Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu về tác động của đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm xã hội, mức sống của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.19 KB, 82 trang )

MỤC LỤC


Mục lục: .......................................................................................................... 1
Lời cam đoam...................................................................................................4
Lời cảm ơn ...................................................................................................... 5
Danh mục viết tắt..............................................................................................6
Danh mục các bảng...........................................................................................7
Tóm tắt luận văn..............................................................................................9

MỞ ĐẦU
U
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................11
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài.................................................................13
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài ..................................................................13
5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu............................................14
5.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................14
5.2. Khách thể nghiên cứu ......................................................................14
6. Câu hỏi nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu và khung lý thuyết ...................14
6.1. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................14
6.2. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................15
6.3. Khung lý thuyết...............................................................................16
7. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................17
7.1. Phương pháp thu thập thông tin......................................................17
7.2. Xử lý và phân tích thông tin.............................................................19
7.3. Định nghĩa về phương pháp sư phạm của giảng viên, kiến thức
giảng viên, mức độ dân chủ trong giao tiếp ..............................................19


Chương 1
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN QUA SINH


VIÊN: BỐI CẢNH LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Đặt vấn đề ...............................................................................................23
1.1.1. Khái niệm......................................................................................23
1.1.2. Bối cảnh và sơ lược lịch sử hoạt động đánh giá giảng dạy của
giảng viên Việt Nam và trên thế giới......................................................24
1.1.3. Các hình thức đánh giá hoạt động giảng dạy ..............................29
1.2. Tổng quan nghiên cứu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên....32
1.3. Tiểu kết ...................................................................................................36

Chương 2
TÁC ĐỘNG ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẾN CÁC CHỈ
SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
2.1. Tác động của yếu tố giới.........................................................................37
2.2. Tác động của yếu tố tuổi.........................................................................39
2.3. Tác động của yếu tố nơi cư trú trước khi vào đại học ............................41
2.4. Tác động của yếu tố vị trí con trong gia đình.........................................43
2.5. Tác động của yếu tố nghề nghiệp của bố mẹ..........................................45
2.5.1. Yếu tố nghề của bố........................................................................45
2.5.2. Yếu tố nghề của mẹ.......................................................................47
2.6. Tác động của yếu tố trình độ học vấn của bố mẹ ...................................49
2.6.1 Yếu tố học vấn của bố....................................................................49
2.6.2. Yếu tố trình độ học vấn của mẹ ....................................................51
2.7. Tiểu kết ...................................................................................................52



Chương 3
TÁC ĐỘNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ĐẾN
ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
3.1. Tác động đặc điểm xã hội .......................................................................54

3.1.1. Yếu tố ngành học của sinh viên ....................................................54
3.1.2. Yếu tố loại hình trường mà sinh viên đang học............................56
3.1.3. Yếu tố năm học của sinh viên .......................................................59
3.1.4. Yếu tố sĩ số lớp của sinh viên .......................................................60
3.1.5. Yếu tố kết quả điểm trung bình chung của sinh viên....................62
3.1.6. Tác động của yếu tố mức độ tham gia trên lớp của sinh viên......63
3.2. Tác động mức sống của sinh viên...........................................................65
3.3. Tiểu kết ...................................................................................................67

Chương 4
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH..................................68
4.1.Kết luận:...................................................................................................68
4. 2. Một số gợi ý về chính sách ....................................................................69

Bảng hỏi.........................................................................................................74
Tài liệu tham khảo..........................................................................................79











LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện.

Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và
chưa được công bố ở các nghiên cứu khác.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên




Vũ Thị Quỳnh Nga





















LỜI CẢM ƠN


Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo đã dạy em
trong thời gian học cao học khóa 1 chuyên ngành đo lường và đánh giá chất
lượng giáo dục và các cán bộ, nhân viên ở Trung tâm đảm bảo chất lượng đào
tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Quý Thanh đã nhiệt tình
hướng dẫn trong thời gian em làm luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài của em còn nhiều thiếu sót, kính
mong nhận được sự góp ý, bổ sung ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn để
đề tài của em được hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

Học viên
Vũ Thị Quỳnh Nga

















DANH MỤC VIẾT TẮT




GV Giáo viên

SV Sinh viên

ĐH Đại học

HN Hà Nội

KT Kiến trúc

CNTT Công nghệ thông tin

TC-KT Tài chính kế toán

DL Du lịch

ĐHDL Đại học dân lập



ĐHQG Đại học Quốc gia

















DANH MỤC BẢNG


1 Bảng 1 Bảng tổng hợp giới tính của từng mã ngành, mã trường 18
1 Bảng 2.1.1 So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố giới 36
2 Bảng 2.2 So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố tuổi 38
3 Bảng 2.3 So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo
yếu tố nơi cư trú trước khi vào đại học
40
4 Bảng 2.4.1
So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố vi
trí con trong gia đình với điểm trung bình chung của

