Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
“giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây
lắp và thương mại COMA 25”.
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
1
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các
năm 26
Bảng 2a: Bảng kết quả tiêu thụ theo mặt hàng của công
ty 28
Bảng 2b: Bảng Kết quả tiêu thụ mặt hàng nhựa gia
dụng 28
Bảng 3: Bảng kết quả tiêu thụ theo hình thức bán
hàng 30
Bảng 4: Bảng kết quả tiêu thụ theo thị
trường 30
Bảng 5: Bảng kết quả tiêu thụ theo quý
33
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
2
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TSBQ: Tài sản bình quân
BQ: Bình quân
LĐ: Dài hạn
DT: Doanh thu
CP: Chi phí
LN: Lợi nhuận
APEC: (Asia-Pacific Economic Cooperation) - Diễn đàn cộng tác kinh tế Á Châu –
Thái Bình
AFTA: (ASEAN Free Trade Area) - Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
WTO: (World Trade Organization) - Tổ chức thương mại thế giới
ISO : (International Organization for Standardization) - Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn
hoá
TQM: (total quality management) – Hệ thống quản trị chất lượng toàn diện
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
3
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
PHỤ LỤC
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
4
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài “Giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp và thương mại
COMA 25” em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều thầy cô giáo trong
trường Đại học thương mại, đặc biệt là trong bộ môn kinh tế thương mại và các cô, các
chú cùng nhiều anh, chị trong công ty cổ phần xây lắp và thương mại COMA 25.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong trường Đại học
thương mại, bộ môn Kinh tế thương mại, đặc biệt là thầy giáo VŨ TAM HÒA đã tận
tình hướng dẫn và chỉ bảo để em hoàn thành tốt chuyên đề này. Đồng thời, em xin gửi
lời cảm ơn tới tất cả các cô, các chú cùng các anh chị trong công ty, đặc biệt là các anh
chị trong phòng kế toán đã tiếp nhận và cung cấp cho em nhiều số liệu quý giá trong
quá trình thực tập.
Do có nhiều hạn chế về thời gian và kiến thức trong khi thực hiện chuyên đề
này, nên em không thể tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết nhất định. Vì thế, em
rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, sự góp ý, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy
cô và những người quan tâm đến chuyên đề để hoàn thiện hơn nữa chuyên đề nghiên
cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: CAO THỊ QUẾ
Lớp: K42F1
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
5
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa kinh tế thế giới đòi hỏi mỗi quốc gia muốn
đảm bảo sự phồn thịnh và hòa đồng của dân tộc mình vào vòng xoáy thế giới thì dân
tộc ấy phải đặt mình trong sự phát triển chung của thời đại, phải hội nhập vào nền kinh
tế thế giới. Mũi nhọn của khu vực hóa, toàn cầu hóa cho phép các quốc gia mở rộng
hoạt động buôn bán, giao lưu và gia nhập vào thị trường thế giới, đồng thời cũng phải
mở cửa thị trường của mình với bên ngoài. Quá trình này mang lại nhiều thuận lợi
cũng như khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước, vì vậy việc đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là việc tất yếu trong
tình hình hiện nay để tránh bị đào thải ra khỏi vòng xoáy của thời đại. Nó đảm bảo cho
sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy, vấn đề cần đặt
ra với các doanh nghiệp là: làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của mình?
Công ty cổ phần xây lắp và thương mại COMA 25 bước đầu đã gặt hái được
những thành công tương đôi lớn trong tiến trình hội nhập chung của quốc gia, đảm bảo
cho đất nước có được những công trình tương đối vững chắc và hiện đại. Tuy nhiên,
để có thể duy trì và tiếp tục đạt được những thành quả cao hơn nữa, yêu cầu đặt ra với
công ty là phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh toàn diện
nhất để thích ứng và hội nhập trong thời gian tới, đồng thời mở rộng thị trường một
cách mạnh mẽ hơn. Với nhóm mặt hàng rất đặc biệt là vật tư xây dựng và hệ thống
máy móc thiết bị phục phụ cho quá trình thi công các công trình xây dựng. Vấn đề lại
trở nên nghiêm trọng hơn khi cuộc chiến về khoa học công nghệ đang bùng nổ. Công
ty COMA 25 có ưu điểm hơn các công ty xây dựng khác là có lịch sử hình thành từ
khá lâu (vào năm1980), đây có thể được coi là lợi thế so sánh với các công ty trong
ngành. Trong quá trình tìm hiểu công ty, em thấy rằng kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty còn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn so với hoạt động xây lắp và chưa xứng
với tiềm năng và vai trò của công ty trong nền kinh tế. Do đó, yêu cầu cấp bách của
công ty là phải khắc phục những khó khăn vướng mắc trong quá trình kinh doanh các
sản phẩm nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tăng trưởng bền vững.
