Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình ngữ văn lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.43 KB, 25 trang )

Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
Phần thứ nhất:
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Chúng ta đều biết rằng , môn Ngữ văn là một môn học kết tinh nhiều giá
trị văn hoá truyền thống của nhân loại , với dân tộc Việt Nam , văn chương là sự
gắn bó mật thiết nhất . Nó đã đi sâu vào đời sống tâm hồn của mỗi con người .
Từ thuở còn nằm nôi , đứa bé đã được nâng niu , bồi dưỡng bằng văn chương
qua lời hát ru âu yếm . Khi đi học , bài trước nhất phải là “học ăn , học nói” .
Rồi con người đi vào đời sống dân tộc qua những bài văn , bài thơ . Chính vì lẽ
đó , dạy văn và học văn , điều cơ bản có lẽ là ở sự “hứng thú” . Trong các chức
năng của văn học, nhất là văn học với nhà trường , nhà văn Nguyễn Đình Thi
sau khi nêu những điểm chính , ông nói rằng : “ văn học còn có chức năng rung
đùi” . Thực tế nhà văn muốn nhấn mạnh đến những hứng thú , những niềm vui ,
sự yêu thích mà văn học đã đem lại cho người đọc . Trong cấu trúc chương trình
ngữ văn lớp 8 , 17 tiết dạy những tác phẩm tự sự , 12 tiết dạy những tác phẩm
trữ tình , các bài trích giảng đều là những bài thơ , bài văn thật hay nên dạy và
học cả giáo viên và học sinh đều có hứng thú . Hứng thú tự đến , giáo viên có
nhiều cảm hứng truyền chức năng đó về phía học sinh và học sinh cũng cảm
nhận được cái hay , cái đẹp của từng câu , từng chữ trong các văn bản văn
chương . Vậy mà chỉ có 7 tiết dạy tác phẩm nghị luận, giáo viên và học sinh làm
cách nào để có “hứng thú” được đây? . Hơn nữa mục đích của văn nghị lụân là
bàn bạc , thảo luận , phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng , một quan
điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng lớp , một giai cấp
nhất định .
2. Cơ sở thực tiễn
Quan niệm tác phẩm nghị luận vừa khó lại vừa khô , hình như đã ít nhiều
ảnh hưởng trong nhận thức của người dạy và người học . Bản thân tôi ban đầu
cũng có ý ngần ngại , không mấy hứng thú với văn nghị luận . Để ý quan sát các
đồng nghiệp , tôi cũng nhận ra sự “ đồng cảm” không đáng có này . Dạy thì vẫn


Năm học: 2010 - 2011
1
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
dạy theo yêu cầu của chương trình , theo chuẩn kiến thức kỹ năng , nhưng khi
chọn bài để thao giảng hoặc làm báo cáo chuyên đề … thì tỉ lệ các bài được
chọn là văn nghị luận thường thì rất ít . Đa số thường chọn những bài hay mang
tính chất biểu cảm , trữ tình như “ Quê hương”, “vọng nguyệt” , “ khi con tu
hú”…nhưng ít khi chọn bài kiểu bài như : Chiếu dời đô; Bàn luận về phép học…
Từ thực tế này , tôi quyết định chọn : “Làm thế nào để dạy- học phần văn
bản nghị luận trong chương trình ngữ văn 8 có hiệu quả” . Hy vọng đóng góp
một phần nhỏ bé của mình để cho đồng nghiệp khi dạy phần văn nghị luận
không còn cảm thấy nó “ khô” và “ khó” nữa .
Phần thứ 2 :
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I) Khảo sát thực trạng
* Đối với giáo viên và học sinh:
1. Thuận lợi
Nhìn chung học sinh nơi trường tôi giảng dạy , đa số là con em thuần nông ,
nên phần lớn đều ngoan và có ý thức chăm lo cho việc học , các em trong khối 8
đa phần là năng nổ , nhiệt tình trong việc tiếp thu bài và đóng góp những ý kiến
để giáo viên chắt lọc được những ý cần thiết trong quá trình học môn ngữ văn .
Mặt khác việc đánh giá , rút kinh nghiệm cũng rất tích cực của các đồng nghiệp
đã đóng góp ý kiến một cách thẳng thắn nên phần nào dạy văn bản nghị luận đã
có sự tiến bộ rõ rệt .
2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi như đã nói ở trên thì trong quá trình dạy – học , bản
thân tôi cũng gặp không ít khó khăn đó là sự tiếp thu bài của học sinh còn nhiều
hạn chế ; nhiều học sinh còn khó hiểu , còn lơ mơ khi học phần văn bản nghị
luận . Một số học sinh còn học theo kiểu rập khuôn ,máy móc nên giáo viên gặp

không ít khó khăn … Chính vì thế tôi tìm cách khắc phục cho các giờ dạy sau
hay hơn bằng cách tìm hiểu các tài liệu tham khảo để chắt lọc ra những ý chính ,
các luận điểm trong các bài văn .
Năm học: 2010 - 2011
2
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
Nói tóm lại , Để thực hiện được vấn đề đã đưa ra tôi đã trực tiếp tìm hiểu các
giáo viên đã từng dạy môn ngữ văn lớp 7 , 8 của một số trường và ở trường tôi .
Tôi đã nhận thấy hầu hết các giáo viên đều cho rằng dạy văn nghị luận rất khó
và khô . Đặc biệt là phần tìm ra hoặc trình bày các luận điểm và cách lập luận
của bài văn .
Mặt khác , trong quá trình dạy giáo viên thường chỉ chú ý đến khai thác nội
dung làm toát lên những quan điểm , tư tưởng của tác giả mà ít chú ý đến vẻ đẹp
về hình thức nghệ thuật cảu tác phẩm . Vì thế việc dạy – học phần văn bản nghị
thường không hấp dẫn đối với học sinh nên dẫn đến tình trạng học chán học.
II) Biện pháp thực hiện
Để tạo được hứng thú trong mỗi lần dạy văn bản nghị luận người giáo viên
cần phải tìm hiểu , tích luỹ để tạo hứng thú dạy và học tác phẩm nghị luận
.Muốn làm được điều đó trước hết người giáo viên cần phải xác định:
1. Vị trí
Muốn dạy tốt văn bản nghị luận , theo tôi trước hết người dạy cần phải hiểu vị
trí của kiểu văn bản này trong đời sống con người .
Văn bản nghị luận có từ lâu và đã xác định được vị trí quan trọng trong đời
sống con người . Chúng ta đã có những bài văn nghị luận có giá trị bất hủ như
Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn , Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi , Thuế
máu của Nguyễn ái Quốc…
Ngày nay , văn nghị luận lại càng phát triển mạnh mẽ và đã thâm nhập vào mọi
mặt đời sống . Hàng ngày , chúng ta đọc văn bản nghị luận trên sách báo …rồi
sử dụng văn nghị luận ở nhà trường và trong các hội nghị . Có thể nói , trong

