I-PHẦN MỞ ĐẦU:
1-Lý do chọn đề tài:
Việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã và
đang được xã hội quan tâm, là yếu tố trung tâm của ngành
giáo dục hiện nay. Phương pháp dạy học đang thật sự là yếu
tố quyết đònh hiệu quả của giờ dạy.
Nhưng thực hiện được điều đó thật không mấy dễ dàng
trong quá trình dạy Ngữ văn. Đặc biệt là phân môn văn, một
phân môn giữ một vò trí quan trọng làm cơ sở tích hợp cho
phân môn tiếng Việt và tập làm văn. Càng khó khăn hơn nữa
trong việc tạo hứng thú của học sinh. Học sinh thường thụ
động, lười học, có khi còn ngán học giờ văn-tiếng mẹ đẻ của
mình.
Trước tình hình thực ấy, đòi hỏi người giáo viên phải
suy nghó để tìm ra những biện pháp lôi cuốn học sinh, phát
huy tính tích cực của các em nhằm đạt hiệu quả cao trong giờ
học văn, Chính tầm quan trọng của phân môn văn từ thực tế
giảng dạy, tôi chọn đề tài: Tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ học văn qua tiết ôn tập”.
2-Phạm vi đề tài:
Xuất phát từ nhận thức và tầm quan trọng của môn
văn, bài viết của tôi không có tham vọng giải quyết mọi vấn
đề về phương pháp mà chỉ đề xuất một kinh nghiệm nhỏ là
tạo hứng thú cho học sinh trong tiết ôn tập truyện dân gian
lớp 6 tiết 54, 55 Ngữ văn 6 tập 1 với mong muốn góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm khẳng đònh tầm quan
trọng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà
trường.
II-NỘI DUNG:
1-
Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học văn :
Vấn đề giữa cái học và cách học cũng đặt ra như một
nguyên tắc cơ bản của cuộc đổi mới phương pháp dạy học văn.
Một nhà khoa học Pháp đã nói: “ Văn học không nhận được từ
ngoài vào mà là kết quả của việc làm bên trong, một việc làm
của mình với mình”.
Trên cơ sở lý luận và từ thực tế giảng dạy đã khẳng
đònh chỉ có việc khơi gợi hứng thú của học sinh trong học tập
thì người giáo viên mới có thể giúp học sinh tiếp thu kiến thức
bài học sâu sắc, chắc hơn. Đây là một việc làm không mấy dễ
dàng do đặc trưng riêng của phân môn nhưng tôi cũng cố gắng
suy nghó, tìm ra những biện pháp khắc phục sự thụ động của
học sinh nhằm gây hứng thú cho các em trong giờ ôn tập.
Việc đầu tiên là người giáo viên phải chuẩn bò ở nhiều
phương diện cho tiết dạy.
*Đối với giáo viên:
Phải nắm vững bài dạy, xác đònh được mục tiêu cần đạt
để hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực của
học sinh vì những tiết ôn tập học sinh thường dễ nhàm chán
với các kiến thức đã học. Do đó giáo viên cần phải tìm phương
pháp ôn tập mới lạ, hấp dẫn hơn.
*Đối với học sinh:
Giáo viên phải giúp cho học sinh nhận thức được sự lợi
ích của phân môn văn với việc học tập của phân môn tiếng
Việt, tập làm văn. Vì phân môn văn sẽ tạo sự phát triển về trí
tuệ, tư duy lẫn tình cảm cho học sinh. Giáo viên cần chú ý tác
dụng nầy trong những tình huống cho phù hợp. Trong quá
trình giảng dạy nếu giáo viên có chú ý điều này sẽ giúp học
sinh khắc phục được sự thụ động, lười biếng và dần dần các
2
em sẽ tích cực chủ động hơn trong việc chuẩn bò bài, lónh hội
kiến thức và sẽ vận dụng tốt những kiến thức văn trong học
tập cũng như trong đời sống hàng ngày.
Như vậy, việc chuẩn bò tâøm thế trong giờ học văn là rất
quan trọng đối với việc phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh. Muốn tạo được sự hấp dẫn cho giờ học, giáo viên
phải dùng nhiều biện pháp để lôi cuốn học sinh.
Do đó người giáo viên phải biết phối hợp nhiều biện
pháp một cách linh hoạt. Trước tiên là giáo viên phải chọn
quy trình dạy học hợp lý với sự chủ động của học sinh. Kế đến
là nghệ thuật hướng dẫn học sinh. Bên cạnh đó giáo viên còn
phải đảm bảo tính “vừa sức” để tránh sự nhàm chán của học
sinh.
