận (giảng văn nghị luận) thì chương trình mới
xuất hiện khá nhiều loại này. Như vậy, vấn đề thể loại văn học được mở
rộng phạm vi, giáo viên và học sinh có điều kiện bao quát về hệ thống
thể loại văn học trong nhà trường. Đáng lưu ý nhất là thể loại văn nghị
luận, việc giảng dạy và tiếp nhận các tác phẩm thể loại này chưa được
chú ý đúng mức.
2. Việc dạy và học văn bản nghị luận gặp nhiều khó khăn bởi các lí do sau:
- Mục đích của văn bản nghị luận: phát ngôn cho một tư tưởng, một quan
điểm, một chủ trương, một lập trường xã hội nhất định. Vì thế, nội
dung thường là các vấn đề có tính chất thời sự, chính trị, văn hoá, quốc
gia, dân tộc, lịch sử,… tương đối rộng với tầm hiểu biết phổ biến của
học sinh.

- Hình thức: thường sử dụng hệ thống lập luận chặt chẽ, nhiều lí lẽ, đa
dạng về phương thức biểu hiện và các phương tiện nghệ thuật.
- Đặc điểm: khô khan, ít phù hợp với tâm lí và nhận thức của học sinh; ít
tính văn chương, khó đi vào cảm xúc của người đọc; ý tưởng thâm thuý
khó nắm bắt,…
- Nguồn tư liệu bổ trợ khan hiếm.
3. Xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt mỗi cá nhân trước nhiều thách
thức mới, nhất là các vấn đề chính trị xã hội. Việc tiếp nhận các văn bản
nghị luận trong nhà trường góp phần không nhỏ trong việc hình thành hệ


thống quan điểm, tư tưởng cho thế hệ trẻ trong việc xử lí các vấn đề đặt
ra của cuộc sống một cách đúng đắn, vừa phù hợp với tinh thần thời đại
mới, vừa đảm bảo tinh thần quốc gia, dân tộc.
Trong khi đó, những văn bản nghị luận lại được giảng dạy và tiếp
nhận với tư cách là tác phẩm văn học, vì thế, cái khó của người dạy là vừa
đảm bảo tính khách quan của tác phẩm, vừa truyền lại những rung cảm của
văn bản với tư cách là một sáng tạo nghệ thuật thật sự. Chính vì tầm quan
trọng của thể loại, sự khó khăn của giáo viên khi giảng dạy, tôi xin được đề
xuất một vài kinh nghiệm có tính chất cá nhân góp phần đổi mới hướng
nghiên cứu và giảng dạy môn Văn trong nhà trường qua đề tài: “Kinh
nghiệm giảng dạy những văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn
lớp10”.
II. Thực trạng
1. Hệ thống văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn 10: chiếm
khối lượng khá nhiều.
Bộ
Thể
Loại
Tên văn bản Tác giả Năm Trang



SGK

bản
Chính
trị
Đại cáo bình Ngô Nguyễn Trãi
Cuối
1427
Tập 2
tr.16
Văn
hoá
XH
Tựa “Trích diễm thi tập” (trích)

Hoàng Đức
Lương
1497
Tập 2
tr.28
Hiền tài là nguyên khí
của quốc gia
(Trích Bài kí đề danh tiến sĩ
khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại
Bảo thứ ba) Đọc thêm
Thân Nhân
Trung
1484

Tập 2
tr.31
Nhân
vật LS

Hưng Đạo đại vương
Trần Quốc Tuấn
Ngô Sĩ Liên
Nhà
Trần
Tập 2
tr.41


(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
Thái sư Trần Thủ Độ
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
Đọc thêm
Ngô Sĩ Liên
Nhà Lý
– Trần
Tập 2
tr.46

SGK
nâng
cao
Chính
trị
Thư dụ Vương Thông lần nữa

(Trích Quân trung từ mệnh tập)
Nguyễn Trãi
Tháng
2 –
1427
Tập 2
tr.16
Đại cáo bình Ngô Nguyễn Trãi
Cuối
1427
Tập 2
tr.24
Văn
hoá
XH
Hiền tài là nguyên khí
của quốc gia
(Trích Bài kí đề danh tiến sĩ
khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại
Bảo thứ ba) Đọc thêm
Thân Nhân
Trung
1484
Tập 2
tr.41
Tựa “trích diễm thi tập” (trích)
Hoàng Đức
Lương
1497
Tập 2

tr.50
Nhân
vật
lịch sử

Phẩm bình nhân vật lịch sử
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
Đọc thêm
Lê Văn Hưu 1272
Tập 2
tr.43
Thái phó Tô Hiến Thành
(Trích Đại Việt sử lược)
Một số sử gia
Cuối
TK14
Tập 2
tr.53
Thái sư Trần Thủ Độ
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
Ngô Sĩ Liên
Nhà Lý
- Trần
Tập 2
tr.62
Hưng Đạo Đại Vương
Trần Quốc Tuấn
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)

Đọc thêm

Ngô Sĩ Liên
Nhà
Trần
Tập 2
tr. 65
2. Kết quả khảo sát và những nhược điểm còn tồn tại trong dạy và học:


