Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Báo cáo khoa học : Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của dân cư Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 123 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÙNG NAM BỘ




BÁO CÁO NGHIỆM THU






ĐỀ TÀI
CƠ CẤU XÃ HỘI, LỐI SỐNG VÀ
PHÚC LỢI CỦA CƢ DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY



CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: GS. TS. BÙI THẾ CƢỜNG















THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 10/ 2013


i

DANH SÁCH THAM GIA ĐỀ TÀI

TT
Cá nhân
Cơ quan công tác
Nội dung
công việc tham gia
1
GS.TS. Bùi Thế Cƣờng

Viện Khoa học xã
hội vùng Nam Bộ
Chuẩn bị phƣơng pháp luận
nghiên cứu; viết chuyên đề;
phân tích số liệu; viết báo cáo.
2
PGS.TS. Lê Thanh Sang


Viện Khoa học xã
hội vùng Nam Bộ
Viết chuyên đề; chọn mẫu
khảo sát; chỉ đạo xử lý số
liệu.
3
ThS. Trần Đan Tâm

Viện Khoa học xã
hội vùng Nam Bộ
Lập kế hoạch và tổ chức khảo
sát thực địa; tổ chức xử lý số
liệu.
4
, ThS.
,
Nguyễn Quới, Nguyễn Thu Sa,

, TS. Văn Thị Ngọc
Lan.
Viện Khoa học xã
hội vùng Nam Bộ
Trƣởng nhóm điều tra thực
địa và giám sát.

5
Châu Thị Vân Khanh, Phạm Thị
Mỹ Trinh, Phạm Thị
, ThS. Trần Phƣơng
Nguyên, ThS. Trần Thanh Hồng

Lan.
Viện Khoa học xã
hội vùng Nam Bộ
Điều tra phỏng vấn tại thực
địa.

6
, Lê Thị Thanh Thủy,
Nguyễn Công Huy, Nguyễ
, Nguyễ
, Nguyễn Quế
Diệ
ị , Nguyễ
, Nguyễn Thị Nhƣ
Thúy, Phạ .
Nhiều cơ quan
khác nhau
Điều tra phỏng vấn tại thực
địa.

7
Bùi Lan Anh, Đoàn Kim Đức,
Hoàng Quốc Việt, Lê Thị Hồng
Nhung, Lê Thị Thanh Thủy,
Nguyễn Cẩm Duyên, Nguyễn Thị
Cúc, Nguyễn Thị Nhƣ Thúy,
Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn
Trần Châu Hạnh, Phạm Thị Thu
Hà, Trần Hoàng Minh, Trần
Thanh Hồng Lan.

Nhiều cơ quan
khác nhau
Nhập số liệu.
ii

XÁC NHẬN CHỈNH SỬA BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu ngày 3/6/2013)

Tên Đề tài: Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của cƣ dân Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay
Chủ nhiệm Đề tài: GS. TS. Bùi Thế Cƣờng
Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ

TT
Góp ý của Hội đồng
Chỉnh sửa của Chủ nhiệm Đề tài
Trang
1
Các chƣơng cần phải có tên gọi cụ thể
phản ánh nội dung chính của chƣơng.
Báo cáo tuân thủ Bản hƣớng dẫn của
Sở KH-CN TPHCM trong đó có quy
định tên các chƣơng. Đề tài đã sửa tên
các chƣơng theo ý kiến Hội đồng kết
hợp với theo quy định của Sở.
3, 14,
32.
2
Mối quan hệ giữa cơ cấu xã hội và lối
sống đƣợc khai thác sâu và lý giải khá

chặt chẽ. Nhƣng mối nối giữa cơ cấu
xã hội và phúc lợi chƣa đƣợc làm sáng
rõ hơn.
Trong phân tích định lƣợng, các mối
quan hệ thể hiện trong các bảng tƣơng
quan 2 chiều. Đề tài đã cố gắng trình
bày rõ hơn phúc lợi của các giai tầng ở
Mục 3.2 và 3.3.
42 đến
68.
3
Không nên đồng nhất văn hóa và lối
sống nhƣ nhiều trƣờng hợp đã sử
dụng. Lối sống là một phần biểu hiện
của văn hóa, còn văn hóa là những giá
trị.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn
hóa và lối sống. Đề tài chỉ sử dụng
một trong những định nghĩa đó, tạm
thời nhƣ là khái niệm làm việc cho
một đề tài điều tra thực nghiệm.

4
Nếu có điều kiện nên khai thác nhiều
hơn về quyền lực và uy tín của phân
tầng theo hình con quay không đều,
chẳng hạn có đúng là nhóm đỉnh trong
hình con quay đƣợc xếp ở mức cao
nhƣng về quyền lực, uy tín, vị thế và
sự tôn trọng xã hội có tƣơng xứng hay

không.
Do những giới hạn về mục tiêu và
kinh phí, nên nội dung chính của Đề
tài chỉ là 1 khảo sát định lƣợng, bảng
hỏi chỉ có thể giới hạn trong 1 số
lƣợng câu hỏi nhất định, mẫu khảo sát
không thể bao quát mọi giai tầng đến
mức đủ lớn để có thể phân tích về chủ
đề quyền lực và uy tín.

5
Sẽ phong phú hơn nếu tác giả có
những so sánh với những quốc gia
khác để làm bật lên tính quy luật và xu
hƣớng tất yếu của chủ đề, nhất là
những quốc gia có bối cảnh kinh tế-xã
hội gần với Việt Nam. Nếu không có
điều kiện bổ sung các số liệu và quan
điểm mới do đề tài triển khai quá
chậm thì nên sử dụng các kết quả của
các đề tài nghiên cứu khác nhƣ một sự
bổ sung cần thiết.
Đây là một gợi ý rất quan trọng. Báo
cáo đƣợc thực hiện trong khuôn khổ
trình bày các kết quả cơ bản của Đề tài
theo Hợp đồng. Việc so sánh cần
nhiều thời gian và kinh phí hơn. Việc
so sánh các số liệu thống kê giữa các
quốc gia, giữa các cuộc điều tra rất
khác nhau về nhiều tiêu chí, cần đƣợc

tiến hành thận trọng. Đề tài đã bổ sung
việc so sánh TPHCM với Đông Nam
Bộ và Tây Nam Bộ.
39, 40.
6
Việc xây dựng một hệ thống chỉ báo
tổng quát (chỉ báo về cơ cấu phân
Do khuôn khổ của một Đề tài với
những giới hạn về mục tiêu và kinh

iii

tầng, lối sống và phúc lợi) sẽ có giá trị
hơn nếu nhóm tác giả có thể cụ thể
hóa có tính đến trọng số của các yếu tố
thành phần trong một công thức có thể
lƣợng hóa và so sánh đƣợc.
phí, cũng nhƣ do hạn chế về trình độ
thống kê của nhóm nghiên cứu, nên
Đề tài chƣa có đƣợc một chỉ báo tổng
quát về cả ba lĩnh vực nghiên cứu.
7
Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa
“phân tầng”, “lối sống” và “phúc lợi”
và những giả thuyết nếu có sẽ làm cho
nghiên cứu này đem lại những tri thức
xã hội học về đời sống cƣ dân
TPHCM.
Đây là một hạn chế của Đề tài. Ngoài
ra, do những giới hạn về mục tiêu và

kinh phí, nên nội dung chính của Đề
tài chỉ là 1 khảo sát định lƣợng thực
nghiệm, trọng tâm không phải là lý
thuyết. Tuy nhiên, Đề tài đã rất chú
trọng đến cở sở lý thuyết cho thực
nghiệm.