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
6
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và nhiều yếu tố khách quan tác động đến nên trong
thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây lắp và thương mại COMA 25, em nhận thấy
rằng sản phẩm thiết bị máy móc phục phụ cho xây lắp là rất cần thiết đối với một đất
nước đang yếu kém về cơ sở hạ tầng như Việt Nam, nhất là trong thời kỳ công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước. Vì thế, sản phẩm này có rất nhiều tiềm năng cho doanh
nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trên thị trường hiện nay cũng có rất
nhiều công ty xây dựng kiêm kinh doanh những mặt hàng này, họ cũng đã đưa ra
nhiều chiến lược kinh doanh đem lại hiệu quả cao và chiếm lĩnh thị trường khá lớn. Vì
vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty là vấn đề cấp thiêt thúc
đẩy tiêu thụ sản phẩm dẫn tới tối đa hóa lợi nhuận – là mơ ước của tất cả các doanh
nghiệp khi xác định gia nhập vào thị trường. Nó đặt cho công ty cần có một hướng đi
hợp lý nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước nói
riêng và dần dần mở rộng ra thị trường quốc tế.
Trong những năm gần đây thì nền kinh tế nước nhà chịu ảnh hưởng khá nặng nề
từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Trước tình hình đó, tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty cổ phần xây lắp và thương mại COMA 25 cũng bị giảm sút, công ty
đã cố gắng đưa ra nhiều giải pháp khắc phục tình trạng trên nhưng hiệu quả mang lại
chưa cao. Trong quá trình tìm hiểu công ty thì em muốn tiếp nối cùng công nhân viên
của công ty để tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng trên nhằm góp sức tháo gỡ được
phần nào những khó khăn trên, nên em quyết định chọn đề tài: “giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp và thương mại
COMA 25”.
Với việc tìm ra những giải pháp tháo gỡ những khó khăn trên không những giúp
công ty trở về hoạt động bình thường mà còn giúp nâng cao thị phần, doanh thu, vị thế
và đặc biệt là tối đa hóa lợi nhuận của công ty, giúp công ty phát triển ngày càng bền
vững hơn trên thị trường.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Về lí luận: Đề tài đưa ra những nét khái quát về nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Về thực tiễn: Đề tài tập trung nghiên cứu tổng quan về nâng cao hiệu quả hoạt
đông kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp và thương mại COMA 25 và ảnh hưởng
của nhân tố môi trường đến nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
7
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
5 năm từ năm 2005 – 2009, trên cơ sở đó phát hiện những yếu kém, những vấn đề còn
tồn tại và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Về mặt lý luận: Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến việc
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó làm cơ sở cho việc
nghiên cứu đề tài.
Về mặt thực tiễn: Nên tìm hiểu các yếu tố thực tiễn bằng cách:
- Khảo sát, đánh giá thực trạng và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty COMA 25 trên thị trường.
- Thông qua khảo sát các vấn đề thực tiễn đặt ra được phân tích một cách cụ thể
từ đó đưa ra một số vấn đề còn tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng và máy móc phục phụ cho hoạt động xây lắp
của công ty.
- Từ những tồn tại trên rút ra một số kết luận và đề xuất , kiến nghị giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các sản phẩm của doanh nghiệp.
Trong quá trình xây dựng mục tiêu nghiên cứu của đề tài dựa trên những cơ sở lý
luận và thực tiễn cụ thể kể trên thì em mong rằng đề tài nghiên cứu của em sẽ giúp cho
công ty có cách nhìn tổng hợp trong quá trình tìm hiểu về hiệu quả hoạt động kinh
doanh của mình, đồng thời đưa ra được những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh phù hợp với thực trạng và xu hướng phát triển của thế giới. Đây cũng
chính là mục tiêu chủ đạo trong chuyên đề tốt nghiệp mà em muốn hướng tới.
1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về mặt nội dung: Nội dung đề tài chủ yếu đánh giá thực trạng hoạt động kinh
doanh các sản phẩm thiết bị và máy móc thiết bị phục phụ cho quá trình xây lắp của
công ty COMA 25 và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty.
Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài trên địa bàn cả nước.
Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt
động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2005 – 2009. Đưa ra một số đề xuất vầ
kiến nghị có thể áp dụng trong giai đoạn 2010 -2015.
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
1.5.1. Một số khái niệm
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
8
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
1.5.1.1. Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục
tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể phải bỏ ra để đạt được kết quả đó trong
những điều kiện nhất định.
Một cách chung nhất, kết quả mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu hoạt
động của mình càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu.
Vậy: Hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh mức độ thu lại được kết quả nhằm đạt
được một mục đích nào đó tương ứng với một đơn vị nguồn lực phải bỏ ra trong quá
trình thực hiện một hoạt động nhất định.
1.5.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực,
vật lực, tài lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất
kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế là mối
quan tâm hàng đầu của bất kỳ nền sản xuất nào nói chung và mối quan tâm của doanh
nghiệp nói riêng, đặc biệt nó đang là vấn đề cấp bách mang tính thời sự đối với các
doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay
Bên cạnh đó, hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá
hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với
mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế
này: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Do đó việc nghiên cứu
và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi
doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
đang là một bài toán khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến.