Đối với việc dạy học Văn ở các cấp học nói chung và ở trường học phổ
thông nói riêng, việc làm sao để đảm bảo được nội dung kiến thức bài học
mà đồng thời học sinh lại phải chủ động chiếm lĩnh kiến thức bài học theo
yêu cầu đổi mới về phương pháp hiện nay quả thật là điều không dễ thực
hiện. Văn học là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật, vì vậy việc dạy văn đòi
hỏi người giáo viên phải vận dụng nhiều kĩ năng, trong đó không chỉ là kiến
thức mà đòi hỏi cả sự sáng tạo, linh hoạt của người giáo viên ở mỗi bài dạy
cụ thể. Sự chuẩn bị kĩ càng cho việc lên lớp của người giáo viên từ khâu
chuẩn bị - tức là phần thiết kế bài dạy - là một trong những yếu tố góp phần
không nhỏ vào hiệu quả của tiết học, đặc biệt là với những tiết học đọc văn,
trong đó có những văn bản nghị luận.
Trước thực tế đó, tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về phía học sinh.
Cụ thể, tôi đã phát câu hỏi cho 407 học sinh lớp 10 của trường để các em
phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến, nguyện vọng của mình khi tiếp cận
các văn bản nghị luận. Nội dung câu hỏi là: Em có cảm nhận như thế nào
khi học những văn bản nghị luận?
Kết quả :
+ 78,62% học sinh trả lời: Văn bản nghị luận có ý nghĩa, thực tế
nhưng đa phần dài, khô khan, khó nhớ nên không thích học bằng
các văn bản thuộc thể loại khác.
+ 14,99% học sinh trả lời: có thích học nhưng chưa thật sự hiểu.
+ 6,39% học sinh trả lời: không hiểu gì, không thích học.

Kết quả trên cho thấy, phần đa học sinh không thích học văn bản
thuộc thể loại nghị luận. Tuy nhiên, có đến 78,62% học sinh nhận ra ý nghĩa
của văn bản nghị luận, nghĩa là nguyên nhân các em không thích học các
văn bản này là do chưa thực sự hứng thú với giờ học mà thôi.
Từ thực trạng trên, cộng với kinh nghiệm giảng dạy cá nhân, tôi nhận
thấy trong dạy và học văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn lớp 10
còn tồn tại những nhược điểm sau:


- Phía người dạy:
+ Tâm lí: ít hứng thú, chưa coi trọng, giờ dạy ít hào hứng.
+ Cách truyền đạt: chú ý tính nội dung văn bản nhiều hơn tính nghệ
thuật, vì thế, giờ dạy thiên về lí trí hơn việc biểu đạt những xúc cảm
thẩm mĩ.
+ Kết quả: nghiêng về những thông tin, dư âm của những rung cảm
thẩm mĩ hạn chế.
- Phía người học:
+ Tâm lí tiếp nhận: nghiêng về tìm hiểu những thông tin hơn là việc
biểu lộ cảm xúc.
+ Cách tiếp nhận: nghiêng về mặt xã hội, chính trị.
+ Kết quả: giờ học tác phẩm thành giờ tìm hiểu lịch sử.
Với khối lượng văn bảnkhá nhiều và thực tế dạy - học nêu trên, tôi đề
xuất một số giải pháp bước đầu mà bản thân thấy có hiệu quả trong quá
trình giảng dạy.
II. Nội dung đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
Văn nghị luận là một thể văn ra đời từ rất lâu. Ở Trung Hoa, văn nghị
luận có từ thời Khổng Tử (551- 479
TCN
). Ở Việt Nam, văn nghị luận cũng là

một thể loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn
trong trường kì lịch sử, trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Có thể kể
từ Chiếu dời đô(1010) của Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ), Hịch tướng sĩ (1285)
của Trần Quốc Tuấn cho đến Bình Ngô đại cáo (1428) của Nguyễn Trãi; từ
bài Tựa Trích diễm thi tập (1497) của Hoàng Đức Lương, Chiếu cầu hiền
(1788) của Ngô Thì Nhậm đến bản điều trần Xin lập khoa luật (1867) của
Nguyễn Trường Tộ; Chiếu Cần Vương (1885) đến Hịch đánh Pháp sau
này…


Có thể nói trong suốt trường kì lịch sử dân tộc, văn nghị luận là một
thể văn phản ánh rõ nhất đời sống tinh thần, tư tưởng, ý chí và khát vọng của
cả một dân tộc. Do đó, văn nghị luận ngày càng phát triển mạnh mẽ, càng
trở nên đa dạng và phong phú hơn.
Nội dung và cấu trúc của một văn bản nghị luận được hình thành từ
các yếu tố cơ bản là: Vấn đề cần nghị luận (còn gọi là luận đề), luận điểm,
luận cứ và lập luận (còn gọi là luận chứng). Như vậy, do văn nghị luận trình
bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lí lẽ và lập luận nên hệ
thống các luận điểm hết sức chặt chẽ và luận cứ cũng phải xác đáng. Cho
nên khi dạy loại văn bản này, người dạy nhất thiết bao giờ cũng phải khai
thác hệ thống luận điểm, luận cứ và cách lập luận của văn bản. Tuy nhiên
nếu chỉ đơn thuần khai thác các hệ thống luận điểm như lâu nay chúng ta
vẫn làm thì bài học trở nên khô khan, khó gợi được hứng thú tích cực cho
học sinh. Vì vậy trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ, tôi
xin được đề xuất một số giải pháp mang tính bổ trợ để những giờ đọc –
hiểu văn bản nghị luận thêm sinh động.
2. Giải pháp thức hiện:
2.1. Xuất phát từ đặc trưng phong cách thể loại mà triển khai văn bản
trên các phương diện: đề tài, chủ đề (mục đích), hình thức, nội dung, ý
nghĩa,… Thể loại nghị luận (tức văn chính luận) có các đặc điểm cơ bản

