Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Đề tài phát triển loại hình du lịch văn hóa minh họa tại hội an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.14 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA DU LỊCH

ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Đề tài:
PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA
MINH HỌA TẠI HỘI AN


Giáo viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Hải Đường
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Lệ Thu
Lớp : 36K03.1
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Đề tài :
PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA- MINH HỌA TẠI
HỘI AN
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Thu
Lớp 36k03.1,Khoa Du lịch, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hải Đường
Khoa Du lịch, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây Việt Nam chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa - hiện đại hóa. Sự nghiệp đổi mới sẽ có bước phát triển mạnh hơn
nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một
nước công nghiệp, có nền kinh tế hiện đại với cơ cấu nông nghiệp – công nghiệp
– dịch vụ hợp lý, trong đó công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn
trong nền kinh tế quốc dân. Với đặc điểm là một ngành kinh tế tổng hợp mang
tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, với hiệu quả nhiều mặt lại được xác


định là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành du lịch phát triển ngày càng mạnh và bền
vững. Với lí do trên, việc nghiên cứu du lịch càng trở nên cấp thiết, nó giúp chúng
ta có cái nhìn đầy đủ và chính xác về du lịch. Điều này có ý nghĩa cả về lý luận
lẫn thực tiễn.Ngành du lịch rất phong phú và đa dạng, nó có rất nhiều loại hình và
hình thức du lịch khác nhau. Trong đó, du lịch văn hóa là một loại hình du lịch
đặc thù, nó thỏa mãn các nhu cầu mở rộng sự hiểu biết ,thưởng ngoạn và thư giãn.
Bản thân loại hình du lịch này có những ý nghĩa rất đặc biệt,vì nó giúp con người
khám phá những giá trị vô bờ bến của văn hóa và hướng con người đến Chân-
Thiện- Mỹ thông qua các sản phẩm du lịch. Nhận thấy những ý nghĩa tốt đẹp đó
đồng thời muốn đi sâu vào tìm hiểu những nét đặc thù của loại hình này nên em
quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu là “Nghiên cứu về phát triển loại hình
du lịch văn hóa- minh họa tại Hội An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trình bày tổng quan du lịch, du lịch văn hóa, phân tích điều kiện phát triển ,đưa ra
các giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa và ứng dụng tại Hội An
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 2
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề án được xây dựng trên phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, phương pháp
thống kê tiếp cận và xử lý vấn đề chủ yếu từ góc độ lý thuyết.
4. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề luận lý về loại hình du lịch văn hóa,điều kiện và giải pháp để phát
triển loại hình du lịch văn hóa
5. Phạm vi nghiên cứu
Sử dụng nội dung trong giáo trình về Kinh tế Du lịch, Luật Du lịch, những công
trình nghiên cứu được đăng tải ở các tạp chí, Nghị quyết về quy hoạch du lịch của
tỉnh Quảng Nam.
6. Bố cục:
Nội dung đề án gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH DU LỊCH

VĂN HÓA
CHƯƠNG 2 LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
CHƯƠNG 3. PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA – MINH HỌA TẠI HỘI AN
BÀI LÀM
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH DU LỊCH
VĂN HÓA
1.1.Khái niệm và phân loại khách du lịch
1.1.1 Khái niệm khách du lịch
• Theo luật Du lịch Việt Nam( số 44/2005), khái niệm khách du lịch :
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
1.1.2 Phân loại khách du lịch
• Theo quốc tịch và khu vực địa lý: Theo Tổ chức Du lịch Thế giới năm 1995
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 3
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
đã đưa ra các khái niệm về Khách du lịch để thống nhất chuẩn thống kê cho
các nước:
Khách du lịch quốc tế (International tourist): Là tất cả những người nước
ngoài hoặc những người định cư ở nước ngoài đến một quốc gia nào đó và
những người đang định cư tại một quốc gia nào đó đi ra nước ngoài với mọi
mục đích khác nhau trừ mục đích lao động kiếm tiền trong khoảng thời gian
lớn hơn 24 giờ đồng hồ hoặc sử dụng ít nhất một tối trọ nhưng phải nhỏ hơn
365 ngày.
Khách du lịch quốc tế bao gồm hai loại: Khách quốc tế chủ động (Inbound
tourist) là lượng khách vào một nước; và Khách quốc tế thụ động (Outbound
tourist) là lượng khách của một nước ra nước ngoài.
Khách du lịch nội địa (Internal tourist): Là tất cả những người đang định cư
trên lãnh thổ của một quốc gia nào đó, đi đến một nơi khác trong quốc gia đó
không quá 12 tháng, với mọi mục đích trừ lao động kiếm tiền.

Khách du lịch trong nước (Domestic)
Domestic = Internal tourist + Inbound tourist.
Tức là khách du lịch trong nước bằng khách du lịch nội địa cộng với khách du
lịch quốc tế chủ động. Đây là số liệu thống kê tổng lượng khách du lịch tại
một thị trường cụ thể nào đó xác định tại một thời điểm nào đó.
Khách du lịch quốc gia (National tourist)
National tourist = Internal tourist + Outbound tourist.
Có nghĩa là khách du lịch quốc gia bằng khách du lịch nội địa cộng với khách
du lịch quốc tế thụ động. Đây là số liệu thống kê tổng lượng khách du lịch là
người của một quốc gia nào đó đi du lịch.
• Theo nguồn gốc dân tộc:
Khách du lịch có nguồn gốc Châu Á: Tính tình kín đáo, buồn vui, giận dỗi
không biểu lộ trên nét mặt.
Khách du lịch có nguồn gốc Châu Âu: Tính tình cởi mở, thích tự do, hay
nói cười, cử chỉ tự nhiên, phóng khoáng, vui buồn thường hay biểu hiện trên
nét mặt.
Khách du lịch có nguồn gốc từ Châu Phi: Thì thường có tính nóng nảy,
cuồng nhiệt, đặc biệt rất dễ tự ái dân tộc, nhưng lại chất phác, thẳng thắn
• Theo quốc gia dân tộc
Khách du lịch đến từ các quốc gia trên thế giới: khách du lịch Mỹ, khách
du lịch Anh, khách du lịch Nga, khách du lịch Việt Nam, khách du lịch Nhật
Bản, khách du lịch Trung Quốc
• Theo mục đích chuyến đi:
Mỗi người tham gia vào chuyến du lịch đều có những mục đích khác
nhau, điều này có ảnh hưởng đến đặc điểm tiêu dùng của chuyến đi, chính vì
vậy phân loại khách theo mục đích chuyến đi để phục vụ tốt hơn và đáp ứng
tốt nhất nhu cầu của khách du lịch, sau đây là một số loại cơ bản:
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 4
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
Khách du lịch công vụ: là khách đi du lịch với mục đích giải quyết công

việc, tìm kiếm bạn hàng, đối tác, tham gia các hội chợ triển lãm, tham dự các
hội nghị, hội thảo . Nơi đến của loại khách này thường là các thành phố lớn,
thủ đô, các trung tâm thương mại . Họ là các thương nhân, thương gia nên có
khả năng thanh toán rất cao, có đòi hỏi rất lớn đặc biệt là đòi hỏi về độ an toàn
rất cao.
Khách du lịch với mục đích nghỉ ngơi giải trí: Chủ yếu khách muốn nghỉ
ngơi thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, tránh những ồn ào, bụi bặm
nơi đô thị, họ muốn tìm đến những nơi thanh bình, yên tĩnh, có không khí
trong lành, mát mẻ. Nên tránh những phiền toái thường xảy ra trong chuyến
đi.
Khách du lịch với mục đích khám phá, tìm hiểu văn hóa: chủ yếu khách là
những người muốn được nâng cao vốn kiến thức của bản thân, muốn được
thâm nhập vào nền văn hóa của nơi đến. Họ muốn được tự do khám phá,
chiêm nghiệm, đòi hỏi tính độc đáo, và đặc sắc ở điểm đến.
Khách du lịch thể thao: Bao gồm các vận động viên, cổ động viên. Đây là
loại hình du lịch xuất hiện để đáp ứng lòng ham mê các hoạt động thể thao
như: Bóng đá, bóng rổ, các môn thể thao khác . Dòng khách thường đổ về
những nơi có các sự kiện thể thao đặc biệt. Vì vậy, các nhà kinh doanh du lịch
rất nên chú trọng đến các sự kiện thể thao để có kế hoạch thu hút tốt nhất số
lượng khách về với doanh nghiệp mình.
• Theo giới tính: khách du lịch nam và khách du lịch nữ.
1.1.3 Khách du lịch văn hóa
1.1.3.1 Khái niệm khách du lịch văn hóa
Khách du lịch văn hóa là những người đi du lịch nhằm mục đích nâng cao
hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa,
chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục tập quán của đất
nước du lịch
1.1.3.2 Đối tượng khách du lịch văn hóa
Đối tượng khách tương đối rộng rãi, có thể là các nhà khoa học, các nhà
nghiên cứu, cũng có thể là học sinh, sinh viên thậm chí là khách du lịch bình