8
Về phƣơng pháp luận, những kết luận
nhận định về các giai tầng sẽ là kết
quả của các khảo sát trên các chỉ báo
nhƣ học vấn, nhà ở, thu nhập, mức
sống, lối sống … thay vì ngƣợc lại
nhƣ kết quả nghiên cứu trình bày.
Đề tài chỉ thực hiện phân tích thống kê
cơ bản, nêu lên các tƣơng quan hai
chiều giữa giai tầng và các đặc trƣng
xã hội cơ bản, không đề cập đến việc
xác định yếu tố nhân quả giữa các biến
số.

9
Báo cáo cần có mô tả mẫu, không nên
để trong Phụ Lục hoặc chí ít cũng nên
nhắc tới trong Báo cáo và lƣu ý nguồn
dẫn trong Phụ Lục. Nên nói rõ đơn vị
nghiên cứu là cá nhân hay hộ.
Báo cáo đã bổ sung phần mô tả mẫu,
nêu lên đặc điểm xã hội của ngƣời trả
lời (Bảng 2), bổ sung việc đề cập đến

đơn vị phân tích.
26, 27.
10
Phần 2.2 không cần tiểu mục thao tác
hóa khái niệm. Đặt hệ thống chỉ báo
thành một tiểu mục của 2.2, đây cũng
là nội dung cần thể hiện của mục tiêu
nghiên cứu. Mô tả bảng hỏi trình bày
riêng.
Báo cáo đã sửa lại theo góp ý của Hội
đồng: bỏ tiểu mục thao tác hóa khái
niệm (2.2.4 cũ), tách hệ chỉ báo và
bảng hỏi thành 2 tiểu mục riêng (2.2.4
và 2.2.5).
19, 24
11
Khi phân thành 8 nhóm xã hội nghề
nghiệp, không xác định rõ khái niệm
của từng nhóm. Ví dụ ở nhóm 1: cán
bộ quản lý Nhà nƣớc, đoàn thể xã hội,
cơ quan hành chính Nhà nƣớc. Các
nhóm đối tƣợng này rất rộng và thu
nhập, lối sống cũng rất khác nhau, dồn
chung vào 1 nhóm dễ cho kết quả
không chính xác, từ đó các nhận định
rút ra sẽ bị ảnh hƣởng.
Báo cáo khái quát 8 nhóm xã hội-nghề
nghiệp từ “Danh mục nghề nghiệp
Việt Nam” do Tổng cục Thống kê ban
hành (xem Tài liệu tham khảo: Tổng

cục Thống kê 1998 và 2008). Từ hàng
chục loại hình nghề nghiệp cụ thể
trong danh mục này, để nghiên cứu
phải gộp lại thành một số lƣợng giới
hạn các nhóm. Đã bổ sung thêm vào
định nghĩa.
16, 17.
12
Đề tài cho rằng với các phân tích thì
TPHCM là một xã hội trung lƣu. Đề
nghị thận trọng hơn vì các cơ sở đƣa
ra để nói đây là xã hội trung lƣu là
chƣa đầy đủ, chƣa thuyết phục. Nguy
hiểm hơn là từ nhận định này để hình
Văn liệu xã hội học trong nƣớc đã sử
dụng phổ biến thuật ngữ “trung lƣu”
từ hơn 20 năm nay. Báo cáo đã sửa
tiêu đề của Mục 3.1.4, chuyển cụm từ
“Một xã hội trung lƣu” thành “Một xã
hội phổ biến nhiều tầng lớp trung
40, 98.
iv

thành các nhận thức khoa học xã hội,
chính trị và chính sách xã hội liên
quan đến TPHCM.
lƣu”. Cụm từ trên cũng đƣợc sửa ở
phần kết luận.
13
Nêu ra 5 vấn đề xã hội bức xúc là

đáng hoan nghênh, nhƣng nếu chỉ
dừng ở đây thì chƣa đủ. Nếu Đề tài
xoáy sâu thêm về các nguyên nhân và
hệ quả của nó thì mức độ thành công
sẽ cao hơn. Vì rõ ràng 5 vấn đề này đã
và đang tác động trực tiếp vào các nội
dung mà Đề tài tập trung nghiên cứu
về TPHCM.
Trọng tâm của Đề tài là 1 khảo sát
định lƣợng thực nghiệm. Do giới hạn
về mục tiêu và kinh phí, cũng nhƣ do
hạn chế của bản thân phƣơng pháp
khảo sát định lƣợng, nên Đề tài không
có điều kiện đi sâu vào nguyên nhân
và hệ quả của các vấn đề xã hội, mà
chỉ có thể thu thập thông tin về cảm
nhận, đánh giá của ngƣời dân về
những vấn đề này.

14
Đánh giá “các hoạt động tình nguyện
phi chính thức còn tƣơng đối thấp
trong cƣ dân TPHCM” cần phải đƣợc
phân tích thêm. Đóng góp cho địa
phƣơng khác với đóng góp từ thiện xã
hội. Đặc trƣng “nhân ái, nghĩa tình”
đƣợc cả nƣớc thừa nhận là một đặc
điểm của ngƣời Thành phố.
Báo cáo đã bỏ nhận định này, chỉ nêu
lên các số liệu khách quan đã thu thập

đƣợc. Việc đánh giá mức độ “cao hay
thấp” còn phụ thuộc vào nhiều tiêu chí
khác nhau.
76, 99.


CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI





GS.TS. Bùi Thế Cƣờng



PHẢN BIỆN 1 PHẢN BIỆN 2 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG







TS. Nguyễn Minh Hòa TS. Trần Trọng Đức PGS.TS. Phan Xuân Biên
v

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài đặt mục đích thiết kế một hệ chỉ báo về cơ cấ ội, phúc lợi và

lối sống; trên cơ sở đó thu thập dữ liệu có hệ thống về một số đặc trƣng của cơ cấu
phân tầng xã hội, lối sống và phúc lợi của cƣ dân TPHCM hiện nay; dựa trên bộ số
liệu thu thập đƣợc tiến hành mô tả và phân tích thực trạng của 3 lĩnh vực trên, cũng
nhƣ các mối tƣơng quan giữa chúng; từ đó đề xuất kiến nghị liên quan đến cơ cấ
ội, phúc lợi và lối sống, phục vụ công tác quản lý phát triển của
Thành phố.

Bộ số liệu bao gồm hồ sơ của 1.080 hộ gia đình đang sinh sống tại 30 xã phƣờng
thị trấn thuộc 24 quận huyện của Thành phố, đƣợc thu thập trong tháng 3-4/2010.
Hộ gia đình và các điểm nghiên cứu đƣợc chọn theo phƣơng pháp ngẫu nhiên phân
tầng nhiều giai đoạn nhằm đảm bảo cho kết quả nghiên cứu là có tính đại diện cho
toàn TPHCM. Bảng hỏi bao gồm 42 câu hỏi tổng hợp (khoảng hơn 200 câu hỏi chi
tiết), bao quát những nội dung nghiên cứu sau đây: Thông tin cơ bản về các thành
viên hộ gia đình; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội; Điều kiện sống của hộ gia đình;
Sản xuất kinh doanh; Mức sống và phúc lợi; Định hƣớng văn hóa và lối sống.

Kết quả phân tích cho thấy TPHCM là một xã hội trung lƣu, với đặc trƣng nổi bật
là kinh doanh tƣ nhân, dịch vụ, chuyên viên kỹ thuật. Ngƣời dân TPHCM có điều
kiện kinh tế và mức sống tƣơng đối tốt. Mức độ hài lòng với công việc và đời sống
gia đình chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao trong các hộ gia đình. Cƣ dân TPHCM có mức
tiêu dùng văn hóa khá cao và gắn với những dạng tiêu dùng văn hóa mang tính đặc
trƣng cho xã hội hiện đại. Các gia đình ở Thành phố cũng tích cực tham gia sinh
hoạt và đóng góp cho tổ dân phố. Giao tiếp xã hội và định hƣớng giá trị của các
tầng lớp cƣ dân Thành phố còn biểu hiện khá rõ rệt tính truyền thống. Một mặt, đa
số lớn có đánh giá lạc quan về triển vọng phát triển của đất nƣớc và đời sống của
ngƣời dân. Nhƣng mặt khác, cũng một đa số lớn lo lắng về hàng loạt vấn đề xã hội
và đạo đức đang có xu hƣớng ngày càng nổi cộm.

Sự khác biệt theo địa bàn và đặc biệt là giai tầng xuyên suốt mọi khía cạnh của đời
sống. Trong một số khía cạnh quan trọng, sự khác biệt là đáng kể. Điều này thể

hiện ở sự khác biệt về tài sản, thu nhập, học vấn, sự hài lòng với công việc và cuộc
sống, tiêu dùng văn hóa, hình dạng thay đổi cuộc sống. Nhƣng trong hàng loạt khía
cạnh khác, sự khác biệt giữa các giai tầng là không rõ rệt, thể hiện mức độ bình
đẳng và đồng thuận khá cao trong dân cƣ Thành phố. Đó là các lĩnh vực về tiếp
cận và thụ hƣởng cơ sở hạ tầng, tiếp cận các phúc lợi, giao tiếp xã hội, tham gia xã
hội, định hƣớng giá trị.

vi

SUMMARY OF RESEARCH CONTENT
The Project aims to design a set of indicators on the social stratification, welfare
and way of life. Based on this design, the data on some characteristics of the social
stratification, welfare and way of life of Ho Chi Minh City (HCMC) society is
systematically collected during March and April 2010. Based on the data set
collected in the fieldwork, the present situation of the social stratification, welfare
and way of life as well as their associations is analyzed. Finally, policy
recommendations are drafted.

The data set consists of the file of 1,080 households living in 30 wards or
communes in 24 districts of HCMC. The interviewed households and 30 wards/
communes are chosen by the multi-step stratified random method.

The questionnaires includes 42 general questions (approximately more than 200
concrete questions). The questionnaires mentions the following issues: basic
information of the members of the household; Social and technical infrastructure;
Living conditions; Job, prodution and business; Living standards and welfare;
Cultural and value orientations.

The findings of the research show that HCMC is a middle class society with the
emergent features such as the private businesses, service sectors, and technicians.

The residents of HCMC live in the relatively sufficient economical conditions and
have the reasonably well-off living standards. There are the relatively high rate of
the interviewees presenting their job and family life satisfaction. The families of
HCMC participate actively in the community life. The residents of HCMC also
have a moderately high cultural consumption which is in the forms of a modern
society. The social relationships and the value orientations of the people in HCMC
are still traditional. On one hand, the majority of the residents show the positive
evaluation to the development prospect of the country and of the people’s life. On
the other hand, there is also a majority who concern with the increasing social and
moral problems.

The difference by the living areas and the social groups/ classes crossing-cuts
through almost all of the dimensions in the life. In some important dimensions, the
difference is greatly significant. It is the difference in wealth, income, education,
satisfication with job and life, cultural consumption, trends of life betterment.
However, in some other dimensions, the difference between the social groups/
classes is not obvious. It is the difference in access to social and technical
infrastructure, welfare benefits, social relationships, social participation, value
orientations.
vii

MỤC LỤC

BÁO CÁO CHÍNH

Danh sách tham gia Đề tài i
Xác nhận chỉnh sửa báo cáo nghiệm thu ii
Tóm tắt Đề tài (tiếng Việt) v
Tóm tắt Đề tài (tiếng Anh) vi
Mục Lục vii

Danh sách bảng xi
Danh sách biểu đồ xiii

MỞ ĐẦU 1

CHƢƠNG 1. MỤC ĐÍCH VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3

1.1. VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 3

1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 4

1.3. SƠ LƢỢC VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5

1.3.1. 5
1.3.2. Nghiên 8

1.4. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO 9

1.5. ĐÓNG GÓP MỚI VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 11

1.5.1. Đóng góp mới 11
1.5.2. Hạn chế 12

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP 14

2.1. CÁCH TIẾP CẬN 14

2.2. KHÁI NIỆM HÓA VÀ THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM 16

2.2.1. Cơ cấu (phân tầng) xã hội 16

2.2.2. Phúc lợi con ngƣời 17
viii

2.2.3. Lối sống 17
2.2.4. Hệ chỉ báo 19
2.2.5. Bảng hỏi 23

2.3. MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA 24

2.4. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 27

2.5. VÀI NÉT VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 27

CHƢƠNG 3. CƠ CẤU XÃ HỘI, PHÚC LỢI VÀ LỐI SỐNG
CỦA CƢ DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY:
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32