thời đại hiện nay văn nghị luận là một công cụ khoa học chính xác , là vũ khí tư
tưởng sắc bén giúp chúng ta nhận thức đúng đắn những vấn đề của cuộc sống ,
hướng dẫn chúng ta chung sức chung lòng xây dựng đất nước giàu mạnh, văn
minh .
2. Đặc trưng
a. Tìm hiểu tác phẩm nghị luận có đúng là khô và khó không?
Năm học: 2010 - 2011
3
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
Từ khi tôi còn ngồi học trên ghế nhà trương CĐSP , mội lần nọ có người nói
chuyện về thơ Xuân Diệu , hôm đó người ngồi đông kín cả hội trường , nhưng
do người nói không có “duyên” với Xuân Diệu nên không gây được hứng thú
cho người nghe , làm cho mọi người bỏ về rất đông . Nhưng một lần khác , trong
một cuộc nói chuyện về vấn đề “an toàn giao thông”, có tự sự , có miêu tả , có
hình ảnh , có phân tích , có bình luận , đánh giá khiến cho người nghe cảm thấy
hay và thích thú vô cùng .
Từ đó , tôi đã biết rằng khi trình bày một vấn đề nghị luận vê một lĩnh vực nào
đó chính là ở khả năng của người truyền đạt chứ không nhất thiết là nội dung
như thế nào? thì ra nghị luận giỏi vẫn có khả năng cuốn hút người nghe như các
loại văn chương khác .
b. Xác định đúng tầm quan trọng của văn nghị luận trong đời sống con người là
một việc làm cần thiết , tuy nhiên chỉ có vậy thôi thì chưa đủ mà chúng ta cần
phải hiểu rõ đặc trưng của kiểu văn bản này:
Khác với các kiểu văn ban khác , văn bản nghị luận được xây dựng trên cơ sở
tư duy lô- gic , trừu tượng và lý tính , chúng ta bắt gặp những suy nghĩ của
người viết và sự phân tích giảng giải những khái niệm , những vấn đề ở trong
văn bản nghị luận , ngoài ra trong diễn đạt văn nghị luận đòi hỏi người viết phải
biết lập luận chặt chẽ , trình bày ý tưởng một cách chính xác , rõ ràng .
Trong văn bản nghị luận , tuy nó có vẻ khô khan , cứng nhắc nhưng đằng sau

nó là cả một hệ thống tình cảm , cảm xúc nồng nàn của người viết trước những
vấn đề mà họ đưa ra .
Chú ý tới vị trí đặc trưng của kiểu văn bản này , đồng thời kết hợp với
phương pháp đổi mới trong việc dạy – học văn hiện nay , tức là dạy theo phương
pháp tích hợp , tích cực , biết bám sát chuẩn kiến thức , kỹ năng ; đặc biệt là biết
tổng hợp kiến thức bằng bản đồ tư duy để học sinh dễ nắm bắt thì tôi tin rằng
người dạy sẽ thành công khi dạy các văn bản nghị luận .
3. Nắm được yêu cầu chung của văn bản nghị luận
a) Yêu cầu chung :
Năm học: 2010 - 2011
4
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
* Nội dung
Phải nêu rõ được sự việc , hiện tượng có vấn đề , phân tích mặt đúng , mặt sai ,
mặt lợi , mặt hại của nó , chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ , ý kiến , nhận
định của người viết .
* Hình thức
Bố cục phải mạch lạc , có luận điểm rõ ràng , luận cứ xác thực , phép lập luận
phù hợp , lời văn chính xác , sinh động , thuyết phục .
Tuy nhiên , khi dạy học ta không chỉ dừng lại ở những luận điểm chung này .
Bởi sức hấp dẫn ở mỗi tác phẩm nghị luận nằm ở sự độc đáo và cách chọn luận
điểm , cách triển khai luận điểm , cách lập luận , giọng điệu , ngôn từ ….Hay nói
cách khác là ở phong cách nghị luận riêng của mỗi tác giả , tác phẩm . Do vậy
cần triển khai , phân tích trên những phương diện đó để thấy giá trị nội dung và
sự hấp dẫn thẩm mỹ riêng trong từng tác phẩm . Chẳng hạn khi dạy bài “ thuế
máu” của Nguyễn Ái Quốc , giáo viên cần cho học sinh thấy rõ chất trào phúng
và tính chiến đấu mạnh mẽ với nhiều hình thức thể hiện đa dạng ( từ cách xây
dựng mâu thuẫn , sử dụng giọng điệu đến bình diện ngôn từ ….) , tạo cho văn
bản một sắc thái thẩm mỹ riêng .

