Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đánh giá nhu cầu đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.03 KB, 2 trang )

Đánh giá nhu cầu đào tạo
Không ai muốn rời khỏi một hoạt động đào tạo với cảm giác mình đã phí phạm thời
gian, và rằng họ đã biết trước hết mọi nội dung rồi. Và họ cũng không muốn rời khỏi
hoạt động đào tạo đó với cảm giác mình chẳng hiểu gì do nội dung quá phức tạp. Là
những người làm đào tạo, điều quan trọng là bạn phải hiểu được nhu cầu cũng như
kiến thức nền của những người sẽ được bạn đào tạo. Để làm được điều đó, cần
phải tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo.
Làm thế nào để có thể đánh giá được các nhu cầu?
• Bảng hỏi/ điều tra
• Quan sát các học viên tiềm năng tiến hành công việc của họ.
• Phỏng vấn: tương tự như sử dụng bảng hỏi nhưng cho phép chúng ta có thể
chuyện trò sâu hơn với các học viên tiềm năng.
• Tham vấn với những người có liên quan trực tiếp (stakeholders): có thể tiến
hành dưới hình thức thảo luận nhóm.
• Xem xét các hồ sơ, báo cáo: các bản báo cáo có thể đưa ra được một số vấn
đề liên quan đến kỹ năng cần được xem xét.
• Đọc mô tả công việc: Các bản mô tả công việc có cấu trúc chặt chẽ sẽ giúp
hình dung về các dạng kỹ năng và trình độ cần thiết để có thể thực hiện
nhiệm vụ một cách thành công. So sánh trình độ của các kỹ năng hiện tại (sử
dụng một trong các cách trên) với những gì công việc yêu cầu là một phương
pháp tốt để đánh giá được những kỹ năng còn thiếu hụt và xác định được
đào tạo như thế nào và ở đâu sẽ đem lại hiệu quả.
Bạn cần cân nhắc xem liệu đào tạo có đáp ứng được những nhu cầu mà bạn vừa
xác định không.
Một điều rất quan trọng bạn cần phải ghi nhớ, đó là:
Vì vậy, hãy khởi đầu việc đánh giá nhu cầu bằng cách tư duy cởi mở. Nếu bạn nghĩ
mình đã sẵn có giải pháp rồi (đào tạo chẳng hạn), có thể bạn sẽ bỏ qua mất vấn đề
chính yếu.
Đào tạo có thể đạt được hiệu quả trong hoàn cảnh mọi người cần học
những kỹ năng mới hoặc phát triển thêm những kỹ năng họ đã có.
Đào tạo sẽ không hiệu quả khi nhu cầu cơ bản là cần trang thiết bị hoặc


khi bản thân môi trường làm việc có vấn đề.
Các phương pháp sau thường được sử dụng để đánh giá nhu
cầu. Những người làm đào tạo có thể nhận thấy rằng đôi khi sẽ
hữu ích hơn nếu dùng nhiều hơn một phương pháp.
“Giải pháp cho vấn đề có thể coi như những chiếc chìa cho ổ khóa, nếu
chiếc chìa khóa đó không phải là của ổ khóa này, bạn sẽ không mở được.
Nếu giải pháp không phù hợp, vấn đề cũng sẽ không giải quyết được.”
(Mager và Pipe 1970)
Thông tin thêm:
• Tóm tắt tổng quan của quá trình đào tạo
– www.lboro.ac.uk/well/resources/technical-briefs/53-training.pdf
• Tiến hành một đánh giá nhu cầu đào tạo (của Jeanette Swist)

• Sổ tay cho các nhà đào tạo truyền thông: cách tiếp cận lấy người học làm
trung tâm.
– www.unesco.org/webworld/publications/media_trainers/manual.pdf

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×