sau đây:
2.1.1. Khái niệm:
Phong cách (PC) ngôn ngữ chính luận là PC được dùng trong lĩnh vực
chính trị xã hội. Người giao tiếp ở PC này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ
công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời
sự nóng bỏng của xã hội. Ðây là khái niệm ít nhiều mang tính truyền thống
và việc phân giới giữa phong cách này với PC ngôn ngữ khoa học, PC ngôn
ngữ báo chí vẫn còn một số quan niệm chưa thống nhất.




Ví dụ:
Tác phẩm Lĩnh vực Quan điểm, tư tưởng Ghi chú
Đại cáo bình Ngô
(Nguyễn Trãi)
Chính trị
- Vạch trần âm mưu xâm lược, lên
án chủ trương cai trị thâm độc, tố
cáo mạnh mẽ những hành động độc
ác của giặc Minh.
- Đứng trên quan điểm nhân nghĩa
của nhân dân: lấy dân làm gốc, coi
trọng tư tưởng nhân đạo, nhân bản
cao cả làm nền tảng cho hành động.

Tựa “Trích diễm thi
tập”
(Hoàng Đức Lương)
Văn hoá

xã hội
- Đau xót trước thực trạng bảo tồn
sách vở và thơ ca Việt Nam đương
thời. Từ đó nhận thấy nhu cầu bức
thiết phải biên soạn sách.
- Đứng trên quan điểm của cái đẹp.

Hiền tài là nguyên
khí của quốc gia
(Thân Nhân Trung)
Văn hoá
Xã hội
- Phải biết quý trọng hiền tài bởi nó
có mối quan hệ sống còn đối với
việc thịnh suy của đất nước.
- Coi giáo dục là quốc sách hàng
đầu bởi “một dân tộc dốt là một dân
tộc yếu”.

Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc
Tuấn
(Ngô Sĩ Liên)
Nhân vật
lịch sử
- Ca ngợi người anh hùng tài năng,
trung quân, trọng dân, chính trực,
chân thành, thẳng thắn.




Thái sư Trần Thủ Độ

(Ngô Sĩ Liên)
Nhân vật
Lịch sử
- Ca ngợi người anh hùng trung
thực, thẳng thắn, độ lượng, nghiêm
minh, chí công vô tư.

2.1.2. Chức năng và đặc trưng:
- Chức năng:
PC chính luận có ba chức năng: thông báo, tác động và chứng minh.
Chính vì thực hiện các chức năng này mà ta thấy PC ngôn ngữ chính luận
có sự thể hiện đặc trưng và đặc điểm ngôn ngữ có nét giống với các loại
phong cách ngôn ngữ khác.
Ví dụ : Chức năng một số văn bản nghị luận.
Tác phẩm
Chức năng
Thông báo Tác động Chứng minh
Đại cáo bình Ngô

(Nguyễn Trãi)
- Chiến thắng
giặc Minh và nền
dân chủ thái
bình. Kết thúc
chiến tranh.
- Sức mạnh của
tư tưởng nhân

nghĩa kết hợp với
sức mạnh của
lòng yêu nước.
- Niềm tự hào
dân tộc và ý thức
bảo vệ nền dân
chủ thái bình.
- Tư tưởng nhân
nghĩa trong mỗi
người.
- Nêu tư tưởng
nhân nghĩa và
chân lí độc lập
của dân tộc.
- Kể tội ác của
giặc (kẻ thù phi
nghĩa).
- Kể lại diễn biến
cuộc kháng chiến
khó khăn (Đại
Việt chính
nghĩa).
Tựa “Trích diễm - Lí do vì sao - Thái độ trân - Thu thập sưu


thi tập”
(Hoàng Đức
Lương)
làm “Trích diễm
thi tập”.

- Quá trình hoàn
thành, nội dung
và kết cấu.

- Thời gian viết,
họ tên, chức
danh, quê quán,
tên hiệu người
viết.
trọng và bảo lưu
cái đẹp của mỗi
người.
- Niềm tự hào
dân tộc, tình cảm
xót xa trước sự
tàn lụi của cái
đẹp.
tầm, thu lượm tác
phẩm qua các
thời kì lịch sử.
- Tuyển chọn,
sắp xếp, đặt tên
sách.
- Đưa thêm các
bài thơ của mình
vào phần cuối tác
phẩm.
Hưng Đạo Đại
Vương Trần
Quốc Tuấn

