- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ trực thuộc sự quản lý của Tổng cục Dạy nghề,
nằm trong hệ thống các trường công lập. Về định hướng phát triển, Trường CĐN Cần
Thơ là trường công lập đào tạo nguồn nhân lực đa cấp, đa lĩnh vực chủ yếu từ trình độ
cao đẳng trở xuống. Trong thời gian hoạt động vừa qua, trường CĐN Cần Thơ luôn cố
gắng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương mà chất lượng và hiệu quả đào
tạo luôn được quan tâm hàng đầu. Đánh giá chương trình đào tạo là cơ sở khoa học
giúp trường CĐN Cần Thơ tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học.
Do vậy, chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo luôn là vấn đề trọng tâm hiện
nay của tất cả các trường cao đẳng, đại học. Việc tổ chức đánh giá chương trình đào tạo
của mỗi trường, mỗi khoa, mỗi chương trình đào tạo có vai trò rất quan trọng trong quá
trình bảo đảm chất lượng và nâng cao hiệu quả đào tạo.
Vì các lý do nêu trên, đề tài “Đánh giá chương trình đào tạoTrung cấp May tại
trường Cao Đẳng nghề Cần Thơ” được thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá chương trình đào tạo Trung cấp nghề May tại Trường Cao Đẳng nghề
Cần Thơ nhằm tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo hệ Trung
cấp ngành May.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng thực hiện chương trình đào tạo ngành May hệ
Trung cấp trường Cao Đẳng nghề Cần Thơ.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
- Thực trạng hoạt động đào tạo ngành May hệ trung cấp tại trường Cao Đẳng nghề Cần
Thơ.
- Khách thể điều tra: Sinh viên Trung cấp May đã tốt nghiệp; sinh viên Trung cấp
May đang học năm cuối; giáo viên ngành May, cán bộ quản lý; cơ quan sử dụng lao
động
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Đánh giá chất lượng đào tạo hệ Trung cấp nghề May tại Trường Cao Đẳng nghề Cần
Thơ.
- 2 -
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Khi đánh giá đúng, đánh giá trung thực chương trình đào tạo Trung cấp nghề
May thì chúng ta sẽ có cơ sở thực tiễn để cải tiến chương trình đào tạo và tìm ra các
giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng dạy và học ngành May tại Trường.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu lý thuyết: các cơ sở lý luận để thực hiện đề tài.
- Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực trạng việc thực hiện chương trình đào tạo hệ Trung
cấp nghề May tại trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ.
- Nhiệm vụ 3: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và tiến hành đánh giá chương trình
đào tạo hệ Trung cấp nghề May tại trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ.
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu, phân tích tài liệu và lựa chọn các khái niệm làm cơ sở cho vấn đề
nghiên cứu
- Tổng hợp các tài liệu đã phân tích, khái quát hóa và đưa vào cơ sở lý luận của đề
tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra: người nghiên cứu sử dụng phiếu khảo sát đối với sinh viên
Trung cấp May đã tốt nghiệp; sinh viên Trung cấp May đang học năm cuối; giáo viên
ngành May, cán bộ quản lý tại trường Cao đẳng nghề Cần Thơ và cơ quan sử dụng lao
động (Xin xem phụ lục 3, 4,5,6)
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
7.2.3. Phương pháp chuyên gia
7.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lý dữ liệu.
8. Phương pháp đánh giá:
- Bước 1: Xác định tiêu chí đánh giá
- Bước 2: Thu thập thông tin, dữ liệu
- Bước 3: Phân tích dữ liệu, đánh giá.
9. Tính khả thi của đề tài:
Qua thời gian học tập và làm việc ở đơn vị hơn 10 năm, người nghiên cứu có nhiều
thuận lợi là: Gắn bó lâu dài với đơn vị nên rất thuận lợi khi sử dụng phương pháp điều
tra thăm dò ý kiến để thu thập các thông tin thực tế đào tạo ngành May; được sự ủng
- 3 -
hộ, động viên của lãnh đạo nhà trường.Từ những yếu tố nêu trên, người nghiên cứu
nhận thấy rằng đề tài nghiên cứu có khả năng ứng dụng tốt tại trường.
10. Cấu trúc luận văn:
Phần A: Mở đầu
Phần B: Nội dung gồn có ba chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đánh giá chương trình đào tạo hệ Trung cấp
nghề May tại trường Cao Đẳng nghề Cần Thơ.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc đánh giá chương trình đào tạo hệ Trung cấp
nghề May tại trường Cao Đẳng nghề Cần Thơ.
Chương 3: Đánh giá chương trình đào tạo hệ Trung cấp nghề May tại trường
Cao Đẳng nghề Cần Thơ.
Phần C: Kết luận – Kiến nghị
Tài liệu tham khảo và Phụ lục
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO TRUNG CẤP NGHỀ MAY TẠI TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
1.1.1.Tính thời sự về vấn đề nghiên cứu:
Việc đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo là việc tất yếu phải làm trong giáo dục
ở nhiều nước phát triển trên thế giới: Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Mỹ, Úc, và trong khu vực:
Trung Quốc, Hàn Quốc, nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
Ở nhiều nước, công việc này được tiến hành dựa trên các tiêu chí chuẩn do chính các cơ
quan và hiệp hội đánh giá chất lượng hoặc chính Bộ Giáo Dục đề ra.
Ở Việt Nam, cho đến nay đã có các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương
trình giáo dục do Bộ GDĐT ban hành: 1-chương trình giáo dục ngành giáo dục tiểu học
trình độ cao đẳng, 2-chương trình đào tạo GV THPT trình độ đại học, 3-chương trình
giáo dục SPKT CN trình độ đại học. Ngoài ra, còn có bộ tiêu chuẩn đánh giá chương
trình của VEF và bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình giáo dục của hai ĐHQG
Tp.HCM và ĐHQG Hà Nội. Tháng 10/2011 Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng
- 4 -
giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phát hành Tài liệu hướng dẫn tự đánh giá
chương trình giáo dục sư phạm kỹ thuật công nghiệp trình độ đại học.
1.1.2. Một số đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu
Ở nước ngoài, năm 1991 Hiệp hội các trường Đại học Hà Lan tiến hành một
cuộc đánh giá chương trình quốc tế công nghệ Điện (International Programme Review
Electrical Engineering – IPR-EE).
Ở trong nước, năm 1999, nhóm nghiên cứu của trường đại học Nông lâm thành
phố Hồ Chí Minh do PGS.Tiến sĩ Đỗ Huy Thịnh chủ đề tài đã tiến hành nghiên cứu đề
tài cấp bộ: “Đánh giá hiệu quả đào tạo và hiệu quả sử dụng đội ngũ nhân lực tốt nghiệp
của trường Đại học Nông lâm giai đoạn 1975 – 2000”. Tháng 3 năm 2002, công trình
nghiên cứu đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng
đào tạo dùng cho các trường đại học Việt Nam” do Giáo sư Nguyễn Đức Chính chủ
biên, đã được hội đồng khoa học nhà nước nghiệm thu chính thức. Kết quả của công
trình là đưa ra được một bộ tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất
lượng đào tạo của một trường đại học gồm 26 tiêu chí thuộc 8 lãnh vực hoạt động của
trường đại học. Năm 2005 bộ tài liệu hướng dẫn tự đánh giá do Dự án Giáo dục đại học
ký hợp đồng với trung tâm Đảm bảo chất lượng và NCPTGD, ĐH QGHN biên soạn
dưới sự giám sát về chuyên môn của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ Giáo
dục và Đào tạo) có 10 tiêu chuẩn gồm 53 tiêu chí đã được triển khai tự đánh giá tại 10
trường đại học.