Theo tôi, để phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh trong giờ ôn tập thì giáo viên cần dùng biện pháp khơi
gợi hứng thú học tập của các em, nên tổ chức “vui để học”
bằng những cuộc thi nhỏ giữa các tổ nhóm ngay trong giờ ôn
tập về kiến thức đã học. Giáo viên động viên và khen thûng
kòp thời đối với những tổ nhóm đạt kết quả cao.
Đây là một biện pháp cơ bản để kích thích tinh thần
học tập tích cực, chủ động của học sinh. Để làm được điều đó,
giáo viên phải biết chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tiết
dạy, có như thế học sinh mới thích thú, không còn ngại học
giờ ôn tập văn.
2-Tiến hành tiết dạy:
Để thực hiện tiết ôn tập, với biện pháp “vui để học” tôi
lần lượt thực hiện theo các bước sau đây:
a-Chuẩn bò:
a.1-Soạn hệ thống câu hỏi: Giáo viên chuẩn bò trước
một tuần)
Trước khi tiến hành tiết ôn tập, tôi dặn học sinh về đọc
kỹ các truyện đã học, tập kể lại các truyện một cách diễn cảm,
nắm các kiến thức trọng tâm (đặc điểm của truyện truyền
thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cøi, ý nghóa
của các truyện đã học).
Hệ thống câu hỏi phải phù hợp với trình độ của đối
tượng học sinh trong lớp (khoảng 12 câu) thời gian trả lời cho
3
mỗi câu là ba phút. Tôi không cho học sinh biết trước các câu
hỏi vì đây là tiết ôn tập các kiến thức các em đã biết, yêu cầu
trả lời câu hỏi ngắn gọn nhưng đầy đủ.
1/ Truyền thuyết có những đặc điểm gì?
2/ Thế nào là truyện cổ tích?
3/ Kể tên các truyện truyền thuyết và truyện cổ tích mà
em đã được học?
4/ Truyền thuyết và truyện cổ tích có đặc điểm nào
giống nhau?
5/ Dựa vào phần đònh nghóa về thể loại truyền thuyết
và cổ tích em hãy chỉ ra sự khác nhau của hai thể loại nầy?
6/ Hãy nêu ý nghóa của truyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh mà
em đã học?
7/ Truyện Thạch Sanh có ý nghóa như thế nào?
8/ Truyện ngụ ngôn có những đặc điểm nào? Cho biết
tên các truyện đã học?
9/ Thế nào là truyện cười? Em đã học những truyện cười
nào?
10/ Hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau của
truyện ngụ ngôn và truyện cười.
11/ Nêu ý nghóa truyện Đeo nhạc cho mèo?
12/ Truyện treo biển cho ta bài học gì?
a.2-Giáo viên báo trước hai ngày để học sinh
chuẩn bò.
a.3-Chuẩn bò phần thưởng và bảng phụ:
-Giáo viên chuẩn bò hai phần quà để thưởng cho tổ đạt
xuất sắc (một giải nhất và một giải khuyến khích) phần
thưởng nầy sẽ trao cho học sinh sau khi tiết học kết thúc.
-Bảng phụ ghi kết quả của hai vòng thi.
a.4- Giáo viên chuẩn bò một bảng ô số (gồm 12 số)
và các câu hỏi sẽ được viết vào sau ảnh mười hai con thú- để
sau những ô số và một cái hộp đựng thăm.
b-Thực hiện:
b.1-Cách thực hiện:
-Tất cả học sinh trong lớp phải chuẩn bò và giáo viên
gọi lần lượt học sinh lên chọn ô số- trả lời (giáo viên sẽ gọi
bất kỳ học sinh nào để tránh tình trạng ỉ vào bạn bè của một
số học sinh lười học vì các em đã ở tâm thế sẵn sàng)
4
b.2-Tiến hành:
Đến giờ, giáo viên giới thiệu tiến trình hoạt động của
tiết học, với hình thức “vui để học” qua hai vòng thi nhỏ giữa
các tổ: thi giải ô số và thi kể chuyện hay.
• Vòng 1: Thi giải ô số (40 phút)
Vòng thi nầy tính điểm cá nhân và làm cơ sở để tính điểm
cho vòng thứ hai.
Giáo viên treo bảng ô số lên bảng đen, sau đó gọi bất
kỳ học sinh nào trong tổ (chia học sinh làm bốn tổ) lên chọn ô
số. Nếu học sinh đó trả lời không đạt yêu cầu hoặc chưa hoàn
chỉnh thì học sinh khác có quyền bổ sung và cũng được ghi
điểm (nếu đúng). Mỗi tổ không quá ba học sinh.
Trước hết, giáo viên gọi một học sinh lên chọn ô số và
đọc câu hỏi to, rõ trước lớp (học sinh được 1 phút chuẩn bò)
Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên mời một học
sinh khác nhận xét hoặc bổ sung. Cứ luân phiên như thế mà
tiến hành cho đến hết mười hai ô số. Giáo viên có nhận xét
đánh giá sau mỗi câu hỏi và ghi điểm. (bảng phụ)
Giáo viên sơ kết điểm ở vòng 1 và công bố điểm theo tổ
nhắc nhở chung cho cả lớp về kiến thức trọng tâm.