3.1. NHỮNG CƠ CẤU XÃ HỘI 32

3.1.1. Dân tộc, tôn giáo và hôn nhân 32
3.1.2. Các nhóm vị thế xã hội 33
3.1.3. Cơ cấu và sự khác biệt học vấn 38
3.1.4. Thành phố Hồ Chí Minh - Một xã hội phổ biến nhiều
tầng lớp trung lƣu: Tóm tắt và kiến nghị 41

3.2. KINH TẾ VÀ ĐIỀU KIỆN SỐNG 42

3.2.1. Nhà ở và đồ dùng lâu bền 42

3.2.2. Thu nhập và phân phối thu nhập 48

3.2.2.1. Thu nhập và cơ cấu nguồn thu nhập 48
3.2.2.2. Khác biệt thu nhập 49
3.2.2.3. Địa lý học của giai tầng và nhóm vị thế xã hội nghề nghiệp 52
ix


3.2.3. Đánh giá về mức sống, việc làm và đời sống gia đình 54
3.2.3.1. Tự đánh giá mức sống và sự thay đổi mức sống 54
3.2.3.2. Sự hài lòng về việc làm 54
3.2.3.3. Sự hài lòng với cuộc sống của gia đình 57

3.2.4. Hoàn cảnh kinh tế: Khá giả và khác biệt –
Tóm tắt và kiến nghị 62

3.3. HOÀN CẢNH PHÚC LỢI 63

3.3.1. Cơ sở hạ tầng và môi trƣờng 63
3.3.2. Chăm sóc y tế, trƣờng học và văn hóa thể thao 65
3.3.3. Trợ giúp xã hội ở địa phƣơng 66
3.3.4. Đánh giá về xu hƣớng cải thiện phúc lợi:
Tóm tắt và kiến nghị 68

3.4. LỐI SỐNG 69

3.4.1. Tiêu dùng văn hóa, giao tiếp và tín ngƣỡng 69
3.4.1.1. Sử dụng truyền thông đại chúng 70
3.4.1.2. Tiêu dùng văn hóa 71
3.4.1.3. Thể dục thể thao, du lịch và học tập thêm 72
3.4.1.4. Giao tiếp trong gia đình, họ hàng và hàng xóm 73
3.4.1.5. Cà phê và nhậu 74

3.4.1.6. Thăm viếng nơi thờ cúng 75
x


3.4.2. Tham gia xã hội 76
3.4.2.1. Họp tổ dân phố 76
3.4.2.2. Tham gia hoạt động ở địa phƣơng 76
3.4.2.3. Tham gia hoạt động tình nguyện 77

3.4.3. Định hƣớng giá trị 77
3.4.3.1. Giá trị gia đình 77
3.4.3.2. Giá trị học vấn và nghề nghiệp của con 78
3.4.3.3. Định hƣớng giới 81

3.4.4. Lối sống – đan xen giữa truyền thống và hiện đại:
Tóm tắt và kiến nghị 84

3.5. NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 85

3.5.1. Biết từ đâu về biến đổi khí hậu 86
3.5.2. Trách nhiệm và niềm tin về ảnh hƣởng của cá nhân 87
3.5.3. Giải pháp cụ thể trong tầm với của cá nhân 88
3.5.4. Nhận thức về mối liên hệ giữa cá nhân và vấn đề
xã hội vĩ mô: Tóm tắt và kiến nghị 88

3.6. ĐÁNH GIÁ VỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI 90

3.6.1. Tiến bộ thời gian qua và triển vọng 90
3.6.2. Các vấn đề xã hội 91
3.6.3. Lạc quan về tƣơng lai, lo âu về các vấn đề xã hội:

Tóm tắt và kiến nghị 92

3.7. HÌNH DẠNG THAY ĐỔI CUỘC SỐNG 92

3.8. DỰ TÍNH TƢƠNG LAI 96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98

xi

4.1. KẾT LUẬN 98

4.2. KIẾN NGHỊ 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC
(Để thành một tập riêng)

Phụ Lục 1. Các bảng thống kê cơ bản

Phụ Lục 2. Bảng hỏi hộ gia đình

Phụ Lục 3. Bản đồ vị trí các điểm khảo sát


xii

DANH MỤC BẢNG


Số
Tên bảng số liệu
Trang
Bảng 1
Danh mục 30 điểm điều tra, TPHCM tháng 3-4/2010
25
Bảng 2
Đặc điểm xã hội cơ bản của ngƣời đại diện hộ gia đình trả lời
trong mẫu khảo sát, TPHCM 2010, %
26
Bảng 3
Cơ cấu xã hội nghề nghiệp của ngƣời trả lời đại diện hộ
gia đình trong mẫu khảo sát theo giới và khu vực,
TPHCM 2010, %
35
Bảng 4
Cơ cấu xã hội nghề nghiệp của ngƣời trả lời đại diện hộ
gia đình trong mẫu khảo sát ở TPHCM 2010 so sánh
với Đông Nam Bộ 2010 và Tây Nam Bộ 2008, %
37
Bảng 5
Học vấn của ngƣời trả lời trong mẫu khảo sát theo
địa bàn và giai tầng, TPHCM 2010, %
39
Bảng 6
Số năm đi học và mức chênh lệch theo nhóm vị thế xã hội
nghề nghiệp ở TPHCM, mức chênh lệch so với Đông Nam
Bộ và Tây Nam Bộ, TPHCM 2010
40
Bảng 7