Các đề tài đã nghiên cứu gần đây:
“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành công nghệ may hệ trung học
chuyên nghiệp tại trường Trung học kỹ thuật May và Thời trang II” của Phan Thị Hải
Vân thực hiện năm 2002.
“ Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề Dung Quất nhằm đáp ứng nhu
cầu cho khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi” của Bùi Thị Hạnh thực hiện năm
2007.
1.2. Khái niệm các thuật ngữ
1.2.1. Đánh giá:
Theo Marchese (1987): “ đánh giá là việc tập hợp, xem xét và sử dụng một cách hệ
thống các thông tin về chương trình đào tạo nhằm mục đich cải tiến việc học tập và
- 5 -
phát triển của sinh viên. Mỗi chương trình đào tạo, mỗi môn học đều có mục tiêu
chung và mục tiêu cụ thể. Vấn đề quan trọng là các mục tiêu này phải được thể hiện rõ
ràng trong chương trình học”
Đánh giá chất lượng đào tạo: Đánh giá chất lượng một sản phẩm thuộc quyền
của người tiêu dùng, của nhà sản xuất. Trong giáo dục, chủ thể đánh giá bao gồm nhà
trường, cơ quan quản lý giáo dục, giáo viên, sinh viên, xí nghiệp – đơn vị sử dụng sinh
viên tốt nghiệp, phụ huynh học sinh và cả xã hội.
Theo A.I. Vroeijenstijn (2002) tính chất của chất lượng tùy thuộc vào chủ thể:
- Đối với nhà nước, chất lượng là có nhiều sinh viên tốt nghiệp đạt các tiêu chuẩn,
đúng thời gian đào tạo, chi phí thấp.
- Đối với các đơn vị sử dụng lao động lại quan tâm đến kiến thức, kỹ năng và đạo
đức của sinh viên.
- Đối với giáo viên lại chú ý đến sự chuyển giao kiến thức, môi trường học tập,
mối quan hệ giữa giảng dạy và nghiên cứu.
- Đối với sinh viên, chất lượng được quan tâm sự phát triển cá nhân, sự chuẩn bị
cho một vị trí trong xã hội.
Đánh giá chương trình đào tạo:
Theo Nguyễn Kim Dung “ đánh giá chương trình đào tạo là quá trình xem xét
toàn bộ các thành tố của chương trình đào tạo để kiểm tra chương trình đào tạo có
đạt được tất cả những mục tiêu theo các phương pháp đã được đề ra hay không”
Đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo:
Quá trình đào tạo được hợp thành bởi nhiều yếu tố như: mục tiêu, nội dung,
phương pháp phương tiện, tổ chức quá trình, đánh giá kiểm tra. Tuy nhiên, kết quả học
tập của người học chỉ phản ảnh hiệu quả trong (Internal Efficency) quá trình đào tạo,
chúng còn mang trong đó sự đánh giá chủ quan của nhà trường; còn một yếu tố rất
quan trọng khác là hiệu quả ngoài (External Efficency) thể hiện ở kết quả hoạt động
trên thị trường lao động của người học.
1.2.2.Chương trình đào tạo
1.2.2.1. Đào tạo:
Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội
và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,… một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị
cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động
- 6 -
nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn
minh của loài người. Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn
với giáo dục đạo đức nhân cách (Từ điển Bách khoa).
1.2.2.2.Chương trình đào tạo:
Theo Lê Viết Khuyến có nhiều cách định nghĩa chương trình đào tạo khác
nhau tuỳ theo người ta tiếp cận nó theo quan điểm nào?
- Với quan niệm giáo dục là quá trình truyền thụ nội dung kiến thức thì chương
trình đào tạo là bản phát thảo về nội dung đào tạo qua đó người dạy biết mình cần
phải dạy những gì và người học biết mình cần phải học những gì.
- Với quan niệm giáo dục là công cụ để đào tạo nên các sản phẩm với các tiêu
chuẩn đã được định sẵn thì chương trình đào tạo là một kế hoạch phản ảnh các mục
tiêu đào tạo mà nhà trường theo đuổi, nó cho biết nội dung và phương pháp dạy và học
cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra.
- Với quan niệm chương trình đào tạo là quá trình, còn giáo dục là sự phát triển
thì chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (có thể
kéo dài một vài giờ,một ngày, một tuần hoặc vài năm). Bản thiết kế tổng thể đó cho ta
biết nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì ta có thể trông đợi ở người học sau khóa
học, nó phát họa ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho ta
biết phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả
những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ.
Như vậy, chương trình đào tạo là một tổng thể toàn vẹn nội dung học tập được
giảng dạy trong nhà trường theo một quy trình chặt chẽ logic về mặt nội dung, phương
pháp, cách thức đánh giá và thời gian thực hiện nhằm thay đổi người học để đạt đến
mục tiêu của chương trình học.
1.2.3.Chất lượng đào tạo
Chất lượng: “ Chất lượng được định nghĩa như mức độ mà sản phẩm hoặc dịch vụ
của nhà trường / tổ chức đáp ứng mong đợi của khách hàng”. Ý tưởng chính của khái
niệm chất lượng không coi sự thành công của nhà trường chỉ thông qua các chỉ số đầu
ra mà nó còn quan tâm đến các chỉ số đầu vào và các chỉ số về quá trình.
Trong sản xuất, chất lượng của một sản phẩm được đánh giá qua các mức
độ đạt các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra của sản phẩm; trong đào tạo, chất lượng đào
- 7 -
tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương
trình đào tạo.
Chất lượng giáo dục:
Trong kỷ yếu hội thảo Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp Việt Nam,
theo hai tác giả Lê Đức Ngọc và Lâm Quang Thiệp – Đại học quốc gia Hà Nội – thì
“CLĐT được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một
CTĐT”.
Theo GS – TS. Phạm Minh Hạc: “Chất lượng giáo dục là kết quả tổng hợp phản
ánh mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục đào tạo ở từng người học, từng
lớp, trường, địa phương và cả nước có sự phát triển bền vững”
1.2.4. Hiệu quả đào tạo:
Hiệu quả: “Hiệu quả thường được định nghĩa như mức độ đạt được các mục
tiêu đặt ra”.
Hiệu quả đào tạo: “Hiệu quả đào tạo là kết quả do quá trình hoạt động đào tạo
nhân lực của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
mang lại so với những yêu cầu đặt ra trong những điều kiện xác định…”.
