Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Cấu trúc tuổi và giới tính của dân số Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.68 KB, 4 trang )

Bản thông tin tóm tắt này cung cấp một số thông tin cơ
bản về cấu trúc tuổi và giới tính của dân số Việt Nam, dựa
trên kết quả phân tích số liệu mẫu từ cuộc Tổng điều tra
Dân số và Nhà ở của Việt Nam năm 2009. Tài liệu này
cũng phân tích một số hệ lụy chính sách và đưa ra những
khuyến nghị để Việt Nam có thể tận dụng tốt cơ hội và
vượt qua những thách thức của quá trình biến đổi nhân
khẩu học cho phát triển nguồn nhân lực và thực hiện các
mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước.
VẤN ĐỀ
Phân tích cấu trúc tuổi của dân số về tỷ trọng dân số trong
lực lượng lao động so với dân số phụ thuộc cho thấy cả cơ
hội và thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế-xã
hội của đất nước.
Tỷ trọng lực lượng lao động cao trong dân số của một
quốc gia được xem như là một lợi thế vì với số lượng lớn
dân số trong độ tuổi lao động có thể góp phần vào việc
tăng trưởng kinh tế và phát triển nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng cho đất nước. Tuy nhiên, điều này
cũng đặt ra nhiều thách thức, ví dụ như yêu cầu tăng cường cả số lượng và chất lượng giáo dục và đào tạo nghề
chuyên môn kỹ thuật, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cũng như tăng cơ hội việc làm cho thanh
niên.
Cơ cấu giới tính của dân số thể hiện bằng tỷ số giữa số lượng nam và nữ, thường phản ánh tác động của những
biến cố lịch sử có liên quan đến giới tính. Chẳng hạn như tỷ số giới tính thấp trong nhóm dân số cao tuổi ở Việt
Nam là do một số lượng lớn nam giới đã chết trong thời kỳ chiến tranh. Mặt khác, mất cân bằng về tỷ số giới
tính hiện nay sẽ dẫn đến hiện tượng dư thừa nam giới so với nữ giới ở tuổi kết hôn trong tương lai. Điều này có
thể dẫn đến những bất ổn trong xã hội hoặc những thay đổi về cơ cấu gia đình và cấu trúc xã hội.
Những biến đổi trong cấu trúc tuổi và giới tính của dân số tác động nhiều đến sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã
hội của đất nước. Nhận biết thực trạng cũng như xu hướng nhân khẩu học này là rất quan trọng đối với tất cả bộ,
ban ngành như y tế, giáo dục, bảo hiểm, lao động việc làm, xã hội, tài chính công, hay các ngành dịch vụ, kinh
doanh vì những cơ quan này cần phải xây dựng hoặc điều chỉnh các chiến lược, chương trình, chính sách, kế


hoạch cho phù hợp với cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính hiện tại và tương lai, trong phạm vi toàn quốc hay
từng địa phương.
CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH
THÔNG TIN TÓM TẮT
CẤU TRÚC TUỔI VÀ GIỚI TÍNH CỦA DÂN SỐ
VIỆT NAM: BẰNG CHỨNG TỪ TỔNG ĐIỀU
TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở NĂM 2009
1
CÁC CON SỐ VÀ THỰC TẾ
• Với tổng tỷ số phụ thuộc nhỏ hơn 50, Việt
Nam đã bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số
vàng”.
• Nếu tổng tỷ suất sinh (TFR) trong những
năm tới vẫn giữ ở mức hiện nay là 2,03 thì
số phụ nữ trong độ tuổi 15-49 vẫn sẽ tiếp
tục tăng cho đến năm 2028 theo quán tính
tăng dân số bởi tỷ suất sinh cao từ những
thập kỷ trước.
• Tỷ lệ hộ độc thân là người cao tuổi (65+)
đã tăng từ 1,8% năm 1999 lên 2,6% năm
2009.
• Tỷ lệ hộ có trẻ em dưới 15 tuổi giảm từ
53,9% năm 1989 xuống 27,5% năm 2009,
trong khi tỷ lệ hộ không có người trong độ
tuổi phụ thuộc tăng nhiều hơn hai lần: từ
14,3% năm 1989 lên 30,8% năm 2009.
1. Cấu trúc tuổi và giới tính của dân số Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Tháp dân số năm 1989 và 2009 của Việt Nam (Hình 1) cho thấy khuynh hướng của cấu trúc tuổi và giới tính của
dân số Việt Nam đã chuyển từ mức sinh và mức chết cao sang mức sinh và mức chết thấp.
Hình1. Tháp dân số Việt Nam năm 1989 và 2009