Tỷ lệ hộ gia đình có đồ dùng lâu bền và phƣơng tiện
kết nối mạng điện tử, TPHCM 2010, %
45
Bảng 8
Cơ cấu nguồn thu nhập của hộ gia đình, TPHCM 2010, %
48
Bảng 9
Thu nhập và khác biệt thu nhập hộ gia đình theo nhóm
ngũ vị phân, TPHCM 2010
51
Bảng 10
Phân bố các nhóm vị thế xã hội nghề nghiệp vào ba
nhóm thu nhập, TPHCM 2010, %
52
Bảng 11
Tỷ lệ ngƣời trả lời về mức độ hài lòng/ không hài lòng
với công việc, việc làm, nghề nghiệp theo giai tầng,
TPHCM 2010, %
56
Bảng 12
Tỷ lệ ngƣời trả lời về mức độ hài lòng/ không hài lòng
với cuộc sống của gia đình theo giai tầng, TPHCM 2010, %
58
Bảng 13
Nhận xét của ngƣời trả lời về mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng
và môi trƣờng so với 5 năm trƣớc, TPHCM 2010, %
64
Bảng 14
Nhận xét của ngƣời trả lời về mức độ cải thiện dịch vụ
chăm sóc y tế, cơ sở vật chất trƣờng học và hoạt động

văn hóa thể thao so với 5 năm trƣớc, TPHCM 2010, %
66
Bảng 15
Tỷ lệ hộ gia đình nhận đƣợc trợ giúp của chính quyền và
đoàn thể địa phƣơng theo giai tầng, TPHCM 2010, %
68
Bảng 16
Tỷ lệ ngƣời trả lời có các hoạt động tiêu dùng văn hóa,
giao tiếp xã hội, thể dục thể thao, học tập, du lịch,
và tín ngƣỡng, TPHCM 2010, %
75
xiii

Bảng 17
Mong muốn của ngƣời trả lời về học vấn, nghề nghiệp và
lý do chọn nghề cho con trai và con gái, TPHCM 2010
79
Bảng 18
Bảng định hƣớng giá trị liên quan đến gia đình và giới
trong cƣ dân TPHCM, TPHCM 2010, %
82
Bảng 19
Hiểu biết, thái độ và niềm tin của ngƣời trả lời liên quan
đến vấn đề biến đổi khí hậu, TPHCM 2010, %
89
Bảng 20
Sự cơ cấu hóa theo địa bàn và giai tầng đối với hình
dạng thay đổi cuộc sống của gia đình trong 10 năm qua
(2000-2010), TPHCM 2010, %
94

Bảng 21
Dự định của gia đình trong 5 năm tới, TPHCM 2010, %
97


xiv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số
Tên biểu đồ
Trang
Biểu đồ 1
Cơ cấu xã hội TPHCM theo nhóm vị thế xã hội nghề
nghiệp và giai tầng, TPHCM 2010, %
36
Biểu đồ 2
Cơ cấu học vấn theo địa bàn, TPHCM 2010, %
40
Biểu đồ 3
Cơ cấu học vấn theo giai tầng, TPHCM 2010, %
41
Biểu đồ 4
Khác biệt về điều kiện ở theo địa bàn, TPHCM 2010, %
43
Biểu đồ 5
Khác biệt về điều kiện ở theo giai tầng, TPHCM 2010, %
43
Biểu đồ 6
Khác biệt về sở hữu truyền hình cáp, máy vi tính và

mạng internet theo địa bàn, TPHCM 2010, %
47
Biểu đồ 7
Khác biệt về sở hữu truyền hình cáp, máy vi tính và
mạng internet theo giai tầng, TPHCM 2010, %
47
Biểu đồ 8
Chiếc bánh thu nhập phân chia giữa năm nhóm ngũ
vị phân, TPHCM 2010, %
50
Biểu đồ 9
Nơi ở của năm nhóm ngũ vị phân, TPHCM 2010, %
53
Biểu đồ 10
Mức độ hài lòng với công việc, việc làm, nghề nghiệp
hiện nay của mình theo giai tầng, TPHCM 2010, %
55
Biểu đồ 11
Mức độ hài lòng chung đối với cuộc sống của gia đình
hiện nay theo địa bàn và giai tầng, TPHCM 2010, %
59
Biểu đồ 12
Mức độ không hài lòng đối với các khía cạnh khác nhau
trong cuộc sống của gia đình hiện nay, TPHCM 2010, %
61
Biểu đồ 13
Đánh giá về thay đổi “tốt hơn so với 5 năm trƣớc” đối với
cơ sở hạ tầng, TPHCM 2010, %
64
Biểu đồ 14

Lý do chính chọn nghề nghiệp cho con trai và con gái,
TPHCM 2010, %
80
Biểu đồ 15
Hình dạng thay đổi cuộc sống của gia đình trong 10
năm qua (2000-2010) theo giai tầng, TPHCM 2010, %
95
Biểu đồ 16
Hình dạng thay đổi cuộc sống của gia đình trong 10 năm
qua (2000-2010) theo nhóm ngũ vị phân, TPHCM 2010, %
95


1

PHẦN MỞ ĐẦU

Đề tài “Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của cƣ dân Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay” đƣợc thực hiện nhằm thu thập dữ liệu có hệ thống về một số đặc trƣng
của cơ cấu (phân tầng) xã hội, lối sống và phúc lợi của cƣ dân TPHCM hiện nay.
Qua đó đề xuất một bộ chỉ báo xã hội liên quan đến cơ cấu phân ội, phúc
lợi và lối sống. Bộ chỉ báo này có thể đƣợc sử dụng để đo lƣờng định kỳ những
biến đổi kinh tế, văn hóa và xã hội trong dân cƣ TPHCM, nhằm phục vụ công tác
quản lý phát triển của Thành phố.

Để thực hiện mục đích nêu trên, Đề tài đã xem xét quá trình triển khai các khái
niệm và lý thuyết liên quan đến phân tầng xã hội, lối sống, và phúc lợi con ngƣời
vào nghiên cứu thực nghiệm; tham khảo kết quả của các nghiên cứu trƣớc đây; trên
cơ sở đó hình thành một bộ chỉ báo và bảng hỏi cho Đề tài. Nội dung chính là một
khảo sát định lƣợng (survey), do đó Đề tài chú trọng đến những yêu cầu cơ bản của

phƣơng pháp này: bảng hỏi thể hiện đƣợc cơ sở lý thuyết, thủ tục chọn mẫu có cơ
sở khoa học thống kê chặt chẽ, việc phỏng vấn thu thập thông tin trên thực địa
đƣợc kiểm soát nghiêm túc.

Phân tầng xã hội đƣợc đo lƣờng theo học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, sở hữu tài
sản, đất đai, vị thế xã hội dựa trên các khu vực xã hội. Thông tin về lối sống đƣợc
thu thập trên những lĩnh vực sau: đời sống tƣ tƣởng và văn hóa; hoạt động kinh tế;
họat động xã hội chính thức; tham gia đời sống xã hội phi chính thức; đời sống cá
nhân và gia đình. Phúc lợi con ngƣời ở TPHCM thể hiện qua mức độ thụ hƣởng
phúc lợi của cƣ dân và các hoạt động liên quan đến phúc lợi, bao gồm các loại hình
và mức phúc lợi, quan hệ lao động ở nơi làm việc, các loại hình hoạt động sống,
đánh giá chủ quan về tình trạng phúc lợi.
2

Sản phẩm chính của Đề tài gồm báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, báo cáo tóm
tắt, báo cáo kiến nghị, hội thảo công bố kết quả nghiên cứu và lấy ý kiến đóng góp,
bộ số liệu.