(Ngô Sĩ Liên)
- Tên tuổi, địa vị
người anh hùng
dân tộc.
- Lịch sử người
anh hùng dân tộc
qua các thời kì.
- Lòng cảm phục
và sự ngưỡng mộ
của mỗi người.
- Tấm lòng với
non sông, tổ
quốc, khí phách
anh hùng trong
mỗi người.
- Đưa ra các
chứng cứ về tài
năng và phẩm
chất, đức độ.
- Dùng các quan
hệ làm sáng tỏ
chân dung,
những tình
huống làm sáng
tỏ nhân cách.
- Ðặc trưng: PC chính luận có ba đặc trưng.
+ Tính bình giá công khai: Người nói, người viết bao giờ cũng bộc lộ
công khai, rõ ràng trực tiếp quan điểm, thái độ của mình đối với sự
kiện. Ðây là đặc trưng khu biệt PC ngôn ngữ chính luận với PC ngôn
ngữ khoa học và PC ngôn ngữ nghệ thuật. Nếu văn chương là bình giá

gián tiếp, khoa học là tránh sự thể hiện những yếu tố cảm tính chủ quan


thì ngôn ngữ của PC chính luận bao giờ cũng bộc lộ trực tiếp quan
điểm, thái độ của mình về một vấn đề thời sự của xã hội. Sự bình giá
này có thể là của cá nhân hoặc nhân danh một tổ chức, đoàn thể chính
trị nào đó.
+ Tính lập luận chặt chẽ: Ðể bày tỏ chính kiến, giải thích, thuyết phục
và động viên mọi người tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thời
sự nóng hổi của đất nước, sự diễn đạt ở PC này đòi hỏi có tính chất lập
thuyết. Nghĩa là phải bằng những lí lẽ đúng đắn, có căn cứ vững chắc,
dựa trên cơ sở những luận điểm, luận cứ khoa học mà đấu tranh, thuyết
phục, động viên. Tính lập luận chặt chẽ thể hiện ở việc khai thác những
quan hệ chiều sâu giữa hình thức ngôn ngữ và mục đích biểu đạt. Một
văn bản chính luận hay thường là những văn bản chứa đựng nhiều hàm
ý sâu sắc, có sức chinh phục lòng người, có sức cuốn hút mãnh liệt.
+ Tính truyền cảm: PC ngôn ngữ chính luận có tính truyền cảm mạnh
mẽ, thông qua sự diễn đạt hùng hồn, sinh động, có sức hấp dẫn và đạt
hiệu quả cao, thuyết phục cả bằng lí trí và tình cảm, đạo đức. Ðặc trưng
này tạo nên sự khu biệt giữa PC ngôn ngữ chính luận với PC ngôn ngữ
khoa học và khiến PC này gần với PC ngôn ngữ nghệ thuật. Trong văn
bản chính luận, chúng ta thường bắt gặp các biện pháp tu từ, những từ
ngữ có đặc điểm tu từ cao nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ về mặt âm
thanh và ý nghĩa.
Ví dụ : Đặc trưng một số văn bản nghị luận.
Tác phẩm
Đặc trưng
Tính bình giá
công khai
Tính lập luận

chặt chẽ
Tính truyền
cảm
Đại cáo bình Ngô

(Nguyễn Trãi)
- Căm phẫn trước
tội ác của giặc.
- Nêu tiền đề:
chân lí độc lập
- Các thủ pháp
nghệ thuật.


- Xót xa trước
nỗi khổ của dân,
tự hào vui sướng
trước chiến thắng
của ta.
dân tộc và tư
tưởng nhân
nghĩa.
- CM qua thực
tiễn: kẻ thù phi
nghĩa (tố cáo tội
ác của giặc), Đại
Việt chính nghĩa
(khởi nghĩa Lam
Sơn).
- Rút ra kết luận:

Sức mạnh của
nhân nghĩa, độc
lập dân tộc đã
chiến thắng kẻ
thù xâm lược,
tương lai đất
nước huy hoàng.
- Hình tượng kì
vĩ mang tầm vóc
vũ trụ, đa dạng.
- Ngôn ngữ: sử
dụng các động từ
mạnh, các tính từ
chỉ mức độ tối
đa.
- Giọng điệu đa
dạng, nhịp điệu
linh hoạt
Tựa“Trích diễm
thi tập”
(Hoàng Đức
Lương)
- Xót xa trước
lòng tự hào dân
tộc bị tổn
thương.
- Khiêm tốn,
nhún nhường khi
nói về mình.
- Các lí do khiến

thơ văn không
lưu truyền hết ở
đời.
- Kết quả: đau
xót, tổn thương
lòng tự hào dân
tộc dẫn đến việc
sưu tầm, tuyển
- Chất trữ tình
hoà quyện chất
nghị luận.


chọn, biên soạn
để bảo tồn.
Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc
Tuấn
(Ngô Sĩ Liên)
- Cảm phục và
ngưỡng mộ sâu
sắc đến mức thần
thánh hoá.
- Tự hào sâu sắc.
- Giới thiệu lai
lịch.
- Trình bày các
mối quan hệ làm
sáng tỏ chân
dung nhân cách,

tài năng.
- Sự hiển linh khi
mất.
- Lời kể hoà
quyện hai yếu tố
tự sự và nghị
luận.
2.1.3. Ðặc điểm:
- Ngữ âm: Có ý thức hướng tới chuẩn mực ngữ âm. Khi phát biểu trong
hội nghị hoặc diễn thuyết trong mit tinh, ngữ điệu được xem là phương
tiện bổ sung để tăng thêm sức hấp dẫn, lôi cuốn người nghe.
- Từ ngữ:
+ Ðặc điểm nổi bật nhất là sự có mặt của lớp từ chính trị, thuật ngữ khoa
học. Đây chính là công cụ riêng của PC chính luận. PC chính luận đòi
hỏi khi dùng từ phải luôn luôn tỏ rõ lập trường, quan điểm, chỗ đứng và
tình cảm, thái độ của mình.
Ví dụ:
“Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới.
Kiền khôn bĩ rồi lại thái,
Nhật nguyệt hối rồi lại minh.
Muôn thuở nền thái bình vững chắc,…”


(Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi)
+ Từ ngữ đòi hỏi sự minh xác cao. Ðề tài được đưa ra bàn luận ở PC
ngôn ngữ chính luận là những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội cho
nên khi cần thiết người viết phải dùng tất cả các lớp từ ngữ có quan hệ
đến đề tài này.
+ Khi cần bày tỏ sự đánh giá tình cảm của mình một cách mạnh mẽ đối

với các vấn đề nêu ra, người viết chọn lọc và sử dụng các đơn vị từ
khẩu ngữ, bởi đây là lớp từ giàu sắc thái ý nghĩa và sắc thái biểu cảm.
Ví dụ: “…trải qua mấy triều đại lâu dài, dẫu đến những vật bền như
đá, như vàng, lại được quỷ thần phù hộ, cũng còn tan nát trôi chìm. Huống
chi bản thảo sót lại, tờ giấy mỏng manh để trong cái níp, cái hòm, trải qua
mấy lần binh lửa, thì còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan
tành?” (Tựa “Trích diễm thi tập” – Hoàng Đức Lương)
- Cú pháp:
+ Do phải thực hiện chức năng thông báo, chứng minh và tác động nên
phong cách chính luận dùng nhiều kiểu câu khác nhau: câu đơn, câu
ghép, câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán.
+ Câu văn chính luận thường dài, có kết cấu tầng bậc làm cho tư tưởng
nêu ra được xác định chặt chẽ.
+ Ðể nhấn mạnh ý tưởng, gây sự chú ý ở người đọc, PC ngôn ngữ chính
luận sử dụng nhiều lối nói trùng điệp, phép điệp từ, điệp ngữ, các cách
so sánh giàu tính liên tưởng và tương phản để tăng cường độ tập trung
thông tin và hiệu quả bình giá, phán xét.
Ví dụ 1:
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.


Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông…”
(Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi)
Ví dụ 2:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế
nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống
thấp…”
(Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung)

Tóm lại: việc vận dụng đặc điểm thể loại trong việc tiếp cận và giảng
dạy các văn bản nghị luận là phù hợp nhưng đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo
mới tiến hành thiết kế giáo án hiệu quả, phải linh động trong việc kết hợp
với các phương pháp khác mới thực sự để lại dấu ấn cho học sinh qua mỗi
bài học.

2.2. Vận dụng lịch sử giai đoạn xuất hiện tác phẩm để lí giải.
Với tư cách là một tác phẩm văn học, văn bản nghị luận cũng chịu sự
chi phối của điều kiện lịch sử xã hội. Những vấn đề phức tạp của lịch sử
xuất hiện thường tác động lớn đến đời sống, số phận con người. Tất cả đều
trở thành nguồn cảm hứng để người nghệ sĩ phản ánh, một mặt ghi lại những
biến đổi của thời cuộc, mặt khác, bày tỏ chính kiến, quan niệm và cách nhìn
nhận, đánh giá của mình. Vì vậy, tác phẩm bao giờ cũng truyền đến người
đọc một tư tưởng, một thái độ, thậm chí có tác dụng liên kết xã hội bằng
những hành động cụ thể. Phân tích các văn bản nghị luận nhất thiết phải tìm
hiểu lịch sử xuất hiện của chúng mới hiểu rõ và lí giải chính xác: Tác phẩm
phản ánh vấn đề gì? Phản ánh để làm gì? Phản ánh như thế nào? Tác phẩm
có ý nghĩa ra sao với đương thời và hiện nay? Bài học rút ra từ sự phản ánh
đó?.v.v…


Ví dụ: Khái quát sơ bộ về lịch sử xuất hiện một số văn bản nghị luận trên
như sau:
Tác phẩm Thời điểm

Xã hội
Đại cáo bình Ngô
(Nguyễn Trãi)
Cuối 1427
- Triều đại Hồ Quý Ly (1400-1407), Triều đại Hậu

Trần (1407-1413) với các phong trào khởi nghĩa
“Binh áo đỏ” (1410), Lam Sơn (1418).
- Triều đại Lê Sơ (1428-1527).
- Các nhân vật hào kiệt: Lê Lợi (Lê Thái Tổ), Lê
Lai, Nguyễn Trãi, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Lưu
Nhân Chú, Lê Liễu…
Tựa “Trích diễm
thi tập”
(Hoàng Đức
Lương)
1497
- Triều đại Lê Thánh Tông (1460-1497) có nhiều
đóng góp vào đời sống mọi mặt của quốc gia Đại
Việt, hoạt động sôi nổi trên nhiều lĩnh vực bởi
nhiều tài năng: tư tưởng cao siêu, anh minh quyết
đoán, hùng tài đại lược, võ giỏi văn hay, tay
không rời sách, từng sáng lập “Hội Tao đàn” gồm
28 tiến sĩ giỏi thơ văn nhất nước thời đó. Lê
Thánh Tông là một nhà văn hoá lớn.
- Việc thi cử, giáo dục thời này thịnh đạt nhất
trong lịch sử giáo dục và khoa cử thời phong kiến
Việt Nam, nhiều công trình biên soạn tầm cỡ xuất
hiện: Đại Việt sử kí toàn thư (1479), Thiên Nam
dư hạ tập (hơn trăm bài thơ của Nguyễn Trãi cũng
được sưu tầm thời này).
Hiền tài là nguyên
khí của quốc gia
(Thân Nhân Trung)