Như vậy hiệu quả kinh doanh là thước đo ngày càng quan trọng của sự tăng
trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của
doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
1.5.1.3 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ quản lý kinh doanh
Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều phải tập hợp các
phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa lao động với các
yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp và từ đó có thể tạo
ra lợi nhuận. Như vậy, mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
9
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
đa hóa lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẵn có. Để đạt được mục tiêu này
quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Hiệu quả kinh doanh
là một trong các công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng
Sản xuất kinh doanh có hiệu quả là điều kiện sống còn đối với mọi doanh
nghiệp
Sản xuất ra cái gì? như thế nào? cho ai? sẽ không thành vấn đề bàn nếu nguồn tài
nguyên không hạn chế. Người ta có thể sản xuất ra vô tận hàng hoá, sử dụng thiết bị
máy móc, nguyên vật liệu, lao động ,một cách không cần tính toán, không cần suy nghĩ
cũng chẳng sao nếu nguồn tài nguyên là vô tận. Nhưng thực tế, mọi nguồn tài nguyên
trên trái đất như đất đai, khoáng sản, hải sản, là một phạm trù hữu hạn và ngày càng
khan hiếm cạn kiệt do con người khai thác và sử dụng chúng không đúng cách. Trong
khi đó một mặt dân cư ở từng vùng, từng quốc gia và toàn thế giới ngày càng tăng và
tốc độ tăng dân số cao làm cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, không có giới hạn,
nhu cầu tiêu dùng vật phẩm của con người lại là phạm trù không có giới hạn. Do vật
liệu, của cải khan hiếm lại càng khan hiếm và ngày càng khan hiếm theo nghĩa tuyệt đối
lẫn tương đối. Thực ra, khan hiếm mới chỉ là điều kiện cần của sự lựa chọn kinh tế buộc
con người phải lựa chọn kinh tế. Càng ngược trở lại đây, tổ tiên ta càng không phải lựa
chọn kinh tế vì lúc đó dân cư còn ít mà của cải trên trái đất lại phong phú đa dạng. Khi
đó loài người chỉ chú ý đến phát triển kinh tế theo chiều rộng. Tăng trưởng kết quả sản
xuất trên cơ sở gia tăng các yếu tố sản xuất, tư liệu lao động đất đai
Như vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các
nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu. Trong điều kiện khan
hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện không thể
không đặt ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào.
1.5.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
* Doanh thu: “doanh thu là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được từ việc bán
hàng hóa và dịch vụ được tính bằng giá của thị trường (P) của hàng hóa nhân với lượng
hàng hóa bán ra”
1
.
Doanh thu là luồng tiền được của hàng sau khi bán các sản phẩm và dịch vụ của
mình. Trong doanh thu được xác định bằng đơn giá nhân với khối lượng hàng hóa.
1
Trích dẫn từ giáo trình kinh tế vi mô – Đại học kinh tế quốc dân
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
10
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường góp phần làm tăng
vốn chủ sở hữu.
* Thị phần: Là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh.
Thị phần = doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường
hay Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị
trường.
Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản
phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanh
nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là
khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới.
* Mức giảm chi phí: Là việc giảm thiểu tối đa các lãng phí (cả vô hình và hữu
hình) trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng giúp
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Mức giảm chi phí tỷ lệ thuận với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
* Lợi nhuận: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của mọi hoạt động kinh doanh
trong một thời kỳ nhất định, nó là chỉ tiêu cơ bản nhất để phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chính là phần chênh lệch giữa tổng
doanh thu và tổng chi phí của hoạt động kinh doanh trong kỳ. Công thức tính lợi nhuận
như sau:
Lợi nhuận là đại lượng tuyệt đối đánh giá hoạt động kinh doanh song bản thân nó
mới chỉ biểu hiện một cách đơn giản mối quan hệ so sánh giữa thu và chi, muốn đưa
được đánh giá sâu rộng hơn ta phải sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận hay còn gọi là
chỉ tiêu doanh lợi.
* Tỷ suất lợi nhuận: Là đại lượng tương đối dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động
kinh doanh, nó được xác định thông qua sự so sánh giữa chỉ tiêu lợi nhuận với các chỉ
tiêu đặc thù của mọi hoạt động kinh doanh là doanh thu, vốn và chi phí. Từ đó ta có chỉ
tiêu tỷ suất lợi nhuận được tính toán như sau:
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận = .100%
Doanh thu đạt được
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
11
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí
nhưng điều kiện để có hiệu quả là tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh
thu.