1.3. Các mô hình đánh giá chương trình đào tạo:
1.3.1. Sơ lược tình hình đánh giá CLĐT trong nước và trên thế giới
1.3.2. Các mô hình đánh giá chất lượng đào tạo
1.3.2.1. Mô hình Kirkpatrick
Năm 1975, Donald Kirkpatrick giới thiệu một mô hình bốn mức đánh giá hiệu quả đào
tạo và được ông cập nhật mới nhất vào quyển sách Evaluating Training Programs vào
năm 1998. Những mức này có thể được áp dụng cho sự đào tạo theo hình thức truyền
thống hoặc dựa vào công nghệ hiện đại.
1.3.2.2. Mô hình đánh giá thành quả chương trình của Mỹ
Hình 1.4 Mô hình đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo của Mỹ
1.3.2.3. Mô hình Warr Bird & Rackham
- 8 -
Đánh giá trong phạm vi vấn đề (context evaluation): xem xét lại các khía cạnh
như các điều kiện hiện hành liên quan đến lĩnh vực điều hành chương trình, xác định
các nhu cầu đào tạo, các vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện để đạt được các mục
tiêu cuối cùng, những thay đổi trong việc thực hiện điều hành tại các giai đoạn chuyển
tiếp, các mục tiêu tức thời và thành quả đạt được.
1.3.2.4. Mô hình phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths
(điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ).
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức Việc áp dụng công cụ phân tích SWOT có
thể tiến hành bằng cách lập sơ đồ SWOT để liệt kê các yếu tố.
Trong quá trình lập kế hoạch, chiến lược, tổ chức xác định mục tiêu hàng đầu của
kế hoạch là gì và sử dụng công cụ phân tích SWOT để đánh giá khả năng đạt mục tiêu
đó.
1.3.2.5. Đánh giá chương trình đào tạo theo “Tài liệu hướng dẫn tự đánh giá chương
trình giáo dục sư phạm kỹ thuật công nghiệp trình độ đại học” – Cục khảo thí và kiểm
định chất lượng giáo dục – Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, ban hành tháng 11/ 2011, đánh giá chương trình theo 07 tiêu
chuẩn.(Xin xem phụ lục 21)
Sau khi phân tích các mô hình trên, người nghiên cứu nhận thấy đánh giá
chương trình đào tạo dựa trên “Tài liệu hướng dẫn tự đánh giá chương trình giáo dục
sư phạm kỹ thuật công nghiệp trình độ đại học” – Cục khảo thí và kiểm định chất
lượng giáo dục – Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN của Bộ Giáo dục và Đào
tạo 2011 cho kết quả cụ thể và toàn diện hơn cả. Kết hợp với thực tiễn đào tạo ngành
May tại trường CĐN Cần Thơ, người nghiên cứu quyết định chọn mô hình này làm mô
hình tham chiếu để đánh giá CTĐT ngành May.
Dựa theo mô hình này, người nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chương trình
đào tạo trung cấp nghề May tại trường Cao đẳng nghề Cần Thơ.
1.4. Phương pháp đánh giá:
1.4.1.Phương pháp Baldrige: được Hiệp hội Chất lượng Mỹ sử dụng từ năm 1987.
Phương pháp này hướng đến cách đánh giá tổng hợp về quản lý thành quả của cơ sở
- 9 -
đào tạo dựa trên 7 tiêu chí như đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, dịch vụ sinh
viên . . . theo thang điểm từ thấp đến cao.
1.4.2.Phương pháp Barnett: đánh giá chủ yếu vào người học ở bốn hoạt động: xây
dựng môn học và chương trình học, mối tương tác giữa dạy và học, đánh giá người
học, đánh giá đội ngũ giảng dạy.
1.4.3. Phương pháp ISO 9000: 2000 được sử dụng để kiểm tra chất lượng trong sản
xuất từ năm 1987 và được điều chỉnh để sử dụng trong lĩnh vực giáo dục từ những năm
90 (hiện nay là ISO 9001: 2000). Phương pháp này dựa trên 21 tiêu chí đánh giá trong
bốn lĩnh vực: trách nhiệm của nhà quản lý, quản lý các nguồn lực, đánh giá thành
phẩm, đo lường – phân tích và cải tiến
1.4.4. Theo Carter McNamara có ba phương pháp đánh giá một chương trình đào
tạo:Đánh giá dựa trên mục tiêu, đánh giá dựa trên quá trình, đánh giá dựa trên thành
quả
1.4.5. Theo tài liệu về kiểm định chương trình giáo dục “Tài liệu hướng dẫn tự đánh
giá chương trình giáo dục sư phạm kỹ thuật công nghiệp trình độ đại học” – Cục khảo
thí và kiểm định chất lượng giáo dục – Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN của
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 06 tháng 6 năm 2011 thì có 07 tiêu chuẩn để đánh giá;
mục đích nhằm nâng cao chất lượng chương trình giáo dục, xác nhận mức độ chương
trình giáo dục đáp ứng mục tiêu của trường trong từng giai đoạn phát triển.
1.5. Kỹ thuật đánh giá:
1.5.1.Phiếu điều tra bằng bảng câu hỏi (Questionnaire): bảng hỏi là tập hợp các câu
hỏi một cách hệ thống mà người đọc có thể tự trả lời qua sự hướng dẫn đơn giản từ
phiếu hỏi.
1.5.2. Phỏng vấn (Interview): người đánh giá nói chuyện, thu thập thông tin trực tiếp
với đối tượng. Trong phương pháp phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn qua điện thoại
thì vai trò người hỏi vô cùng quan trọng, người hỏi cần phải biết cách hỏi sao cho đối
tượng cảm thấy thoải mái và muốn trả lời.
1.6. Tiêu chí đánh giá:
Dựa vào chương trình TCN May của trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ; dựa vào các ý
kiến chuyên gia; dựa vào tài liệu về kiểm định chương trình giáo dục “Tài liệu hướng
dẫn tự đánh giá chương trình giáo dục sư phạm kỹ thuật công nghiệp trình độ đại học”
– Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục – Dự án phát triển giáo viên THPT và
- 10 -
TCCN của Bộ Giáo dục và Đào tạo 2011, người nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh
giá chương trình Trung cấp nghề May gồm 08 tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn 1: Chương trình đào tạo
Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giáo viên
Tiêu chuẩn 3: Phương pháp giảng dạy và học tập
Tiêu chuẩn 4: Giáo trình, tài tham khảo và thư viện
Tiêu chuẩn 5: Trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất
Tiêu chuẩn 6: Kiểm tra đánh giá
Tiêu chuẩn 7: Người được đào tạo
Tiêu chuẩn 8: Cơ quan sử dụng lao động
Người nghiên cứu dựa trên 08 tiêu chuẩn trên để đánh giá chương trình đào tạo hệ trung
cấp nghề May tại trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ.