1484

Hưng Đạo đại
vương Trần Quốc
Tuấn
Nhà Trần
- Các đời vua: Trần Thái Tông (1225-1258), Trần
Thánh Tông (1258-1278), Trần Nhân Tông (1279-
1293), Trần Anh Tông (1293-1314), Minh Tông,


(Ngô Sĩ Liên) Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Duệ Tông, Phế
Đế, Thuận Tông, Hiếu Đế (1314-1400).
- Ba lần chống quân Mông Nguyên, xuất hiện các
nhân tài: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần
Quang Khải, Trần Nhật Duật…
Tóm lại: Hiện tượng văn sử bất phân trong văn học trung đại Việt
Nam là cảm quan trong sáng tác nghệ thuật. Vì vậy, việc hiểu tường tận lịch
sử là điều kiện rất cần thiết để triển khai văn bản.
2.3. Bám sát nội dung và hình thức văn bản để triển khai.
- Tìm hiểu, nghiên cứu bất cứ tác phẩm văn học nào người giảng dạy
cũng phải tiến hành trực tiếp trên hai phương diện nội dung và hình
thức. Đây là những căn cứ cụ thể và khoa học nhất để người tiếp nhận
lĩnh hội tác phẩm. Dưới góc độ lí luận văn học, nội dung và hình thức
là hai phạm trù có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất không thể tách rời,
tác động qua lại, quy định tính chất tồn tại của nhau. Nếu nội dung tác
phẩm cho phép người đọc lí giải câu hỏi: tác phẩm viết về vấn đề gì,
mục đích, ý nghĩa, giá trị,… thì hình thức giúp người đọc lí giải tác
phẩm viết như thế nào, hiệu quả ra sao, tính thẩm mĩ, khả năng rung
cảm và thuyết phục người đọc thế nào,…
- Khi bám sát văn bản trên hai phương diện này, cần chỉ ra:
+ Về mặt nội dung: cần tìm hiểu và nắm đề tài, chủ đề, cảm hứng, hình

tượng của tác phẩm, các sự kiện, các chi tiết, tình tiết, biến cố… Xâu
chuỗi chúng lại theo những lôgic nhất định giúp người tiếp nhận lĩnh
hội được tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm, lập trường và giá trị
của tác phẩm trên nhiều bình diện.
+ Về mặt hình thức: cần tìm hiểu các hình thức diễn đạt và các phương
tiện diễn đạt như hệ thống ngôn từ (với các đặc tính: chính xác, biểu


cảm, hàm súc, hình tượng; các lớp từ, các loại từ…), hệ thống biện
pháp nghệ thuật, cách thức lập luận, nhịp điệu, giọng điệu, kết cấu.
Mục đích cuối cùng là chỉ ra tác dụng của chúng trong việc biểu hiện tư
tưởng, tình cảm, thái độ…của người tạo lập, sức thuyết phục của tác
phẩm, qua đó mà đánh giá được tài năng và tấm lòng của người tạo lập.
Hơn bất cứ hoạt động nào, việc phân tích trực tiếp văn bản đòi hòi
người giáo viên phải có năng lực thực sự, trình độ kiến thức nhiều mặt, phân
tích có nghệ thuật,… mới giải mã được các lớp ý nghĩa một cách toàn diện,
thấu đáo. Bất cứ một vấn đề nào, nếu được lí giải một cách sâu sắc, thấu tình
đạt lí sẽ thuyết phục được người đọc, từ đó mới xuất hiện những rung cảm
thật sự để mà yêu mến, quý trọng. Tất nhiên, vấn đề sẽ có sức sống dài lâu
trong tâm trí người tiếp nhận, thậm chí có thể hoá thân trong cách ứng xử,
cảm quan người tiếp nhận.
2.4. Gia tăng chất “văn học” để giảm bớt tinh chất “lí luận khô khan,
giáo huấn” của các văn bản nghị luận.
“Chất văn học” ở đây nên hiểu là chất nghệ thuật. Mà thực chất của
nghệ thuật là tính trữ tình. Nghệ thuật thường được tạo lập và tác động đến
người tiếp nhận thông qua con đường tình cảm. Tình cảm có thể “chuyển
hoá”, “mềm hoá” mọi vấn đề để người tiếp nhận lĩnh hội một cách tự
nguyện như một nhu cầu tinh thần thực sự. Đây là yêu cầu thiết yếu của giáo
viên ngay cả khi dạy những văn bản nghệ thuật. Vì thế, đòi hỏi người giáo
viên Ngữ văn phải có những phẩm chất, tư chất nghệ thuật thật sự từ sự học