học kỳ gần nhất của sinh viên
42
5 Bảng 2.4.2 So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố
vị trí con trong gia đình
42
6 Bảng 2.5.1.1 Thống kê theo yếu tố nghề nghiệp của bố 43
7 Bảng 2.5.1.2 So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố nghề
nghiệp của bố
44
8 Bảng2.5.2.1 Thống kê theo yếu tố nghề nghiệp của mẹ 45
9 Bảng 2.5.2.2 So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố
nghề nghiệp của mẹ
46
10 Bảng 2.6.1.1 Thống kê theo yếu tố trình độ học vấn của bố 48
11 Bảng 2.6.2.2 So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố trình
độ học vấn của bố
48
12 Bảng 2.6.2.1 Thống kê theo yếu tố trình độ học vấn của bố 49
13 Bảng 2.6.2.2 So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố
trình độ học vấn của mẹ
50
14 Bảng 3.1.1 So sánh chỉ số đánh giá theo yếu tố là ngành học của
sinh viên
52
15 Bảng 3.1.2. So sánh chỉ số đánh giá theo yếu tố loại trường
mà sinh viên đang học
56
16 Bảng 3.1.3. So sánh chỉ số đánh giá theo yếu tố là năm sinh viên
đang học
57

17 Bảng 3.1.4 So sánh chỉ số đánh giá của sinh viên theo yếu tố
sĩ số lớp học
61
18 Bảng 3.1.5 So sánh chỉ số đánh giá theo yếu tố là điểm trung bình
chung của sinh viên
59
19 Bảng 3.1.6.1. Thống kê theo yếu tố là mức độ tham gia trên lớp 61
20 Bảng 3.1.6.2 So sánh chỉ số đánh giá theo yếu tố là mức độ tham gia
trên lớp
62
21 Bảng 3.2.1 Thống kê theo yếu tố mức sống của sinh viên 63
22 Bảng 3.2.2 So sánh chỉ số đánh giá theo mức sống của sinh viên 63











TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích tìm hiểu về các tác động của
đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm xã hội và mức sống của sinh viên đến việc
đánh giá của họ về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Để từ đó giúp cho cải
cách giáo dục - đào tạo có những chuyển biến đáng kể qua hình thức sinh
viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, giúp cho giảng viên đổi

mới nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp mọi đối tượng sinh viên.
Đề tài được điều tra bằng bảng hỏi với 600 sinh viên của bốn ngành
Kiến trúc, Công nghệ thông tin, Tài chính kế toán và du lịch tại bốn trường
đại học: Trường đại học dân lập Phương Đông, Trường đại học Kiến trúc Hà
Nội, Trường đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội. Kết quả chung mà nghiên cứu đã đặt ra như sau:
+ Yếu tố giới của sinh viên chỉ ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá về kiến
thức sư phạm của giảng viên, nhưng không ảnh hưởng đến phương pháp sư
phạm và mức độ dân chủ giữa giảng viên và sinh viên
+ Yếu tố tuổi của sinh viên hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chỉ số
đánh giá về hoạt động giảng dạy của giáo viên.
+ Yếu tố nơi cư trú trước khi vào đại học của sinh viên hoàn toàn không
ảnh hưởng gì đến chỉ số đánh giá về hoạt động giảng dạy của giáo viên.
+ Yếu tố vị trí con trong gia đình có ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá về
phương pháp giảng dạy của giảng viên, nhưng không ảnh hưởng đến kiến
thức của giảng viên và mức độ dân chủ giữa giảng viên và sinh viên
+ Yếu tố nghề nghiệp của bố có tác động đến chỉ số đánh giá về
phương pháp sư phạm của giảng viên, nhưng không ảnh hưởng đến kiến thức
của giảng viên và mức độ dân chủ giữa giảng viên và sinh viên
+ Yếu tố nghề của mẹ hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chỉ số đánh
giá về hoạt động giảng dạy của giáo viên
+ Yếu tố trình độ học vấn của bố và mẹ hoàn toàn không ảnh hưởng gì
đến chỉ số đánh giá về hoạt động giảng dạy của giáo viên
+ Yếu tố ngành học của sinh viên có ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá về
phương pháp sư phạm và mức độ dân chủ của giảng viên với sinh viên,
nhưng không ảnh hưởng đến kiến thức của giảng viên.
+ Yếu tố loại hình trường mà sinh viên đang học hoàn toàn không ảnh
hưởng đến chỉ số đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên.
+ Yếu tố năm học của sinh viên có ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá về
phương pháp sư phạm và kiến thức của giảng viên, nhưng không ảnh hưởng

đến mức độ dân chủ giữa giảng viên và sinh viên
+ Yếu tố sĩ số lớp của sinh viên có ảnh hưởng đến phương pháp sư
phạm và kiến thức của giảng viên trong môn học, nhưng không ảnh hưởng
đến mức độ dân chủ của giảng viên và sinh viên.
+ Yếu tố kết quả điểm trung bình chung của sinh viên có ảnh hưởng
đến các chỉ số đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên
+ Yếu tố mức độ tham gia trên lớp của sinh viên có ảnh hưởng đến chỉ
số đánh giá phương pháp sư phạm của giảng viên, đến kiến thức của giảng
viên, nhưng không ảnh hưởng mức độ dân chủ giữa giảng viên và sinh viên
+ Yếu tố về mức sống của sinh viên hoàn toàn không ảnh hưởng đến
chỉ số đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên

Các từ khoá:
- Đánh giá của sinh viên
- Đánh giá hoạt động giảng dạy
- Các yếu tố tác động chỉ số đánh giá




MỞ ĐẦU



1. Lý do chọn đề tài
Đối với mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng,
giáo dục - đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu, trong đó giáo dục đại học đóng
vai trò quan trọng, bởi đó chính là nơi tạo ra nguồn nhân lực có tri thức để
xây dựng và phát triển đất nước. Vì thế, việc đánh giá chất lượng đào tạo
trong các trường đại học là một trong các mối quan tâm của ngành giáo dục -

đào tạo và xã hội. Có nhiều hình thức đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng
viên như: Tự đánh giá của giảng viên, đánh giá thông qua ý kiến của đồng
nghiệp, lãnh đạo, qua hồ sơ giảng dạy, kết quả học tập của sinh viên v. v. và
thông qua ý kiến của sinh viên.
Trong đánh giá hoạt động giảng dạy, hình thức sinh viên đánh giá có ý
nghĩa quan trọng vì sinh viên vừa là trung tâm, vừa là đối tượng, vừa là sản
phẩm của quá trình đào tạo, vừa là người hưởng thụ chính. Do đó, đánh giá
chất lượng theo quan điểm của sinh viên chính là một trong những thước đo
chất lượng đào tạo.
Trước hết, việc sinh viên tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của
giảng viên không phải là một việc làm mới. Ở các nước châu Âu, Hoa Kỳ hay
một số nước khác, hoạt động này đã có từ lâu và diễn ra thường xuyên. Ở
Việt Nam, việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua đánh
giá của sinh viên đã được thực hiện tại nhiều trường đại học, trong đó phần
lớn là các trường dân lập [13,21]
Nếu như sinh viên cảm thấy việc giảng dạy của giảng viên không đảm
bảo chất lượng thì sinh viên có thể báo với nhà trường để nhà trường góp ý
với giảng viên hoặc là đổi giảng viên giảng dạy mới. Nhưng ở Việt Nam,
hình thức này còn mới mẻ, chưa được áp dụng rộng rãi. Trong bối cảnh giáo
dục đại học có những cải cách, thay đổi và chuyển biến hiện nay, để những
cải cách, thay đổi và chuyển biến ấy thật sự hiệu quả, một trong những điều
kiện không thể thiếu là công tác đánh giá. Chỉ có đánh giá chính xác các hoạt
động thực tiễn, chúng ta mới có thể cải thiện về chất lượng đào tạo trong
tương lai, trong đó có hình thức sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy. Có
rất nhiều tài liệu cũng nghiên cứu về các hình thức đánh giá hoạt động giảng
viên như: William E. Cashin (1999), Deborah DeZure (1999), Mary Lou
Higgerson (1999), Michele Marincovic (1999), Moreale (1999), Peter Seldin
(1999), Lã Văn Mến (2005), Bùi Kiên Trung (2005), Lê Nết (2005), Nguyễn
Đình Bình (2007) v .v . Và đã có một số tài liệu nghiên cứu về việc sinh viên
đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên như: Peter Seldin (1999),

Nguyễn Phương Nga (2005); Vũ Thị Phương Anh (2005); TS Hoàng Bá
Thịnh (2005); PGS-TS Võ Xuân Đàn (2005); Th.S Nguyễn Quang Giao
(2005); TS Lê Văn Hảo (2005); Th.S Mai Thị Quỳnh Lan (2005); Th.S
Nguyễn Thế Mạnh (2005); Th.S Phan Thanh Hoàn (2005), Lã Văn Mến
(2005), v .v .
Nhưng đến thời điểm này, ở Việt Nam chưa có một tài liệu nào nghiên
cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của
giảng viên, chính vì lý do như vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu về “Một số
yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng
dạy” của giảng viên.

2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận
Những kết quả của luận văn này có thể là sự minh hoạ thêm cho các lý
thuyết về sinh viên đánh giá giảng viên đối với phương pháp giảng dạy, kiến
thức giảng viên và mức độ dân chủ trong giao tiếp của giảng viên với sinh
viên trong quá trình đào tạo.


2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cung cấp những thông tin về những yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh
viên đánh giá giảng viên để góp phần đưa ra những gợi ý về chính sách
nhằm:
Giúp nhà trường đánh giá được chất lượng của các hoạt động giảng
dạy, từ đó có những điều chỉnh phù hợp;
Giúp giảng viên nâng cao chất lượng về nội dung và lựa chọn phương
pháp giảng dạy một cách hợp lý, hiệu quả.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu về tác động của đặc điểm nhân khẩu học và đặc

điểm xã hội, mức sống của sinh viên đến việc đánh giá của họ về hoạt động
giảng dạy của giảng viên để từ đó hiểu rõ hơn những đòi hỏi của sinh viên; để
giúp các giảng viên, các trường đại học tìm ra những phương pháp quản lý, đổi
mới nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp mọi đối tượng sinh viên.