Trong phạm vi bài luận văn, chương trình đào tạo được nhìn với quan niệm chương
trình đào tạo là quá trình, giáo dục là sự phát triển; do đó, đánh giá chương trình đào
tạo được hiểu là sự thống kê, phân tích một cách hệ thống tất cả các yếu tố có ảnh
hưởng đến hiệu quả của chương trình, những khả năng mà sinh viên có được trong quá
trình học, quá trình tham gia sản xuất để từ đó đề xuất những giải pháp cải tiến chương
trình đào tạo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thứ nhất: Ở nước ta hiện nay, quan điểm cho rằng các cơ sở đào tạo phải là
những cơ sở có chất lượng và có thể giúp cho học viên trở thành những người có
năng lực, biết ứng dụng kiến thức, tư duy và giải quyết vấn đề ngày càng được các
nhà giáo dục quan tâm. Điều này, đòi hỏi nhà trường phải có các “sản phẩm” đầu
ra là người tốt nghiệp không ngừng có kiến thức và kỹ năng cần thiết của những
công dân có trách nhiệm và có thể đóng góp được nhiều cho sự phát triển của đất
nước nói chung và giáo dục nói riêng.
Đánh giá chương trình đào tạo có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng người dạy và sau đó là chất lượng học tập của người học.
Thứ hai: Đánh giá chương trình đào tạo nói chung, chương trình trung cấp May
tại trường Cao đẳng nghề Cần Thơ nói riêng, người nghiên cứu trình bày cơ sở lý
luận của đề tài: tổng quan về việc đánh giá chương trình đào tạo trong và ngoài
nước; các đề tài có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu; các khái niệm liên quan đến
- 11 -
đề tài nghiên cứu như: Đánh giá, đánh giá chất lượng đào tạo, đánh giá chương
trình đào tạo, đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo; đào tạo, chương trình đào
tạo, chất lượng, chất lượng đào tạo, hiệu quả, hiệu quả đào tạo, hệ đào tạo.
Thứ ba: Người nghiên cứu trình bày các mô hình đánh giá, phương pháp đánh giá,
kỹ thuật đánh giá và các tiêu chí đánh giá.
Người nghiên cứu dựa vào tài liệu về kiểm định chương trình giáo dục “Tài
liệu hướng dẫn tự đánh giá chương trình giáo dục sư phạm kỹ thuật công nghiệp
trình độ đại học” – Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục – Dự án phát
triển giáo viên THPT và TCCN của Bộ Giáo dục và Đào tạo 2011 để đánh giá.
Người nghiên cứu chọn các phương pháp sau để tiến hành thực hiện đề tài:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích tài liệu và lựa chọn các khái
niệm làm cơ sở cho vấn đề nghiên cứu.Tổng hợp các tài liệu đã phân tích, khái quát
hóa và đưa vào cơ sở lý luận của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, Phương pháp phỏng vấn,
Phương pháp chuyên gia.Phương pháp thống kê toán học để xử lý dữ liệu
Người nghiên cứu lựa chọn kỹ thuật đánh giá chương trình bằng phiếu điều tra
bằng bảng câu hỏi, đồng thời thu thập thông tin trực tiếp bằng phương pháp phỏng vấn.
Các tiêu chí đánh giá chương trình trung cấp May tại trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
được xây dựng gồm có 08 tiêu chí: Chương trình đào tạo, Đội ngũ giáo viên, Phương
pháp giảng dạy và học tập, Giáo trình, tài tham khảo và thư viện, Trang thiết bị học tập
và cơ sở vật chất, Kiểm tra đánh giá, Người được đào tạo, Cơ quan sử dụng lao động.
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO TRUNG CẤP NGHỀ MAY TẠI TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ
2.1. Tổng quan về tình hình lao động và đào tạo nghề Dệt may tại thành phố Cần
Thơ
2.1.1. Tình hình đào tạo nghề tại TP. Cần Thơ
2.1.2. Nhu cầu lao động tại TP.Cần Thơ (tin tức- Xuất khẩu may mặc, 26/6/2010)
2.2. Giới thiệu về trường Cao Đẳng nghề Cần Thơ
Tiền thân là Trường Trung Học Kỹ Thuật Phong Dinh được xây dựng từ năm
1964. Sau 30/04/1975 đổi tên thành Trường Công Nhân Kỹ Thuật Cần Thơ. Từ năm
- 12 -
2001-2007 được cải tạo và nâng cấp từ Dự Án Giáo Dục Kỹ Thuật và Dạy Nghề. Ngày
15/02/2007 được Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội quyết định nâng cấp thành
Trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ.
2.3. Chương trình đào tạo Trung cấp nghề May tại trường Cao Đẳng Nghề Cần
Thơ
2.3.3. Kế hoạch đào tạo Trung cấp nghề May
Bảng 2.1. Bảng thống kê tỷ lệ các khối kiến thức trong CTĐT
LOẠI HỌC PHẦN SỐ GIỜ TỶ LỆ (%)
Kiến thức đại cương 210 8,79
Kiến thức cơ sở 350 14,64
Kiến thức chuyên ngành 1830 76,67
Tổng cộng 2390 100
(Trong đó 1830 giờ khối kiến thức chuyên ngành tính cả thực tập tốt nghiệp.
Thi tốt nghiệp:
Số
TT
Môn thi Hình thức thi Thời gian thi
- Chính trị trắc nghiệm 60 phút
- Lý thuyết nghề trắc nghiệm 90 phút
- Thực hành nghề thực hành 5h
Nguồn: phòng Đào tạo trường CĐN CT)
2.4. Khảo sát thực trạng việc thực hiện chương trình đào tạo Trung cấp nghề May
tại trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ từ năm học 2007-2008 đến 2009-2010
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua quá trình khảo sát thực tế và phân tích kết quả khảo sát về việc thực hiện
chương trình trung cấp May về các mặt như: đầu vào tuyển sinh, phương pháp giảng
dạy, đội ngũ cán bộ giáo viên, kết quả học tập của sinh viên, giáo trình tài liệu tham
khảo, cơ sở vật chất của nhà trường; từ đó người nghiên cứu đi đến kết luận sau:
Thứ nhất: Đối với học sinh sinh viên
Đầu vào truyển sinh: Theo quy chế của Tổng cục Dạy nghề, Trường Cao Đẳng Nghề
Cần Thơ tiến hành tuyển sinh đối với hệ đào tạo Trung cấp từ năm học 2007-2008 đến
nay xét tuyển để xác định số lượng đầu vào đảm bảo yêu cầu đào tạo. Số lượng sinh
viên tham gia đăng ký xét tuyển ngày càng tăng, chứng tỏ sự yêu thích nghề May ngày
- 13 -
càng nhiều. Số lượng sinh viên thực học tăng dần. Hiện tại, trường Cao Đẳng nghề Cần
Thơ đang đào tạo 3 khóa hệ Trung cấp nghề May là 083MTT, 093MTT và 103
MTT.Lớp 083.MTT trong năm thứ nhất số lượng sinh viên giỏi chỉ có 2, khá 20, đa số
là trung bình khá, vẫn có học sinh yếu. Sang năm thứ ba, sỉ số giảm học lực có tiến bộ
hơn nhưng chưa đáng kể.Lớp 093.MTT trong năm thứ nhất số lượng sinh viên giỏi 10,
khá 20, đa số là trung bình khá, vẫn có học sinh yếu. Sang năm thứ ba, sỉ số giảm học
lực có tiến bộ hơn nhưng chưa đáng kể.Lớp 103.MTT trong năm thứ nhất số lượng
sinh viên khá đông, số lượng sinh viên giỏi chỉ có 20, có 5 sinh viên yếu. Sang năm
thứ hai và thứ ba, số lượng sinh viên giỏi vẫn chưa cao, đa số là khá và trung bình khá.