* Các chỉ tiêu khác: Khoa học kỹ thuật, trình độ - năng lực của công nhân viên,
tính chuyên môn hóa, ….Những chỉ tiêu này cũng đóng vai trò khá quan trọng góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nên quan tâm chú trọng đến các chỉ tiêu, xây dựng các chỉ tiêu phù
hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của mình nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
Sơ đồ về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.5.1.5. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận
a. Hiệu quả sử dụng vốn
Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình
sản xuất. Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử
dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích
sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất. Hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề phức tạp có liên
quan đến tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh (đối tượng lao động và tư
liệu lao động) cho nên doanh nghiệp chỉ có thể nâng cao hiệu quả trên cơ sở sử dụng các
yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Để đạt được hiệu quả cao trong quá
trình kinh doanh thì doanh nghiệp phải giải quyết được các vấn đề như: đảm bảo tiết
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
12
Hiệu quả
kinh
doanh của
doanh
nghiệp
Doanh thu và thị
phần
Mức giảm chi
phí
Lợi nhuận
Chỉ tiêu khác
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
kiệm, huy động thêm để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và doanh
nghiệp phải đạt được các mục tiêu đề ra trong quá trình sử dụng vốn của mình.
b. Hiệu quả sử dụng lao động
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải vật
chất phục vụ cho nhu cầu của mình. Nhưng họ không thể trực tiếp sản xuất ra sản phẩm
phục vụ cho nhu cầu cuẩ mình đòi hỏi. Vì thế mà trong xã hội xuất hiện sự phân công lao
động xã hội để phục vụ cho các đối tượng khác chứ không phải chỉ phục vụ cho riêng
mình.
Theo nghĩa hẹp: Hiệu quả sử dụng lao động là kết quả mang lại từ các mô hình, các
chính sách quản lý và sử dụng lao động. Kết quả lao động đạt được là doạnh thu lợi
nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được từ kinh doanh và việc tổ chức, quản lý lao động,
có thể là khả năng tạo việc làm của mỗi doanh nghiệp.
Theo nghĩa rộng: Hiệu quả sử dụng lao động còn bao hàm thêm khả năng sử dụng
lao động đúng ngành nghề đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động ,là mức độ
chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, khả năng sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở mỗi
người lao động, đó là khả năng đảm bảo công bằng cho người lao động.
c. Hiệu quả sử dụng máy móc, nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá, chỉ
tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và khi tham gia vào quá trình sản
xuất dưới tác động của sức lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật
chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm và toàn bộ giá trị vật liệu được
chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, chiếm tỷ trọng lớn trọng
tổng chi phí sản xuất do đó nó quyết định chất lượng của cả quá trình sản xuất. Đầu vào
có tốt thì đầu ra mới đảm bảo, đó là sản phẩm sản xuất ra mới có chất lượng cao.
Nguyên vật liệu tồn tại dưới nhiều hình thái vật chất khác nhau, có thể ở thể rắn như
sắt,thép, ở thể lỏng như dầu, xăng, sơn ở dạng bột như cát, vôi… tuỳ từng loại hình sản
xuất.
Nguyên vật liệu có thể tồn tại ở các dạng như:
- Nguyên vật liệu ở dạng ban đầu, chưa chịu tác động của bất kỳ quy trình sản xuất
nào.
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
13
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
- Nguyên vật liệu ở các giai đoạn sản xuất khác: nguyên vật liệu là sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm để tiếp tục đưa vào sản xuất, chế tạo thành thực thể của sản phẩm.
Những đặc điểm trên đã tạo ra những đặc điểm riêng trong công tác hạch toán nguyên vật
liệu từ khâu tính giá, đến hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu và sử
dụng quản lý tốt nguyên vật liệu.
Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu là khả năng sử dụng nguyên vật liệu đúng mục
đích, tiết kiệm và có ích trong mọi công việc.
d. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ở từng bộ phận
Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ở từng bộ phận được đề ra dựa trên chỉ tiêu của toàn
công ty. Bộ phận đóng vai trò quan trọng trong công ty sẽ được đưa ra chỉ tiêu cao hơn.
1.5.2. Phân định nội dung vấn đề cần nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của em là: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty cổ phần xây lắp và thương mại COMA 25”
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chính sau:
Thực trạng hoạt động kinh doanh các sản phẩm vật tư xây dựng và máy móc
thiết bị phục phụ cho hoạt động xây lắp của công ty cổ phần xây lắp và thương mại
COMA 25, nghiên cứu những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty nhằm khắc phục tình trạng khó khăn của công ty trong khủng hoảng.
Đề tài còn đi sâu vào tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
cuả công ty như tính chất của thị trường trong nước, tiềm lực tài chính, công nghệ, vốn
của công ty, đối thủ cạnh tranh và cuộc khủng hoảng kinh tế tác động đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
Từ những thực trạng về tình hình kinh doanh và hiệu quả đạt được của công ty ta
đi phân tích và rút ra một số kết luận và đề xuất, kiến nghị về việc đưa ra những giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm giúp công ty nâng cao uy tín và
có bước phát triển vững chắc trên thị trường.
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
14
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI COMA 25
2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề
Trong đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ
phần xây lắp và thương mại COMA 25 thì em đã sử dụng khá nhiều phương pháp tiếp
cận trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình như: Phương pháp so sánh, phương
pháp thu thập số liệu, phương pháp điều tra phỏng vấn, phương pháp phân tích dữ liệu,
phương pháp phỏng vấn chuyên sâu, phương pháp tổng hợp bảng biểu…Tuy nhiên, do
điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên ở đây em chỉ nêu ra một số phương pháp
chủ yếu và sử dụng nhiều nhất trong đề tài đó là:
2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Khái niệm: phương pháp thu thập số liệu là một trong các phương pháp nghiên
cứu khoa học dùng để thu thập số liệu từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước, từ
quan sát và thực hiện thí nghiệm để làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng
minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề nghiên cứu.