Báo cáo chính đã đƣợc gửi đến một số cơ quan sử dụng kết quả nghiên cứu (Ban
Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM. Hội đồng Nhân
dân TPHCM, Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội TPHCM, Sở Văn hóa, Du lịch
và Thể thao TPHCM, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, Trƣờng Cán bộ Thành
phố).

Trong quá trình thực hiện Đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng kết quả của Đề tài
công bố 3 bài nghiên cứu. Đó là tham luận “Thành phố sống tốt nhìn từ hộ gia đình
ở Thành phố Hồ Chí Minh” (Bùi Thế Cƣờng, Lê Thanh Sang và Trần Đan Tâm)
tham gia Hội thảo khoa học “Phát triển đô thị bền vững” do Ủy ban Nhân dân
Thành phố Hà nội, tỉnh Thừa Thiên-Huế và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại
TPHCM ngày 17-18/5/2010. Ấn phẩm thứ hai “Một số nét về điều kiện sống của

người dân Thành phố Hồ Chí Minh qua cuộc khảo sát xã hội năm 2010” (Bùi Thế
Cƣờng) công bố trong Số 2/2012 của Tạp chí Nghiên cứu phát triển (Viện nghiên
cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh). Ấn phẩm thứ ba “Cơ cấu phân tầng xã
hội ở Đông Nam Bộ trong tầm nhìn so sánh với Thành phố Hồ Chí Minh và Tây
Nam Bộ” (Lê Thanh Sang và Nguyễn Thị Minh Châu) công bố trong Tạp chí Khoa
học xã hội, số 2(174)/2013.
3

CHƢƠNG 1. MỤC ĐÍCH VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong 25 năm qua, xã hội Việt Nam đã trải qua một thời kỳ biến đổi sâu sắc về
nhiều mặt dƣới tác động của các chính sách Đổi Mới. Thành phố Hồ Chí Minh
(TPHCM) là nơi có tốc độ tăng trƣởng kinh tế và biến đổi xã hội nhanh chóng.
Điều này dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu xã hội, văn hóa-lối sống,
và phúc lợi của cƣ dân. Nhận diện và giải thích những thay đổi xã hội nêu trên là
quan trọng và có ý nghĩa đối với công tác quản lý ở Thành phố.

Mặc dù ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về cơ cấu xã hội, văn hóa-lối sống, và
phúc lợi, trong đó có loại hình nghiên cứu khảo sát định lƣợng, nhƣng còn ít công
trình liên kết các chủ đề trên trong một cuộc khảo sát định lƣợng. Điều này không
chỉ đúng với tình hình ở cấp quốc gia mà cả ở cấp tỉnh thành.

Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi là những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.
Do đó những lĩnh vực này đã luôn luôn là đối tƣợng của những cuộc điều tra cơ
bản. Kết quả những cuộc điều tra này là thông tin về các chỉ báo xã hội, giúp cho
việc nhận diện hiện trạng xã hội, đề ra chính sách và quản lý xã hội.

Điều tra cơ bản xã hội là một công cụ quan trọng đối với quản lý xã hội. Kể từ sau

Đại chiến Thế giới Thứ hai, các nƣớc công nghiệp phát triển đã đầu tƣ rất nhiều
vào các loại điều tra xã hội cơ bản, qua đó nắm đƣợc và dự báo động thái xã hội
phục vụ cho công tác làm quy hoạch, vạch chính sách và quản lý xã hội.

4

Trong hàng chục năm qua, Việt Nam đã thƣờng xuyên tiến hành nhiều điều tra xã
hội cơ bản định kỳ cũng nhƣ không định kỳ. Những ví dụ rõ rệt nhƣ các cuộc điều
tra thống kê kinh tế-xã hội, điều tra nhân khẩu học, khảo sát mức sống, v.v. Một số
cuộc khảo sát đạt chất lƣợng cao, đem lại thông tin giá trị cho các nhà quản lý. Có
thể kể đến những cuộc Khảo sát Mức sống Dân cƣ do Ngân hàng Thế giới và Tổng
cục Thống kê tiến hành định kỳ từ năm 1993 đến nay nhƣ là ví dụ mẫu mực.

Tuy nhiên, ở cấp độ địa phƣơng còn ít điều tra xã hội cơ bản có chất lƣợng cung
cấp dữ liệu có hiệu lực cho các nhà quản lý của địa phƣơng đó. Còn ở cấp độ toàn
quốc, ngƣời ta cũng chƣa nhận thấy có một cuộc điều tra xã hội cơ bản nào kết hợp
trong đó những dữ liệu cho phép hiểu biết về cơ cấu xã hội (phân tầng xã hội), văn
hoá (lối sống) và phúc lợi con ngƣời. Trong khi đó, việc hiểu biết các khía cạnh
trên trong một tổng thể xã hội đem lại cho nhà quản lý xã hội những công cụ điều
hành có hiệu quả. TPHCM là một địa bàn nên và có thể tiến hành một cuộc khảo
sát xã hội cơ bản nhƣ vậy.

1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài này chủ yếu nhằm cung cấp các kết quả phân tích thực nghiệm về ba chủ đề
quan trọng nói trên ở TPHCM trên cơ sở chú trọng tiêu chuẩn lý thuyết và phƣơng
pháp khảo sát định lƣợng mang tính đại diện. Mục đích của đề tài nhằm:

o Thu thập dữ liệu có hệ thống về một số đặc trƣng của cơ cấu (phân tầng) xã hội,
lối sống và phúc lợi của cƣ dân TPHCM hiện nay; trên cơ sở đó mô tả và phân

tích thực trạng của 3 lĩnh vực trên, cũng nhƣ mối liên quan giữa chúng.
o Hình thành một hệ thống chỉ báo xã hội liên quan đến cơ cấu ội,
phúc lợi và lối sống, phục vụ công tác quản lý phát triển.
5

o Đề xuất các kiến nghị liên quan đến cơ cấu ội, phúc lợi và lối
sống, phục vụ công tác quản lý phát triển của Thành phố.