4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ này, tôi chỉ nghiên cứu về việc
sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên và tìm hiểu một số yếu
tố được coi là có ảnh hưởng đến cách đánh giá của sinh viên năm thứ nhất và
sinh viên năm thứ tư của các khối, ngành: Khối nghệ thuật (ngành Kiến trúc);
Khối Tài chính kế toán (ngành Tài chính kế toán); Khối xã hội nhân văn
(ngành Du lịch) và khối kỹ thuật (ngành Công nghệ thông tin) với hoạt động
giảng dạy như:
Tác động đặc điểm dân số học như: Giới tính, tuổi, vùng miền (nông
thôn/thành thị), nghề nghiệp cha mẹ, trình độ học vấn của cha mẹ ảnh hưởng
như thế nào đến việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Tác động đặc điểm kinh tế xã hội của sinh viên như: Ngành học, năm
sinh viên đang học, sĩ số lớp học, kết quả điểm trung bình chung, mức độ
tham gia trên lớp của sinh viên, chi tiêu hàng tháng của sinh viên ảnh hưởng
như thế nào đến việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên.

5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt
động giảng dạy của giảng viên.

5.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên bốn trường đại học ở thành phố Hà Nội được lựa chọn đó là:
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội,
Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học dân lập Đông Đô.


6. Câu hỏi nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu và khung lý thuyết
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tôi đặt ra hai câu hỏi chính để tìm hiểu
Câu hỏi thứ 1 là
: Những đặc điểm dân số học của sinh viên như:
Yếu tố giới tính,
Yếu tố tuổi tác,
Yếu tố nơi cư trú trước khi vào đại học,
Yếu tố vị trí con trong gia đình; nghề nghiệp,
Yếu tố trình độ của bố mẹ
có ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ số đánh giá về phương pháp sư phạm
của giảng viên, kiến thức của giảng viên và mức độ dân chủ của giảng viên
và sinh viên.
Câu hỏi thứ 2 là
: Những tác động về đặc điểm xã hội và tác động chi
tiêu của sinh viên như:
Yếu tố mã ngành,
Yếu tố năm sinh viên đang học,
Yếu tố loại trường,
Yếu tố sĩ số sinh viên,
Yếu tố kết quả điểm trung bình chung của học kỳ gần nhất,
Yếu tố mức độ tham gia trên lớp,
Yếu tố mức sống của sinh viên,
ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ số đánh giá về phương pháp sư phạm của
giảng viên, kiến thức của giảng viên và mức độ dân chủ của giảng viên và
sinh viên.


6.2. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1(H1)
: Các yếu tố về nhân khẩu của sinh viên
H1.1. Nam sinh viên đánh giá chặt chẽ hơn nữ sinh viên về phương
pháp giảng dạy, kiến thức giảng viên, mức độ dân chủ của giảng viên.
H1.2. Sinh viên ở thành thị thì đánh giá khắt khe hơn sinh viên nông
thôn về trình độ học vấn của giảng viên.
H1.3. Sinh viên tuổi càng cao thì có chỉ số đánh giá trong việc đánh giá
các phương pháp giảng dạy của giảng viên càng cao.
H1.4. Sinh viên xuất thân từ những gia đình ít con do được quan tâm,
chăm sóc đến học tập dẫn đến điểm trung bình học tập cao hơn, do vậy có đòi
hỏi cao về kiến thức của giảng viên cũng cao hơn.
H1.5. Nghề nghiệp và trình độ của bố mẹ sinh viên cũng ảnh hưởng
trình độ học vấn của sinh viên dẫn đến việc sinh viên đánh giá khắt khe về
phương pháp giảng dạy, kiến thức của giảng viên.
Giả thuyết 2 (H2)
: Các yếu tố về xã hội và mức sống của sinh viên
H2.1. Sinh viên khối ngành xã hội và sinh viên các trường dân lập
thường đưa ra chỉ số đánh giá cao hơn so với sinh viên các trường công lập
và sinh viên khối kỹ thuật.
H2.2. Những sinh viên năm thứ tư đòi hỏi cao về phương pháp giảng
dạy và kiến thức của giảng viên hơn sinh viên năm thứ nhất, tuy nhiên họ lại
không đòi hỏi cao về mức độ dân chủ của giảng viên và sinh viên.
H2.3. Điểm trung bình chung của học kỳ gần nhất và mức độ tham gia
trên lớp của sinh viên ảnh hưởng đến các chỉ số đánh giá về phương pháp
giảng dạy của giảng viên.
H2.4. Yếu tố sĩ số lớp học có ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá về
phương pháp sư phạm và mức độ dân chủ của giảng viên và sinh viên.
H2.5 Mức sống của sinh viên ảnh hưởng đến việc sinh viên đánh giá
hoạt động giảng dạy của giáo viên.