- Cách thức tiến hành: có thể thu thập dữ liệu,thông tin bằng nhiều biện pháp,
cách thức và phương tiện khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, tính chất của mỗi đơn vị
thực tập. Với bản thân em khi thực tập tại công ty cổ phần xây lắp và thương mại
COMA 25, em đã thu thập các số liệu, dữ liệu về công ty qua các báo cáo tài chính các
năm của phòng kế toán, qua các văn bản, qua các thông tin đại chúng như sách báo,
truyền hình, internet…phương pháp này được sử dụng ở hầu hết trong bài nhưng mức
độ sử dụng nhiều nhất là ở chương 2.
2.1.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Khái niệm: phương pháp phân tích số liệu là một trong những phương pháp
nghiên cứu khoa học dùng để phân tích các dữ liệu đã được thu thập trong quá trình
nghiên cứu. Có hai phương pháp phân tích số liệu là phương pháp phân tích định tính
và phương pháp phân tích định lượng.
- Cách thức tiến hành: từ những số liệu trong bảng báo cáo kết quả của công ty
về tình hình kinh doanh sản phẩm máy móc phục vụ cho quá trình xây dựng trong các
năm, các giai đoạn trước đó, chọn lọc những số liệu có độ ảnh hưởng và cần thiết đối
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
15
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
với đề tài nghiên cứu nhất ta đi phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty và đưa ra những nhận định riêng về tình hình phát triển của công ty
trên địa bàn cả nước. Từ đó rút ra một số kết luận và đề xuất, kiến nghị phát triển
thương mại sản phẩm máy móc xây dựng đối với công ty trong giai đoạn tiếp theo.
Khi tiến hành phân tích em có kết hợp phân tích định tính với phân tích định lượng
nhằm đạt được sự đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hơn, phương pháp này được
áp dụng chủ yếu ở chương 2 và chương 3.
2.1.3. Các phương pháp khác
Phương pháp so sánh: Qua những số liệu đã thu thập được ta đem so sánh kết
quả kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty từng năm một với nhau.
Chúng ta so sánh giữa chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối cũng như tương đối giữa các năm
với nhau để tìm ra sự khác biệt, từ đó chúng ta đánh giá hoạt động phát triển thương
mại của năm sau với năm trước có gì khả quan hay còn hạn chế. Phương pháp so sánh
giúp chúng ta dễ dàng nhận thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty một cách
tổng quát và khách quan nhất với các chỉ số tuyệt đối cũng như tương đối, giúp cho
việc nhận biết được xu thế phát triển có đạt hiệu quả hay không, giúp cho doanh
nghiệp có những phản ứng trước thực trạng đang diễn ra và từ đó đưa ra những giải
pháp khắc phục, những chiến lược phát triển sao cho phù hợp với tình hình thực tại.
Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Trong quá trình thực tập tại công ty và
trong thời gian làm báo cáo thực tập tốt nghiệp, em đã đi tìm hiểu sâu về tình hình hoạt
động của công ty qua những bài phỏng vấn từ sơ bộ đến chuyên sâu nhằm tìm ra
hướng giải quyết những khó khăn, thắc mắc của vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp, bảng biểu: Từ những số liệu thực tế thu thập được em đã
chuyển thể thành dạng bảng biểu để dễ phân tích và mang tính khoa học hơn.
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến
việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp và
thương mại COMA 25
2.2.1. Khái quát về công ty cổ phần xây lắp và thương mại COMA 25
2.2.1.1. Giới thiệu về công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI
Tên giao dịch tiếng anh: COMA 25 construction and trading joint stock company
Tên viết tắt: COMA 25
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
16
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
Địa chỉ trụ sở chính: Số 55 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Phúc Đồng, quận
Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: 84.04.38759.813/14- 3.8750.635
Fax: 84.04.8750.608 / 04.3.8755.000
Email:
Web:www.coma25.com.vn
Đăng ký kinh doanh số: 0103006777 đăng ký ngày 05/01/2005 do sở Kế hoạch
thành phố Hà Nội cấp.
Mã số thuế: 0100106472
Vốn điều lệ của công ty: 21.000.000.000đ (Hai mươi mốt tỷ đồng chẵn)
2.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại COMA 25 tiền thân là Công ty Xây lắp
và Kinh doanh vật tư thiết bị – Doanh nghiệp Nhà nước hạng I thành lập năm 1980.