thường
1.2.Nhu cầu du lịch văn hóa
1.2.1. Khái niệm nhu cầu du lịch và nhu cầu du lịch văn hóa
1.2.1.1 Khái niệm nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch là nhu cầu của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên
của mình một cách tạm thời theo nhiều kiểu du hành khác nhau ngoài mục đích
làm việc hay một hoạt động nào đó có hưởng thù lao.
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 5
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
1.2.1.2 Khái niệm nhu cầu du lịch văn hóa
Nhu cầu du lịch văn hóa là nhu cầu đi du lịch để tìm hiểu, nghiên cứu, khám
phá những nhân tố văn hóa, phong tục tập quán của nước bản địa
1.2.2. Những động cơ cơ bản kích thích nhu cầu du lịch văn hóa
1.2.2.1 Động cơ về thể chất
• Khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch văn hóa nhằm giảm bớt tình
trạng căng thẳng, phục hồi sức khỏe thông qua các hoạt động tự thư giãn,
cho bản thân sự tự do thử sức với những việc mình thích, mạo hiểm,
khám phá những điều mới lạ trong văn hóa.
1.2.2.2 Động cơ văn hóa
• Khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch văn hóa vì khát khao tìm hiểu
các vùng khác nhau về nghệ thuật, truyền thống dân gian, tôn giáo và ẩm
thực
1.2.2.3 Động cơ về giao tiếp
• Khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch văn hóa vì khát khao gặp gỡ
những người mới, thăm bạn bè, người thân. Được giao lưu, xâm nhập vào
các nền văn hóa, tìm hiều, nghiên cứu, khám phá và học hỏi.
1.2.2.4 Động cơ khẳng định bản ngã và sự thăng tiến cá nhân
• Khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch văn hóa để ngoài việc thực hiện
các cuộc hành trình nhằm dự hội nghị, buôn bán, khách còn có thể tự thử
sức khám phá, nghiên cứu những điều đặc sắc ở nền văn hóa tại các địa

phương nơi khách viếng thăm.
1.3.Hành vi tiêu dùng của khách du lịch vì mục đích văn hóa
1.3.1. Khái niệm hành vi tiêu dùng của khách du lịch văn hóa
Khách du lịch văn hóa là người tiêu dùng du lịch với mục đích chính là tham
quan nghiên cứu, khám phá tài nguyên văn hóa, tìm hiểu nền văn hóa nước sở tại,
có ý thức và trách nhiệm về giữ gìn, bảo tồn và phát triển, có trách nhiệm đối với
cộng đồng dân cư bản địa.
1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của khách du lịch văn hóa
• Nhóm nhân tố văn hóa
Nền văn hóa
Văn hóa ấn định những điều cơ bản về giá trị và sự thụ cảm,
sự ưa thích về các tài nguyên du lịch, điểm đến du lịch và các
dịch vụ, hàng hóa cho việc thỏa mãn các nhu cầu khi đi du lịch.
Văn hóa là nguyên nhân cơ bản, đầu tiên dẫn dắt hành vi của
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 6
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
con người nói chung và hành vi tiêu dùng nói riêng. Cách ăn,
mặc, giao tiếp, sự cảm nhận giá trị của d ịch v ụ du l ịch, thể hiện
bản thân qua tiêu dùng… đều bị chi phối bởi văn hóa
Đặc biệt trong tiêu dùng du lịch, văn hóa có điều kiện thuận
lợi để phát huy các chức năng giáo dục, chức năng nhận thức,
chức năng giải trí, thẩm mỹ.
Nhánh văn hóa
Nhánh văn hóa là những bộ phận nhỏ hơn trong nền văn hóa.
Nếu nền văn hóa là được ví như một mạch chung, thì nhánh văn
hóa lại tạo ra sự đa dạng cho mạch chung đó. Nói cách khác,
nhánh văn hóa là những yếu tố đa dạng thường gặp trong một nền
văn hóa hay những bộ phận nhỏ hơn của văn hóa.
Nhánh văn hóa được hình thành do những khác biệt về nơi cư
trú, dân tộc, tín ngưỡng, nghề nghiệp, học vấn… của một cộng

đồng có cùng nền văn hóa à giữa các nhánh văn hóa luôn tồn tại
sự khác biệt: sự khác biệt giữa các nhánh văn hóa trong cùng một
nền văn hóa.
Mỗi nhánh văn hóa có thể là một đoạn thị trường: do bản
chất chúng đều có m ột số điểm chung nhất định.Ví dụ, các cộng
đồng khác nhau có cách ứng xử và hành động mua sản phẩm du
lịch và tiêu dùng dịch vụ khác nhau
Hội nhập và biến đổi văn hóa:
- Sự hội nhập Văn hóa:
Quá trình mà mỗi cá nhân tiếp thu các văn hóa khác để làm
phong phú thêm văn hóa của mình và cũng chính trong quá
trình đó, khẳng định giá trị văn hóa cốt lõi của họ được gọi là
quá trình ‘hội nhập văn hóa’.
Sự hội nhập văn hóa là do cá nhân thực hiện
Tiếp thu văn hóa của khác làm phong phú thêm văn hóa của
mình
Khẳng định giá trị văn hóa cốt lõi của cá nhân;
- Sự biến đổi văn hóa:
Trong bối cảnh sự biến đổi không ngừng của môi trường tự
nhiên và xã hội, văn hóa cũng có sự biến đổi để phù hợp với
sự thay đổi đó
Có 2 nguyên nhân tạo ra sự biến đổi VH: đó là do ảnh hưởng
của nền văn hóa khác và bắt nguồn từ nội tại của DN;
Sự biến đổi văn hóa và hội nhập văn hóa đồng nghĩa với sự
hình thành, bổ sung một tư tưởng mới, quan niệm, lối sống
mới, hình thành những phong cách sống mới, thậm chí thay
thế những gì không còn là phù hợp với những biến đổi của
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 7
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
môi trường tự nhiên, xã hội, chính trị…

Bản thân văn hóa cũng luôn có nhu cầu, giao lưu, trao đổi,
hội nhập và xu hướng tự làm mới mình, nhưng không bao giờ
được đánh mất bản sắc riêng do bạn bè đến với chúng ta chính
vì họ muốn tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa đặc trưng
của dân tộc ta chứ không phải đến để xem chúng ta học được
ở họ những gì và bắt chước họ đến đâu. Một dân tộc nếu đánh
mất bản sắc văn hóa của mình cũng có nghĩa là đánh mất tất
cả.
Thế nhưng, mọi mô thức văn hóa du nhập từ bên ngoài vào
(ngoại lai) không phải tất cả đều được thừa nhận và phát huy
hiệu quả ngay như là những yếu tố đã được tích tụ hàng ngàn
năm (nội sinh). Các mô thức văn hóa ngoại nhập nếu không
được nội hóa thì khó có thể tồn tại trên vùng đất mới.
Do tác động của hội nhập văn hóa và biến đổi văn hóa mà
có thể tạo ra cơ hội cho sản phẩm du lịch này nhưng lại là
thảm họa cho sản phẩm du lịch khác. Đồng thời cũng ảnh
hưởng tới hành vi tiêu dùng của khách du lịch.
• Nhóm nhân tố xã hội
Nhóm nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đi du lịch và nhu
cầu giao tiếp
Giai tầng xã hội
Cơ sở phân chia và sắp xếp các thành viên của một xã hội
thành các giai tầng: không chỉ dựa vào tài sản sở hữu mà còn dựa
trên trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội, truyền thống gia
đình, văn hóa và tính tích cực chính trị của họ.
Mối quan hệ giữa giai tầng xã hội với hành vi người tiêu dùng
của khách du lịch là: Những người có chung một giai tầng xã hội
có khuynh hướng hành vi tiêu dùng giống nhau trước những tập
hợp kích thích Marketing.
Nhóm tham khảo