Trong ba thập kỷ qua, do mức sinh giảm, tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm mạnh từ 43% xuống dưới 25% của tổng
dân số, trong khi tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động 15-64, tăng từ 53% lên 69%.
Do những khuynh hướng này, tổng tỷ số phụ thuộc
1
giảm mạnh từ gần 90 vào năm 1979 xuống dưới 45 năm
2009. Lý do chủ yếu của khuynh hướng giảm này là do tỷ số phụ thuộc trẻ giảm mạnh
2
trong khi tỷ số phụ thuộc
già
3
chỉ tăng lên chút ít (Hình 2).
Với tổng tỷ số phụ thuộc nhỏ hơn 50, Việt Nam đã bước vào thời kỳ có cơ cấu dân số vàng
4
, có nghĩa là cứ hai
hoặc hơn hai người trong độ tuổi 15-64 gánh một người độ tuổi phụ thuộc. Thời kỳ này bắt đầu vào khoảng năm
2007 và theo dự báo thì sẽ kết thúc vào năm 2041. Vào khoảng năm 2015, dân số Việt Nam sẽ có tổng tỷ số phụ
thuộc ở mức cực tiểu là 42.
Chỉ số già hóa được tính bằng số người từ 60 tuổi trở lên trên 100 trẻ em dưới 15 tuổi - đã tăng từ 16,6 vào năm
1979 lên 35,5 vào năm 2009. Theo dự báo, chỉ số này sẽ tăng
nhanh hơn trong vài thập kỷ tới và sẽ lên đến 100 khi mà cứ
một trẻ em thì có một người già vào khoảng năm 2033. Đến
những năm 2060, số người già sẽ gấp đôi số trẻ em dưới 15
tuổi.
Vào năm 2009, tỷ số giới tính của dân số Việt Nam là 97,6
nam trên 100 nữ. Trong khi tỷ số giới tính trong nhóm dân số
cao tuổi (60+) khá thấp (67,8) do hậu quả chiến tranh nên mức
tử vong của nam cao hơn nữ, tỷ số giới tính của dân số trẻ em
dưới 15 tuổi khá cao (106,9). Hiện tượng nhân khẩu học này
chủ yếu là do mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh (nhiều bé
trai hơn bé gái) và sẽ dẫn đến mất cân bằng giới tính trong dân số trưởng thành ở Việt Nam trong tương lai. Việc

thừa nam thiếu nữ trong xã hội có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã
1
Tổng tỷ số phụ thuộc được tính bằng tỷ số phụ thuộc trẻ cộng với tỷ số phụ thuộc già.
2
Tỷ số phụ thuộc trẻ được tính bằng tỷ số giữa số người dưới 15 tuổi với số người trong độ tuổi 15-64 và nhân với
100
3
Tỷ số phụ thuộc già được tính bằng tỷ số số giữa số người từ 65 tuổi trở lên với số người trong độ tuổi 15-64 và
nhân với 100
4
Các cách gọi khác của hiện tượng này là “Lợi thế nhân khẩu học” hay “Dư lợi dân số”. Để có thêm thông tin, vui
lòng đọc tài liệu mới xuất bản năm 2010 của UNFPA Tận dụng thời kỳ dân số vàng ở Việt Nam: cơ hội, thách thức
và gợi ý chính sách.
2
Hình 2. Tỷ số phụ thuộc và chỉ số già hóa dân số, từ 1979 đến
2009
hội và phân biệt đối xử nam nữ. Thực vậy, trong dân số dưới 20 tuổi vào năm 2009, số lượng nam đã nhiều hơn
nữ tới gần 900.000 người.
Ngay cả khi tổng tỷ suất sinh được giữ ở mức thấp như hiện nay là 2,03 thì số lượng phụ nữ trong độ tuổi 15-49
sẽ tiếp tục tăng cho đến khoảng năm 2028 theo quán tính tăng dân số bởi do ảnh hưởng của tỷ suất sinh cao từ
những thập kỷ trước. Vì vậy, số lượng trẻ được sinh ra hằng năm vẫn tiếp tục tăng nhẹ trong vòng 10 đến 15
năm nữa. Các nhà hoạch định chính sách cần lưu ý rằng, nếu tỷ suất sinh tiếp tục giảm, Việt Nam sẽ phải đối mặt
với tình trạng dân số già hóa quá nhanh, dẫn đến hàng loạt vấn đề như thiếu lực lượng lao động, tốc độ tăng
trưởng kinh tế chậm lại, và đóng góp của nhóm dân số trong độ tuổi lao động cho hệ thống bảo trợ xã hội bị suy
giảm.
2. Cấu trúc tuổi-giới tính của dân số khác biệt theo vùng
Cấu trúc tuổi-giới tính của dân số Việt Nam rất khác biệt giữa các tỉnh và
giữa nông thôn/ thành thị. Nguyên nhân chính của hiện tượng này không
chỉ do sự khác biệt về mức sinh và mức chết giữa các vùng địa lý mà còn
do tác động của quá trình di dân.