tập, rèn luyện thường xuyên mới có được.
Để “gia tăng chất văn học” cho bài dạy các văn bản nghệ thuật, người
dạy có thể sử dụng nhiều cách: kể chuyện giai thoại, kể chuyện danh nhân,
kể chuyện lịch sử,… một cách lôi cuốn, hấp dẫn, đúng lúc, đúng chỗ, vừa kể
vừa kèm theo những lời bình luận sâu sắc, thấm thía ứng với một khía cạnh
nào đó của bài học; vận dụng những hiểu biết về văn hoá, nghệ thuật mỗi


giai đoạn cũng là cách phụ hoạ cho bài giảng thêm phong phú, sinh động;
dùng những bài thơ, câu chuyện có tính chất triết lí phù hợp với từng chi tiết
của văn bản; cùng với giọng văn, khẩu khí, động tác, cử chỉ, điệu bộ là cách
diễn đạt lôi cuốn…luôn luôn khiến bài giảng trở nên nhẹ nhàng, lan toả mà
thấm sâu. (Tất nhiên, cần chú ý tính cân đối về thời gian quy định cho mỗi
bài).
2.5. Sử dụng vai trò tưởng tượng, liên tưởng của học sinh để hình tượng
có sức bay bổng và cảm hoá.
Theo tâm lí học, mỗi biểu hiện của tình cảm đều gắn với động cơ hoạt
động của con người. Tình cảm không tự nhiên bột phát mà thường do một
điều kiện cụ thể có tính xác định. Nếu tạo ra được hoàn cảnh “có vấn đề” sẽ
làm nảy sinh cảm xúc, sự kích thích của cảm xúc trong quá trình tri giác sẽ
là điều kiện hoạt động của trí nhớ và hình thành biểu tượng. Theo đó, hình
dung, liên tưởng và tưởng tượng càng được mở rộng. Nếu được đẩy mạnh,
sự hút dẫn đối tượng vào bài học càng lớn.
Liên tưởng, tưởng tượng của học sinh có các loại sau đây: tưởng
tượng tái hiện, sáng tạo, có phê phán, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái
quát. Tuỳ thuộc vào sự dẫn dắt, định hướng của giáo viên, sự liên tưởng và
tưởng tượng của học sinh có những biểu hiện cụ thể khiến bài học sinh
động, hấp dẫn hơn. Vì thế, vai trò của giáo viên là xây dựng câu hỏi (nghĩa
là làm thay đổi tình thái của giờ học, hay nói cách khác là mở ra tình huống
“có vấn đề”, xác định tâm thế thực tại và đặt học sinh vào các yêu cầu của

việc nhận thức) để khai thác hết khả năng này của học sinh. Vận dụng linh
hoạt các dạng câu hỏi sau đây: phát hiện, tái hiện, phân tích, so sánh, tranh
luận, vận dụng kiến thức thông qua các hình thức:
+ Liên tưởng hiện thực xác định tác phẩm trong quan hệ với hiện thực
của đời sống xã hội.
+ Liên tưởng mối quan hệ giữa nhân vật và hoàn cảnh, không gian và thời


gian nghệ thuật, các nhân vật với nhau và với hoàn cảnh điển hình.
+ Liên tưởng mối quan hệ giữa các chi tiết, tình huống nghệ thuật, các
điểm sáng thẩm mĩ cùng hoặc ngược chiều,…
+ Tưởng tượng về khả năng phát triển của các hình tượng nghệ thuật
trung tâm.
+ Liên tưởng với các hình ảnh, hình tượng, biểu tượng của tác phẩm
khác.
+ Liên tưởng giọng điệu tác giả với thái độ tư tưởng, quan điểm nghệ
thuật.
+ Liên tưởng tâm trạng của tác giả khi lựa chọn một chi tiết hay hình ảnh
tiêu biểu của tác phẩm.
+ Liên tưởng và tưởng tượng về điểm nhìn nghệ thuật của tác giả với hiệu
quả nghệ thuật của tác phẩm…
Ví dụ:
· Giả sử em là nhà thơ Nguyễn Trãi khi viết bài “Đại cáo bình Ngô”, lúc
viết, tâm trạng của em sẽ như thế nào? Em định biểu hiện ý tưởng gì?
· Theo em, nếu không có thực tế chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi sẽ
viết bài cáo như thế nào? Nội dung có sự khác biệt ra sao?
· Thử tưởng tượng em là Trần Quốc Tuấn, em sẽ nói thế nào khi Thánh
Tông hỏi về thế giặc? Đoạn hiển linh sẽ nói thế nào?

3. Thực hiện: thiết kế bài học.

TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP” – Hoàng Đức Lương
Tiết 63 (Ban cơ bản)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:


- Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của tác giả trong
việc bảo tồn di sản văn học của dân tộc.
- Nắm được nghệ thuật lập luận của tác giả.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân và
lời nhắc nhở các thế hệ sau hãy biết trân trọng và yêu quý di sản văn
học của dân tộc mình.
- Cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng lập luận chặt chẽ để thể hiện quan điểm của người viết
một cách thuyết phục.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Máy chiếu (nếu có).
2. Sưu tầm và ghi lại lời nhận xét về:
- Tập thơ “Sóng Hồng” với lời nói đầu do chính tác giả viết.
- Tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu với lời nói đầu “Mấy ý nghĩ” do GS
Đặng Thai Mai viết.
- Tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố với lời tựa của Nguyên
Hồng hoặc Nguyễn Tuân.
- Lời bạt hoặc lời nói đầu của một tác phẩm văn học nước ngoài
(Tam quốc – La Quán Trung, Thuỷ Hử - Thi Nại Am, Chiến tranh
và hoà bình – L.Tônxtoi…)
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định :

2.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”?