Nhóm tham khảo là nhóm mà cá nhân trong đó chịu sự chi
phối và tác động đến hành vi tiêu dùng của họ.
Ảnh hưởng của nhóm đến khách thông qua dư luận xã hội về
nơi đến du lịch.Thông qua cơ chế bắt chước. Cá nhân có tính
cộng đồng cao thì ảnh hưởng dư luận của nhóm càng nhiều.
Gia đình
Các thành viên trong gia đình( bố ,mẹ, anh, chị, em, con cái)
có tác động mạnh mẽ đên quyết định chuyến đi và lựa chọn điểm
đến, cũng như độ dài thời gian,thời điểm đi du lịch và các dịch vụ
hàng hóa, trong quá trình đi du lịch của khách.
Quy mô của hộ gia đình, thu nhập, địa vị xã hội , có ảnh
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 8
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
hưởng quyết định đến hành vi tiêu dùng của mỗi thành viên.
Vai trò và địa và địa vị cá nhân
Người vào vai nào thể hiện nhân cách của vai trò đó. Vai trò
của cá nhân trong xã hội bao hàm chức năng mà xã hội giao cho
họ. Mỗi vai trò gắn với một địa vị, phản ánh sự phân công của xã
hội cho vai trò đó
Các cá nhân thể hiện vai trò của mình thông qua hành vi.
Trong tiêu dùng du lịch vai trò xã hội được thể hiện rất rõ
thông qua mục đích chuyến đi. Sản phẩm du lịch, thương hiệu
phải phù hợp với vai trò xã hội ,sự thành đạt, sự đẳng cấp của
từng cá nhân.
• Nhóm nhân tố cá nhân
Tuổi tác ,nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, giới tính, lối sống :ảnh hưởng
rất lớn đến loại hình du lịch
Tuổi tác và vòng đời
Đây là yếu tố tác động nhiều nhất đến hành vi tiêu dùng du lịch
của con người. Độ tuổi tác động nhất đến loại hình du lịch. Quyết

định nơi đến, quyết định chi phí cho chuyến đi, dịch vụ tham
quan, mua sắm…
Nghề nghiệp
Nghề nghiệp có ảnh hưởng quan trọng đến tính chất sản phẩm
du lịch mà người tiêu dùng lựa chọn trong quá trình ra quyết
định. Sự lựa chọn , khách sạn, nhà hàng, món ăn, hình thức giải
trí cũng sẽ khác nhau với nghề nghiệp của mỗi người. Doanh
nghiệp có thể chuyên môn hóa phục vụ cho nhóm nghề.
Tình trạng kinh tế
Thực hiện chuyến du lịch của cá nhân phụ thuộc rất lớn vào
khả năng tài chính và hệ thống giá cả của sản phẩm du lịch. Tình
trạng kinh tế bao gồm : thu nhập, phần tiết kiệm, khả năng đi vay,
quan điểm về chi tiêu….
Lối sống
Phong cách sống chứa đựng toàn bộ cấu trúc hành vi, được thể
hiện qua quan điểm, sự quan tâm, và hành động của cá nhân trong
môi trường sống. Lối sống có liên quan chặt chẽ tới nguồn gốc xã
hội, gia đình, văn hóa nghề nghiệp. Lối sống thay đổi hành vi tiêu
dùng cũng thay đổi theo.
- Lối sống có liên quan đến việc người tiêu dùng du lịch sẽ mua
sản phẩm du lịch nào và cách ứng xữ của họ đối với sản phẩm du
lịch đó.
Tính cách
Tính cách là sự kết hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân. Tính
cách quy định cách thức hành động và thái độ ứng xữ của cá nhân
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 9
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
trong các mối quan hệ với hiện thực.
• Nhóm nhân tố tâm lý
Nhóm yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu đi du lịch của khách

Nhu cầu và Động cơ
Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý, là những điều mà con
người đòi hỏi để tồn tại và phát triển. Tại bất kỳ một thời điểm
nhất định nào con người cũng có nhiều nhu cầu. Một số nhu cầu
có nguồn gốc sinh học. Một số nhu cầu khác có nguồn gốc tâm
lý.
Tại những thời điểm khác nhau, người ta lại bị thôi thúc bởi
những nhu cầu khác nhau. Con người sẽ cố gắng thỏa mãn trước
hết là những nhu cầu quan trọng nhất. Khi người ta đã thoả mãn
được một nhu cầu quan trọng nào đó thì nó sẽ không còn là động
cơ hiện thời nữa, và người ta lại cố gắng thỏa mãn nhu cầu quan
trọng nhất tiếp
Động cơ du lịch được nội sinh từ các đặc điểm tâm lý của cá
nhân.
Động cơ du lịch là động lực thúc đẩy hành động với việc thỏa
mãn nhu cầu du lịch của cá nhân.
Nhận thức
Một người có động cơ luôn sẵn sàng hành động. Vấn đề người
có động cơ đó sẽ hành động như thế nào trong thực tế còn chịu
ảnh hưởng từ sự nhận thức của người đó về tình huống lúc đó.
CHƯƠNG 2 LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
2.1 Khái niệm về loại hình du lịch
2.1.1 Khái niệm loại hình du lịch
Theo tác giả Trương Sỹ Qúy ( giáo trình Kinh tế du lịch của Gs.Ts
Nguyễn Văn Đính và Ts. Trần Thị Minh Hà) thì loại hình du lịch có thể được
định nghĩa như sau :
“ Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những
đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du
lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng

có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp
chung theo một mức giá nào đó”.
2.1.2 Phân loại các loại hình du lịch
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch:
Loại hình du lịch quốc tế (du lịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế thụ
động) và du lịch nội địa.
Căn cứ vào nhu cầu nảy sinh hoạt động du lịch:
Du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ ngơi, giải trí; du lịch thể thao; du lịch văn hóa,
du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, du lịch thăm thân, du lịch quá cảnh, du lịch
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 10
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
hoài niệm.
Căn cứ vào đối tượng khách du lịch:
Du lịch thanh - thiếu niên, du lịch dành cho những người cao tuổi, du lịch phụ
nữ, du lịch gia đình.
Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi:
Du lịch theo chương trình trọn gói, du lịch tự tổ chức.
Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng:
Du lịch bằng xe ô tô, du lịch bằng xe máy,du lịch bằng xe đạp, du lịch bằng tàu
hỏa, du lịch bằng tàu thủy, du lịch bằng máy bay.
Căn cứ vào thời gian đi du lịch:
Du lịch dài ngày, du lịch cuối tuần, tham quan du lịch trong ngày
Căn cứ vào nơi tham quan:
Du lịch nghỉ núi, du lịch nghỉ biển, sông, hồ, du lịch thành phố, du lịch nông
thôn
2.2 Loại hình du lịch văn hóa
2.2.1 Khái niệm du lịch văn hóa
Xu thế quốc tế hoá trong sinh hoạt văn hoá giữa cộng đồng và các dân tộc
trên thế giới được mở rộng, dẫn tới việc giao lưu văn hoá, tìm kiếm những kiến
thức về nền văn hoá nhân loại, về những miền đất lạ đã trở thành một nhu cầu