b) Cần phát hiện những luận điểm mới mẻ ở mỗi tác phẩm .
Mỗi chúng ta đều biết , luận điểm là những tư tưởng , quan điểm của người viết
đối với vấn đề nghị luận trong bài văn . Nó thường được thể hiện dưới hình thức
tiêu đề bài văn hoặc những câu văn có tính chất khẳng định hay phủ định . Luận
điểm phải đúng đắn , sáng rõ , tập trung . Thông thường một bài văn nghị luận
bao giờ cũng có một luận điểm trung tâm . Đồng thời có một hệ thống các luận
điểm bộ phận nhằm triển khai luận điểm trung tâm theo những cách lập luận cụ
thể .
Chẳng hạn : khi dạy đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” , người giáo viên phải
cho học sinh thấy rõ luận điểm trung tâm là khẳng định chủ quyền độc lập dân
tộc được phát triển thật sâu sắc , hệ thống và toàn diện qua một loạt các luận
điểm bộ phận đó là :
Năm học: 2010 - 2011
5
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
- Nền văn hiến lâu đời .
- Có lãnh thổ riêng .
- Có bản sắc văn hoá riêng .
- Có truyền thống lịch sử .
c) Phân tích được cái hay , cái đẹp trong nghệ thuật lập luận của mỗi tác giả , tác
phẩm .
Các thao tác lập luận trong mỗi tác phẩm rất phong phú . Tác giả có thể lập
luận bằng cách quy nạp hay diễn dich , chứng minh hay giải thích , hoặc lập luận
tương phản , hoặc nêu câu hỏi hay lập luận móc xích . Lập luận trong văn nghị
luận sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật phong phú để thể hiện cảm hứng của
chủ thể sáng tạo và tạo nên tính hình tượng . Tính hình tượng ở đây thường thể
hiện ở cấp độ ngôn từ , ở cách diễn đạt tu từ , ở cách vận dụng thành ngữ ….
4 . Đọc kỹ văn bản nghị luận , tìm hiểu vì sao người ta gọi “ Bình ngô đại
cáo” và “Hịch tướng sĩ” là kim cổ hùng văn .

Ở một cấp thấp hơn “Chiếu dời đô”, “ Bản án chế độ thực dân Pháp”, “ Bàn
luận về phép học” , “ Đi bộ ngao du” … là mẫu mực về các phép biện luận .
Người xưa từng nói : “ Văn chương không khó , khó là ở vấn đề mà nó muốn
đạt tới” . Vấn đề mà các tiền bối nói ở đây theo tôi chính là chủ đề tư tưởng các
tác phẩm . Chủ đề càng cao , tư tưởng càng lớn thì dù viết ở thể loại văn học nào
cũng có sức hấp dẫn , có giá trị đặc biệt . ở đây có một vấn đề cần lưu ý là tài
năng của người nghị luận . Chủ đề tư tưởng thật lớn nhưng nếu không phải là
Nguyễn Trãi , Trần Quốc Tuấn , Lý Thái Tổ , La Sơn phu Tử , Nguyễn Ái
Quốc , Ru – Xô …Thì chưa chắc các vấn đề được nghị luận lại sâu sắc , thanh
thoát , cuốn hút chúng ta đến mức ấy . Vậy nên , dạy một văn bản nghị luận ta
phải có công đọc nhiều văn bản khác ; đọc thêm về thân thế, sự nghiệp văn
phong của tác giả mà ta cần biết . Có khi chỉ một mẩu chuyện , một giai thoại
chung quanh tác giả và tác phẩm , cũng góp phần tạo hứng thú cho thầy và trò .
5. Cần chú ý đến dạy học theo phương pháp tích hợp .
Năm học: 2010 - 2011
6
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
Trong quá tình dạy – học phần văn bản nghị luận , cần phải chú ý đến
phương pháp tích hợp . Chẳng hạn , dạy “ Hịch tướng sĩ” có thể liên hệ tới “ Lời
kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh” . ta thấy Trần Quốc Tuấn xưng hô với các
quân sĩ là “ta” – khẩu khí của một đại vương ; nghe Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi
cũng tự xưng là “ta” trong “ bình ngô đại cáo” … Giáo viên cần cho học sinh
xem lại “lời kêu gọi của chủ tich Hồ Chí Minh” , Người chỉ xưng “tôi” hoặc
“bác” , nghĩa là cách xưng hô đó đã gây được chú ý cho mọi người , nhất là đối
với người học . Sau đó giáo viên nhấn mạnh thêm : Lý Thái Tổ xưng là “
Trẫm” , giả sử Trần Hưng Đạo , Nguyễn Trãi , Bác Hồ thử xưng là “ Trẫm” thì
các em thấy lời hịch, lời cáo , lời kêu gọi sẽ ra sao .
- Hoặc dạy bày “ Bàn luận về phép học” , giáo viên cần phải lưu ý với học sinh
về hoàn cảnh ra đời bài tấu và vận dụng phương pháp học vào thực tế thông qua

các phương pháp học mà La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đề cập tới . Học sinh
có thể tự do nghị luận và sẽ gây được hứng thú của các em.
- Dạy bài “ Thuế máu” , giáo viên phải bám sát vào ba phần nhưng mặt khác
cần phân tích các biện pháp tu từ , ngôn ngữ giễu nhại , mỉa mai , làm cho chất
trào phúng hiện ra sâu sắc và dồn dập . Điều này sẽ tạo cho học sinh hứng thú và
thấy sảng khoái hơn .
- Khi dạy bài “ đi bộ ngao du” cũng thế . Vấn đề là Ru- xô muốn chứng minh
đi bộ sẽ có lợi về nhiều mặt : Hiểu biết được nhiều mặt , làm cho đầu óc tỉnh
táo , có lợi cho sức khoẻ ,vui vẻ và hài lòng hơn …Người giáo viên cần phải cho
học sinh liên hệ thực tế , cho học sinh phát biểu những quan điểm bản thân một
cách tự do , thoải mái .
6. Một phần không thể thiếu được trong dạy văn nghị luận là tổng hợp
bằng sơ đồ tư duy cho học sinh dễ nắm bắt sau quá trình phân tích .
Thực ra thì sơ đồ tư duy giúp cho chúng ta nhìn nhận vấn đề một cách khái
quát nhất , đầy đủ nhất . Nó giúp chúng ta nắm được trong một vấn đề có nhiều
chủ điểm cần lưu ý . Nó có nhiều điểm giống với việc chúng ta tóm gọn vấn đề
bằng cách ghạch đầu dòng . Nhưng sơ đồ tư duy sinh động , gây được nhiều
Năm học: 2010 - 2011
7
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
chú ý nên dễ nhớ. Chính vì vậy khái quát bằng sơ đồ tư duy sẽ cực kì hiệu quả ,
cho thấy cấu trúc tổng thể của một bài nghị luận và mực độ quan trọng của
những phần riêng lẻ trong đó với nhau .
III) Phần minh hoạ cho các vấn đề đã được đặt ra
Liên tiếp trong các giờ dạy , các giờ thao giảng , tôi đã soạn và dạy thử
nghiệm các văn bản nghị luận như : Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp , “
thuế máu” của Nguyễn ái Quốc , “ đi bộ ngao du” của Ru – Xô . Dưới đây là
một số tiết soạn minh hoạ :
Tiết 101:

BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
( Luận học pháp )
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tấu.
- Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích , phương pháp học và mối
quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước .
- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản .
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể tấu .
- Nhận biết , phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và
quy nạp , cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản .
3. Thái độ
Yêu mến và khâm phục tài năng của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp .
B.Chuẩn bị
GV: - Đọc , nghiên cứu bài và tài liệu có liên quan .
- Sưu tầm bút tích của Quang Trung gửi Nguyễn Thiếp.
Năm học: 2010 - 2011
8
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
HS : Soạn theo các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản.
C.Các hoạt động dạy – học
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
GV: Nêu điểm giống và khác giữa Hịch và Cáo
? Đọc thuộc lòng đoạn trích Nước Đại Việt ta? Nêu nội dung của đoạn trích?
HS: Lên bảng trình bày.
GV: Nhận xét , cho điểm.
3. Bài mới

Hoạt động 1:
Giới thiệu bài
GV: Học để làm gì ? Học cái gì? Học như thế nào? Nói chung, vấn đề học tập
đã được ông cha ta bàn đến từ lâu . Một trong những ý kiến tuy ngắn gọn nhưng
rất sâu sắc và thấu tình đạt lý là đoạn Luận về phép học trong bản tấu dâng vua
Quang Trung của nhà nho lừng danh La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp .Chúng ta sẽ
cùng nhau tìm hiểu .
Hoạt động 2:
Hướng dẫn tìm hiểu chung
1. Mục tiêu
- Tác giả .
- Thể loại tấu.
- Đoạn trích là một phần văn bản tấu Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung khi
ông vào Phú Xuân hội kiến.
2. Phương pháp
Vấn đáp , gợi tìm , đọc sáng tạo .
Hướng dẫn đọc và tìm hiểu
chung văn bản.
GV gọi HS đọc chú thích * SGK
I – Tìm hiểu chung về văn bản
1) Tác giả , tác phẩm
- Đây là một bậc thầy lớn ở La Sơn, Hà
Năm học: 2010 - 2011
9
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
GV: Nêu những nét chính về tác giả và
tác phẩm?
HS trả lời.
- GV nhấn mạnh thêm

GV hướng dẫn cách đọc cho HS : Đọc
rõ ràng, khúc chiết, chậm rãi .
GV đọc mẫu – gọi HS đọc – GV cùng
cả lớp nhận xét.
? Chính học
? Chính trị
GV: Em hiểu tấu là gì ?
HS : Thảo luận và nêu .
GV: Em hãy nêu bố cục của văn bản?
Tĩnh .
- Giúp Vua Quang Trung chấn hưng
nền giáo dục của nước nhà.
- Tháng 8 năm 1791 Nguyễn Thiếp
dâng lên vua bản tấu này.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích
- Chính học :Học theo con đường đúng
đắn chính nghĩa.
- Chính trị: ổn định phát triển trong
thái bình.
3. Thể loại
- Tấu( bản tấu, biểu, sở , nghị, khải, đối
sách) chỉ những loại văn thư của thần
tử , bầy tôi, quan tướng…dâng lên vua
chúa trình bày sự việc, ý kiến, dề nghị,
cầu phong, dâng sách, cảm ơn. Tấu có
thể được viết bằng văn xuôi , văn biền
ngẫu, văn vần
-Tấu thuộc vào thể văn hành chính-
nghị luận.
- Bài tấu của Nguyễn Thiếp là loại văn

bản nghị luận trình bày , đề nghị một
vấn đề, chủ trương , chính sách thuộc
lĩnh vực giáo dục đào tạo con người.
4. Bố cục
- Trước đó còn 2 phần : Phần 1: Bàn về
quân đức, phần 2 : bàn về dân tâm
Năm học: 2010 - 2011
10
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
- Đoạn trích học. Bởi thế đoạn này
không có phần mở bài mà vào ngay vấn
đề, nêu ngay luận điểm và luận cứ .
Tuy nhiên vẫn có thể chia đoạn như
sau:
a. Bàn về mục đích chân chính của
việc học : Ngọc không mài…đến : tệ
hại ấy.
b. Bàn và khuyến nghị về chủ trương
mở rộng việc học, nội dung và
phương pháp dạy học : Cúi xin…bỏ
qua.
c. Kết quả dự kiến
d. Kết luận
Hoạt động 3:
Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết văn bản
1. Mục tiêu
* Nội dung
- Quan điểm của Nguyễn thiếp về sự học:
+ Việc học dành cho đối tượng rộng rãi .