Tiền thân của Công ty Cổ phần Xây lắp & Thương mại COMA 25 là Xí nghiệp
Cung ứng Vật tư vận tải trực thuộc Liên Hiệp các Xí nghiệp Cơ khí Xây dựng. Được
thành lập theo Quyết định số 228/BXD - TCCB ngày 04/02/1980. Trong những ngày
đầu mới thành lập. Với đội ngũ CBCNV còn ít ỏi, chức năng chủ yếu là cung ứng vật
tư vận tải cho các đơn vị thành viên trong cùng Liên Hiệp các Xí nghiệp Cơ khí nên
doanh thu còn thấp, đời sống của CBCNV còn khó khăn. Công ty đã không ngừng phát
triển kể từ khi thành lập, xuất phát điểm với 20 cán bộ công nhân viên (CBCNV) đến
nay đã có lượng CBCNV hợp đồng dài hạn là gần 200 người, lao động ngắn hạn mùa
vụ trên các công trình trên 1.000 người.
Tham gia xây dựng nhiều công trình lớn như: Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, đóng tàu Bến Thuỷ, ….đặc biệt là nhà thầu thi công gói thầu EPC 7 – Nhà máy
lọc dầu Dung Quất – công trình trọng điểm quốc gia.
Cung cấp máy, thiết bị xây dựng, ôtô tải của các hãng sản xuất nổi tiếng như:
FOTON, JAC, HYUNDAI, KOMATSU, HITACHI, KOBELCO, CATERPILAR….
chất lượng tốt cho nhiều đơn vị trong Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, các Tổng
Công ty các doanh nghiệp bạn… đảm bảo chất lượng, tiến độ. Thực hiện tốt công tác
bảo hành, bảo trì… theo quy định và theo nhu cầu của khách hàng. Với mục tiêu: “Hợp
tác cùng phát triển”, chúng tôi mong muốn trở thành đối tác tin cậy và cùng các nhà
đầu tư đi đến thành công.
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
17
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Bộ máy quản lý của Công ty còn được tổ chức phù hợp với luật doanh nghiệp quy
định cho công ty cổ phần. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hình thức
trực tuyến chức năng. Các phòng ban và các đơn vị thực hiện các công tác về chuyên
môn nghiệp vụ, các Xí nghiệp là các đơn vị hạch toán phụ thuộc chịu sự điều tiết của
lãnh đạo công ty và phối kết hợp chặt chẽ của các phòng ban. Bộ máy quản lý của công
ty còn được tổ chức phù hợp với luật doanh nghiệp quy định cho Công ty cổ phần.
Đứng đầu công ty là Đại hội đồng cổ đông tiếp theo là Hội đồng quản trị ở đây có
sự chỉ đạo sát sao của ban kiểm soát, tiếp đó là Tổng giám đốc, đến các phó tổng giám
đốc, các phòng ban và cuối cùng là các xí nghiệp.
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
18
Đại hội đồng cổ
đông
Hội đồng quản trị
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
tài
chính
kế toán
Phòng
kế
hoạch
đầu tư
Phòng
đấu thầu
và quản
lý sản
xuất
Phòng
kinh
doanh
XNK và
quản lý
VTTB
Xí
nghiệp
coma
25-2
Xí
nghiệp
coma
25-3
Xí
nghiệp
coma
25-4
Xí
nghiệp
coma
25-5
Xí
nghiệp
coma
25-6
Xí
nghiệp
coma
25-7
Xí
nghiệp
coma
25-8
Xí
nghiệp
coma
25-9
Xí
nghiệp
coma
25-1
Xí
nghiệp
coma
25-10
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
Sơ đồ tổ chức của công ty:
(nguồn: từ trang web www.coma25.com.vn)
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
19
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp và thương
mại COMA 25
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp
và thương mại COMA 25
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Từ phòng Kế hoạch đầu tư của Công ty)
Nhận thức được tầm quan trọng của tiến trình hội nhập kinh tế thế giới tác động
đến chiến lược phát triển của công ty nói chung và chiến lược phát triển hoạt động kinh
doanh của công ty nói riêng, công ty đã có hướng chính sách phù hợp với thực tiễn. Cụ
thể như: chính sách về sản phẩm (công ty đang chú trọng đưa ra các sản phẩm có chất
lượng ), chiến lược kinh doanh, các giải pháp ngân hàng và tài chính, giải pháp về thông
tin thị trường và thị trường mục tiêu, đào tạo và đầu tư phù hợp….Ngoài các hoạt động
xây lắp và kinh doanh công ty còn rất chú ý tới việc tạo môi trường làm việc, môi
trường kinh doanh phù hợp với sự phát triển toàn diện của công nhân viên chức.