cho nhiều tầng lớp dân cư.
Du lịch không còn hoàn toàn là nghỉ ngơi giải trí đơn thuần (khôi phục sức khoẻ
khả năng lao động, )mà còn là hình thức nghỉ ngơi tích cực có tác dụng bổ sung
tri thức, làm phong phú đời sống tinh thần của con người. Đó chính là
nội hàm củakhái niệm du lịch văn hoá
• Theo luật Du lịch Việt Nam(số 44/2005) thì: “Du lịch văn hóa là hình thức du
lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống”
2.2.2 Các loại hình du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa với mục đích cụ thể: khách du lịch thuộc thể loại này
thường đi với những mục đích đã định sẵn. Thường là các cán bộ khoa học,
học sinh, sinh viên và các chuyên gia
• Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa: khách đi tìm hiểu các nền văn hóa là
chủ yếu . Mục đích chuyến đi tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng khách chủ
yếu là các nhà nghiên cứu khoa học, học sinh, sinh viên
• Du lịch tham quan văn hóa: Đây là loại hình du lịch kết hợp giữa tham
quan với nghiên cứu tìm hiểu văn hóa trong một chuyến đi. Đối tượng
tham gia phong phú gồm cả khách đi vừa để tham quan, vừa để nghiên
cứu và những khách chỉ đi để chiêm ngưỡng, để biết và thoả mãn sự tò
mò có thể theo trào lưu
Du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp: Mục đích chính của khách là đi
công tác có kết hợp với tham quan văn hoá.
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 11
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
Đối tượng của loại hình này là những người đi tham dự hội nghị, hội thảo, k
ỷ niệm những ngày lễ lớn, các cuộc triển lãm. Loại khách này đòi hỏi trình độ
phục vụ hiện đại, phong phú, có chất lượng cao, qui trình phục vụ đồng bộ,
chính xác, họ có khả năng thanh toán cao.
2.3 Vị trí và vai trò của du lịch văn hóa trong giai đoạn hiện nay
2.3.1 Vị trí của du lịch văn hóa

Để phát triển du lịch không một quốc gia nào trên thế giới lại không coi
trọng sự phát triển của du lịch văn hoá, bởi vì du lịch văn hoá
là một loại hình dulịch có nhiều ưuđiểm: ít chịu phụ thuộc vào thời tiết, có thể
phát triển quanh năm nguồn thu từ du lịch văn hoá là nguồn thu ổn định, với
mức tăng trưởng ngày càng lớn,nó giúp con người hiểu biết sâu sắc về thế giới
xung quanh,
Điều đó rất phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay: xã hội phát triển, nhu
cầu mang sự hiểu biết của con người ngày càng cao,
đilại du lịch trở thành một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Nhưng không
phải tất cả các quốc gia đều có thể phát triển du lịch văn hoá, du lịch văn hoá
chỉ phát triển ở những nước có nền văn hiến lâu đời, có nghệ thuật dân tộc đặc
sắc, có những cảnh quan
làm say đắm lòng người. Nếu như Ai Cập không có Kim Tự Tháp khổng lồ,
Hy Lạp
không có những đền đầy nguy nga tráng lệ thì mỗi năm không thể có hàng
chục triệu lượt khách đến du lịch ở nước này.
Du lịch không thể tự mình phát triển được nếu không dựa vào một nền
tảng văn hoá và ngược lại nhờ có du lịch mà các dân tộc hiểu biết được những
thành tựu rực rỡ của nền văn hoá nhân loại tạo ra sự cần thiết xích lại gần nhau
giữa các nền văn hoá làm cho các dân tộc ngày càng hiểu nhau hơn.
Du lịch văn hóa là một trong những thế mạnh của du lịch nước ta.
Tuy nhiên loại hình này muốn phát triển thì phải kết hợp với các loại hình du
lịch khác như: du lịch biển, du lịch giải trí
2.3.2 Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hóa
Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hoá đối với một địa phương, một đất nước là
hết sức quan trọng, được thể hiện như sau:
- Văn hóa giải quyết vấn đề bảo tồn và phát huy môi trường du lịch
Trong tất cả các loại hình du lịch thì du lịch văn hóa là một hình thức du
lịch mang lại nhiều lợi ích cho môi trường du lịch nhất. Chúng ta hãy
xem lại nguyên lý cơ bản về du lịch văn hóa hiện nay của châu Âu để

thấy bản chất của du lịch văn hóa từ đó thấy được tầm quan trọng của văn
hóa đối với môi trường du lịch.
Du lịch văn hóa là công cụ để khôi phục, duy trì và phát huy những giá trị
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 12
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
văn hóa của cộng đồng địa phương một cách hữu hiệu nhất. Du lịch văn
hóa nếu khai thác tốt nó là một hình thức du lịch bền vững có lợi cho môi
trường tự nhiên và môi trường nhân văn của cộng đồng chủ nhà. Khách
du lịch văn hóa thường có ý thức bảo vệ môi trường du lịch tốt hơn khách
du lịch đại chúng.
- Văn hóa giải quyết vấn đề kiểm soát tác động tiêu cực
Vấn đề kiểm soát sự tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường tự
nhiên và nhân văn là một trong những nhiệm vụ lớn của ngành du lich và
của mọi người dân. Những giải pháp kiểm soát tác động tiêu cực của du
lịch đều có bóng dáng của công cụ văn hóa. Chẳng hạn như việc làm thế
nào để duy trì được bản sắc văn hóa ứng xử của người Việt trong môi
trường du lịch - không thể không sử dụng công cụ văn hóa. Hay làm thế
nào để bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn ở các điểm đến du lịch?
Ngoài các biện pháp chế tài bắt buộc chúng ta cũng phải sử dụng đến
công cụ văn hóa đề tuyên truyền, giáo dục…
- Văn hóa giải quyết vấn đề nâng cao hình ảnh thương hiệu du lịch quốc
gia.
Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chỉ tiêu tăng trưởng, vấn đề nâng cao
hình ảnh thương hiệu quốc gia là một nhiệm vụ lớn nữa của ngành du
lịch. Chúng ta làm sao để khách du lịch có ấn tượng tốt về một đất
nước xinh đẹp, thân thiện và đầy bản sắc? Điều đó tùy thuộc rất lớn vào
chiến lược phát triển văn hóa . Khách du lịch không phải đến Việt Nam
vì bờ biển đẹp, không phải đến Việt Nam vì chúng ta vừa có sân bay
mới, không phải họ đến Việt Nam vì chúng ta vừa xây dựng xong
những khách sạn tiêu chuẩn 5sao…mà phần lớn họ đến Việt Nam hay

quyết định quay trở lại Việt Nam vì những cuốn hút về mặt văn hóa.
Hình ảnh Việt Nam cũng sẽ đẹp hơn trong mắt du khách thông qua
những ấn tượng về mặt văn hóa. Khách du lịch sẽ khó quên những
khoảnh khắc được thưởng thức và hòa mình vào trong sinh hoạt văn
hóa cồng chiêng, kỷ niệm những đêm ngủ tại ngôi nhà lá ở vùng sông
nước Mekong(Tour homestay), những giây phút được dạo quanh thành
phố bằng xe xích lô, hay được đón tiếp bằng một thái độ, lịch sự, chân
thật của cô tiếp tân, anh hướng dẫn viên…Chính những nét văn hóa này
sẽ góp phần quan trọng làm tăng thêm hình ảnh thương hiệu du lịch
Việt Nam. Hình ảnh thương hiệu du lịch quốc gia sẽ đẹp và ấn tượng
hơn trong lòng du khách vì nhân tố văn hóa chứ không phải chỉ vì cơ sở
vật chất hay một logo du lịch đẹp.
2.3.3 Điều kiện để phát triển loại hình du lịch văn hóa
2.3.3.1 Điều kiện về an ninh chính trị,an toàn:
• Điều kiện về an ninh , chính trị,an toàn:
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 13
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
Tình hình chính trị hòa bình, ổn định là tiền đề cho sự phát triển của đời
sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một đất nước. Một quốc gia mặc
dù có nhiều tài nguyên về du lịch cũng không thể phát triển được du lịch
nếu như ở đó luôn xảy ra những sự kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình hình
chính trị và hòa bình ( vì không có điều kiện để phát triển kinh doanh du
lịch và cũng không thu hút được khách du lịch).
Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của đất nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các
hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan
trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn
định cho đất nước và khách tới tham quan.
Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là “thẩm nhận những giá trị vật chất,
tinh thần độc đáo, khác lạ với quê hương mình” Điều này đòi hỏi sự giao