Thứ hai: Đối với giáo viên, cán bộ quản lý
Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa May trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ trình độ
đại học đạt 100 %, đội ngũ giáo viên trẻ 70 % là tiềm năng rất lớn của Khoa May, có
giáo viên dày dặn kinh nghiệm trong giảng dạy và tay nghề vững để đáp ứng kỹ năng
thực hành cho sinh viên. Tuy nhiên số giờ chuẩn và thực giảng của giáo viên khá cao
nên công việc nghiên cứu khoa học của giáo viên bị hạn chế. Giáo viên của các lớp
ngành May đã cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng các phương pháp
phân nhóm, thảo luận hoặc seminar. Tuy nhiên vẫn còn giáo viên sử dụng phương
pháp truyền thống, giảng giải là chính, chủ yếu là các giáo viên giảng dạy các môn
học đại cương.
Thứ ba: Đối với nhà trường
Trường có hơn 30 phòng học lý thuyết và 01 hội trường, 27 xưởng thực hành, hàng
trăm giáo trình các môn học, nội trú có sức chứa trên 450 người. Thư viện với nhiều
đầu sách các loại, nhà trường đã tin học hóa toàn bộ mọi hoạt động trong trường, học
sinh sinh viên có thể truy cập Internet, sử dụng mạng để tìm kiếm các thông tin, thư
viện phục vụ học tập. Xưởng May gồm có 4 phòng thực hành. Các phòng thực hành
đã được trang bị đầy đủ các thiết bị thực tập cho sinh viên.Giáo trình, tài liệu tham
khảo là cơ sở để giúp giáo viên giảng dạy tốt, sinh viên tự học, tự nghiên cứu. Trường
đã tổ chức khuyến khích giáo viên xây dựng các giáo trình chuẩn để giảng dạy, đặc
biệt là giáo trình, giáo án điện tử.
Trên cơ sở các kết quả thu được, người nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
chương trình đào tạo hệ trung cấp May để thực hiện đánh giá chương trình đào tạo
trung cấp May tại trường Cao đẳng nghề Cần Thơ.
- 14 -
Chương 3
ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRUNG CẤP
NGHỀ MAY TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN
THƠ
3.1. Nội dung đánh giá chương trình trung cấp nghề May:
3.1.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chương trình đào tạo: để làm cơ sở cho
việc đánh giá chương trình được hoàn chỉnh hơn; gồm các yếu tố sau:
Tổ chức và quản lý; chương trình đào tạo; giáo trình, tài liệu tham khảo; đội ngũ
giáo viên; phương pháp giảng dạy và học tập; kỉêm tra đánh giá; trang thíết bị học tập
và cơ sở vật chất và cơ quan sử dụng lao động
3.1.2. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo:
Qua phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình đào tạo,
người nghiên cứu dựa vào “Tài liệu hướng dẫn tự đánh giá chương trình giáo dục sư
phạm kỹ thuật công nghiệp trình độ đại học” – Cục khảo thí và kiểm định chất lượng
giáo dục – Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN của Bộ Giáo dục và Đào tạo để
xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề May tại trường
Cao Đẳng nghề Cần Thơ. Để đánh giá độ tin cậy và tính giá trị của Bộ tiêu chí, người
nghiên cứu đã tổ chức xin ý kiến của các chuyên gia.
Sau khi bổ sung, chỉnh sửa Bộ tiêu chí từ các ý kiến góp ý, người nghiên cứu xin
đề nghị Bộ tiêu chí đánh giá gồm có 08 tiêu chuẩn như sau:
Tiêu chuẩn 1: Chương trình đào tạo
Ý nghĩa: Việc xác định mục tiêu sẽ là kim chỉ nam chi phối mọi hoạt động đào tạo của
chương trình. Cấu trúc, nội dung chương trình bảo đảm chất lượng đào tạo.
Tiêu chí 1: Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có cấu trúc hợp lý,
phải bao gồm năng lực chuyên môn, đạo đức, thái độ, ứng xử, giao tiếp của người
được đào tạo.
- Kiến thức lý thuyết.
- Kỹ năng thực hành chuyên môn.
- Khả năng thích ứng với công việc do áp dụng những kiến thức đã học.
- Kỹ năng tự rèn luyện.
- Kiến thức về kinh tế - xã hội.
- 15 -
- Kỹ năng làm việc hợp tác.
- Kỹ năng phát triển và giải quyết vấn đề.
- Tình cảm đối với nghề nghiệp.
- Kỹ năng giao tiếp.
Tiêu chí 2: Chương trình đào tạo được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên ý kiến
phản hồi từ các nhà tuyển dụng, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục nhằm đáp
ứng nhu cầu của xã hội.
- Gởi phiếu thăm dò để xin ý kiến phản hồi.
- Bổ sung, cập nhật giáo trình kịp thời.
Tiêu chí 3: Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng liên thông để sinh viên
có thể học tiếp lên Đại học.
- Số lượng đơn vị học trình phù hợp.
- Các môn học đảm bảo tính liên thông cần thiết.
Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giáo viên
Ý nghĩa: Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có năng lực và nghiệp
vụ sư phạm giỏi là điều kiện tiên quyết để bảo đảm chất lượng đào tạo.
Tiêu chí 1: Đội ngũ giáo viên đáp ứng được nhu cầu về số lượng và trình độ
chuyên môn.
- Tỉ lệ sinh viên trên giáo viên.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn cao.
- Giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
Tiêu chí 2: Giáo viên luôn cập nhật kỹ thuật mới và tham gia nghiên cứu khoa học.
- Giáo viên tham gia các khóa học về công nghệ mới.
- Giáo viên tham gia viết bài về chuyên ngành trong nội san của trường.
- Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường và cấp bộ.
Tiêu chuẩn 3: Phương pháp giảng dạy và học tập
Ý nghĩa: Tiêu chí về phương pháp giảng dạy và học tập nhằm thúc đẩy việc áp dụng
các phương pháp dạy học phù hợp đạt hiệu quả và chất lượng cao trong đào tạo.
Phương pháp giảng dạy nắm trong tay nó vận mệnh công trình đào tạo.
Tiêu chí 1: Giáo viên kết hợp các phương pháp giảng dạy để đạt kết quả cao.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại.
- 16 -
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề.
- Phương pháp trình bày mô phỏng.
- Phương pháp thảo luận theo nhóm.
- Hướng dẫn học sinh tham quan.
Tiêu chí 2: Phương pháp giảng dạy phát huy được tính chủ động tích cực của sinh
viên.
- Khả năng truyền tải kiến thức.
- Bồi dưỡng được khả năng tự học.
- Phát huy được kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kích thích được tính năng động sáng tạo.
Tiêu chuẩn 4: Giáo trình, tài liệu tham khảo và thư viện
Ý nghĩa: Hệ thống thư viện tốt đảm bảo cho cán bộ và sinh viên tra cứu nhanh chóng.
Việc tra cứu tài liệu học tập tốt, các dịch vụ hỗ trợ sinh viên tốt là yếu tố đảm bảo chất
lượng đào tạo.