Biểu đồ biểu diễn doanh thu của công ty từ năm 2005 đến năm 2009
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
1 Giá trị sản lượng 129.000 143.000 157.500 148.500 158.000
2
Doanh thu. 100.500 111.000 122.500 115.000 108.000
Trong đó
- Xây lắp 76.000 84.000 92.500 88.000 87.500
- Kinh doanh 24.500 27.000 30.000 27.000 20.500
3 Doanh thu xuất khẩu - - - - -
4 Lợi nhuận trước thuế 30.633 40.558 48.627 38.215 32.436
5 Giá trị TSBQ trong năm 116.963 88.666 115.881 113.467 109.456
6 Vốn lưu động BQ trong năm 102.488 77.578 105.036 108.891 110.432
7
Số lao động BQ trong năm 455 480 528 542 430
Trong đó
- LĐ dài hạn 170 125 143 147 130
- LĐ thời vụ 285 355 385 395 300
8
Tổng chi phí trong sản xuất
kinh doanh
69.867 70.442 73.873 76.785 75.564
20
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
Những cố gắng này được thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
trong những năm 2005, 2006 và 2007. Chúng ta có thể thấy tình hình kinh sản xuất kinh
doanh của công ty trong giai đoạn 2005 – 2007 luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Cụ
thể là doanh thu năm 2005 là 100.000 triệu đồng đến năm 2006 tăng lên là 111.000 triệu
đồng, doanh thu tăng lên 11.000 triệu đồng chiếm 11% . Do đây là năm đơn vị đang trên
đà Cổ phần hoá nhanh, mạnh. Đến năm 2007 công ty đã đi vào hoạt động khá ổn định
nên doanh thu của công ty tiếp tục tăng từ 111.000 triệu đồng vào năm 2006 lên 122.500
triệu đồng, tăng lên 11.500 triệu đồng gấp 110,36% lần năm 2006.
Như chúng ta đã biết, trong một vài năm gần đây (từ năm 2008 đến nay) nền kinh
tế quốc tế rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, nó đã ảnh hưởng khá lớn đến hầu
hết các nước, các doanh nghiệp lớn, nhỏ trên thế giới. Công ty cổ phần xây lắp và
thương mại COMA 25 cũng không thể thoát khỏi sự ảnh hưởng đó, thể hiện cụ thể ở
việc giảm doanh thu, giảm thị phần….Cụ thể là doanh thu năm 2008 giảm 7.500 triệu
đồng so với năm 2007, tức giảm 6,1% so với năm 2007. Doanh thu năm 2009 giảm
7.000 triệu đồng và tương ứng giảm 6,08% so với năm 2008 và giảm 14.500 triệu đồng
so với năm 2007 tức giảm 11,8% so với năm 2007.
Bên cạnh sự thay đổi về doanh thu là sự thay đổi về lợi nhuận. Lợi nhuận của công
ty những năm 2005, 2006, 2007 tăng đều đặn và tăng khá nhanh chóng. Cụ thể là lợi
nhuận năm 2006 là 40.558 triệu đồng tăng 9.925 triệu đồng so với năm 2005 và tăng
tương ứng là 32%. Năm 2007 là 48.627 triệu đồng tăng 8.069 triệu đồng so với năm
2006 và tăng tương ứng là 19,9 %. Sau hai năm tăng đều đặn và liên tiếp thì đến năm
2008, 2009 lợi nhuận của công ty cũng giảm xuống liên tục do ảnh hưởng của cuộc
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
21
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cụ thể là năm 2008 lợi nhuận giảm 10.412 triệu đồng so
với năm 2007 và mức giảm tương đối là 21,4%. Năm 2009 lợi nhuận giảm 5779 triệu
đồng so với năm 2008 và mức giảm tương đối là 15,1 %. Dự tính lợi nhuận sẽ còn giảm
trong năm nay mặc dù công ty đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm đối phó với khủng hoảng.
Trong đó, giải pháp
Giá trị tài sản bình quân của công ty có giảm do hao phí khi sử dụng và một phần
do sự lãng phí nhưng không đáng kể, tuy nhiên nó cũng ảnh hướng không tốt đến tinh
hình hoạt động kinh doanh của công ty, do việc sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả thực sự,
vẫn còn tình trạng lãng phí tư liệu sản xuất- kinh doanh, sử dụng vốn chưa đúng mục
đích,…
Đội ngũ lao động của công ty ngày càng giảm sút đặc biệt là những lao động có
kinh nghiệm, có trình độ và khả năng… bên cạnh đó là việc sử dụng lao động chưa hợp
lý, chưa phát huy được khả năng của mỗi lao động nên hiệu quả sử dụng lao động vẫn
chưa đạt kết quả cao.
Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp
muốn đứng vững và phát triển sản xuất phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm
chi phí sản xuất, nâng cao uy tín…. nhằm đạt tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Do vậy,
đạt được và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề quan tâm của hầu hết
các doanh nghiệp và trở thành nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu
như hiện nay. Đồng thời, nhu cầu về vật tư xây dựng và máy móc phục phụ cho quá
trình xây lắp trong nước hiện nay là rất lớn. Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp và thương mại COMA 25 cần được quan tâm.
2.2.3. Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp và thương mại COMA 25 cần được quan tâm
2.2.3.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Là các nhân tố tác động tùy vào tác động của chủ thể tiến hành sản xuất kinh
doanh, các nhân tố như: trình độ sử dụng lao động, vật tư tiền vốn trình độ khai thác các
nhân tố khách quan của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến mức giá thành mức chi phí,
thời gian lao động… các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp như:
* Nhân tố vốn
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
22
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối
lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh khả năng phân phối, đầu tư
có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh .
Yếu tố vốn là chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô có cơ
hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá về
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh.