lưu, đi lại của du khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau. Bầu chính trị
hòa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế. Một thế
giới bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng tới
việc phát triển du lịch tức là nó không làm tròn “sứ mệnh” đối với du lịch,
gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách. Bên cạnh đó, những
cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh xâm lược với nhiều loại trang thiết
bị lợi hại làm hủy hoại tài nguyên du lịch, các công trình nghệ thuật kiến
trúc do loài người sáng tạo nên. Ở Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, nhiều công trình phục vụ phát triển du lịch bị
phá hoại, nếu tồn tại thì chỉ còn một phần và chúng ta đang ra sức kiến tạo
lại tức là chúng ta quá lạm dụng “bê tông hoá”, “nhựa hoá”, dù biết rằng nó
đã mất đi phàn nào đó giá trị nguyên bản. Năm 2000, tại hòn đảo Bali
(Inđônêxia) – nơi hấp dẫn khách du lịch của nhiều nước trên thế giới bị
đánh bom khủng bố để lại nổi kinh hoàng cho khách du lịch. Năm 2003
bệnh SAT ở Trung Quốc, dịch Cúm gà ở Việt Nam gây nên những tổn thất
lớn cho du lịch Trung Quốc và Việt Nam và gián tiếp ảnh hưởng đến du
lịch thế giới.
Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch. Nhật Bản là
đất nước giàu và đẹp nhưng luôn phải hứng chịu những trận động đất, gây
khó khă cho phát triển du lịch, có chăng chỉ phát triển du lich bị động. Vào
những ngày cuới năm 2004, một trận sóng thần lớn nhất từ trước tới nay
xảy ra ở Đông Nam Á, Nam Á đã gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển du lịch. Điều đáng nói là sóng thần đã làm
cho nhiều du khách bị thiệt mạng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch
bi huỷ hoại nặng nề. Bên cạnh đó là sự phát sinh và lây lan các loại dịch
bệnh như tả lỵ, dịch hạch sốt rét.
Từ những ví dụ trên cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của an
ninh chính trị, an toàn xã hội cho khách du lịch, và là nhân tố quan trọng
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 14
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG

tạo nên sự thành bại của ngành du lịch
2.3.3.2 Điều kiện về kinh tế:
Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển
du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự
ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch.
- Sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan
trọng với phát triển du lịch
- Điều kiện kiện kinh tế đóng vai trò góp phần cung cấp các hàng hóa, dịch
vụ cho du lịch
2.3.3.3 Điều kiện văn hóa:
• Về phía khách du lịch:
- Trình độ văn hoá cao tạo điều kiện cho việc phát triển loại hình du
lịch văn hóa. Phần lớn sử những người tham gia vào cuộc hành
trình du lịch văn hóa là những người có trình độ văn hoá nhất định,
nhất là những người khách du lịch nước ngoài. Bởi vì họ có sở
thích đối với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch,
bản sắc văn hoá dân tộc hay nói đúng hơn tài nguyên, điểm du lịch
tác động đến họ theo một quá trình: Thông tin - Tiếp xúc -Nhận
thức - Đánh giá.
- Phải có trình độ văn hoá thì mới hiểu hết giá trị của chuyến tham
quan du lịch. Trong các nước mà nhân dân có trình độ văn hoá cao
thì số người đi du lịch ra ngoài tăng lên không ngừng với cường độ
cao.
• Về phía nước sở tại :
- Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người, tức là con
người thông qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức
để phát triển du lịch. Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch
nhưng nếu không biết sử dụng trí óc của con người để phát huy hết
giá trị của tài nguyên đó thì coi như “muối bỏ bể”. Ngược lại có
những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy

hợp lí sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch
sẽ phát triển bền vững.
2.3.3.4 Điều kiện về tài nguyên văn hóa:
Du lịch văn hoá chỉ có thể phát triển ở một vùng, một địa phương, một đất
nước nếu ở đó đã có tài nguyên văn hóa đa dạng phong phú, độc đáo mang đậm
bản sắc dân tộc kết hợp với một số yếu tố khác tạo nên những địa điểm du lịch
văn hóa đầy hấp dẫn thu hút. Chính những yếu tố đó đã đưa khách du lịch tìm đến
những nơi có tài nguyên văn hoá lôi cuốn và do đó tài nguyên văn hoá là yếu tố
quan trọng nhất đối với lưu lượng đi du lịch văn hoá ngày càng tăng của khách du
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 15
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
lịch. Vì vậy để phát triển du lịch văn hoá thì tài nguyên văn hóa là yếu tố quyết
định.
Giá trị của những di sản văn hoá: di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, các
hình thức nghệ thuật, các tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống… cùng với
các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ sở văn hoá nghệ thuật, các bảo
tàng… là những đối tượng cho du khách khám phá, thưởng thức, cho du lịch văn
hóa khai thác và sử dụng.
Tài nguyên văn hóa vật thể:
Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Toàn bộ các sản phẩm vật chất hiện hữu dược hình thành do bàn tay sáng tạo của
con người, bao gồm: Hệ thống di tích lịch sử văn hoá, thể thống danh lam thắng
cảnh, thể thống di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
• Các di tích lịch sử văn hóa:
Các di tích lịch sử văn hóa là tài sản văn hoá quý giá của mỗi địa
phương, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Di tích được hiểu theo nghĩa
chung nhất là những tàn tích, dấu vết còn sót lại của quá khứ, là tài sản của
các thế hệ trước để lại cho các thế hệ kế tiếp. Ở Việt Nam, theo pháp lệnh
bảo vệ và sự dụng di tích lịch sử văn háo và danh lam thắng cảnh công bố
ngày 04/04/1984 thì di tích lịch sử văn hoá được quy định chư sau:

“Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ
vật, tài liệu và các tác phẫm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật,
cũng như có gía trị văn hoá khác, hoặc liên quan đến sự kiện lịch sử,
quá trính phát triển văn háo xã hội”
 Tháng 12.1999, tổ chức UNESCO đã ghi tên đô thị cổ Hội An
vào danh mục Di sản văn Hóa Thế giới- đây được coi là tiềm
năng lớn nhất và quan trọng nhất, để phát triển du lịch văn hóa
Hội An.
- Di tích Hội An bao gồm chùa cầu, nhà cổ, Hội quán, bảo tàng, nhà
thờ họ… hầu hết xây dựng vào thế kỷ 19, 20. Các ngôi nhà cổ kiểu
nhà ống có mặt tiền hẹp, có khi thông hai phố, chiều cao không quá
2 tầng, tường bao bọc bằng gạch, phía trong là ván gỗ. Kiến trúc
các công trình đều có dạng dốc, lợp ngói âm dương, kiểu dáng và
trang trí nội thất bảo tồn phong cách cổ của cư dân người Việt, ảnh
hưởng từ Nhật và người Hoa
- Chùa Cầu là viên ngọc giữa lòng thị xã, tuy nhỏ bé nhưng chứa
đựng nhiều thăng trầm dưới mái ngói âm dương huyền bí. Cầu xây
dựng vào cuối thế kỷ 16 và được gọi là cầu Nhật Bản. Năm 1719,
khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên đi ngang đây, ông đã đặt cho cầu ba
chữ Lai Viễn Kiều. Ở giữa cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ Huyền
Thiên Đại Đế, thời xưa, hai bên cầu là nơi mua bán sầm uất.
- Nhà cổ 77 Trần Phú: ngôi nhà hình ống điển hình, giữa sân nhà có
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 16
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
các vách gỗ bao quanh được chạm khắc sống động.
Nhà cổ số 80 Nguyễn Thái Học là tiệm thuốc Bắc Diệp Đồng
Nguyên, chủ nhà có một bộ sưu tập gốm cổ có giá trị.
- Nhà cổ 101 Nguyễn Thái Học, phòng khách là một công trình chạm
trổ tinh vi. Ở trần có vỏ cua có trang trí hình hai bao kiếm vắt chéo
rất lạ mắt.