6.3. Khung lý thuyết










Các yếu tố về nhân khẩu của sinh viên

Đánh giá của
sinh viên đối với
các hoạt động
giảng dạy của
giảng viên

Các yếu tố về xã hội và mức sống của sinh viên
Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về việc sinh viên đánh giá hoạt động
giảng dạy của giảng viên, nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu về một số
yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng
viên như yếu tố về nam hay nữ có đánh giá khác nhau về hoạt động giảng dạy
của giảng viên không, tuổi càng cao thì sinh viên càng đưa ra chỉ số đánh giá
chặt chẽ hơn không, v. v. hay những yếu tố về xã hội và mức sống của sinh
viên ảnh hưởng như thế nào đến việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy
của giảng viên như: Sinh viên ở trường công lập và trường dân lập ai đưa ra
chỉ số đánh giá cao hơn, yếu tố sĩ số lớp học cũng như yếu tố mức sống của
sinh viên có ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá của sinh viên đối với hoạt động

giảng dạy của giảng viên không v. v. Chúng tôi xuất phát từ chủ thuyết hành
vi mới với các đại diện là Twman, G.Mead v. v. theo đó quan điểm của các
cá nhân có tác động của nhiều yếu tố chủ quan bên trong, cũng như các sai số
bên ngoài cá nhân. Từ đó chúng tôi xây khung lý thuyết dựa trên luận điểm
cho rằng quan điểm đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng
viên chịu tác động của các yếu tố nhân khẩu học và đặc điểm xã hội cũng như
mức sống của họ. Và đây cũng chính là khung lý thuyết mà đề tài muốn nêu
ra để nghiên cứu.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp thu thập thông tin

Quy trình chọn mẫu được thực hiện hoàn toàn ngẫu nhiên. Mẫu được
khảo sát ở trường công lập, với một ngành học đặc trưng của trường đó cho
hai khoá sinh viên năm thứ nhất và năm thứ tư. Mỗi khoá của mỗi ngành là
20 nam và 20 nữ cho 1 lớp được chọn bất kỳ. Riêng tại Trường đại học dân
lập Phương Đông đã khảo sát bốn ngành: Kiến trúc, Công nghệ thông tin, Tài
chính-kế toán và Du lịch. Còn các trường công lập thì mỗi trường nghiên cứu
một ngành đặc thù: Ngành Kiến trúc (Trường đại học Kiến trúc – Hà Nội);
ngành Tài chính kế toán (Trường đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội); ngành
du lịch (Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội). Và tùy theo số sinh viên
mà mỗi lớp tăng thêm một số phiếu điều tra. Sau khi chọn lọc đã lọc được
483 phiếu đạt yêu cầu như bảng 1.
Sinh viên sẽ trả lời theo bảng hỏi về các môn học ở kỳ gần nhất. Các
môn học được tập hợp thành bốn nhóm
Nhóm 1: Những môn về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng
Nhóm 2: Những môn cơ bản tự nhiên như toán, lý, hóa v.v .
Nhóm 3: Những môn về chuyên ngành kỹ thuật như môn nền móng, vẽ
kỹ thuật v. v .
Nhóm 4: Những môn về chuyên ngành xã hội như triết, quản lý du

lịch v . v .
Mục đích của việc lựa chọn như vậy là để đảm bảo không có sự phân
biệt trong cách đánh giá của cả hai giới và các nhóm ngành được chọn (đại
diện cho các khối tự nhiên và xã hội trong việc đánh giá). Việc thu thập
dữ liệu ở các ngành tương ứng giữa trường công lập và dân lập là nhằm mục
đích so sánh quan điểm của sinh viên thuộc hai loại hình trường. Đề tài đã
điều tra bằng bảng hỏi với 600 sinh viên (483 phiếu đạt tiêu chuẩn) của bốn
ngành tại bốn trường đại học để phát hiện mức độ ảnh hưởng đến đánh giá
này
Kết quả của việc chọn mẫu như sau:


Bảng1. Bảng tổng hợp giới tính của từng mã ngành, mã trường
Mã ngành
Tên trường
Giới
tính
Kiến trúc
Công nghệ
thông tin
Tài chính
kế toán
Ngành
du lịch
Tổng
ĐH Kiến trúc - HN
Nam
Nữ
40
40