+ Mục đích của việc học .
+ Học phải có phương pháp .
- Phê phán những quan điểm không đúng về việc học .
* Nghệ thuật
- Lập luận
- Có luận điểm rõ ràng , lí lẽ chặt chẽ , lời văn khúc chiết .
* Ý nghĩa văn bản .
2. Phương pháp
Năm học: 2010 - 2011
11
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
Vấn đáp , gợi tìm , diễn giảng .
GV: Em hãy tìm luận đề , luận điểm
của văn bản ?
HS : Trao đổi để tìm ra luận đề , luận
điểm .
HS : Đọc từ đầu đến “điều tệ hại ấy”.
GV: Tác giả đã nêu kết quả , mục đích
chân chính của việc học là gì ?
Tác giả đã nêu mục đích đó bằng cách
nào?
HS : Thảo luận , trình bày ý kiến, nhận
xét bổ sung .
GV: Tác giả đã phê phán những lối
học lệch lạc nào ? tác hại của lối học
II – Tìm hiểu chi tiết về văn bản
- Luận đề : Bàn về phép học
- Luận điểm :
+ Mục đích chân chính của việc học .

+ Phê phán những lệch lạc sai trái
trong học tập .
+ Khẳng định quan điểm , phương
pháp đúng đắn trong học tập .
+ Tác dụng của việc học chân chính .
1. Mục đích chân chính của việc học
-> Mục đích : “ Ngọc không mài
không thành đồ vật , người không học
không biết rõ đạo”.
Tác giả dùng câu châm ngôn dễ hiểu ,
tăng sức mạnh thuyết phục .
- Khái niện học được giải thích bằng
hình ảnh so sánh cụ thể .
- Khái niệm đạo vốn trừu tượng , phức
tạp được giải thích ngắn gọn , rõ ràng .
Đạo là lẽ đối xử hàng ngày của mọi
người .
=> Mục đích chân chính của việc học
là học để làm người .
2. Phê phán những việc học lệch lạc ,
sai trái .
- Nền chính học bị thất truyền .
- Đua nhau lối học hinhg thức , hòng
Năm học: 2010 - 2011
12
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
ấy?
HS : Thảo luận , trình bày ý kiến ,
nhận xét , bổ sung .

GV: theo em , tam cương ngũ thường
là gì ?
GV: Thế nào là lối học hình thức , cầu
danh lợi ?
HS : Thảo luận , trình bày ý kiến, nhận
xét , bổ sung .
GV: Sau khi phê phán những biểu hiện
sai trái , lệch lạc trong việc học , tác
giả đã khẳng định quan điểm và
phương pháp đúng đắn trong học tập .
HS : Đọc từ “cúi xin từ nay” đến “ xin
chớ bỏ qua”.
GV: Để khuyến khích việc học ,
Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang
Trung thực hiện những chính sách gì?
cầu danh lợi .
- Không biết đến tam cương ngũ
thường .
* Tác hại : Chúa trọng nịnh thần ,
người trên kẻ dưới đều thích chạy
chọt , luồn cúi không có thực chất dẫn
đến cảnh “ Nước mất nhà tan”.
+ Tam cương : ba mối quan hệ gốc
trong xã hội phong kiến là quân thần ,
phụ tử , phu phụ .
+ Ngũ thường : năm đức tính của con
người là: Nhân , lễ , nghĩa , trí , tín.
- Lối học chuộng hình thức : Học thuộc
lòng câu chữ mà không hiểu nội dung ,
chỉ có cái danh mà không thực chất .

- Lối học cầu danh lợi : học để có danh
tiếng , được trọng vọng , được nhàn
nhã , được nhiều lợi lộc .
3. Khẳng định quan điểm , phương
pháp học tập đúng đắn trong việc
học.
- Mở trường ,mở rộng thành phần
người học , tạo điều kiện thuận lợi cho
người đi học .
- Việc học phải bắt đầu từ những kiến
thức cơ bản , có tính chất nền tảng.
Năm học: 2010 - 2011
13
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
HS : Thảo luận, trả lời .
GV: Cần phải có phương pháp học như
thế nào ?
GV: Yêu cầu HS đọc phần còn lại .
GV: Tác giả đã nêu lên tác dụng của
việc học chân chính như thế nào?
GV: Lời khuyên đó có tác dụng ra sao
đối với ngày nay?
HS : Thảo luận , liên hệ và trình bày .
GV: Em hãy rút ra những nét lớn về
nghệ thuật?
- Phương pháp học:
+ Tuần tự tiến lên từ thấp đến cao .
+ Học rộng , nghĩ sâu , biết tóm lược
những điều cơ bản , cốt yếu .

+ Học kết hợp với hành , học không
chỉ biết mà còn để làm .
4. Tác dụng của việc học
- Đất nước nhiều nhân tài .
- Chế độ vững mạnh , quốc gia hưng
thịnh .
- Liên hệ: Ngày nay lời khuyên đó vẫn
còn tác dụng .
III- Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Lập luận : đối lập hai quan niệm về
việc học , lập luận của Nguyễn thiếp
bao hàm sự lựa chọn . Quan niệm , thái
độ phê phán ấy cho trí tuệ , bản lĩnh
,nhận thức , tiến bộ của người trí thức
chân chính . Quan niệm ấy vẫn còn có
ý nghĩa đối với chúng ta hôm nay .
- Có luận điểm rõ ràng , lí lẽ chặt chẽ ,
lời văn khúc chiết , thể hiện tấm lòng
của một tri thức chân chính đối với đất
nước.
2. ý nghĩa văn bản
Bằng hình thức lập luận chặt chẽ ,
sáng rõ , Nguyễn Thiếp nêu lên quan
Năm học: 2010 - 2011
14
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
GV: Nêu ý nghĩa văn bản?
HS : Khái quát .

niệm tiến bộ của ông về sự học .