- Nhà thờ họ Trần 21 Lê Lợi, là nhà thờ của gia tộc nên rất kín cổng
cao tường.
- Hội quán Quảng Đông thờ Quan Công nằm trên đường Trần Phú.
- Hội Quán Trung Hoa thờ bà Thiên Hậu.
- Hội quán Phúc Kiến xây dựng năm 1857 cũng thờ Thiên Hậu.
- Hội quán Hải Nam là nơi thờ 108 Hoa kiều chết oan dưới thời vua
Tự Đức.
- Hội quán Triều Châu hay còn gọi là chùa ông Bổn ở đường Nguyễn
Duy Hiệu. Hội quán nhỏ, xây dựng tỉ mỉ.
• Các bảo tàng:
Các bảo tàng là nơi bảo tồn tài sản văn hoá dân tộc, truyền thụ tri thức,
chấn hưng tinh hoa truyền thống. Cùng với việc bảo vệ các di tích lịch sử –
Văn hoá, việc xây dựng các bảo tàng luôn đặt trong quốc sách về kinh tế,
văn hoá, xã hội mỗi quốc gia. Mục 3, Luật di sản văn hoá : “Bảo tàng là nơi
bào quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm
phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục tham quan quan”. Chính các bảo
tàng cũng là nơi thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.
Tính đến năm 2001, cả nước có ta có 117 bảo tàng và cơ quan làm công
tác bảo tàng. Chúng ta có thể kể ra một số bảo tàng tiêu biểu như: Bảo
tàng Hồ Chi Minh, Bảo tàng lịch sự Việt Nam, Bảo tàng quân đội, Bảo
tàng văn hoá các dân tộc, Bảo tàng Hải dương học.v.v… trên thế giới
có các bảo tàng nổi tiếng như bảo tàng Hoàng Gia (Anh), Bảo tàng
Luvơrơ (Pháp), Bảo tàng Ecgionutát (Nga), Bảo tàng Cố cung (Trung
Quốc)… với khối lượng khổng lồ hiện vật lịch sự, những tác phẩm
nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo, tài năng và trí tuệ bất tận của con người
lúc nào cũng đón tiếp với số lượng lớn khách du lịch.
 Bảo tàng Lịch sự văn hóa Hội An nằm trong khuôn viên chùa Ông thờ Quan
Công và chùa Bà - thờ Quan Âm.
- Ngoài ra Hội An còn thu hút khách du lịch đến với những nhà trưng
bày gốm sứ mậu dịch Hội An nằm trên đường Trần Phú. Đây cũng là

một căn nhà cổ đẹp được trùng tu với sự đóng góp của đại học Chiêu
Hoà, Nhật Bản. Nơi đây trưng bày những cổ vật vớt lên từ năm 1993
trong chiếc tàu chìm từ 400 năm trước ngoài biển Hội An. Con tàu
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 17
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
này chở gốm Việt Nam xuất khẩu, gốm Chu Đậu.
- Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh, có những hiện vật cổ như chum
gốm chôn tro người chết, nữ trang, vũ khí…
Tài nguyên văn hóa phi vật thể:
• Lễ hội:
Bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào, và bất cứ mùa nào cũng có
những ngày lễ hội. Lễ hội là hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng
diễn ra trên địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định
nhằm nhắc lại những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử hay một huyền
thoại, đồng thời là dịp để hiểu biết cách ứng xử văn hoá của con người
với thiên nhiên thần thánh và con người với xã hội. Các lễ hội có sứa
hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sự văn hoá. Lễ hội có
hai phần: phần nghĩ lễ và phần hôị:
- Lễ là những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất
định mang ý nghĩa biểu trưng nhằm đánh dâú hoặc kỷ niệm về một
nhân vật hay một sự kiện lịch sử hay một huyền thoại với mục đích tôn
vinh và phản ánh ước nguyện mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ đối
tượng thờ cúng.
- Hội là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi giãi trí hiện đại mang sắc
thái dân gian phản ánh trình độ phát triển xã hội thời thời đó, phản ánh
đời sống kinh tế, trình độ dân trí và tâm tư tình cảm của người dân địa
phương.
Nhà nghiên cứu M.Bachie cho rằng: “Thực chất lễ hội là cuộc sống
được tái hiện dưới hình thức tế lễ và trò diễn, đó là cuộc sống lao động
và chiến đấu của cộng đồng dân cư, tuy nhiên bản thân cuộc sống

không thể thành lễ hội nếu như nó không được thăng hoa, liên kết và
quy tụ lại thành thế giới tâm linh, tư tưởng của các bieu tưởng, vượt
lên trên thế của những phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế giới
và cuộc sống thứ thoát li tạm thời, thực tại, hữu hiệu, đạt tới hiện thực,
lý tưởng mà ở đó mọi thứ phát triển đẹp đẽ, lung linh siêu việt và cao
cả”
GS.Phan Đăng Nhật cho rằng: “Lễ hội là kho tàng lịch sử khổng lồ,
ở đó tích tụ vô số những lớp phong tục tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật
và cả các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Lễ hội còn là bảo
tàng sống về các mặt sinhhoạt văn hoá tinh thần của người Việt. Chúng
đã sống, đang sống và với đặc trưng của mình, chúng tạo nên sức cuốn
hút và thuyết phục mạnh mẽ nhất.”
Các yếu tố của lễ hội ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch:
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 18
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
- Yếu tố thời gian: Các lễ hội nhìn chung thường diễn ra vào mùa
xuân, thời điểm bắt đầu mỗi năm mới con người có thời gian rảnh rỗi
nên họ đi lễ ngoài cầu lộc, cầu may còn là cách để nạp một nguồn năng
lượng mới để “ Chiến đấu với đời”
- Quy mô lễ hội: Các lễ hội có quy mô lớn, nhỏ khác nhau điều này
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch và khả năng thu hút khách. Ở
Việt Nam, các lễ hội có quy mô lớn như: Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ hội
Yên Tử, lễ hội chùa Hương thu hút một lượng khách rất lớn.
- Lễ hội thường được tổ chức tại những di tích lịch sử văn hoá. Điều
đó cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch.
 Hội An lọt vào 10 TP lễ hội tốt nhất châu Á.Ngày 9-9, Văn phòng UBND TP
Hội An cho biết tạp chí du lịch trực tuyến Smart Travel Asia (trụ sở tại Hong
Kong và Trung Quốc) vừa công bố kết quả bình chọn những địa điểm du lịch
hàng đầu ở châu Á. Việt Nam có ba địa danh lọt vào danh sách 10 TP du lịch
tốt nhất tại châu Á là Hà Nội, TP.HCM và phố cổ Hội An (Quảng Nam).

• Làng nghề truyền thống
Là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng cư dân, chủ yếu chủ yếu ở
các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn có chung truyền thống sản
xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại. Làng nghề thường mang
tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trưng, không chỉ có tính chất kinh
tế mà còn bao gồm cả tính văn hóa, đặc điểm du lịch tại địa phương.
Theo thống kê cho thấy, Việt Nam còn có gần 2.000 làng nghề thuộc
các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ,vàng bạc, thêu ren, mây tre
đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá
Một số làng nghề nổi tiếng như: Làng sơn mài Cát Đằng (ý Yến, Nam
Định), làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), làng tranh Đông Hồ
(Thuận Thành, Bắc Ninh), làng đá mỹ nghệ Non Nước (Ngũ Hành Sơn,
Đà Nẵng), làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội)
 Hội An nổi tiếng với các làng nghề truyền thống:
- Làng gốm Thanh Hà-điểm du lịch độc đáo của Phố Hội. Với tuổi đời
trên 500 năm, làng gốm Thanh Hà (Hội An - Quảng Nam) thu hút rất
nhiều khách tham quan bởi những sản phẩm gốm tinh xảo, đặc sắc.
- Làng Kim Bồng (tên cũ là Kim Bồng Châu, nay một phần lớn thuộc
xã Cấm Kim thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam), nơi hình thành
nghề thủ công nổi tiếng mang tên nghề mộc Kim Bồng, nằm ở hữu
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 19
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
ngạn hạ lưu sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi đổ ra biển. Từ
làng nhìn qua bên kia sông là khu phố cổ Hội An. Đây là một vị trí
thuận lợi vừa không cách xa trung tâm đô thị, vừa dễ dàng trong việc
giao thông - vận chuyển vật liệu bằng đường thủy để phát triển ngành
nghề.
- Làng rau truyền thống Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà, thị xã Hội An
(Quảng Nam).Rau xanh Trà Quế nổi tiếng từ rất lâu với nhiều sản
phẩm rau được trồng trên đất đai màu mỡ, bón bằng loại rong lấy từ