Tiêu chí 1: Các môn học đều có giáo trình, tài liệu tham khảo để phục vụ việc học
tập của sinh viên.
- Giáo trình giảng dạy có thẩm định của hội đồng khoa học cấp khoa.
- Giáo trình được cập nhật, bổ sung theo định kỳ.
- Có tài liệu tham khảo cho sinh viên.
Tiêu chí 2: Thư viện phục vụ tốt nhu cầu học tập của sinh viên.
- Thư viện có đủ tài liệu để sinh viên tự học thêm.
- Có nối mạng internet để sinh viên có thể tra cứu.
- Các dịch vụ phục vụ sinh viên.
- Hệ thống thư viện đạt yêu cầu.
Tiêu chuẩn 5: Trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất
Ý nghĩa: Cơ sở vật chất là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng,
hiệu quả và hiệu suất trong đào tạo.
Tiêu chí 1: Bộ môn may áo sơ mi, quần Âu, váy
- Dụng cụ chuyên dùng - Máy chuyên dùng
- Dụng cụ kiểm tra - Bàn cắt
- Mô hình may các chi tiết cơ bản - Thiết bị ủi
- Máy may
- 17 -
Tiêu chí 2: Bộ môn may jacket, vecton nữ một lớp
- Dụng cụ chuyên dùng - Máy chuyên dùng
- Dụng cụ kiểm tra - Bàn cắt
- Mô hình may các chi tiết cơ bản - Thiết bị ủi
- Máy may
Tiêu chí 3: Bộ môn thiết kế thời trang trang phục trẻ em
- Dụng cụ chuyên dùng - Máy chuyên dùng
- Dụng cụ kiểm tra - Bàn cắt
- Mô hình may các chi tiết cơ bản - Thiết bị ủi
- Máy may
Tiêu chí 4: Bộ môn thiết kế thời trang công sở
- Dụng cụ chuyên dùng - Máy chuyên dùng
- Dụng cụ kiểm tra - Bàn cắt
- Mô hình may các chi tiết cơ bản - Thiết bị ủi
- Máy may
Tiêu chuẩn 6: Kiểm tra đánh giá
Ý nghĩa: Tiêu chí về kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm thúc
đẩy việc sử dụng các phương pháp kiểm tra và đánh giá chính xác, khách quan và công
bằng.
Tiêu chí 1: Kiểm tra đạt được các yêu cầu đề ra.
- Các bài kiểm tra được thực hiện theo đúng tiến dộ.
- Mức độ yêu cầu của đề bài phù hợp.
- Thời gian phù hợp.
- Đánh giá đúng tình hình học tập của lớp.
Tiêu chí 2: Hình thức kiểm tra mang tính khách quan cao.
- Thi vấn đáp. - Thi trắc nghiệm.
- Làm tiểu luận. - Thi tự luận.
Tiêu chuẩn 7: Người được đào tạo
Ý nghĩa: Đánh giá năng lực và phẩm chất sinh viên là khâu chính trong đánh giá chất
lượng đào tạo.
Tiêu chí 1: Đảm bảo người học được phổ biến đầy đủ về chương trình đào tạo
và các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá.
- 18 -
- Mục tiêu đào tạo.
- Chương trình đào tạo.
- Quy chế học vụ.
Tiêu chí 2: Đảm bảo người học đạt được những kiến thức và kỹ năng cần thiết.
- Kiến thức lý thuyết.
- Kỹ năng thực hành chuyên môn.
- Kỹ năng thích ứng với công việc.
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu.
- Khả năng làm việc hợp tác.
- Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Hiểu biết về kinh tế- xã hội.
Tiêu chuẩn 8: Cơ quan sử dụng lao động
Ý nghĩa: Đánh giá của cơ quan sử dụng lao động về sinh viên tốt nghiệp là yếu tố chủ
yếu trong đánh giá hiệu quả đào tạo.
Tiêu chí 1: Ngành học đáp ứng được nhu cầu của cơ quan sử dụng lao động.
- Tỉ lệ người học sau khi ra trường có việc làm.
- Mức độ hài lòng của cơ quan sử dụng lao động.
Tiêu chí 2: Người học đáp ứng được yêu cầu của cơ quan sử dụng lao động.
- Kiến thức lý thuyết.
- Kỹ năng thực hành chuyên môn.
- Kỹ năng thích ứng với công việc.
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu.
- Hiểu biết về kinh tế- xã hội.
- Khả năng làm việc hợp tác.
- Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.
- Tình cảm đối với nghề.
3.2.Phương pháp tiến hành thu thập dữ liệu và đánh giá:
3.2.1. Lựa chọn phương pháp: Người nghiên cứu chọn phương pháp thu thập thông
tin qua bảng câu hỏi (Questionnaire) kết hợp phần nào với phỏng vấn chọn lọc (In-
depth interviewing).
3.2.2. Chọn mẫu đối tượng khảo sát:
- 19 -
Các đối tượng tham gia cho ý kiến đánh giá chương trình đào tạo ngành May được
chọn bao gồm 04 đối tượng: sinh viên đã tốt nghiệp ngành May; sinh viên năm cuối
ngành May; cán bộ quản lý, giảng viên trực tiếp giảng dạy và các cơ quan tiếp nhận
sinh viên đến thực tập hoặc làm việc khi ra trường.
3.2.3. Không gian tiến hành khảo sát:
Đối tượng đã, đang tham gia dạy và học ngành May, các cán bộ quản lý tại
trường Cao Đẳng nghề Cần Thơ, các cơ quan sử dụng lao động.
3.2.4. Thời gian tiến hành điều tra:
Quá trình điều tra khảo sát được tiến hành từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 7 năm
2012.
3.3. Phân tích dữ liệu và đánh giá:
Đánh giá tiêu chí: đánh giá các yếu tố trong nội dung từng tiêu chí qua thống kê ý
kiến của các đối tượng tham gia đánh giá theo xếp loại Tốt - Khá - Đạt- Không đạt
3.4. Kết quả khảo sát:
3.4.1. Mẫu khảo sát là sinh viên đã tốt nghiệp ngành May hệ trung cấp tại trường
Cao Đẳng nghề Cần Thơ:
Tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường 78 sinh viên, số phiếu phát ra 40 phiếu,
số phiếu thu vào 36 phiếu, đạt tỉ lệ 90%.