Hoạt động 4:
Củng cố và dặn dò
- Hai luận điểm chủ yếu trong đoạn trích ấy là gì?
- Mối quan hệ giữa hai luận điểm ấy?
GV: Hướng dẫn HS tổng kết bằng sơ đồ tư duy :
Hệ thống các luận
điểm
Năm học: 2010 - 2011
Người đời kính trọng
gọi là La sơn phu Tử
Là người thiên tư sáng
suốt học sâu hiểu rộng
Tác giả
Hoàn cảnh ra đời ( Viết bài
tấu bàn về 3 việc mà bậc quân
vương nên biết
Bàn luận về phép
học
Thể loại
( Tấu)
Luận điểm1
Mục đích
chân chính
của việc học
Luận điểm 2
Phê phán
những lệch
lạc, sai trái

trong học tập
Luận điểm 3
Khẳng định
quan điểm,
phương pháp
đúng đắn
trong học tập
Luận điểm 4
Tác dụng của
việc học chân
chính
Nền
chính
học bị
thất
truyền
Học
hình
thức
Cầu
danh
lợi
Mở
trường
, mở
rộng
thành
phần
người
học

Phương
pháp
học
Đất
nước
nhiều
nhân
tài
Quốc
gia
hưng
thịnh
Học
để
làm
người
15
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả

Hướng dẫn học bài
- Về nhà học bài nắm chắc nội dung
- Tìm hiểu thêm về con người , cuộc đời La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp .
- Liên hệ với mục đích , phương pháp học tập của bản thân .
- Nhớ được 10 yếu tố Hán Việt được sử dụng trong văn bản .
- Tìm hiểu trước bài: Luyện tập xây dựng và trình bày luận
……………………………………………
Tiết 109:
ĐI BỘ NGAO DU
( Trích Ê- min hay về giáo dục)


A- Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Mục đích , ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả .
- Cách lập luận chặt chẽ , sinh động , tự nhiên của nhà văn .
- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích , hứng thú của việc đi
bộ ngao du .
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu văn bản nghị luận nước ngoài .
- Tìm hiểu , phân tích các luận điểm , luận cứ , cách trình bày vấn đề trong một
bài văn nghị luận cụ thể .
3. Thái độ
Hiểu và khâm phục quan điểm của tác giả .
B-Chuẩn bị:
- Tranh, ảnh chân dung J.Ru - xô.
Năm học: 2010 - 2011
16
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
- GV: Đọc , nghiên cứu kỹ bài và tài liệu có liên quan đồng thời soạn giáo án
trước khi lên lớp .
HS : Soạn theo yêu cầu của câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản.
C . Các hoạt động dạy – học
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
GV: Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản thuế máu ?
HS: Lên bảng trình bày.
GV: Nhận xét , cho điểm .
3. Bài mới
Hoạt động 1:

Giới thiệu bài
GV: Đây là một bài văn mang tính chất nghị luận . Nên trước hết chúng ta cần
theo dõi cách lập luận và các lý lẽ được tổ chức chặt chẽ và có sức thuyết phục
ra sao để hiểu rõ những đặc điểm của một bài văn nghị luận. Bài này lại trích
trong tiểu thuyết Ê- min hay về giáo dục của nhà văn Pháp Ru- xô ở thế kỷ 18 ,
nên tính chất nghị luận ở đây mang những tính chất đặc thù. Chúng ta sẽ cùng
nhau tìm hiểu trong hai tiết học.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản
1. Mục tiêu
- Ru – xô (1712- 1778) là nhà văn , nhà triết học có tư tưởng tiến bộ nước Pháp
thế kỷ XVIII .
- Văn bản trích trong tác phẩm Ê-min hay về giáo dục , nêu lên quan điểm muốn
ngao du học hỏi , cần phải đi bộ .
- Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận.
2. Phương pháp
Vấn đáp , gợi tìm , đọc sáng tạo .
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn I- Tìm hiểu chung về văn bản
Năm học: 2010 - 2011
17
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
bản.
HS: Đọc phần chú thích * ở SGK.
GV: Dựa vào chú thích*, em hãy nêu
một vài nét về t/g, tác phẩm ?
HS: Thảo luận , trả lời câu hỏi.
1- tác giả- tác phẩm:
a-Tác giả: Ru xô (1712-1778).

+ Là nhà văn Pháp , mồ côi mẹ từ nhỏ .
Cha là thợ chữa đồng hồ .Cuộc đời của
ông tủi cực , cay đắng và bất hạnh.
Được đi học ít , làm thợ để kiếm sống ,
làm rất nhiều nghề ( đầy tớ, gia sư ,
dạy âm nhạc).
+ Sự nghiệp : Thành công ở nhiều lĩnh
vực : Nhạc kịch , tiểu thuyết, luận văn ,
triết học nhưng tiêu biểu nhất là tac
phẩm Ê - min hay về giáo dục .
+ Phong cách văn chương nhẹ nhàng ,
gần gũi và dễ hiểu .
+ Ông được người đời quý trọng và
mến mộ .
2-Tác phẩm: Trích trong quyển V của
TP Ê - min hay Về giáo dục.Là một
thiên luận văn tiểu thuyết .
-Tác phẩm đề cập đến việc giáo dục
một em bé từ khi ra đời cho đến khi
khôn lớn. Em bé là Ê-min và thầy giáo
gia sư đảm nhiệm công việc GD là bản
thân ông. TP chia làm 5 quyển tương
ứng với 5 GĐ liên tiếp của quá trình .
+ GĐ 1: Từ khi em bé mới sinh cho
đến khi 4 tuổi.
+ GĐ 2: Từ khi 4-> 12 tuổi
+ GĐ 3: Từ khi 13-> 15 tuổi
Năm học: 2010 - 2011
18
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình

ngữ văn 8 có hiệu quả
GV: Hướng dẫn đọc.
GV: Yêu cầu HS đọc phần chú thích.
GV:VB được viết theo phương thức
nào ? Vì sao ?
GV:-Đề tài và nhân vật trong VB này
có gì khác so với các VB nghị luận em
đã học ?
GV:Trong đoạn này, t/g sử dụng
phương thức nào là chủ yếu: T.sự hay
nghị luận ? (T.sự).
GV:-Để thuyết phục mọi người nếu
ngao du thì nên đi bộ, t/g đã lập luận
bằng 3 đoạn văn, mỗi đoạn trình bày 1
luận điểm. Theo em đó là những đoạn
+ GĐ 4: Từ khi 16-> 20 tuổi
+ GĐ: 5: Từ 20 tuổi đến khi em
trưởng thành ,gia sư bố trí cho em tình
cờ gặp một cô bé nết na được giáo dục
từ bé có tên là Xô phi. Hai người yêu
nhau trước khi cưới E min đi bộ hai
năm để có thêm những hiểu biết về
CS-XH
2) Đọc và tìm hiểu chú thích
Rõ ràng, dứt khoát, tình cảm, thân mật,
lưu ý các từ tôi, ta dùng xen kẽ, các
câu kể, câu hỏi, câu cảm.
3) Kiểu văn bản và phương thức
biểu đạt chính.
->- Phương thức biểu đạt chính : Nghị

luận.
- Vì bài này được viết theo phương
thức lập luận dùng lí lẽ và dẫn chứng
để thuyết phục người đọc về lợi ích của
người đi bộ ngao du.
+ Khác ở tính chất đề tài, ở đây là đề
tài sinh hoạt.
-VB nghị luận.
*Bố cục: 3 đoạn.
Năm học: 2010 - 2011
19
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
nào, ứng với những luận điểm nào ? 1. Niềm vui tự do khi đi bộ ngao du.
2-Đi bộ ngao du- đầu óc được sáng
láng:
3-Đi bộ ngao du- tính tình được vui
vẻ:
Hoạt động 3:
Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Mục tiêu
* Nội dung
- Luận điểm chứng minh: Lợi ích của việc đi bộ
- Để giải quyết các luận điểm trên nhà văn đưa ra các luận điểm nhỏ.
* Nghệ thuật
- Đưa dẫn chứng gắn với thực tiễn cuộc sống .
- Sử dụng đại từ nhân xứng tôi , ta hợp lý.
* ý nghĩa văn bản
2. Phương pháp
Vấn đáp , gợi tìm , giải thích – minh hoạ.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản
-Hs đọc đoạn 1.
GV: Luận điểm dầu tiên để triển khai
vấn đề đi bộ ngao du là gì?
GV:Trước khi đem ra những luận cứ để
làm sáng tỏ luận điểm 1, Ru – Xô đã
bày tỏ quan điểm gì của mình? Quan
điểm ấy được thể hiện như thế nào?
HS : Thảo luận , trình bày .
II- Tìm hiểu chi tiết văn bản
Luận điểm 1: Niềm vui tự do khi đi bộ
ngao du.
Quan điểm của Ru – Xô : Đi bộ ngao du thú
vị hơn đi ngựa . => Đó là một phát hiện bất
ngờ , là tiếng reo vui thú vị khi tìm ra được
một chân lý mà không mấy ai quan tâm ,
nhất là lúc bấy giờ ở Pháp và Tây Âu ( thế
kỷ 18) đi ngựa mới là sang trọng , văn minh.
=> Tạo ra sức hấp dẫn , hứng thú cho người
Năm học: 2010 - 2011
20
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
GV: Nhà văn đã chứng minh luận cứ đó
như thế nào ?
GV : Nhà văn nói về những vấn đề
tưởng như rất đơn giản , thậm chí có vẻ
quá quen thuộc với bất cứ ai , vậy mà
vẫn có sức hấp dẫn với tất cả mọi

người . Vậy sức hấp dẫn ấy là nhờ đâu?
GV: Hệ thống luận cứ như thế nào ?
Cách sử dụng đại từ có gì đặc biệt?
đọc .
- Hệ thống luận cứ :
+ Luận cứ 1: Đi bộ ngao du rất thoải mái và
chủ động .
- Đi , dừng tuỳ ý .
- Quan sát được khắp nới . Xem xét được
những gì thấy hay .
- Dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh ( sông ,
rừng , hang động , mỏ….) .
+ Luận cứ 2: Đi bộ ngao du rất tự do .
- Không bị lệ thuộc ai (phu trạm hay ngựa
trạm) .
- Không bị phụ thuộc vào bất cứ gì ( giờ
giấc , đường sá chỉ phụ thuộc vào bản thân ).
* Nghệ thuật :
+ Chứng minh luận điểm bằng một hệ thống
luận cứ phong phú , xác đáng .
+ Cách sử dụng đại từ : Tôi – ta , có lúc lại
là Ê- Min .
=> Tôi : Kinh nghiệm bản thân .
=> Ta : Lý luận chung .
=> Ê- min : Thực chất là một sự phân thân
tưởng tượng để bộc lộ những góc cạnh khác
nhau của cái “ tôi”.
=> Sự kết hợp các cách xưng hô như vậy
giúp cho lời văn phong phú , sinhy động ,
gắn cái riêng với cái chung , dễ hiểu , gần

gũi , thân mật .
- Các cụm từ “ ta đi” “ta quan sát” “ ta xem
Năm học: 2010 - 2011
21
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
GV: Các cụm từ “ta đi” , “ ta quan
sát” , “ta xem xét” …dược dùng liên
tiếp có ý nghĩa gì ?
GV: Bức tranh thiên nhiên trong đoạn
văn này hiện lên như thế nào?
GV: Giọng văn ở đây có gì đặc biệt?
xát” được dùng liên kết nhằm nhấn mạnh sự
thoả mãn cảm giác tự do của cá nhân khi đi
bộ ngao du.
- Hình ảnh thiên nhiên đa dạng , hấp dẫn .
- Giọng văn lúc thì như tranh luận , lúc lại
như thủ thỉ tâm sự , thay đổi linh hoạt nhằm
thuyết phục người đọc , người nghe về niềm
vui tự do khi đi bộ ngao du .
Hoạt động 4 :
Củng cố và dặn dò
GV: Hệ thống lại các phần đã học
HS : Xem lại các phần đã học.
GV: Dặn HS chuẩn bị tiếp các phần còn lại .