40
40
ĐH Bách Khoa - HN
Nam
Nữ

40
40

40
40
ĐH Kinh tế QD-HN
Nam
Nữ

40
40
40
40
80
80
ĐHDL Phương Đông
Nam
Nữ
35
35
35
35
35

35
35
35
140
140
Tổng cộng 600

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài cũng sử dụng các phương pháp
định tính như phỏng vấn sâu, quan sát. Cụ thể đề tài đã phỏng vấn một số cán
bộ, giảng viên và sinh viên, thảo luận bốn nhóm sinh viên: Hai nhóm cho
sinh viên năm thứ nhất và hai nhóm cho sinh viên năm thứ tư ngành kiến trúc
của Trường đại học Kiến trúc Hà Nội. Bên cạnh đó nghiên cứu của luận văn
còn sử dụng phương pháp phân tích các tài liệu có sẵn.
7.2. Xử lý và phân tích thông tin
Đối với dữ liệu định lượng, đề tài sử dụng các phương pháp thu thập
thông tin với các bảng hỏi đã được chuẩn bị từ trước. Các kết quả thu được sẽ
được sử lý bằng phần mềm SPSS với các thủ tục như: Phân tích phương sai
một yếu tố (One-Way Anova), kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của
hai tổng thể v. v.
Thông tin được thu thập từ phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và một số
các phương pháp khác. Các phỏng vấn được phân loại, so sánh và tổng hợp
những ý kiến điển hình được trích dẫn làm minh chứng cho các dữ liệu định
lượng. Đề tài chỉ mới bước đầu nghiên cứu nên còn nhiều hạn chế, cần có
nghiên cứu sâu hơn về bảng hỏi để có thể đưa ra độ tin cậy cao về việc sinh
viên đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh viên đánh giá giảng
viên chúng ta phải dựa vào các yếu tố chính quyết định chất lượng và hiệu
quả công tác giảng dạy. Đó là phương pháp giảng dạy, trình độ chuyên môn
và mức độ dân chủ của giảng viên. Những yếu tố này được khảo sát ở các
sinh viên vừa học xong kỳ gần nhất theo thang điểm chủ quan của sinh viên

được hỏi, với thang điểm từ 0 đến 100 với 0 điểm sinh viên cho đánh giá
một tiêu chí nào đó là thấp nhất và 100 điểm cho thang điểm cao nhất cho
mỗi tiêu chí nêu trên.
Và mỗi tiêu chí ta đặt mức độ như sau
Từ 85 đến 100 điểm: chỉ số đánh giá cho 1 tiêu chí là tốt
Từ 65 đến 84 điểm: chỉ số đánh giá cho 1 tiêu chí là khá
Từ 50 đến 65 điểm: chỉ số đánh giá cho 1 tiêu chí là trung bình
Dưới 50 điểm: chỉ số đánh giá cho 1 tiêu chí là kém

7.3. Định nghĩa về phương pháp sư phạm của giảng viên, kiến thức
giảng viên, mức độ dân chủ trong giao tiếp
Phương pháp sư phạm của giảng viên
Để có một phương pháp sư phạm hiệu quả, phù hợp, trước hết giảng
viên phải có tư duy đúng đắn về quá trình dạy và học, điều thường được gọi
là “Triết lý giáo dục”. Nói một cách đơn giản, triết lý giáo dục là quan niệm
về con người và về cách thức để có được con người như vậy. Nếu mục đích là
đào tạo những con người sáng tạo, năng động và tự do thì phương pháp giáo
dục phải phù hợp để khuyến khích và phát triển những tố chất ấy.
Để hiện thực hóa triết lý đó, nhà giáo phải nắm được mục tiêu môn
học, nội dung môn học, phương pháp kiểm tra, đánh giá của môn học. Ngoài
ra, giảng viên phải hiểu được đặc điểm của sinh viên mình đang dạy, họ cần
cái gì để đạt được mục tiêu của môn học từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy
thích hợp.
Đổi mới phương pháp dạy học - một đòi hỏi khách quan và cấp bách
[22, 161]
Chính vì muốn nâng cao chất lượng giáo dục, sáng 27-11-2004,
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã tổ chức chuyên đề về đổi mới
phương pháp giảng dạy môn tự nhiên - xã hội chương trình tiểu học mới với
sự tham dự của gần 100 cán bộ, giảng viên cốt cán ở 24 quận, huyện. Bộ
Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức Hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy

vào tháng 4 năm 2009. [12]
Đại học quốc gia Hà Nội đã triển khai đổi mới phương pháp dạy học từ
năm 2002 đến nay [9, 35]
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều giảng viên giảng dạy theo phương
pháp: “Thầy đọc, trò ghi”. Cũng có giảng viên soạn bài trên power point,
nhưng khi giảng bài vẫn chỉ đọc những nội dung ghi trên màn chiếu chứ vẫn
chưa tạo được tính tích cực trong giờ học.
Năng lực ứng xử sư phạm được đánh giá qua các kỹ năng: Phân tích,
nhận định tình huống giáo dục một cách chính xác, sử dụng hợp lý đúng mức
các tác động sư phạm, biết cách giải quyết vấn đề và nắm cơ hội.
Vậy một phương pháp sư phạm tốt là gì? Phương pháp sư phạm tốt
là phương pháp tổ chức dạy và học sao cho phát huy cao nhất năng lực
của người học. Là làm phát triển tối đa năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng
lực tư duy, sáng tạo, trí thông minh của người học [22, 163]
Các phương pháp này vẫn tiếp cận theo phương pháp giảng dạy truyền
thống đó là: “Lấy người dạy làm trung tâm” (teacher-centered). Trong khi
giảng dạy, giảng viên
độc thoại, chủ động truyền đạt kỹ năng, còn người học
tiếp thu một cách
thụ động. Giảng viên làm mẫu còn học viên làm theo. Đối
lập với phương pháp dạy truyền thống là phương pháp giảng dạy hiện đại
“Lấy người học làm trung tâm” (learner-centered): Đây là phương pháp giảng
dạy tích cực, từ lâu đã được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia có nền giáo dục
tiên tiến trên thế giới. Giảng viên là người thiết kế tổ chức, còn bản thân học
viên tự tìm kiếm
tri thức, tự hoạt động theo cách riêng độc lập và sáng
tạo
. Với phương pháp giáo dục tích cực, sinh viên tự tìm ra kiến thức bằng
hành động, thao tác... giảng viên đối thoại với học viên,
hợp tác và trao đổi