Giải lao (5 phút) giáo viên cho học sinh văn nghệ.
• Vòng 2: Thi kể chuyện hay (40 phút)
Kể theo tổ.
Mỗi tổ cử đại diện lần lượt lên bốc thăm (thăm sẽ được đặt
trong một cái hộp). Nội dung của thăm yêu cầu kể lại một
truyện cụ thể theo bốn thể loại văn học dân gian đã học và
nêu ý nghóa của truyện đó (ý nghóa của truyện nầy sẽ không
trùng với các câu hỏi nêu ở vòng 1). Giáo viên gọi đại diện
từng tổ lên bốc thăm và kể. Lần lượt theo thứ tự tổ 1, 2, 3, 4.
Giáo viên nêu yêu cầu của vòng thi nầy:
+Nội dung truyện:
-Kể chính xác, đầy đủ.
-Nêu được ý nghóa của truyện
+Lời kể: rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy và diễn cảm
+Phong cách: Phải bình tónh, tự tin.
Kể có sáng tạo sẽ được cộng thêm 1 điểm.
5
Sau mỗi lần kể, giáo viên mời học sinh nhận xét. Giáo
viên nhận xét, đánh giá chung và ghi điểm, cứ như thế tiếp
tục tiến hành cho đến tổ cuối cùng (cho điểm vào bảng phụ).
Giáo viên sơ kết điểm vòng 2 và công bố kết quả chung.
Trước khi kết thúc tiết dạy, giáo viên tổng kết ngắn gọn về
mức độ chuẩn bò của học sinh, nhắc nhở những học sinh chuẩn
bò chưa tốt, tuyên dương các em học sinh tích cực.
Giáo viên trao quà cho tổ xuất sắc và tổ được khuyến
khích.
3-Kết quả:
Với phương pháp trên, tinh thần học tập của học sinh
thoải mái, tự tin, không khí giờ học sinh động. Giờ ôn tập
không còn nặng nề, nhàm chán đối với các em nữa. Ngược lai,
giờ học nầy gây được sự hứng thú cho học sinh, các em rất háo
hức mong đến những tiết học như thế. Tính tích cực chủ động
được phát huy cao theo biện pháp “Vui để học”
Qua đó, học sinh cảm thấy tự tin vào năng lực của bản
thân và giúp cho giáo viên có điều kiện gần gũi với học sinh
hơn để biết được năng lực của từng đối tượng, từ đó có biện
pháp giảng dạy thích hợp.
Nhờ sự tích cực cũng như tinh thần chuẩn bò nghiêm túc
của học sinh mà kết quả tiết học đạt hiệu quả cao. Qua bài
kiểm tra của các em tôi nhận thấy các em nắm vững kiến thức
và biết vận dụng vào những tình huống cụ thể.
Kết quả bài làm kiểm tra kiến thức nầy ở ba lớp tôi dạy
không có học sinh nào dưới trung bình.
Lớp
Só
số
Điểm
1 2 3 4 TB
]
5 6 7 8 9 10 TB
Z
6
1
47 / / / / / 1 2 3 15 20 7 47
6
3
47 / / / / / 1 2 5 13 18 8 47
6
5
35 / / / / / 6 4 5 11 17 2 35
Đây là niềm vui lớn của người thầy!
6
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để tạo được hứng thú của học sinh trong tiết ôn tập,
giáo viên cần lưu ý một số điểm sau đây:
-Giáo viên nên dùng nhiều hình thức tổ chức khác nhau cho
mỗi tiết ôn tập, để tránh sự nhàm chán của học sinh.
-Giáo viên phải có biện pháp nhận xét đánh giá tích cực, phù
hợp với các ý kiến đúng hoặc sai của học sinh, nên khen ngợi
học sinh nhiều hơn là chê trách.
III-KẾT LUẬN:
Tóm lại, muốn đạt hiệu quả cao trong giờ dạy văn, đặc
biệt là giờ ôn tập, người giáo viên yêu nghề có tinh thần trách
nhiệm phải luôn suy nghó, tìm tòi những biện pháp dạy học
tích cực để cho học sinh có những tiết ôn tập sinh động, hấp
dẫn bằng biện pháp khơi gợi hứng thú của các em.
Qua thực tế, tôi thấy đây là biện pháp hữu hiệu bước
đầu học sinh đã khắc phục được tình trạng thụ động, các em
thấy tự tin ở mình hơn.
Với khả năng có hạn, phần trình bày trên đây của tôi
chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong quý đồng nghiệp
đóng góp ý kiến để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
7
8