IV) Khảo sát về chất lượng
Trong suốt quá trình nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực
tế giảng dạy, tôi nhận thấy các tiết học dần đạt được hiệu quả cao hơn . Các em

đã có hứng thú với phần văn nghị luận hơn . Đặc biệt , các em đã tự mình quan
sát , tìm tòi , nghiên cứu và tích luỹ kiến thức từ các văn bản và các tài liệu liên
quan đến văn bản nghị luận .
* Mặt khác , trước khi đưa ra và áp dụng sáng kiến trên , tôi đã có dịp khảo
sát thức tế đối với phần văn nghị luận ở hai lớp 8A và 8B . Tôi đã thu được kết
quả sau:
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Tbình Yếu
8A,B 65 em 2 em 10 em 38 em 15 em
Năm học: 2010 - 2011
22
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
(tỉ lệ:3,1%) (tỉ lệ:15,4%) (tỉ lệ:58,4%) (tỉ lệ:23,1%)

Nhưng sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào dạy hai lớp 8A và 8B , tôi
nhận thấy các em đã có sự tiến bộ rõ rệt, hầu như không em nào cảm thấy chán
và khô khi tìm hiểu về văn nghị luận .
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Tbình Yếu
8A,B

65 em
6
( Tỉ lệ:9,2%)
15
(Tỉlệ:23,1%)
33
(Tỉ lệ:50,8%)
11
(Tỉ lệ:16,9%)


Như vậy , với phương pháp dạy học văn nghị luận trong chương trình ngữ
văn 8 , tôi nhận thấy đây là một vấn đề mà hầu như người giáo viên nào cũng
phải quan tâm vì đây là một phương pháp giáo dục có hiệu quả .Cụ thể chất
lượng mũi nhọn cũng như đại trà đã được nâng lên rõ rệt .
Phần 3:
KẾT LUẬN VÀ KINH NGHIỆM ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Làm người lái đò cần phải biết rõ dòng sông , cần phải biết lúc nào nước lên ,
lúc nào nước xuống , khúc sông nào sâu , khúc sông nào cạn…để điều khiển con
đò cập bến . Làm người giáo viên cũng vậy cần phải thấy rằng phần văn bản
nghị luận là khó nhưng khó hơn là làm sao để học sinh cảm nhận và lĩnh hội
được những tinh hoa từ các văn bản nghị luận ấy . Chính vì lẽ đó , trong quá
trình soạn giảng văn bản nghị luận dần dần tôi nhận ra mỗi một bài văn nghị
luận đều chung một luận lý cơ bản “ Làm gốc cho mọi lập luận thường là cái lý
của trái tim hơn là cái lý thuần tuý của lý trí”. Vì vậy muốn thuyết phục được
người nghe phải đi từ rung động , từ tình cảm thật của con người . Người dạy
mà không rung động , không hứng thú thì những bài nghị luận trở nên khô
Năm học: 2010 - 2011
23
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
khan , tẻ nhạt , làm sao cuốn hút được học sinh . Để tìm hứng thú cho mình , tôi
đã tìm đọc thêm , học được nhiều bổ ích để đưa vào giờ dạy . Các giờ chuyên đề
về văn nghị luận mà tôi đã được đồng nghiệp đánh giá cao.Học sinh không còn
mặc cảm , nghĩ sai về thể văn nghị luận , các em đã có vốn cơ bản ban đầu , để
thực hành làm các bài văn nghị luận .
2 . Kinh nghiệm đề xuất
Qua quá trình thực hiện sáng kiến tôi rút ra được một số kinh nghiệm
như sau :
a) Để dạy – học văn bản nghị luận có hiệu quả , trước hết giáo viên cần nắm

vững chương trình SGK , chuẩn kiến thức – kỹ năng , mục đích yêu cầu của bài
dạy để có phương pháp soạn giảng phù hợp . Từ đó có thể tạo hứng thú và giúp
các em tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng . Phát huy khả năng quan sát , tìm tòi và
sáng tạo để viết được một bài văn mang tính hoàn chỉnh .
b) Giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài dạy cả về nội dung lẫn kiến thức , đồ dùng
dạy học , các câu hỏi nêu vấn đề cũng như các câu hỏi gợi mở ; chú tâm đến
chuẩn kiến thức – kỹ năng và hướng tổng hợp bằng sơ đồ tư duy và tìm các
tài liệu có liên quan đến bài giảng trước khi lên lớp .
c) Thường xuyên học hỏi từ các giáo viên dạy ngữ văn để có thêm những
kinh nghiệm quý báu trong quá trình dạy – học .
d) Cần phát huy việc dạy – học theo kiểu trình chiếu, đưa ra các hình ảnh , tư
liệu để gây hứng thú cho học sinh nhằm phát huy tính hiệu quả rong cả quá
trình.
* Về phía học sinh: Cần phải chuẩn bị kỹ bài trước khi đến lớp . Chú ý đến việc
sưu tầm , tìm hiểu , quan sát những vấn đề liên quan đến nội dung bài học .Khi
viết phải đảm bảo đúng yêu cầu về nội dung cũng như hình thức của văn bản
nghị luận .
Trên đây là một vài vấn đề nhỏ mà trong quá trình dạy học tôi đã nhìn nhận ra
và đúc kết được , hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình
dạy học để phát huy tính hiệu quả khi dạy phần văn nghị luận .Tất nhiên , trong
Năm học: 2010 - 2011
24
Làm thế nào để dạy học phần văn bản nghị luận trong chương trình
ngữ văn 8 có hiệu quả
quá trình nghiên cứu và vận dụng chắc hẳn vẫn còn nhiều hạn chế . Vì thế tôi rất
mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của quý vị . Tôi xin cảm ơn nhiều .


Năm học: 2010 - 2011
25

×