với học viên và giảng viên khảng định kiến thức do học viên tìm ra.” [23]
Kiến thức giảng viên
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bành Tiến Long cho biết : “Ở
nước ta chưa được 20% số giảng viên dạy đại học đạt trình độ tiến sĩ, trong
khi đó ở các nước phát triển con số này là 80%.”[1] Theo báo cáo của Vụ Ðại
học và sau đại học, trong năm học 2006-2007, số giảng viên đạt trình độ thạc
sĩ và tiến sĩ tăng thêm 11.9%. Tuy nhiên, tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ
và nhất là tiến sĩ lại thấp hơn năm 2005-2006. Hơn 55% số Giáo sư, Phó Giáo
sư và khoảng một nửa số tiến sĩ đều tập trung ở 14 trường đại học trọng điểm,
còn ở những trường khác lực lượng giáo sư có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ rất
mỏng.[3] Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ có 14% giảng viên
đại học Việt Nam đạt trình độ tiến sĩ. [3]
Tuy nhiên, bằng cấp hay học hàm chỉ đánh giá được một phần trình độ
kiến thức của giảng viên. Dù được đào tạo trong nước hay ngoài nước, một
giảng viên giỏi phải có năng lực hiểu biết, sâu rộng không chỉ từ sách vở, mà
còn từ thực tiễn cuộc sống. Người giảng viên có kiến thức là những người
nắm vững (làm chủ) những tri thức thuộc lĩnh vực giảng dạy của mình.
Đó là người có năng lực hiểu biết rộng được đánh giá qua các vấn đề
về: Tâm – sinh lý học sinh viên, văn hóa chung, phương pháp dạy học môn
học, phương pháp giáo dục sinh viên, giao tiếp, ứng xử sư phạm, nghiên cứu
khoa học chuyên môn và khoa học giáo dục. [8, 1]
Mức độ dân chủ trong giao tiếp của giảng viên với sinh viên trong môn học
Trong giáo dục đại học, người thầy đứng trước nhiều tình huống
sư phạm khác nhau. Do vậy, giảng viên phải hiểu tâm lý sinh viên, hiểu được
những điều đang diễn ra trong suy nghĩ của sinh viên; để giải quyết linh hoạt
và sáng tạo những tình huống sư phạm của từng cá nhân cũng như tập thể
sinh viên.
Chính vì vậy, người giảng viên cần phải có kỹ năng giao tiếp. Giảng viên
không chỉ giao tiếp với sinh viên ở giờ học trên lớp, mà còn giao tiếp với sinh
viên trong các hoạt động khác. Năng lực giao tiếp thường được đánh giá ở các

kỹ năng chính như biết đặt mình vào vị trí của sinh viên, biết tìm ra chủ đề
giao tiếp và duy trì giao tiếp, biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ; Biết xác định thời gian, không gian giao tiếp. [8,4]








Chương 1

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN QUA SINH
VIÊN: BỐI CẢNH LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Đặt vấn đề
1.1.1. Khái niệm
Những năm qua, vấn đề giáo dục luôn là đề tài được quan tâm của công
luận trên báo trí, thậm chí trên nhiều diễn đàn, các kỳ họp Quốc hội. Chất
lượng giáo dục luôn được coi là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, chất lượng dạy
và học ở đại học hiện nay chưa đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội. Thực tế ở
một số trường đại học trong nước cho thấy, chúng ta chưa quan tâm đến việc
phát triển giảng viên, chúng ta thiếu chiến lược khuyến khích giảng viên nâng
cao trình chuyên môn, nghiệp vụ, hợp tác cùng đồng nghiệp trong và ngoài
nước để chia sẻ những vấn đề cần quan tâm trong giảng dạy và nghiên cứu. Vì
thế, để nâng cao chất lượng giáo dục thì phải quan tâm đến việc đánh giá hoạt
động giảng dạy của giảng viên nói chung và thông qua sinh viên nói riêng.
Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên là một công việc khá mới mẻ đối
với giáo dục nước ta cả về lý luận và thực tiễn.

Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên là một sự rà soát, thẩm
định trình độ chuyên môn, khả năng sư phạm và ảnh hưởng của giảng viên
với sinh viên, với nhà trường và cộng đồng.
Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên là một khâu quan trọng
trong giáo dục- đào tạo. Nó tạo động cơ, sự theo dõi và điều chỉnh quá trình,
cho biết kết quả đào tạo và sự kiểm nghiệm của thực tế. Nghiên cứu giáo dục
đại học cho rằng, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên là chất xúc tác
để tạo ra sự thay đổi của chính bản thân người học và người dạy với đầy đủ ý
nghĩa của nó. Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên hiện nay là đỏi
hỏi chính đáng của những người vừa đóng góp, vừa thụ hưởng kết quả giáo
dục đại học là những sinh viên. Bản chất của sinh viên đánh giá hoạt động
giảng dạy của giảng viên là sự đo lường hiệu quả giảng dạy của giảng viên
thông qua tiếp nhận của người học với tư cách là chủ thể và đối tượng của
quá trình giáo dục.
Sinh viên là những người lĩnh hội những tri thức, kiến thức trực tiếp
của giảng viên vì vậy sinh viên sẽ đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động
giảng dạy của giảng viên đối với họ [16, 117]
Kết quả đánh giá giảng viên có thể giúp cho giảng viên biết việc giảng
dạy của mình có hiệu quả hay không, qua đó biết được khiếm khuyết trong
giảng dạy và củng cố hoàn thiện kiến thức, không ngừng nâng cao kiến thức,
đảm bảo chất lượng cho quá trình dạy học. Đồng thời, tạo được sự gần gũi
giữa thầy và trò nhưng không mất đi sự “tôn sư trọng đạo”.
Trong công tác đảm bảo chất lượng hoạt động giảng dạy ở Việt Nam
hiện nay, một thành tố quan trọng là bảo đảm chất lượng đội ngũ giảng viên.
Hoạt động kiểm định chất lượng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu tổ chức,
triển khai trong các trường đại học của Việt Nam từ năm 2005 đang tạo nên
một ý thức xây dựng một nền “Văn hoá chất lượng” trong các trường đại học.
Chính vì vậy, chúng ta phải xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động giảng
dạy của giảng viên, trong đó có các vấn đề: Đánh giá giảng viên để làm gì?
Đánh giá những gì ở giảng viên? Những ai tham gia đánh giá giảng viên?

Hình thức đánh giá nào có độ tin cậy cao nhất? và mục đích của việc đánh giá
đó. Mục đích của việc đánh giá này là để giảng viên căn cứ vào kết quả đánh
giá mà giảng viên có thể biết việc giảng dạy của mình có hiệu quả hay không,
từ đó giúp họ tự đánh giá và hoàn thiện trong hoạt động giảng dạy nâng cao
chất lượng giáo dục. Đồng thời, nó cung cấp thông tin chính xác cho người
quản lý giảng dạy để từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

1.1.2. Bối cảnh và sơ lược lịch sử hoạt động đánh giá giảng dạy của
giảng viên Việt Nam và trên thế giới
Đối với thế giới, hình thức đánh giá sinh viên đánh giá giảng viên đã
được sử dụng từ lâu, trải qua các thời kỳ khác nhau. Vào thời kỳ Trung cổ thì
các trường đại học ở châu Âu dựa vào sinh viên để kiểm tra việc giảng dạy
của giảng viên. Vào thời kỳ Thực dân thì Hội đồng quản trị và Hiệu trưởng
dự giờ quan sát việc giảng dạy của giảng viên thông qua đặt câu hỏi kiểm tra
kiến thức cả năm học của sinh viên. Từ năm 1925 đến năm 1960: dùng bảng
đánh giá chuẩn để sinh viên đánh giá giảng viên. Từ những năm 70 của thế
kỷ 20: dùng các phương pháp đánh giá như “Đồng nghiệp đánh giá”, “Chủ
nhiệm khoa đánh giá”, “sinh viên đánh giá” và “tự đánh giá của giảng viên”.
Thông tin thu thập từ bảng đánh giá của sinh viên được công nhận là không
thể thiếu trong việc đánh giá giảng dạy của giảng viên góp phần đáng kể
trong việc phát triển giáo dục - đào tạo hiện nay. Vì vậy, từ những năm 80
của thế kỷ trước đến nay, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng đánh giá của
sinh viên có giá trị và nên được đánh giá rộng rãi [19, 180]
Ở Việt Nam, đây là vấn đề chưa được áp dụng rộng rãi và chưa triệt để
vì việc đánh giá hoạt động giảng dạy qua ý kiến của sinh viên vẫn chưa được
sử dụng chính thức trong giáo dục đại học vì những lý do khác nhau. Có hai
lý do phổ biến nhất:
Thứ nhất: Theo truyền thống văn hoá của người Việt Nam, vai trò của
người thầy được đề cao. Bởi vậy, đối với nhiều người, việc để cho “trò đánh
giá thầy” như các nước phương Tây hiện nay là điều hoàn toàn không thể

chấp nhận được.
Thứ hai: Quan trọng hơn, quan niệm cho rằng những ý kiến góp ý của
sinh viên thường có giá trị rất hạn chế, do sinh viên chưa được xem đủ trình
độ để đưa ra những nhận xét chính xác về các hoạt động giảng dạy. Vì vậy,
việc thu thập ý kiến của sinh viên nếu có vẫn chỉ mang tính hình thức, nhằm
mục đích làm cho giảng viên và sinh viên cảm nhận được sự chặt chẽ trong
quản lý của nhà trường và có thái độ nghiêm túc trong việc dạy và học v v . . .
[7, 49]

×