1.3. SƠ LƢỢC VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3.1.

Việc nghiên cứu về cơ cấu xã hội với những sự khác biệt mang tính tầng lớp xã
hội, có thể nói đã có lịch sử hàng ngàn năm. Trong thời Cổ Đại ở phƣơng Tây (thời
kỳ Hy Lạp), các nhà triết học nổi tiếng nhƣ Socrates, Plato, Aristotle đều ít nhiều
đề cập đến “mô hình xã hội”, trong đó có các tầng lớp xã hội khác nhau, mang tính
trên-dƣới, thống trị-bị trị. Ở phƣơng Đông, những nhà triết học nổi tiếng nhƣ
Khổng tử đã mô tả kỹ lƣỡng các tầng lớp xã hội cơ bản, xác định rõ vị trí và danh
phận của họ.

Trong cuộc Cách mạng công nghiệp và những cuộc cách mạng xã hội kèm theo ở
Tây Âu, khi xã hội tƣ bản chủ nghĩa hình thành từ những xung đột và đống tro tàn
của xã hội phong kiến, ngƣời ta chứng kiến những cuộc đấu tranh giai cấp ác liệt,
một số giai cấp mới xuất đầu lộ diện trên sân khấu lịch sử, một số giai cấp suy tàn,
biến mất hoặc thay hình đổi dạng. Trong bối cảnh kịch tính đó, hàng loạt học giả
đã nghiên cứu về các giai tầng, về sự khác biệt và những cuộc đấu tranh của chúng.
Mác nổi lên trong số họ nhƣ là một nhà khoa học vĩ đại, ngƣời đã đƣa ra lý thuyết
duy vật lịch sử làm cơ sở cho việc lý giải về sự hình thành các giai cấp (“Bản thảo
kinh tế-triết học 1844”, “Tuyên ngôn Cộng sản”, 1848, “Góp phần phê phán kinh
tế học chính trị”, 1859), và đã trực tiếp sử dụng lý thuyết này vào việc phân tích

chuyển động của những cơ cấu xã hội cụ thể (“Đấu tranh giai cấp ở Pháp” viết năm
6

1850, “Ngày 18 tháng Sƣơng Mù của Louis-Napoléon Bonaparte” viết năm 1851-
1852, “Nội chiến ở Pháp” viết năm 1870-1871, đặc biệt là bộ “Tƣ Bản”).

Kế tục Mác, Lê Nin đã có những công trình nghiên cứu sâu về kết cấu xã hội (“Sự
phát triển của chủ nghĩa tƣ bản ở Nga” xuất bản năm 1899).

Cùng thời với Lê Nin, Max Weber là ngƣời đã đƣa việc nghiên cứu lý thuyết về cơ
cấu xã hội, giai cấp và phân tầng xã hội sang một cách thức mới, khi ông nêu lên
ba yếu tố trong sơ đồ phân tích: địa vị kinh tế (sở hữu tài sản và cơ may thị
trƣờng), địa vị chính trị (quyền lực) và địa vị xã hội (uy tín). Với sơ đồ phân tích
này, ông mở rộng việc nghiên cứu cơ cấu xã hội không phải chỉ ở các giai cấp cơ
bản mà còn là những tầng lớp khác nữa (giai tầng), không phải chỉ trong lĩnh vực
kinh tế mà cả trong các lĩnh vực khác [Marshall 2012. Mục từ “Phân tầng xã hội”
và “Weber, Max”].

Kết thúc thời kỳ đƣợc gọi là xã hội học cổ điển (cho đến khoảng cuối thập niên
1920), xã hội học bƣớc sang thời kỳ hiện đại. Trong thời kỳ mới, nghiên cứu về cơ
cấu xã hội và phân tầng xã hội một mặt tiếp tục kế thừa những thành quả đã có,
mặt khác có nhiều phát triển mới, đặc biệt là về mặt thực nghiệm.

Truyền thống mác xít ở các nƣớc phƣơng Tây tiếp tục nghiên cứu về cơ cấu giai
cấp, cơ sở kinh tế-xã hội và hệ quả văn hóa-xã hội của chúng ở các nƣớc công
nghiệp phát triển. Nó cũng nghiên cứu nhiều về cơ cấu xã hội và giai cấp ở các
nƣớc thuộc Thế giới thứ Ba [Bùi Thế Cƣờng 2010a].

Truyền thống mác xít ở Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu tập trung
nghiên cứu về kết cấu giai tầng trong các xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển [Bùi

7

Quang Dũng và Lê Ngọc Hùng 2005]. Nó cũng nghiên cứu về kết cấu giai tầng ở
các nƣớc phƣơng Tây và các nƣớc đang phát triển. Mặc dù có tác dụng nhất định
trong việc hiểu thực tế xã hội và từ đó đóng góp cho việc quản lý xã hội, song
nghiên cứu về kết cấu xã hội và giai tầng ở khối các nƣớc xã hội chủ nghĩa không
tránh khỏi rơi vào tình trạng minh họa giáo điều, góp phần vào việc tạo ra những
quan niệm về cơ cấu xã hội và giai tầng không phản ánh hoàn toàn đúng về hiện
thực xã hội. Điều này đã ảnh hƣớng lớn đến tình trạng các nhà quản lý xã hội hiểu
biết không đúng về thực tế xã hội, tạo điều kiện cho những chẩn đoán sai và ra
quyết định sai.

Bên cạnh truyền thống mác xít, các nhà xã hội học ở phƣơng Tây còn vận dụng
nhiều truyền thống lý luận khác nữa (lý thuyết về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội
của Weber, chức năng luận, cấu trúc luận, quan điểm xung đột) để đẩy mạnh
nghiên cứu phân tầng xã hội về mặt thực nghiệm. Chịu ảnh hƣởng sâu sắc của
truyền thống thực chứng luận, các nghiên cứu thực nghiệm đã góp phần làm rõ kết
cấu giai tầng của các xã hội phát triển ở phƣơng Tây, giúp cho các Nhà nƣớc cầm
quyền có thể kiểm soát và quản lý đƣợc tƣơng đối hiệu quả sự vận động của xã hội
[Mai Huy Bích 2006. Nguyễn Đình Tấn và Lê Văn Toàn 2006].

Cách nghiên cứu thực nghiệm về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội đã lan sang cả
các nƣớc không phải phƣơng Tây, bao gồm nhiều nƣớc ở châu Á, Trung Quốc,
cũng nhƣ ở Nga và các nƣớc xã hội chủ nghĩa cũ từ thập niên 1990 trở đi [Lục Học
Nghệ 2004].