Cấu trúc dân số của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Tây
Nguyên thể hiện đặc trưng của mức sinh và mức chết khá cao, chỉ số già
hóa thấp.
Cấu trúc dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông
Cửu Long thể hiện đặc trưng của mức sinh và mức chết thấp, do vậy chỉ
số già hóa của vùng này cao hơn so với các vùng khác.
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung là vùng có tỷ suất xuất cư cao.
Ngược lại, Đông Nam bộ là vùng có tỷ suất nhập cư cao. Các dòng di cư
đã làm tăng, giảm đáng kể đến tỷ trọng dân số ở độ tuổi 20-34 của hai
vùng này.
Năm 2009, trừ Tây nguyên, năm vùng kinh tế-xã hội còn lại đều đang
hoặc sắp bước vào thời kỳ có “cơ cấu dân số vàng”. Có tới 43 trên 63 tỉnh
và thành phố ở Việt Nam đã có “cơ cấu dân số vàng”.
Có sự khác biệt lớn về chỉ số già hóa dân số giữa các tỉnh/thành phố, từ
7,9 ở Đắc Nông cho đến 47,4 ở Thái Bình. Hình 3 cho thấy chỉ số già hóa
thấp nhất ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên và cao nhất ở Đồng bằng
sông Hồng.
3. Cấu trúc hộ gia đình ở Việt Nam đang biến đổi với qui mô hộ nhỏ dần, tỷ số phụ thuộc đang giảm
nhanh
Qui mô hộ trung bình ở Việt Nam đã giảm khá
nhanh trong 20 năm qua, từ 4,8 người năm 1989
xuống 3,8 người năm 2009.
Tỷ lệ hộ độc thân là người cao tuổi (65+) đã tăng
đáng kể, từ 1,8% năm 1999 lên 2,6% năm 2009.
Phần lớn người sống độc thân là phụ nữ, nhất là
từ độ tuổi 45 trở lên.
Tỷ lệ hộ có người ở độ tuổi phụ thuộc đã giảm
đáng kể. Do mức sinh giảm, tỷ lệ hộ có trẻ em
dưới 15 tuổi cũng giảm khá nhanh, từ 53,9% năm
1989 xuống 27,5% năm 2009, trong khi tỷ lệ hộ