sông Cổ Cò nên có hương vị đặc trưng riêng.
• Nghệ thuật, văn hóa dân gian:
Folklore” - Văn hóa dân gian, được W J.Thom sử dụng đầu tiên vào
năm 1846 để chỉ “phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín, ca dao, tục ngữ…
của người thời trước”. Chính những hình thức văn hóa dân gian này đã tạo
nên bản sắc văn hóa đặc sắc riêng có cho từng địa phương. Tất cả những
yếu tố đó cũng chính là điều kiện để phát triển du lịch văn hóa của từng điạ
phương.
 Ngoài những di sản vật thể, cộng đồng Hội An còn bảo tồn, lưu giữ
những vốn cổ trong cuộc sống, hoạt động văn hóa, phong tục tập quán, tín
ngưỡng, nghi lễ… Tất cả những yếu tố này tạo cho đô thị cổ Hội An dáng vẻ
riêng đậm nét xưa. Phải kể đến như:
- Múa Thiên cẩu ở Hội An: Là loại hình múa dân gian gắn với tết
Trung Thu, lưu truyền ở Hội An từ lâu đời và để lại dấu ấn văn hóa
sâu sắc trong lòng rất nhiều du khách phố Hội
- Bài Chòi: là một trò chơi dân gian lưu hành phổ biến ở Hội An cũng
như một số địa phương ở miền Trung.
- Hát bả trạo: là một loại hình diễn xướng dân gian phổ biến của ngư
dân Hội An nói riêng, duyên hải miền Trung nói chung.
• Văn hóa ẩm thực
Người ta nói ăn uống là biểu hiện của văn hóa. Mỗi quốc gia có một
quan niệm khác nhau và vì vậy hình thành phong cách ẩm thực riêng
cho mình. Nguyễn Tuân đã từng nói: “Ẩm thực là một dòng chảy
không ngừng, không nghỉ như con sông nó đi qua bao tầng nấp, bờ bãi
của kinh nghiệm ăn và sống mới phát triển thành nghệ thuật. Chủ
quan, cảm tính là yếu tố không thể không tránh khỏi. Nhưng như mọi
hiện diện của đời sống, ẩm thực cũng là một ấn tượng, một thói quen,
một ký ức hay một kỷ niệm.”
Nếu như người nước ta chú trọng đến đồ ăn và cách chế biến thức
ăn thì đối với người Pháp, thức ăn chỉ là yếu tố tạo nên chất lượng vật

chất, còn chất lượng thực sự của bữa ăn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Một cách trang trí bàn ăn độc đáo, một bức tranh trên tường phù hợp,
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 20
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
bộ khăn trải bàn mang từ miền đất xa xôi đi cùng với bộ đồ ăn lạ
mắt…. Tất cả đều mang theo mình một câu chuyện, ẩn chứa một sự tò
mò thú vị cho khách. Với người Pháp, việc mời một người khách tới là
“chịu trách nhiệm về hạnh phúc của họ trong một thời gian dưới mái
nhà của mình”. Một bữa ăn truyền thống của người Pháp được sắp đặt
như một bản giao hưởng hay vở kịch có 5 màn gồm: món nguội nhấm
nháp, món nhẹ đầu bữa, món chính thường là thịt và cá, tiếp đến là pho
mát và sau cùng là món tráng miệng. Theo triết lý của người Pháp:
“bữa ăn là điều duy nhất mà ta không cảm thấy tẻ nhạt ngay từ lúc
đầu”
Ngày nay, việc đưa văn hóa ẩm thực vào các chương trình du lịch
đã trở nên phổ biến. Đó là cách để lấy tiền của du khách một cách khéo
léo nhất. Việc xây dựng các chương trình du lịch ẩm thực thường được
các công ty tổ chức thành 2 lọai: Chương trình du lịch chuyên biệt và
chương trình du lịch kết hợp.
Đến Việt Nam, du khách có thể thưởng thức các hương vị ẩm thực
khác nhau của mỗi vùng, mỗi miền. Du khách có thể thưởng thức món
phở với loại nước dùng bác học, chả cá Lã vọng (Hà Nội); thưởng thức
cơm vua ở cố đô Huế; Bò tái cầu mống ở Quảng Nam; Giang nam dã
hạc (miền Nam)… Tất cả đều tạo hướng đi mới cho ngành du lịch trong
việc tạo ra nhiều sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo phục vụ khách du
lịch.
 Ẩm thực truyền thống ở Hội An mang những nét riêng biệt thể hiện ở sản vật
và hương liệu sẵn có. Những loại hải sản như tôm, cua, cá và đặc biệt là sự
đa dạng của các loại rau sống chiếm ưu thế trong ẩm thực địa phương. Đặc
sản Cao Lầu Một số món ăn truyền thống có nguồn gốc ngoại lai như: bánh

bao, bánh vạc, lục tàu xá, xí mạ, hoành thánh, bánh quai vạc, cơm Dương
Châu, bún gạo, khoai nhục Phúc Kiến, các món cari Ấn Độ, món ăn Phương
Tây và một số loại thức uống như: nước lá Lao, nước Dừa.
2.3.3.2 Điều kiện đón tiếp và phục vụ khách du lịch
• Mạng lưới giao thông:
Từ xưa giao thông vận tải là tiền đề cho phát triển du lịch. Ngày nay,giao
thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của
du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Trong những năm gần đây, lĩnh vực giao
thông , đặc biệt là giao thông trong du lịch phát triển mạnh mẽ về cả số lượng
và chất lượng
 Hội An có đầy đủ các dịch vụ giao thông phục vụ du khách như xe bus, taxi,
xe ôm, xích lô, du khách cũng có thể thuê xe máy, xe đạp để tự do dạo quanh
Hội An thăm khu phố cổ. Nhưng thú vị nhất với du khách đến thăm Hội An
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 21
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
vẫn là đi bộ vòng quanh khu phố để cảm nhận nét đặc biệt của nơi này.
• Cơ sở lưu trú:
Trên bình diện nền kinh tế ngày càng phát triển “thay da đổi thịt”, nhiều
công trình cao cấp, nhiều khách sạn, resort liên tiếp được đầu tư xây dựng.
Đó là cơ sở để điểm thu hút có cơ sở và đảm bảo khả năng khai thác và đón
tiếp nguồn khách quốc tế tới tham quan.
 Hội An:
Theo thống kê mỗi năm, Hội An đón trên 1 triệu lượt khách, với
hơn 3 nghìn buồng phòng sẵn sàng phục vụ trên 5 nghìn khách/ngày
Là thành phố du lịch, đặc biệt thu hút du khách nước ngoài nên
Hội An không thiếu các khách sạn tiện nghi, ngay trung tâm thành
phố giá phòng khá cao, nhưng khó có phòng trống. Loại hình lưu trú
ở Hội An cũng rất đa dạng, ngoài khách sạn cao cấp thì còn có nhiều
nhà trọ sạch sẽ không kém khách sạn, nhưng giá lại rẻ hơn nhiều.Nhà
khách cũng có nhiều phòng, giá rẻ, gần điểm bán vé tham quan.

• Cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống:
- Cùng với dịch vụ lưu trú thì du lịch không thể tách rời dịch vụ ăn
uống. Đây cũng chính là những điều kiện đủ để phát triển du lịch nói
chung và du lịch văn hóa nói riêng.
 Hội An có nhiều nhà hàng, quán ăn chủ yếu phục vụ khách Tây tập trung ở
khu phố cổ Trần Phú, Bạch Đằng… Đường Trần Phú là con đường tập trung
quán bán cao lầu- món đặc sản của Phố Hội.
• Nguồn lao động:
- Nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao là yếu tố cực kỳ quan
trọng để đạt năng lực cạnh tranh cao của điểm đến du lịch nói chung
và mỗi doanh nghiệp nói riêng.
Hiện nay nguồn nhân lực du lịch đang phát triển mạnh mẽ về cả
số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng
lao động trong ngành du lịch đang ngày càng nâng cao, bao gồm: lao
động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các đơn vị sự
nghiệp trong ngành từ trung ương đến địa phương, lao động trong
các doanh nghiệp du lịch gồm đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh,
đội ngũ lao động nghiệp vụ trong các khách sạn - nhà hàng, công ty
lữ hành, vận chuyển du lịch , lao động làm công tác đào tạo du lịch
trong các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại
học.
 Lực lượng trong ngành du lịch tại Hội An rất trẻ, 93% có độ tuổi dưới 45,
được đào tạo chuyên môn và ngoại ngữ, có thể đáp ứng yêu cầu lao động
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 22
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
hiện tại, trong đó số lượng lao động được đào tạo chuyên môn cao từ đại học
đến sau đại học cũng đạt được tiêu chuẩn nhất định 42%. Ngoài ra còn có đội
ngũ lao động đến từ các địa phương khác và nước ngoài.
Ngoài những di sản vật thể, cộng đồng Hội An còn bảo tồn, lưu giữ
những vốn cổ trong cuộc sống, hoạt động văn hóa, phong tục tập quán, tín