- Đọc diễn cảm và phân tích một đọan tự chọn trong tác phẩm
“Bình Ngô đại cáo”?
- Giải thích vì sao bài cáo được xem là bản tuyên ngôn độc lập
lần thứ hai trong ls VN?
- Phân tích cơ sở và nguyên nhân chiến thắng của quân ta được
nêu trong bài cáo?
- Em hiểu thế nào là “bài tựa”? Kể tên một số bài tựa mà em
biết?
3.Bài mới :
v Dẫn nhập bài mới:
Sưu tầm và bảo tồn di sản văn hoá dân tộc là công việc rất quan
trọng và cần thiết nhưng cũng hết sức khó khăn, nhất là thời kì xa xưa và
sau chiến tranh. Là một trí thức đời Lê thế kỉ 15, Hoàng Đức Lương (quê
Văn Giang – Hưng Yên, đỗ tiến sĩ 1478) đã không tiếc công sức, thời gian
để làm công việc đó. Sau khi hoàn thành, năm 1497, ông đã tự viết một bài
tựa ở đầu sách nói rõ quan điểm và tâm sự của mình khi giới thiệu sách với
bạn đọc.
v Tìm hiểu bài học:
Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt
v HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu tiểu dẫn.
- GV: gọi một HS đọc phần tiểu dẫn
sgk/tr.28 và đánh dấu những điểm chính về
tác giả, tác phẩm.
+
GV: Tác phẩm ra đời trong thời gian nào?
Nêu những nét chính về bối cảnh xã hội

thời đại sản sinh ra tác phẩm?
I. Giới thiệu khái quát:
1. Tác giả: Hoàng Đức Lương
(?-?)
Sgk/ tr.28.
2. Tác phẩm: Sgk/ tr.28.
a. Hoàn cảnh ra đời và lời


® GV dựa vào sự hiểu biết của HS, bổ
sung những chi tiết về lịch sử thời Lê
Thánh Tông để HS có cái nhìn biện
chứng về MQH giữa tác phẩm và thời
đại, bước đầu suy luận được nội dung và
ý nghĩa của tác phẩm. Giới thiệu một vài
bài thơ của Lê Thánh Tông và hội Tao
đàn.
Giai đoạn nửa sau thế kỉ XV, thời Lê
Thánh Tông: triều đại thịnh trị nhất
của nhà Lê và chế độ PKViệt Nam
về nhiều mặt: kinh tế phát triển, XH
ổn định, bờ cõi mở mang, nhiều hiền
tài (Lương Thế Vinh, Thân Nhân
Trung, Đỗ Nhuận…), văn chương
được trọng dụng (hội Tao Đàn do Lê
Thánh Tông lập gồm “Nhị thập bát
tú” – 28 ngôi sao về thơ ca. Đây
cũng là TK mà tinh thần và ý chí độc
lập dân tộc lên cao. Sau chiến thắng
quân Minh, ngoài việc ổn định và

phát triển kinh tế đất nước, vua còn
phục hồi danh dự và cho sưu tầm các
tác phẩm của Nguyễn Trãi, trong đó
tập hợp được hàng trăm bài thơ Nôm
của Nguyễn Trãi thành “Quốc Âm
thi tập” (cùng với “Hồng Đức quốc
âm thi tập”)…Chính không khí ấy
thôi thúc Hoàng Đức Lương làm
tựa của “Trích diễm thi tập”.



















tuyển chọn và viết bài tựa này.
- GV: Vì sao tác giả đặt tên tác phẩm là

“Trích diễm thi tập”? Em hiểu như thế nào
về nhan đề tác phẩm? Hãy giới thiệu ngắn
gọn về tác phẩm? Có thể nhận xét như thế
nào về việc làm này của tác giả, đặc biệt là
đặt tác phẩm vào thời điểm ngày ấy?
® Do câu hỏi này HS đã chuẩn bị ở nhà
nên GV gọi 1 HS đại diện một nhóm
trình bày , các nhóm khác theo dõi và bổ
sung.
Nhan đề:
· Trích: tiếng Hán là chọn, tuyển.
· Diễm: sự kiều diễm, diễm lệ, cái
đẹp, cái hay ở mức độ cao.
· Thi: thơ, diễm thi là những bài
thơ hay.
Ø “Trích diễm thi tập” là tập thơ tuyển
chọn những bài thơ hay
Nội dung: Là tập thơ gồm 6 quyển
do Hoàng Đức Lương sưu tầm, tuyển
chọn tác phẩm từ thời Trần đến đời
Lê thế kỉ XV, cuối tập là thơ của
Trần Đức Lương. Bài tựa do ông viết
vào 1497.
Nhận xét:
· Tuyển chọn này thể hiện tấm lòng
trân trọng đối với quá khứ, là việc

b. Nhan đề: Tuyển tập những
bài thơ hay.

















×