Thống kê đánh giá nội dung được đào tạo so với công việc thực tế
Bảng 3.2. Bảng thống kê ý kiến đánh giá nội dung được đào tạo so với công việc thực
hiện
ST
T
NỘI DUNG
4 3 2 1
Điểm
TB
N1 % N2 % N3 %
N
4
%
1 Kiến thức lý thuyết 12 33.3 15 41.7 6 16.7 3 8.3 3.0
2 Kiến thức về thực hành 1 2.8 9 0.3 26 72.2 0 0.0 2.3
3
Khả năng thích ứng với
công việc
6 16.7 17 47.2 12 33.3 1 2.8 2.8
4 Kỹ năng tự rèn luyện 0 0.0 20 55.6 16 44.4 0 0.0 2.6
5 Kiến thức về kinh tế- xã hội. 4 11.1 9 0.3 21 58.3 2 5.6 2.4
6 Khả năng làm việc hợp tác 5 13.9 21 58.3 10 27.8 0 0.0 2.9
7 Kỹ năng phân tích và giải 1 2.8 20 55.6 15 41.7 0 0.0 2.6
- 20 -
quyết vấn đề
8
Tình cảm đối với nghề
nghiệp
13 36.1 18 0.5 5 13.9 0 0.0 3.2
9 Kỹ năng giao tiếp 5 13.9 17 47.2 14 38.9 0 0.0 2.8
Trong đó, N1: Tốt N2: Khá N3: Đạt N4: Không đạt/không có
Biểu đồ 3.1. Thống kê ý kiến đánh giá nội dung được đào tạo so với công việc thực tế
Bảng thống kê có 4 mức đánh giá là tốt, khá, đạt và không đạt/không có, tương
ứng với các mức điểm là 4,3,2,1. Từ đó tính ra điểm trung bình cho từng nội dung cụ
thể. Các ý kiến đánh giá ở các nội dung kiến thức lý thuyết, khả năng làm việc hợp tác
và lòng yêu mến thiết tha với nghề ở mức tốt, khá cao, còn các nội dung khác cũng ở
mức đạt trở lên.
Mẫu điều tra là sinh viên đã tốt nghiệp ngành May còn được khảo sát ở những nội
dung:
- Mức độ đáp ứng về nhu cầu học tập tại trường CĐN Cần Thơ
- Mức độ phổ biến thông tin cần thiết đến sinh viên
- Phương pháp giảng dạy của giáo viên
- Phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy
- Những khó khăn khi đi bắt đầu công việc
- Các đề nghị một số môn học cụ thể cần bổ sung trong chương trình đào tạo
- Những điều cần sửa đổi hay bổ sung để nâng cao chất lượng đào tạo tại trường
Qua thống kê phiếu điều tra sinh viên tốt nghiệp ra trường có các vấn đề sau:
* Hầu hết sinh viên hài lòng với nội dung chương trình đào tạo, tuy nhiên chương
trình còn hạn chế về kỹ năng thực hành chuyên môn và kỹ năng giao tiếp.
12
15
6
3
1
9
26
0
6
17
12
1
0
20
16
0
4
9
21
2
5
21
10
0
1
20
15
0
13
18
5
0
5
17
14
0
0
5
10
15
20
25
30
Kiến thức
lý thuyết
Kiến thức
về thực
hành
Khả năng
thích ứng
với công
việc
Kỹ năng tự
rèn luyện
Kiến thức
về kinh tế-
xã hội
Khả năng
làm việc tác
hợp
Kỹ năng PT
và CQ vấn
đề
Tình cảm
đối với
nghề
nghiệp
Kỹ năng
giao tiếp
Tốt
Khá
Đạt
Không đạt
- 21 -
* Những khó khăn trong quá trình làm việc: ngoại ngữ và kinh nghiệm thực tiễn.
* Cuối cùng đề nghị bổ sung chương trình đào tạo liên thông có hai vấn đề chính là
cập nhật, đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình học và tăng giờ thực tập tại trường.
3.4.2.Thống kê mẫu điều tra là sinh viên đang học năm cuối ngành May tại trường
Cao Đẳng nghề Cần Thơ
Tổng số sinh viên đang học 98 sinh viên, số phiếu phát ra 98 phiếu, số phiếu thu
về 98 phiếu đạt tỉ lệ 100%.
Phiếu khảo sát ở một nội dung cụ thể:
- Lý do chọn học tại trường
- Lý do bạn chọn vào chuyên ngành đang theo học
- Nội dung được đào tạo so với công việc thực tế
- Mức độ đáp ứng về nhu cầu học tập tại trường CĐN Cần Thơ
- Mức độ truyền tải thông tin cần thiết đến sinh viên
- Đánh giá chung về chương trình đào tạo
- Phương pháp giảng dạy của giáo viên
- Mức độ phù hợp của các bài kiểm tra
- Phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành
- Chương trình đào tạo đang học nên được tăng thêm phần kiến thức
- Những điểm nào cần sửa đổi hay bổ sung để nâng cao chất lượng đào tạo tại
trường
Qua phiếu điều tra đối tượng là sinh viên đang học năm cuối có những vấn đề cần
chú ý sau:
* Sinh viên chọn vào trường CĐN Cần Thơ chủ yếu là do ý thích cá nhân và
chọn ngành học là do yêu thích nghề đang học.
* Phương pháp giảng dạy của giáo viên tham gia giảng dạy là tốt nhưng vẫn còn
tồn tại các hạn chế về việc dùng các công nghệ mới vào giảng dạy nên việc kích thích
tính năng động của sinh viên còn hạn chế.
* Đánh giá chung về chương trình đào tạo ngành May có nội dung về số giờ lý
thuyết vừa đủ và số giờ thực hành ít.
* Về cơ sở thiết bị, phục vụ giảng dạy và học tập khá tốt sẽ hỗ trợ cho sinh viên
học tập.
- 22 -
* Đa số sinh viên đều đề nghị tăng thêm phần chuyên môn và thực hành, điều đó
chứng tỏ rằng chuyên môn nghề và thực hành nghề là hết sức quan trọng trong thực
tiễn làm việc. Tuy nghiên cũng không thể bỏ qua được các kiến thức đại cương và cơ
sở ngành vì các kiến thức này là nền tảng để phát triển.
* Đánh giá các tác động ảnh hưởng đến việc học tập làm cho việc học tập trở
nên khó khăn nếu thiếu phương tiện học tập, giáo viên giỏi, giáo trình lỗi thời và lạc
hậu, sự hướng dẫn và tư vấn học tập, việc làm sinh viên.
3.4.3.Thống kê mẫu điều tra là các cơ quan quản lý và sử dụng lao động:
Số phiếu phát ra là 30 phiếu, số phiếu thu về là 26 phiếu đạt tỉ lệ 86.7%.
Phiếu khảo sát ở một nội dung cụ thể:
- Các lãnh vực hoạt động của cơ quan sử dụng lao động
- Đánh giá chung của các cơ quan quản lý và sử dụng lao động đối với việc sử
dụng lao động là sinh viên Trung cấp ngành May
- Mức độ đáp ứng của các sinh viên trung cấp May trường CĐN CT
- Để đáp ứng với các điều kiện làm việc thực tế, các sinh viên trung cấp May
trường CĐN CT đào tạo cần phải nâng cao kiến thức về các lãnh vực
- Chương trình đào tạo ngành May trường CĐN CT nên bổ sung những môn học
mới
Sau khi thống kê phiếu điều tra của các cơ quan quản lý và sử dụng lao
động tập trung vào các vấn đề sau:
* Các cơ quan quản lý và sử dụng lao động đều hài lòng với việc sử dụng lao
động là sinh viên tốt nghiệp trung cấp May.
* Mức độ đáp ứng công việc của các sinh viên trung cấp May được các cơ quan
sử dụng lao động đánh giá cao. Đặc biệt là khả năng tự học và khả năng làm việc hợp
tác.