* Nhân tố con người (Lực lượng lao động)
Trong sản xuất kinh doanh lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể vừa sáng
tạo vừa đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh cũng chính lực lượng sáng tạo ra sản phẩm mới. Với kiểu dáng phù
hợp với người tiêu dung làm cho sản phẩm cảu doanh nghiệp có thể bán với giá cao tạo
ra hiệu quả kinh doanh cao. Lực lượng lao động trực tiếp tác động đến năng suất lao
đông, trình độ sử dụng nguồn lực khác (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu ) nên tác
động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
* Nhân tố phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công
nghệ
Công nghệ và đổi mới công nghệ là động lực, là nhân tố của phát triển trong các
doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ là yếu tố là biện pháp cơ bản giữ vai trò quyết định
để doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh .Công nghệ lạc hậu sẽ tiêu hao nguyên
vật liệu lớn, chi phí nhân công và lao động nhiều, do vậy và giá thành tăng.
Nền kinh tế hàng hoá thực sự đặt ra yêu cầu bức bách, buộc các doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển muốn có vị trí vững chắc trong quá trình cạnh tranh phải thực
hiện gắn sản xuất với khoa học kỹ thuật và coi chất lượng sản phẩm là vũ khí sắc bén
nhất trong cạnh tranh trên thị trường đồng thời là phương pháp có hiệu qủa tạo ra nhu
cầu mới. Ngày nay, cạnh tranh giá cả đã chuyển sang cạnh tranh chất lượng. Như vậy,
vai trò của đổi mới công nghệ tiên tiến có thể giải quyết được các vấn đề mà nền kinh tế
thị trường đặt ra.
* Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin
Thông tin được coi là một hàng hoá, là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị
trường hiện nay được coi là nền kinh tế thông tin hoá. Để đạt được hiệu quả cao trong
sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị
trường, dịch vụ, hàng hoá, công nghệ, đối thủ cạnh tranh , thông tin về giá cả , tỷ giá
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
23
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
Ngoài ra, doanh nghiệp còn rất cần đến các thông tin về kinh nghiệm thành công
hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biết các thông tin
về thay đổi trong các chính sách kinh tế của nhà nước và các nước khác có liên quan.
*Trình độ tổ chức sản xuất và trình độ quản trị của doanh nghiệp
Trong sản xuất kinh doanh hiện tại, đối với mọi doanh nghiệp có đặc điểm sản
xuất kinh doanh cũng như quy mô khác. Nhân tố quản trị đóng vai trò càng lớn trong
việc nâng cao hiệu quả và kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp, lãnh đạo doanh
nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng
có tính chất quyết định đến sự thành đạt của một doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả
hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của
đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc
xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận chức năng và thiết lập mối
quan hệ giữa các bộ phận chức năng đó.
2.2.3.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
* Môi trường chính trị - pháp luật
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là
một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm
doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển của nhóm doanh nghiệp khác hoặc
ngược lại.
* Môi trường kinh doanh
Nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh bao gồm như là: Đối thủ cạnh
tranh, thị trường kinh doanh trong nước, môi trường kinh doanh quốc tế, cơ cấu ngành,
tập quán, mức thu nhập bình quân của dân cư,…
* Môi trường tự nhiên
Nhân tố ảnh hưởng của môi trường tự nhiên bao gồm những nhân tố chính như:
thời tiết, khí hậu, mùa vụ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý,…
* Cơ sở hạ tầng
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như: hệ thống đường giao thông, hệ thống thông
tin liên lạc, điện nước… đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
24
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học thương mại
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở vị trí
có hệ thống giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu,
giảm chi phí sản xuất kinh doanh …. và do đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ ngược lại.
* Môi trường cạnh tranh
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị
trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn
người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Duy trì cạnh tranh bình đẳng và đúng luật là
công việc của chính phủ. Trong điều kiện đó vừa mở ra cơ hội để doanh nghiệp kiến tạo
hoạt động của mình, vừa yêu cầu doanh nghiệp phải vươn lên phía trước để "vượt qua
đối thủ". Các doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo.
Chiến lược cạnh tranh cần phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh
tranh bao quanh doanh nghiệp.
* Môi trường kinh tế và công nghệ
Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách
thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua
đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp, bao gồm:
- Tiềm năng của nền kinh tế, các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh
tế quốc dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, xu hướng mở/đóng của nền kinh tế, tỷ
giá hối đoái, mức độ thất nghiệp…
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nền kinh tế, trình độ trang bị kỹ thuật/công nghệ, khả
năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong kinh tế/ngành kinh tế.
2.3. Kết quả phân tích dữ liệu
Công ty cổ phần xây lắp và thương mại COMA 25 là công ty cổ phần vừa tham gia
hoạt động xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp vừa kinh doanh các thiết bị
vật tư và máy móc phục phụ cho quá trình xây lắp. Trong 5 năm qua (2005- 2009) công
ty đã không ngừng cố gắng vươn lên để trở thành một công ty cổ phần, mở rộng quy mô
và nâng cao chất lượng các sản phẩm mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế
toàn cầu.
Cao Thị Quế - K42F1 Khoa kinh tế
25