không có người trong độ tuổi phụ thuộc tăng lên hơn hai lần: từ 14,3% năm 1989 lên 30,8% năm 2009.
HỆ LỤY VỀ CHÍNH SÁCH
3
40+
35-40
30-35
20-30
<20
Source: Vietnam Population & Housing Census, GSO, 2009
Aging Index in Vietnam, 2009
Hình 3. Chỉ số già hóa của các tỉnh năm 2009
Hình 4: Tỷ lệ hộ có người người trong độ tuổi phụ thuộc, từ năm 1989 đến
năm 2009
Do có những thay đổi lớn về cơ cấu dân số theo tuổi, Việt Nam đã bước vào kỷ nguyên “cơ cấu dân số vàng”.
Thời kỳ này sẽ là cơ hội duy nhất để Việt Nam tăng tích luỹ, tăng trưởng nhanh cả về phát triển kinh tế và xã
hội. Để có thể tận dụng tối đa lợi thế của cơ cấu dân số vàng, các nhà hoạch định chính sách cần thực hiện các
chiến lược phù hợp nhằm tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, phát triển nguồn nhân lực với chất lượng và hiệu quả
cao. Cần thiết phải tăng cường đầu tư cho y tế, giáo dục và đào tạo nghề kỹ thuật hiện đại, cũng như phát triển
môi trường kinh doanh nhằm tạo ra nhiều việc làm cho đội ngũ thanh niên khi bước vào thị trường lao động.
Ngay cả khi mức sinh của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở dưới mức sinh thay thế như hiện nay thì dân số Việt
Nam vẫn sẽ tăng thêm khoảng 9 triệu người trong vòng 10 năm tới. Vì vậy, Việt Nam vẫn cần phải có các chính
sách và chiến lược phát triển kinh tế thích ứng với lượng dân số tăng thêm này. Bên cạnh đó, cũng cần phải lưu ý
rằng nếu tổng tỷ suất sinh tiếp tục giảm nhanh và thấp hơn 1,8 trong vòng 10 năm tới, dân số Việt Nam sẽ già
hóa nhanh. Điều này có thể dẫn đến thiếu lao động và gia tăng nhu cầu an sinh xã hội, chăm sóc y tế cho người
già.
Theo dự báo thì số lượng phụ nữ trong độ tuổi 15-49 tiếp tục tăng trong vòng 15 năm tới. Do vậy, các chương
trình dịch vụ sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình cần tiếp tục đáp ứng cả về số lượng và chất lượng cho
các đối tượng này. Mặt khác, các chương trình này cũng cần quan tâm đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe
sinh sản và kế hoạch hóa gia đình của thanh niên và vị thành niên.
Già hoá dân số và thay đổi cơ cấu hộ gia đình sẽ đem lại những hệ lụy về kinh tế-xã hội rất quan trọng ở Việt

Nam. Tỷ lệ người già sống độc thân ngày càng gia tăng nên cần phát triển các dịch vụ xã hội phù hợp cho nhóm
dễ bị tổn thương này. Các cơ quan bộ, ngành chịu trách nhiệm về công tác an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, hưu
trí và chăm sóc sức khỏe hiện nay cần xem xét vấn đề già hóa này trong quá trình xây dựng các chương trình, kế
hoạch hành động thực hiện Chiến lược An sinh xã hội giai đoạn 2011-2020. Cần nghiên cứu để phát triển các
chương trình hỗ trợ người già, đặc biệt người già ở vùng nông thôn nghèo, cô đơn.
Ngoải ra, cần nhiều hoạt động hơn nữa để kiềm chế và giảm sự gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh, ví dụ
như những chiến dịch tập trung vào nâng cao các giá trị của phụ nữ và em gái trong xã hội cũng như tăng cường
thực thi pháp luật chống chuẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi.
Cấu trúc dân số đã và đang thay đổi ở mức độ rất khác nhau giữa các nhóm dân số cũng như khu vực địa lý. Vì
vậy, khi xây dựng các chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở tầm quốc gia, vùng và địa phương, cần
sử dụng các dự báo dân số theo cơ cấu tuổi, giới tính và các nghiên cứu khác để tính toán đầy đủ nhu cầu khác
nhau của các nhóm dân số kể cả nhóm dân di cư. Mặt khác, các chính sách về dân số, hôn nhân, gia đình và phát
triển kinh tế-xã hội cần phải được xây dựng và thực hiện, thích ứng với đặc điểm đa dạng của dân số, kinh tế, xã
hội và văn hóa ở các vùng, miền khác nhau của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Chuyên khảo của GSO và UNFPA 2011, Cơ cấu tuổi, giới tính và tình trạng hôn nhân ở Việt Nam.
2. GSO 2009, Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam.
3. UNFPA Việt Nam 2010, Tận dụng cơ hội dân số vàng ở Việt Nam: cơ hội, thách thức và các gợi ý chính sách.
4
QUỸ DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC TẠI VIỆT NAM
Tầng 1, Tòa nhà LHQ, 2E Vạn Phúc, Hà Nội | Tel: +84 4 38236632 | Fax: +84 38232822 | Web:

×