Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

thuc đẩy văn hóa giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.14 KB, 3 trang )

3. Giải pháp thúc đẩy văn hóa giao thông
3.1. Triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp tuần tra, kiểm soát, xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm ATGT
Ban ATGT thị xã chỉ đạo huy động tối đa lực lượng, phương tiện từ thị xã, đến xã,
phường, đổi mới phương thức tuần tra, kiểm soát, bố trí lực lượng khép kín tuyến, địa bàn
tuần tra vào các giờ cao điểm để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật
tự ATGT. Xem đây là biện pháp hữu hiệu tạo thói quen để người tham gia giao thông chấp
hành luật pháp về ATGT, xử lý tăng nặng đối với những trường hợp vượt đèn đỏ, không
đội mũ bảo hiểm. Các ngành chức năng Hà Nội cũng tăng cường quản lý hành lang ATGT
đường bộ, đường sắt; rà soát, ngăn chặn kịp thời không để xảy ra tình trạng lấn chiếm hành
lang đường bộ, đường sắt để kinh doanh họp chợ mua bán gây mất TTATGT…
3.2. Không ngừng nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông
Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, đèn chiếu sáng, biển báo... đạt
chuẩn quốc tế, đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường hiện đại. Tổ chức hài hòa mạng lưới
giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, nhằm phát huy tối đa nguồn lực giao thông
đô thị. Tăng cường hợp tác phối hợp giữa ban ngành liên quan để quy hoạch, xây dựng cơ
sở hạ tầng giao thông hợp lý. Bên cạnh đó, đồng bộ hóa công tác quản lý, điều hành, rà
soát lại toàn bộ các văn bản luật pháp, kịp thời bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện phù hợp với
tình hình thực tế, xây dựng một hành lang ATGT, thuận tiện giao thương trong và ngoài
nước.
Đặc biệt là tiến hành sửa chữa hệ thống thoát nước trên địa bàn Hà Nội để đảm bảo an
toàn, thuận tiện cho người tham gia giao thông
3.3. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, từng bước nâng cao
ý thức và hình thành văn hóa giao thông cho người tham gia giao thông.
Để góp phần nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, đẩy mạnh và nâng cao
chất lượng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT là biện
pháp quan trọng hàng đầu. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ GT -
VT cũng như Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các bộ, ban, ngành, địa phương trong
4 tháng còn lại của năm 2012. Trong đó, mở chiến dịch truyền thông tuyên truyền phổ biến
pháp luật về trật tự ATGT, văn hóa giao thông như đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông, đặc biệt đối với trẻ em; đi đúng phần đường, làn đường, đúng tốc độ; an toàn tại


đường ngang giao cắt giữa đường bộ và đường sắt; quy định về xử phạt hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ… Bên cạnh các giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận
thức, theo Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cần có chế tài mạnh mẽ, biện
pháp cứng rắn hơn với một bộ phận cố tình vi phạm quy định của pháp luật về ATGT.
Tổ chức nhiều đợt phát động văn hóa giao thông hơn nữa Có thể nói, Dự án "Đưa
VHGT vào đời sống cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình
thức văn hóa nghệ thuật” cũng là một "vũ khí mềm” tiến công vào mặt trận ATGT, góp
phần để mọi người nâng cao nhận thức về VHGT. Từ đó có hành vi ứng xử có văn hóa khi
tham gia giao thông, hạn chế tai nạn giao thông, tạo nên một trật tự ATGT bền vững, làm
cho đất nước an bình, đẹp đẽ hơn”. Phát huy những hoạt động trọng tâm của dự án VHGT
2012: Phát động sáng tác các kịch bản viết về ATGT, phối hợp với Hội nhạc sỹ sáng tác
các ca khúc và dân ca rồi dựng thành các tiết mục để tiếp tục công diễn, phát sóng trên hệ
thống phát thanh và truyền hình; Tổ chức Hội thảo khoa học về ATGT ở cả 3 khu vực: Các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, vùng Đông Bắc và Tây Nguyên; Tổ chức dàn dựng Chương trình
nghệ thuật về VHGT gồm Múa rối nước, kịch nói, Chèo, Bài Chòi, Cải lương và dân ca để
biểu diễn và ghi hình, in thành đĩa gửi đến các tỉnh để tuyên truyền về VHGT; Tổ chức các
chương trình nghệ thuật đi biểu diễn tại các địa phương; Tiếp tục ra các chuyên mục về
VHGT trên các báo và ấn phẩm; Tiếp tục phát động thiếu nhi toàn quốc vẽ tranh, sáng tác
ảnh về VHGT, có tổng kết, triển lãm và trao thưởng ở một số tỉnh kết hợp tổ chức Hội
thảo...
Không chỉ tuyên truyền văn hóa giao thông trên hệ thống phát thanh và truyền hình,
mà cần có những buổi tuyên truyền trực tiếp. Đặc biệt là giới trẻ, các sinh viên hiện nay
cần có nhiều hoạt động thúc đẩy văn hóa giao thông hơn nữa, nhiều hoạt động tuyên truyền
giao thông, phát huy nhiều chương trình như bổ ích như các hoạt động : “teen tình nguyện
đứng đường lập hàng rào xanh, đèn đỏ”….
Tuyên truyền nét đẹp văn hóa giao thông nhường nhịn, hãy cùng nhường nhịn nhau
khi tham gia giao thông…..

×