Từ đó cho đến nay, khảo sát thực nghiệm về phân tầng xã hội (bao gồm cả việc mở
rộng những phƣơng án lý thuyết làm cơ sở cho thực nghiệm) đã trở nên rất thông
dụng trong xã hội học trên thế giới, trở thành công cụ không thể thiếu của công tác
8


quản lý xã hội: nhận diện động năng xã hội, chẩn đoán, trị liệu và dự báo kịch bản.
Ngƣời ta làm điều này cả ở cấp độ địa phƣơng, quốc gia và toàn cầu. Những
nghiên cứu thực nghiệm này tìm cách làm rõ diện mạo phân tầng xã hội, đồng thời
đƣa hàng loạt biến số về phúc lợi và văn hóa (lối sống) vào, khiến cho có thể hiểu
biết đƣợc tình trạng phúc lợi và diện mạo văn hóa của các giai tầng [Zaft 1999.
Delhey 2001].

1.3.2.

Truyền thống mác xít ở Việt Nam bắt đầu nghiên cứu về cơ cấu và giai tầng xã hội
với những công trình của Nguyễn Ái Quốc (“Bản án chế độ thực dân Pháp” công
bố năm 1925), của Qua Ninh và Vân Đình (“Vấn đề dân cày” xuất bản năm 1938).

Trong những năm 1960-1980 ở miền Bắc, các tài liệu liên quan đến cơ cấu xã hội
và phân tầng xã hội chủ yếu dựa trên khung phân tích mang tính xô viết chính
thống hoặc mao ít (hai giai cấp và một tầng lớp chủ yếu, bên cạnh đó là một số
nhóm xã hội).

Bƣớc sang thời kỳ Đổi Mới, nghiên cứu về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội ở
Việt Nam có diện mạo mới. Nhiều đề tài nhà nƣớc do một số cơ quan khoa học xã
hội quốc gia chủ trì đã tập trung vào chủ đề này (Viện Khoa học xã hội Việt Nam,
Học viện Chính trị-hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận trung
ƣơng). Phần lớn các đề tài này đều có nội dung nghiên cứu lý luận và điều tra thực
nghiệm. Bên cạnh những đề tài lớn cấp quốc gia và cấp trung mô, cũng xuất hiện
những bài viết của hàng loạt nhà xã hội học, những luận văn luận án sau đại học
trong triết học, kinh tế học và xã hội học về cơ cấu và giai tầng xã hội. Về mặt điều
9

tra thực nghiệm, phần lớn các đề tài đều chỉ tiến hành những khảo sát định lƣợng

cỡ mẫu nhỏ [Trịnh Duy Luân 1992. Tƣơng Lai 1995. Lê Văn Toàn 2011].

Những cuộc Khảo sát định lƣợng mức sống dân cƣ (VLSS) bắt đầu từ 1993 và
định kỳ cho đến nay (phối hợp giữa Ngân hàng thế giới và Tổng cục thống kê) là
một ngoại lệ. Bộ số liệu của các cuộc khảo sát này có chất lƣợng cao, thủ tục chọn
mẫu đại diện quốc gia. Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng chúng để phân tích về
phân tầng xã hội [Đỗ Thiên Kính 2002 và 2011. Bùi Thế Cƣờng 2010a. Lê Văn
Toàn 2011]. Song, tiềm năng của các bộ số liệu này chƣa đƣợc sử dụng đầy đủ.

Giống nhƣ trên thế giới, đa số các cuộc nghiên cứu thực nghiệm đều đƣa những
biến số về phúc lợi và văn hóa (lối sống) vào bảng hỏi. Kết quả là một số đặc điểm
của điều kiện phúc lợi và lối sống đã đƣợc làm rõ theo lát cắt của giai tầng.

Từ năm 2008, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ đã tiến hành 2 cuộc khảo sát
định lƣợng lớn về cơ cấu xã hội, phúc lợi và lối sống, đại diện cho vùng Tây Nam
Bộ (2008) và Đông Nam Bộ (2010) [Bùi Thế Cƣờng và Lê Thanh Sang 2010. Trần
Đan Tâm 2010]. Cũng trong năm 2010, Viện đã tiến hành 2 nghiên cứu tƣơng tự
với thủ tục chọn mẫu đại diện cho tỉnh, một nghiên cứu ở Vĩnh Long và Đề tài này
nghiên cứu ở TPHCM.

1.4. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO

Báo cáo gồm Phần Mở đầu, 3 Chƣơng và Phần Kết luận và kiến nghị. Phần Mở
đầu đề cập đến mục tiêu, nội dung và sản phẩm của Đề tài (theo quy định chính
thức của Sở Khoa học và công nghệ TPHCM).

10

Chƣơng 1 (Mục đích và tổng quan nghiên cứu) thuyết minh về sự cần thiết của
việc tiến hành Đề tài, tóm tắt tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên

quan, xác định mục đích nghiên cứu, nêu lên ý nghĩa khoa học và thực tiễn, những
ƣu điểm và hạn chế của công trình nghiên cứu.

Chƣơng 2 (Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp) xác định các khái niệm cơ bản đƣợc
sử dụng trong khảo sát, đó là cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi. Tiếp theo,
Chƣơng này trình bày hệ chỉ báo, nội dung bảng hỏi, quy trình chọn mẫu điều tra,
đặc điểm mẫu điều tra, phƣơng pháp phân tích số liệu. Chƣơng này cũng đề cập
đến những đặc điểm của TPHCM, địa bàn đƣợc khảo sát.

Chƣơng 3 (Cơ cấu xã hội, phúc lợi và lối sống của cƣ dân TPHCM hiện nay: Kết
quả và thảo luận) trình bày những kết quả nghiên cứu chủ yếu. Chƣơng này gồm 8
Mục: những cơ cấu xã hội, kinh tế và điều kiện sống, hoàn cảnh phúc lợi, lối sống,
hiểu biết về biến đổi khí hậu, đánh giá về biến đổi xã hội, sự thay đổi cuộc sống
trong 10 năm qua, dự tính kế hoạch tƣơng lai. Để thuận tiện cho việc trình bày và
theo dõi các kết quả phân tích, phần lớn nội dung trình bày trong Chƣơng 3 là các
phân tích bằng lời với một số biểu đồ minh họa và bảng thống kê tiêu biểu. Các
bảng thống kê cơ bản của Chƣơng này đƣợc để trong Phụ Lục. Cuối mỗi Mục có
tiểu kết và kiến nghị.

Cuối cùng là Phần kết luận và kiến nghị chung. Sau đó là phần Tài liệu tham khảo.
Phần Phụ Lục có các bảng thống kê cơ bản, bảng hỏi, và bản đồ các điểm khảo sát
ở TPHCM. Do khối lƣợng lớn, nên Phụ Lục để thành Tập 2 của Báo cáo.

Do đặc điểm của Đề tài là một cuộc khảo sát định lƣợng nên các bảng thống kê
chiếm một số lƣợng rất lớn. Để thuận tiện cho ngƣời đọc và để cho kết cấu báo cáo

×