ngưỡng, nghi lễ, ẩm thực… Tất cả những yếu tố này tạo cho đô thị cổ Hội An
dáng vẻ riêng đậm nét xưa. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế.
Thành phố Hội An đang dần hoàn thiện cơ chế phát triển bền vững loại hình
du lịch văn hóa. Khẳng định tầm quan trọng của du lịch văn hóa với sự phát
triển kinh tế du lịch của thành phố.
CHƯƠNG 3. PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA – MINH HỌA TẠI HỘI AN
3.1 Định hướng phát triển du lịch văn hóa
Phát triển du lịch văn hoá theo hướng bền vững, hiệu quả và hội nhập kinh tế
quốc tế đang là hướng đi của các quốc gia trên thế giới, để những giá trị văn hoá
thực sự phát huy có hiệu quả cần có sự truyền tải của ngành du lịch nói riêng và sự
quan tâm phối hợp của các ban ngành nói chung nhằm thúc đẩy sự nghiệp phát
triển du lịch.
Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam tương xứng với
tiềm năng du lịch của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, du lịch môi trường
sinh thái Xây dựng các chương trình và điểm hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và
danh lam thắng cảnh. Huy động nguồn nhân lực của nhân dân tham gia kinh doanh
du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu du lịch, tập trung ở những
trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hoá và chất lượng dịch vụ với các loại khách
khác nhau .Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn, chuyển
các nhà nghỉ, nhà khách từ cơ chế bao cấp sang kinh doanh khách sạn và du lịch.”
3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa
Từ chính sách quản lý: trước hết cần tận dụng triệt để các điều kiện cần và đủ để
phát triển du lịch văn hóa một cách tối ưu nhất.
3.2.1 Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
Thành lập ban quản lý khu du lịch trọng điểm, triển khai hiệu quả công tác
xúc tiến du lịch; đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp, áp dụng cơ
chế "một cửa" trong việc xét duyệt các thủ tục đầu tư và kinh doanh.
Khuyến khích phát triển các hiệp hội nghề nghiệp trên địa bàn như Hiệp hội
kinh doanh khách sạn, Hiệp hội kinh doanh lữ hành, Hiệp hội Du lịch
nhằm ổn định kinh doanh, ổn định thị trường, tránh hiện tượng cạnh tranh

SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 23
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
không lành mạnh.
3.2.2 Tích cực huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch văn hóa:
Khuyến khích huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,
các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực du lịch nói chung và
du lịch văn hóa nói riêng . Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định
của Chính phủ đối với các hoạt động kinh doanh du lịch và đối với vùng đặc
biệt khó khăn.
3.2.3 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa
Phát huy thế mạnh về tài nguyên du lịch văn hoá, lịch sử đồng thời kết hợp
các sản phẩm du lịch khác như nghỉ dưỡng biển; phát triển một số loại hình
du lịch khác như: du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng, du lịch tìm hiểu đời
sống các dân tộc; du lịch hội nghị; du lịch mua sắm và vui chơi giải trí cao
cấp; du lịch thể thao: lặn biển, lướt sóng, đua thuyền buồm, chơi golf ; du
lịch caraval.
3.2.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Mục tiêu: xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch có trình độ
và kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất vững vàng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu
cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập du lịch khu vực và quốc
tế. Phát triển khoa học công nghệ du lịch đạt trình độ trong khu vực, góp
phần nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả kinh doanh du lịch.
Để thực hiện mục tiêu trên cần:
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Hình thành hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch, phân bố hợp lý, ở các cấp
nghề, trung cấp,cao đẳng , đại học và trên đại học về du lịch.
Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo đội ngũ
lao động trong du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng
Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có
kết hợp với đào tạo mới cả trong và ngoài nước; kết hợp đào tạo mới để đáp

ứng yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài.
Gắn giáo dục đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia và
chú trọng giáo dục du lịch toàn dân
Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các chính sách cán bộ từ quy hoạch,
tuyển dụng, sắp xếp, quản lý đến đãi ngộ chú trọng từng bước trẻ hóa đội
ngũ cán bộ, kết hợp ưu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ tay nghề, ý
thức chính trị và kinh nghiệm cáo, đảm bảo tính kế thừa. Đặc biệt, chú trọng
đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, chuyên
gia và nghệ nhân trong du lịch văn hóa.
Cần chú trọng phát triển nguồn lao động du lịch văn hóa. Cụ thể
thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý
của đội ngũ bằng cách cử đi học tập ở nước ngoài hoặc các cơ sở đào tạo
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 24
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ HẢI ĐƯỜNG
trong nước kết hợp với các doanh nghiệp lưu trú, áp dụng công nghệ quản lý
hiện đại.
Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phong cách phục vụ
của các thuyết minh viên, cán bộ công nhân viên và người dân tại các điểm
du lịch về các kiến thức lịch sử, văn hoá và trình độ ngoại ngữ từng bước xây
dựng đội ngũ các nhà quản lý năng động, sáng tạo, đủ năng lực điều hành các
hoạt động kinh doanh du lịch đạt hiệu quả, mở rộng hợp tác đào tạo nguồn
nhân lực du lịch với các cơ sở trong nước và quốc tế.
Nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân và khách du lịch.
3.2.5 Đầu tư, tôn tạo và bảo tồn các tài nguyên du lịch nhân văn
tăng cường
Đầu tư nâng cấp, tu bổ, tôn tạo có trọng tâm các di tích lịch sử, văn
hoá lễ hội truyền thống, phong tục tập quán… của địa phương c ó tài
nguyên , nhằm bảo vệ, gìn giữ những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể.
3.2.6 Liên kết các tuyến điểm văn hóa
Tích cực mở rộng hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành phố

thuộc địa bàn khu vực miền Trung - Tây Nguyên (Huế, Đà Nẵng, Nha
Trang, Đà Lạt) và hai trung tâm du lịch lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh. Mở rộng thị trường các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á. Tận
dụng tối đa lợi thế cửa khẩu quốc tế và tuyến du lịch hành lang Đông Tây để
phát triển thị trường khách quốc tế đến từ Thái Lan, Myanma và thị trường
khách quốc tế từ các nước khác thông qua Thái Lan nối tour sang Việt Nam
3.2.7 Tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch
Xúc tiến truyền quảng bá du lịch là biện pháp quan trọng để tạo lập và
nâng cao hình ảnh du lịch của nước sở tại.
Giáo dục toàn dân, góp pần thực hiện tuyên truyền đối nội và đối
ngoại
Nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán thói quen tiêu dùng của các đối
tượng khách để có những sản phẩm phù hợp với thị trường thông qua các
hình thưc tuyên truyền, quảng cáo.
Tăng cường tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông,
phương tiện thông tin đại chúng với các loại hình khác nhau
Phối hợp với các lực lượng làm thông tin đối ngoại, tranh thủ các nguồn
lực từ bên ngoài, và hỗ trợ quốc tế để công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đạt
hiệu quả.
Mục tiêu: Nâng cao nhận thức mọi mặt về du lịch trong các cấp, các
ngành và nhân dân, hình thành và hướng dẫn nhu cầu du lịch nội địa. Tạo lập
và nâng cao hình ảnh du lịch của đất nước bản địa, thu hút du khách quốc tế,
góp phần thực hiện thông tin đối ngoại và đường lối đối ngoại của đất nước.
Để thực hiện mục tiêu đó cần:
Chú trọng đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch dưới
nhiều hình thức thiết lập đại diện du lịch tại các thị trường trọng điểm phối
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ THU Page 25

×