* Các cơ quan đều có ý kiến bổ sung nâng cao kiến thức ở các lãnh vực và nhiều
nhất là lãnh vực Công nghệ thông tin và ngoại ngữ.
3.4.4. Bảng thống kê mẫu điều tra là các giáo viên tham gia giảng dạy, cán bộ
quản lý ngành May tại trường Cao Đẳng nghề Cần Thơ: Số phiếu phát ra 16 phiếu,
số phiếu thu vào 16 phiếu, đạt tỉ lệ 100%
Phiếu khảo sát ở một nội dung cụ thể:
- 23 -
- Nhận xét chung về một số vấn đề liên quan đến quá trình đào tạo ngành May
tại Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
- Nhận xét chung của giảng viên về chương trình đào tạo
- Nhận xét của giảng viên về giáo trình và tài liệu tham khảo
- Nhận xét của giảng viên về việc cập nhật kỹ thuật mới và tham gia nghiên cứu
KH
- Đánh giá về khả năng đào tạo của Trường cho sinh viên ngành May theo một
số nội dung.
- Mức độ sử dụng các phương tiện giảng dạy
- Các hình thức kiểm tra đánh giá nào thường được sử dụng trong quá trình
giảng dạy
- Đánh giá về trang thiết bị học tập
Qua thống kê điều tra đối tượng là giáo viên đang tham gia giảng dạy
ngành May có các vấn đề sau:
* Nhận định chung về chương trình có số giờ thực hành còn ít
* Về phương pháp giảng dạy thì chủ yếu giáo viên vẫn sử dụng nhiều các
phương pháp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, mô phỏng. Thỉnh thoảng mới đưa
sinh viên đi tham quan.
* Các hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên sử dụng là thi trắc nghiệm, thi
viết, thi vấn đáp, còn báo cáo tiểu luận thì đôi khi.
* Về trang thiết bị phục vụ giảng dạy tại trường: Dụng cụ chuyên dùng, dụng cụ
kiểm tra, mô hình may các chi tiết căn bản, máy may, máy chuyên dùng có
nhiều. Thiết bị ủi còn ít.
2.4.4. Phân tích dữ liệu và đánh giá
Nhận định chung về thành phần và đối tượng tham gia điều tra :
Qua phiếu điều tra cho thấy có ba lý do chính mà sinh viên chọn học tại Trường
Cao đẳng nghề Cần Thơ là: theo ý thích cá nhân có 45 ý kiến, định hướng của gia đình
và bạn bè 31 ý kiến. Đồng thời qua câu hỏi lý do chọn ngành học thì có 39 ý kiến đồng
tình là do yêu thích ngành mình học và 22 ý kiến đồng tình dễ kiếm việc làm. Điều này
chứng tỏ sinh viên đã chủ động lựa chọn ngành học theo sở thích chính bản thân và có
gia đình định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường. Các cơ quan sử dụng lao
động có lãnh vực hoạt động chủ yếu là nghiệp vụ kỹ thuật chiếm 72.0 %, sản xuất kinh
- 24 -
doanh 20.0%. Điều này nói lên phần lớn sinh viên khi ra trường làm việc rất phù hợp
với ngành mà mình đã học.
Phân tích và đánh giá:
Xây dựng các thang điểm đánh giá:
STT
ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC
1 Từ 3.5 đến 4.0 Tốt
2 Từ 3.0 đến 3.4 Khá
3 Từ 2.0 đến 2.9 Đạt
4 Từ 1.9 trở xuống Không đạt
Sau khi đánh giá, mức độ đạt được của các tiêu chuẩn được thống kê lại
theo bảng dưới đây:
STT
TIÊU CHUẨN ĐTBC
ĐẠT
M
ỨC
1
Tiêu chuẩn 1: Chương trình đào tạo
- Tiêu chí 1: Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, cụ
thể, có cấu trúc hợp lý, phải bao gồm năng lực chuyên
môn, đạo đức, thái độ, ứng xử, giao tiếp của người được
đào tạo.
- Tiêu chí 2: Chương trình đào tạo được định kỳ bổ sung,
điều chỉnh dựa trên ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng,
người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục nhằm đáp ứng nhu
cầu của xã hội.
- Tiêu chí 3: Chương trình đào tạo được thiết kế theo
hướng liên thông để sinh viên có thể học tiếp lên đại học.
2.72
2.0
3.4
ĐẠT
ĐẠT
KHÁ
2
Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giáo viên
- Tiêu chí 1: Đội ngũ giáo viên đáp ứng được nhu cầu về
số lượng và trình độ chuyên môn.
- Tiêu chí 2: Giáo viên cập nhật kỹ thuật mới và tham gia
nghiên cứu khoa học.
2.68
2.20
ĐẠT
ĐẠT
3
Tiêu chuẩn 3: Phương pháp giảng dạy và học tập
- Tiêu chí 1: Giáo viên kết hợp các phương pháp giảng
dạy để đạt kết quả cao.
2.87
ĐẠT
- 25 -
- Tiêu chí 2: Phương pháp giảng dạy phát huy được tính
chủ động tích cực của sinh viên.
2.65
ĐẠT
4
Tiêu chuẩn 4: Giáo trình, tài tham khảo và thư viện
- Tiêu chí 1: Các môn học đều có giáo trình, tài liệu tham
khảo để phục vụ việc học tập của sinh viên.
- Tiêu chí 2: Thư viện phục vụ tốt nhu cầu học tập của
sinh viên.
3.50
3.07
TỐT
KHÁ
5
Tiêu chuẩn 5: Trang thiết bị học tập và cơ sở vật
chất
- Tiêu chí 1: Bộ môn may áo sơ mi, quần âu, váy
- Tiêu chí 2: Bộ môn may áo jacket, vetton nữ một lớp
- Tiêu chí 3: Bộ môn thiết kế thời trang trang phục trẻ em
- Tiêu chí 4: Bộ môn thiết kế thời trang công sở
3.03
3.17
3.41
3.04
KHÁ
KHÁ
KHÁ
KHÁ
6
Tiêu chuẩn 6: Kiểm tra đánh giá
- Tiêu chí 1: Kiểm tra đạt được các yêu cầu đề ra.
- Tiêu chí 2: Hình thức kiểm tra mang tính khách quan
cao.
3.15
3.60
KHÁ
TỐT
7
Tiêu chuẩn 7: Người được đào tạo
- Tiêu chí 1: Đảm bảo người học được phổ biến đầy đủ về
chương trình đào tạo và các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá.
- Tiêu chí 2: Đảm bảo người học đạt được những kiến
thức và kỹ năng cần thiết.
3.50
2.61
TỐT
ĐẠT
8
Tiêu chuẩn 8: Cơ quan sử dụng lao động
- Tiêu chí 1: Ngành học đáp ứng được nhu cầu của cơ
quan sử dụng lao động.
- Tiêu chí 2: Người học đáp ứng được yêu cầu của cơ quan
sử dụng lao động.
2.80
2.65
ĐẠT
ĐẠT
Kết luận chương 3:
Người nghiên cứu giới thiệu về trường Cao Đẳng nghề Cần Thơ và thực trạng đào
tạo ngành may hệ trung cấp, cụ thể là 3 khóa 083MTT, 093.MTT và 10.3MTT với các